CƠ CHẾ, LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA RESTAKING
Restaking, hay còn được gọi là compounding, là một quá trình trong đó các nhà đầu tư tái đầu tư phần thưởng họ kiếm được từ việc stake crypto trở lại pool staking để tạo thêm lợi nhuận. Staking là quá trình khóa tài sản trong ví tiền điện tử để hỗ trợ hoạt động của mạng blockchain. Đổi lại việc staking, người tham gia sẽ nhận được phần thưởng, thường ở dạng token, như một động lực để thúc đẩy staking, giúp bảo mật và xác thực các giao dịch trên mạng.
Với restaking, thay vì rút những phần thưởng này, các nhà đầu tư chọn tái đầu tư chúng, tăng số tiền stake và do đó, tăng phần thưởng tiềm năng của họ trong tương lai. Hiệu ứng lãi kép này có thể khuếch đại đáng kể lợi nhuận tổng thể được tạo ra từ các hoạt động staking theo thời gian.
Cơ chế hoạt động của Restaking
Ví dụ, đối với mạng lớn nhất hiện nay là Ethereum: các dự án Restaking sẽ triển khai các hợp đồng thông minh trên mạng Ethereum để những người stake ETH có thể stake lại tài sản của họ trên các giao thức bên ngoài. Các dự án đó sẽ hoạt động như một kênh thông qua đó bạn có thể restake các token ETH đã stake của mình, cũng như một thị trường ủy thác phi tập trung dành cho những người stake đang tìm cách compound của họ.
Có 2 phương thức restake:
Native restaking: cho phép bạn restake trực tiếp ETH của mình cho giao thức Restaking.
Restaking LSD: Restaking các LST (liquid staking token). Bạn có thể stake ETH trên các nền tảng liquid staking như Lido và Rocket Pool. Liquid Staking ít phức tạp hơn và có mức stake tối thiểu thấp hơn nhiều so với việc chạy trình xác thực Ethereum của bạn. Sau đó, bạn có thể restake các LST nhận được từ các giao thức LSD trên, để tiếp tục nhận phần thưởng.
Ưu điểm
Nhiều phần thưởng hơn: Ưu điểm rõ ràng nhất của việc restaking cho trình xác thực là khả năng compound các phần thưởng staking bằng cách stake trên các giao thức khác . Giảm chi phí ban đầu của các giao thức mới: Bằng cách restaking nhóm tài sản của Ethereum, các giao thức mới có thể hưởng lợi về mặt kinh tế từ các dịch vụ bảo mật của Ethereum mà không cần bắt đầu dịch vụ xác thực riêng.
Giữ chủ quyền giao thức: Bằng cách xây dựng trên các giao thức restaking như EigenLayer, các giao thức sẽ có thể linh hoạt tùy chỉnh kiến trúc của chúng mà không cần tuân thủ các quy tắc cứng nhắc áp đặt trên chuỗi Ethereum layer 2.
Nhược điểm
Slashing: Khi bạn stake ETH, bạn có nguy cơ bị slash nếu như validator có hành vi gây hại. Việc restake sẽ làm tăng rủi ro và bạn có thể mất ETH đã stake nếu bạn tham gia vào hoạt động độc hại trên giao thức phụ.
Rủi ro đối với hiệu suất của Ethereum: Các dự án restaking lo ngại rằng với sức mạnh tính toán của Ethereum được chuyển hướng đến các mạng thứ cấp, có thể xảy ra tình trạng quá tải tính toán đối với lớp đồng thuận của Ethereum.
Rủi ro tập trung hóa: Việc restaking trên các giao thức như EigenLayer có thể thu hút những người stake ETH với hứa hẹn về lợi nhuận cao, dẫn đến sự gia tăng của các mạng tập trung và sự sụt giảm số lượng người stake ETH riêng lẻ.
Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu, Restaking là một cách tiếp cận thú vị để xác thực và bảo mật mạng cũng như cách người dùng có thể đóng góp tích cực cho cả hai. Đặc biệt, restaking Ethereum có thể đặt tiền lệ về cách các giao thức blockchain kết hợp sức mạnh của sự tham gia tập thể và các khuyến khích kinh tế tổng hợp để định hình tương lai của tài chính phi tập trung.
Xuất bản ngày 12 tháng 3 năm 2024