1. Blog
  2. Tin tức
  3. RESTAKING LÀ GÌ?

RESTAKING LÀ GÌ?

Restaking là một narrative đang ngày một phổ biến trong cộng đồng tiền điện tử. Công nghệ này đề cập đến một phương thức tối ưu hiệu quả vốn, cho phép người dùng có thể stake cùng một token trên blockchain chính và cả các giao thức khác, góp phần bảo mật cho nhiều mạng cùng lúc. Phương pháp này đem lại cho người dùng nhiều phần thưởng hơn cho việc bảo mật đa giao thức, tuy nhiên sẽ phải đối mặt với rủi ro slashing cao hơn.

Kiến trúc bảo mật chuỗi khối chia thành hai loại chính: Bằng chứng công việc (PoW) hoặc Bằng chứng cổ phần (PoS). Trong trường hợp mạng PoS, tài sản được cam kết với cơ sở hạ tầng bảo mật của mạng thông qua một quy trình được gọi là staking. Người stake khóa tài sản của họ bằng nút xác thực trên mạng, trong đó mức độ bảo mật của mạng phụ thuộc vào số lượng người xác thực đang hoạt động, tỷ lệ phần trăm của tổng số token lưu hành được stake và cách các token này được chia ra trên các trình xác thực đang hoạt động.

Để gia tăng ứng dụng cho các token được stake này, các giao thức restaking đã xuất hiện để đưa các token này vào sử dụng. Ví dụ nổi tiếng nhất về điều này là EigenLayer, cho phép các giao thức tận dụng mạng tin cậy của Ethereum mà không cần thiết lập bộ xác thực của riêng mình.

Vậy Restaking là gì?

Restaking có nghĩa là một tài sản được stake lại sau lần stake ban đầu. Việc restake tài sản đã stake cho phép người dùng stake nó trên một chương trình hoặc nền tảng staking khác, cải thiện tiện ích của staked token và cung cấp cho chủ sở hữu một bộ phần thưởng bổ sung (mặc dù có thêm rủi ro slashing).

Hãy xem Ethereum làm ví dụ. Mạng Ethereum là một trong những mạng PoS an toàn nhất do mật độ trình xác thực và sự phân bổ tài sản đặt cọc trên các trình xác thực này. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, staked ETH đang chỉ nằm yên trong mạng Ethereum, điều này đã thúc đẩy sự ra đời các công cụ Liquid Stacking Derivative, trong đó ETH đã stake được chuyển thành LST (Liquid staked token) có thể được sử dụng trong DeFi. Hơn nữa, các công cụ Liquid Staking Derivative không có yêu cầu lượng stake tối thiểu không giống như staking gốc trên mạng Ethereum - yêu cầu tối thiểu 32ETH, điều này cho phép những người nhà đầu tư nhỏ hơn được tham gia và hưởng lợi từ quá trình staking.

Restaking sẽ tiến xa hơn một bước nữa so với LSD. Các giao thức restaking giúp các giao thức phi tập trung khác có thể sử dụng tài sản đã stake trên Ethereum để cải thiện tính bảo mật của chính chúng. Người xác thực và tài sản được ký hợp đồng cho mục đích này sẽ được khen thưởng theo các điều khoản khuyến khích người xác nhận của giao thức hoặc nền tảng cho thuê. Người xác thực và nominator staker kiếm được nhiều phần thưởng; từ mạng Ethereum gốc và từ mạng hoặc giao thức mà chúng được restake.

Mục tiêu của việc restaking rất đơn giản; mang lại nhiều giá trị hơn cho người stake nvà các giao thức khác, bao gồm cả chính dự án cung cấp tài nguyên restaking. Trước khi xuất hiện công nghệ này, tài sản stake đã bị khóa và cam kết thực hiện một mục đích duy nhất trong một giao thức duy nhất. Restaking đã thay đổi điều này và trên thực tế, đây là một kỹ thuật quản lý tài nguyên hiệu quả về vốn. Người stake cung cấp nhiều dịch vụ hơn với một tài sản duy nhất và kiếm được nhiều phần thưởng hơn cho vai trò này, vì các giao thức restaking biến tài sản restake thành tài sản linh hoạt có thể được sử dụng cho nhiều phương pháp đầu tư khác. Đối với các tài sản được stake trên mạng PoS, việc restake theo đuổi mục tiêu bảo mật được cải thiện trên nhiều giao thức bằng cách biến lớp bảo mật PoS thành ‘hàng hóa’. Điều này có nghĩa là các giao thức và mạng khác có thể mượn cơ sở này để phát triển hoặc củng cố tính bảo mật của chúng. Khi ý tưởng này tiếp tục được cải thiện, chúng ta có thể thấy nhiều trường hợp sử dụng thú vị hơn đối với tài sản stake thông qua các giao thức restaking.

Xuất bản ngày 01 tháng 3 năm 2024

Chủ đề liên quan

share iconShare