- Blog
- Tin tức Crypto
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THANH KHOẢN
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THANH KHOẢN
- 1. Thanh khoản là gì?
- 2. Ý nghĩa của tính thanh khoản
- 3. Tầm quan trọng của tính thanh khoản
- 4. Ba yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản
- 5. Cách kiểm tra thanh khoản của các đồng tiền mã hóa
- 6. Liqiduity Pool và Liquidity Mining là gì?
- 7. Kết luận
1. Thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản (Liquidity), mô tả mức độ dễ dàng mua hoặc bán của một tài sản trên thị trường mà không ảnh hưởng đến sự ổn định giá của tài sản đó. Trong thị trường tiền mã hóa, thanh khoản đề cập đến khả năng một đồng đồng tiền mã hóa có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc một đồng đồng tiền mã hóa khác..
Thanh khoản không chỉ là khái niệm được dùng trong thị trường tiền mã hóa, mà còn được dùng trong thị chứng khoán, hay ở bất cứ tài sản giao dịch nào. Một tài sản được xem là thanh khoản cao khi có thể bán được một cách nhanh chóng mà giá không giảm đáng kể so với dự định. Ví dụ: BTC, ETH,..
2. Ý nghĩa của tính thanh khoản
Tương tự như với bất kỳ thị trường nào khác, nếu bạn muốn có thể mua hoặc bán tiền mã hóa một cách nhanh chóng mà không cần phải giảm giá hay mất thời gian chờ đợi giao dịch được khớp thì thị trường mà bạn đang giao dịch phải có tính thanh khoản. Nói cách khác, thị trường phải có nhiều hoạt động giao dịch và sự chênh lệch giữa giá đặt mua và giá chào bán không quá lớn.
Nếu bạn mua một đồng đồng tiền mã hóa thanh khoản thấp thì việc bán ra sẽ rất khó khăn do lượng người mua hầu như không có. Nếu giá đồng tiền mã hóa tăng, thanh khoản kém thì bạn cũng không thể nào chốt lời được. Nếu giá đồng tiền mã hóa giảm thì còn thê thảm hơn, vì thanh khoản lúc này còn kém hơn nữa và hầu như không bán ra được. Hậu quả là giá trị tài sản của bạn cứ ngày một vơi đi. Đây là lý do tại sao về cơ bản, bạn nên giao dịch các đồng tiền mã hóa có thanh khoản tốt.
3. Tầm quan trọng của tính thanh khoản
- Cải thiện giá cả
- Ổn định thị trường, loại bỏ thao túng
- Thời gian giao dịch nhanh hơn
- Tăng cường độ chính xác của phân tích kỹ thuật
4. Ba yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản
- Mức độ phổ biến của dự án: Yếu tố này thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng dành cho đồng đồng tiền mã hóa là nhiều hay ít. Thông thường, một đồng đồng tiền mã hóa càng phổ biến, thì càng được nhiều người giao dịch.
- Khả năng sử dụng và sự chấp nhận: Ở bất cứ đâu, sự tồn tại của một loại tiền tệ nào cũng được quyết định bởi sự chấp nhận của cộng đồng vì những tiện ích mà nó có thể mang lại. Đó là lý do tại sao tiền mã hóa phải được chấp nhận như một phương tiện thanh toán để tăng khả năng sử dụng và thanh khoản của nó.
- Mức độ uy tín của dự án: Không phải dự án nào uy tín cũng có thanh khoản cao, nhưng đa phần, các dự án có độ uy tín lớn thì thanh khoản cũng sẽ dồi dào. Điều này khá dễ hiểu, bởi vì nếu một dự án làm việc nghiêm túc, cộng đồng cũng sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn cho họ.
5. Cách kiểm tra thanh khoản của các đồng tiền mã hóa
Trước khi quyết định giao dịch một đồng đồng tiền mã hóa nào đó, bạn nên kiểm tra mức độ thanh khoản của đồng tiền mã hóa đấy bằng cách kiểm tra 3 yếu tố sau:
- Khối lượng giao dịch trong 24 giờ.
- Độ sâu của sổ lệnh: ở từng mức giá có khối lượng đặt mua và bán bao nhiêu
- Độ chênh lệch giữa giá bid-ask (mua- bán).
6. Liqiduity Pool và Liquidity Mining là gì?
Liquidity Pool chỉ các “hồ” thanh khoản của các sàn AMM, hoặc các dự án Lending (cho vay), nơi người dùng gửi tài sản vào đó làm thanh khoản cho người khác giao dịch. Và để khuyến khích người dùng gửi tài sản vào, các dự án sẽ có những ưu đãi như trích một phần phí giao dịch cho họ, tặng thêm token dự án cho người dùng cung cấp thanh khoản,…
Hành động gửi tài sản đó gọi là Liquidity Mining, hay còn gọi là các chương trình khuyến khích cung cấp thanh khoản. Mục đích của Liquidity Mining là thu hút nhiều thanh khoản hơn vào AMM, giúp các giao dịch giá trị lớn không bị trượt giá nhiều; hoặc nếu là dự án Lending thì khuyến khích người dùng tham gia vay mượn.
7. Kết luận
Tính thanh khoản luôn là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong bất kỳ thị trường nào. Nếu không có thanh khoản tốt thị trường đó sẽ rất khó phát triển.
Tiền mã hóa vốn nổi tiếng là tài sản có độ biến động rất cao. Vì vậy, thanh khoản trong thị trường này cũng thường không ổn định. Một đồng đồng tiền mã hóa thanh khoản kém có thể trở thành thanh khoản tốt và đồng đồng tiền mã hóa thanh khoản tốt cũng hoàn toàn có thể trở nên kém thanh khoản hơn do nhiều yếu tố khác nhau. Cần phải hiểu rằng điều này là động lực cho thị trường và ngay cả các yếu tố như thời gian trong ngày cũng có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của một đồng đồng tiền mã hóa.
Dù không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối, nhưng thanh khoản vẫn là yếu tố rất quan trọng khi bạn tham gia vào bất kỳ thị trường nào. Vì thế, khi quyết định đầu tư thì thanh khoản nên được xem xét đầu tiên.
Xuất bản ngày 27 tháng 2 năm 2022
Chủ đề liên quan