- Blog
- Tin tức Crypto
- Ví phi tập trung là gì? So sánh ví tập trung và ví phi tập trung
Ví phi tập trung là gì? So sánh ví tập trung và ví phi tập trung
- 1. Ví phi tập trung là gì?
- 2. Ví tập trung là gì?
- 3. Điểm khác biệt giữa ví tập trung và ví phi tập trung
- 4. Mức độ nguy hiểm cho tài sản người dùng từ ví tập trung
- 4.1 Khủng hoảng thanh khoản
- 4.2 Sàn giao dịch
- 5. Ví phi tập trung là giải pháp tối ưu
- 5.1 Sự tự chủ trong quản lý
- 5.2 Tài sản được đảm bảo
- 5.3 Giao dịch tức thì
- 5.4 Khả năng tương tác với DeFi
Ví phi tập trung là gì? Việc lựa chọn sử dụng một ví tiền mã hóa cụ thể là quyết định vô cùng quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Chính vì vậy BHO Network sẽ chỉ ra những lợi ích cải tiến, ưu điểm nhất định để từ đó người dùng có thể đưa ra nhận định cho riêng mình.
1. Ví phi tập trung là gì?
Ví phi tập trung (Centralized) là một dạng ví nóng được cung cấp bởi các tổ chức tập trung, VD điển hình chính là các sàn giao dịch (centralized exchanges). Người dùng sẽ được cung cấp một ví nóng khi mở tài khoản trên các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, etc.
Một dạng ví nóng được cung cấp bởi các tổ chức tập trung
Ưu điểm và nhược điểm của nó giống như của một ví nóng thông thường, nhưng có thêm một rủi ro là sàn giao dịch sẽ có thể kiểm soát hoàn toàn tài sản của người chơi. Do đó, nếu chọn phải sàn không uy tín hoặc bảo mật kém dễ bị tấn công, người dùng có nguy cơ bị mất tài sản cá nhân.
Có thể trực tiếp sử dụng ví đó để dùng các dịch vụ trên sàn như mua bán, staking hay farming, etc. Phí giao dịch sẽ được tính tùy theo quy định của từng sàn.
2. Ví tập trung là gì?
Ví tập trung (Decentralized) là loại ví người dùng có thể nắm quyền tạo, quản lý và kiểm soát ví của mình. Không ai có quyền truy cập vào một ví phi tập trung nếu không có thông tin bảo mật của ví đó (đơn cử là seed phrase và private key).
Người dùng toàn quyền tạo quản lý và kiểm soát ví của mình
Dễ dàng sử dụng bằng cách cài đặt những ứng dụng như Trust Wallet, MetaMask, Phantom, Sollet, etc.
Sau khi cài đặt và tạo ví, có 3 thứ cần quan tâm: địa chỉ ví (Wallet address), Private key và Paraphrase.
- Address: Địa chỉ ví của người dùng, dùng để nhận hoặc gửi tiền mã hóa.
- Private Key: Mã khóa riêng tư dùng để mở ví. Hiểu nôm na cũng giống như mật khẩu ta thường dùng để mở két sắt.
- Paraphrase: Cụm những từ được dùng để mở khóa hoặc khôi phục ví, có thể dùng tương tự như private key. Người dùng có thể mở khóa, thực hiện giao dịch hay làm bất kỳ tác vụ nào mà ví tiền mã hóa cung cấp với private key & paraphrase.
Private key và Paraphrase cần được lưu trữ cẩn thận ở nơi an toàn, tuyệt đối không chia sẻ 2 khóa này với bất kỳ ai.
Xem thêm: Ví Bitcoin (BTC) là gì? Hướng dẫn bảo mật ví Bitcoin
3. Điểm khác biệt giữa ví tập trung và ví phi tập trung
Sự khác biệt giữ ví tập trung và phi tập trung có sự chênh lệch nhau khá lớn. Vì ví phi tập trung thuộc quyền sở hữu độc lập của người dùng, ngược lại ví tập trung cho phép các nhà cung cấp ví hoặc sàn giao dịch giữ khóa cá nhân của bạn.
Với việc sử dụng ví tập trung thì quá trình bảo mật tài sản lưu giữ trong ví đều là trách nhiệm của nhà cung cấp hoặc sàn giao dịch vì người dùng chỉ có quyền truy cập vào địa chỉ công khai mà tổ chức cấp.
Nhưng điểm đặc biệt của ví tập trung lại rất đơn giản với người dùng và loại bỏ được việc ghi nhớ seed phrase (bao gồm 12 hoặc 24 từ ngẫu nhiên) và lưu ý phải giữ cụm từ này an toàn đối với ví phi tập trung.
Sự khác nhau giữa ví tập trung và ví phi tập trung
4. Mức độ nguy hiểm cho tài sản người dùng từ ví tập trung
Khi sử dụng ví tập trung sẽ có những nguy hiểm và rủi ro. BHO sẽ điểm qua một vài sự nguy hiểm để nhà đầu tư có thể tránh.
4.1 Khủng hoảng thanh khoản
Thách thức của thị trường tài chính truyền thống
- Trước khi đi đến thị trường tiền mã hóa, chúng ta hãy suy xét về bức tranh tài chính truyền thống để hiểu rõ hơn lý do tại sao vấn đề thanh khoản lại nghiêm trọng đến vậy.
- Đầu tiên là sự kiện hoảng loạn 1907 tại Mỹ, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nặng nề nhất trong lịch sử khi người dân mất lòng tin nơi chính quyền, rút tiền ồ ạt khỏi các ngân hàng và công ty lớn của Phố Wall khiến cho thanh khoản bị sụp đổ nhanh chóng.
- Đây cũng chính là nguyên nhân Cục Dự trữ Liên bang (Fed) được thành lập vào năm 1913, nhằm cung cấp cho đất nước một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định hơn.
Khủng hoảng thanh khoản là thách thức của thị trường tài chính truyền thống
- Cho đến giai đoạn năm 2007-2008, mặc dù Mỹ đang được kiểm soát bởi Fed, nhưng do các chính sách tiền tệ từ cơ quan quản lý không hiệu quả, kết hợp cùng bong bóng bất động sản đổ vỡ đã làm cho ngành tài chính Mỹ tê liệt, dẫn đến khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn cầu, tình trạng tín dụng, thanh khoản trên thị trường chứng khoán và mất giá tiền tệ đều lâm vào bế tắc.
Tiền mã hóa vẫn chưa thoát khỏi vòng lặp
- Vì những nguyên nhân trên, Bitcoin và tiền mã hóa mới được ra đời như một giải pháp cứu cánh các vấn đề mà hệ thống tài chính thế giới hiện tại đang đối mặt cũng như cách mạng công nghệ tài chính lên một tầm cao mới trong tương lai.
- Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng chính crypto cũng bắt đầu đi vào vết xe đổ của thị trường truyền thống. Bản chất phi tập trung của tiền mã hóa dần bị đánh mất và thay thế bởi tính tập trung từ nhiều công ty, nền tảng và sàn giao dịch đầu ngành Blockchain định hướng cho người dùng.
- Nỗi sợ thanh khoản trong không gian crypto thực sự được đẩy lên đỉnh điểm khi lỗ hổng của hệ sinh thái Terra bị khai thác. Thông qua cơ chế mint/burn không bền vững của LUNA-UST và hệ thống trả lãi tiền gửi mất cân bằng giữa lợi nhuận được tạo ra và nguồn dự trữ Terra của giao thức Anchor Protocol.
- Mô hình LUNA-UST đã sập đổ khi thị trường chuyển biến xấu, người dùng tháo chạy UST khỏi Anchor và bán khống LUNA, cuốn phăng hơn 40 tỷ USD vốn hóa kết hợp chỉ trong một tuần.
- Tiếp đến là chuỗi sự kiện dây chuyền đến từ quả bom lending Celsius. Việc mất thanh khoản trầm trọng đã khiến Celsius đưa ra thông báo chặn người dùng rút tiền để công ty tìm ra giải pháp khắc phục.
- Bên cạnh đó, Celsius còn gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người dùng trên những nền tảng cho vay khác, họ liên tục rút tiền để bảo vệ cho tài sản của mình. Điều này kéo theo hàng loạt công ty lending lớn trong ngành như Babel Finance, Voyager Digital, Vauld và CoinFlex cũng phải tạm ngưng nạp rút đối với khách hàng của mình.
4.2 Sàn giao dịch
Không chỉ tác động lên các nền tảng, sự hoang mang về tính thanh khoản cũng đang liên đới đến phần lớn sàn giao dịch crypto phổ biến hiện nay như Binance, FTX, Coinbase, v.v. Châm ngòi cho sự kiện này là sàn KuCoin.
Đã có nhiều tin đồn cho thấy KuCoin khả năng cao sẽ là sàn giao dịch đầu tiên tiến hành chặn người dùng rút tiền vì áp lực thanh khoản. Dù CEO KuCoin Johnny Lyu đã lên tiếng đính chính nhưng nỗ lực như vậy dường như chưa đủ để củng cố niềm tin người dùng.
Sàn giao dịch ra thông báo chặn người dùng rút tiền vì áp lực thanh khoản
Trong 24h qua, đối chiếu theo tổng giá trị phí gas được giao dịch toàn bộ mạng lưới Ethereum, nơi chi tiêu nhiêu nhất là sàn KuCoin, hơn cả các sàn top 1 như Binance và DEX UniSwap, đây thể hiện rõ động thái rút tiền hàng loạt từ người dùng.
Sự bất ổn của các sàn sau cuộc khủng hoảng thanh khoản
Tài sản trên sàn được đảm bảo tuyệt đối
Mặt khác độ uy tín tài sản của người dùng lưu trữ trên sàn giao dịch chưa được đảm bảo truyệt đối. Cụ thể vào ngày 02/06 từ đăng tải của Giám đốc pháp lý sàn Coinbase Paul Grewal giải thích rằng Coinbase sẽ không sử dụng tài sản của người dùng mà không có sự chấp thuận của khách hàng.
Thực trạng là nhiều tổ chức tài chính cho vay lẫn sàn giao dịch khác đang dùng tiền người dùng trên sàn để trục lợi, không giống như Coinbase, luôn bảo chứng 1:1 tài sản khách hàng với khoản dự trữ công ty.
Cập nhật thực trạng của các tổ chức tài chính
Ở quan điểm trên, có thể hình dung là tài sản chúng ta để trên sàn giao dịch có thể chỉ đơn giản là một con số hiển thị, không mang giá trị thật. Vì sàn sẽ dùng số tiền đó đem đi gửi vào các giao thức cho vay để kiếm lời theo tỷ suất lợi nhuận hàng năm (APY) cao và giao dịch đòn bẩy trên thị trường phái sinh.
Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu điều kiện thị trường chuyển biến xấu, việc thanh lý tài sản cùng sức ép thanh khoản sẽ khiến sàn vỡ nợ và tài sản người dùng khó có khả năng được đền bù hoặc tồi tệ hơn là hoàn toàn biến mất.
Cuối cùng là vấn đề rò rỉ dữ liệu người dùng. Nhà đầu tư sẽ không thể nào biết được thông tin cá nhân của mình có bị tấn công, hoặc sàn có sẵn sàng rao bán lượng data lớn dữ liệu người dùng để đổi lấy khoản tiền khổng lồ và tạo dựng nên một sự cố hack nhằm che giấu hành động này hay không.
Trường hợp của một trong những sàn Bitcoin lớn nhất thế giới ở quá khứ là Mt. Gox đã diễn ra theo kịch bản như vậy.
Tham khảo: Lưu trữ NFT là gì? Cách để lưu trữ NFT cho người mới bắt đầu
5. Ví phi tập trung là giải pháp tối ưu
Một giải pháp tối ưu cho các bạn khi sử dụng ví đó chính là ví phi tập trung. Hãy cùng BHO tìm hiểu thật kỹ về giải pháp này ngay dưới đây.
5.1 Sự tự chủ trong quản lý
Ví phi tập trung đã đạt được sức hút to lớn vì có khả năng cung cấp cho người dùng quyền tự chủ cao, cho phép người dùng kiểm soát các khóa riêng của họ, không cần phụ thuộc vào bên lưu ký thứ ba hoặc ủy thác cho bất kỳ tổ chức, nền tảng nào. Về cơ bản, người dùng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các khoản tiền và giao dịch trong ví.
Người dùng tự kiểm soát được các khóa riêng
5.2 Tài sản được đảm bảo
Vì tất cả các chi tiết liên quan đến ví phi tập trung và tài sản đều thuộc về người dùng, nên có rất ít hoặc không có nguy cơ bị tấn công từ xa. Sự an toàn là lý do chính khiến nhiều người dùng đang dần dịch chuyển và thay đổi các tùy chọn của họ như giao dịch, lưu trữ và thanh toán trên sàn giao dịch về ví phi tập trung.
Tài sản đều là của người dùng
5.3 Giao dịch tức thì
Các giao dịch được thực hiện thông qua ví phi tập trung nhanh hơn vì ví không yêu cầu bất kỳ đơn vị trung gian hoặc cơ quan quản lý tập trung nào để phê duyệt giao dịch.
Giao dịch không bị tắc nghẽn
5.4 Khả năng tương tác với DeFi
Ví phi tập trung là công cụ cần thiết để tương tác với hầu hết các nền tảng tài chính phi tập trung. Trên thực tế, số lượng các ứng dụng DeFi như DEX, giao thức cross-chain, lending, DAO,... đã gia tăng nhanh chóng trong vài năm qua.
Số lượng tương tác với Defi lớn
Những bài viết cùng chủ đề:
- Hướng dẫn thêm mạng BSC vào ví Metamask 2023
- Ví Coinbase là gì? Hướng dẫn cách tạo & sử dụng ví Coinbase
Bài viết trên đã giải thích cho các bạn Ví phi tập trung là gì và ví tập trung là gì. Mỗi loại ví đều có những đặc điểm nổi bật cũng như những hạn chế riêng. Tùy vào nhu cầu của người dùng mà có thể lựa chọn loại nào phù hợp. Hy vọng với những kiến thức mà BHO Network đã chia sẻ trên đây đã giúp cho các nhà đầu tư có câu trả lời. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích nhé.
Xuất bản ngày 13 tháng 1 năm 2022
Chủ đề liên quan