logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Vén màn bức tranh Binance bị cáo buộc tiếp tay rửa tiền, SEC mở cuộc điều tra vào token BNB

Vén màn bức tranh Binance bị cáo buộc tiếp tay rửa tiền, SEC mở cuộc điều tra vào token BNB

  1. Tổng quan sự kiện
  2. Bằng chứng “ép tội” Binance lơ là chống rửa tiền
  3. SEC bắt đầu tấn công vào token BNB
  4. Phản ứng của Binance và CEO Changpeng Zhao
  5. Câu trả lời dành cho tương lai Binance và BNB
  6. Kết luận

Thị trường tiền mã hóa đang thật sự “dậy sóng” trước những rắc rối pháp lý gần đây của sàn giao dịch Binance. Tuy nhiên, sự thật đằng sau có đang diễn ra theo đúng những gì giới truyền thông đã đưa tin?

Tổng quan sự kiện

Bằng chứng “ép tội” Binance lơ là chống rửa tiền

Vào đầu tháng 6/2022, hãng thông tấn nổi tiếng của Anh dành cho thị trường tài chính toàn cầu Reuters đã bất ngờ đăng tải những bằng chứng liên quan đến quá trình kiểm soát quy định lỏng lẻo trong hệ thống xác minh danh tính người dùng của Binance, dẫn đến kết quả là những kẻ thủ ác đã lợi dụng sàn giao dịch để thực hiện hàng loạt phi vụ rửa tiền với con số lên đến khoảng 2,35 tỷ USD kể từ 2017-2021.

Vì số lượng tiền rửa thông qua Binance quá lớn và được thực hiện dưới những hình thức khác nhau khá phức tạp nên BHO Network chỉ xoáy sâu vào ba tác nhân chủ yếu với mức độ thiệt hại lớn nhất cũng như nghiêm trọng về mặt pháp lý có liên quan đến sàn giao dịch.

Đầu tiên là vào tháng 09/2020, một nhóm hacker của Triều Tiên mang tên là Lazarus đã đột nhập vào một sàn giao dịch tiền mã hóa nhỏ của Slovakia và đánh cắp số tiền crypto trị giá khoảng 5,4 triệu USD. Đây đã trở thành phi vụ khủng bố mạng của Lazarus mà Mỹ từng chính thức khẳng định nhằm tài trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của chính phủ Bình Nhưỡng.

Vài giờ sau, các tin tặc trên đã mở ít nhất hai chục tài khoản ẩn danh trên Binance để chuyển đổi số tiền bị đánh cắp và che giấu nguồn gốc của dòng tiền này. Điều nguy hiểm nằm ở vấn đề Lazarus chính là kẻ dẫn đầu cho các vụ hack trong năm 2022, gây thiệt hại đến 1,7 tỷ USD và hơn 90% trong số đó đều rơi vào lĩnh vực DeFi. Tổng quan hơn, Lazarus còn góp mặt phần lớn trong danh sách tội phạm mạng Triều Tiên đã đánh cắp 400 triệu USD tiền mã hóa vào năm 2021.

Thứ hai, dữ liệu cho thấy từ năm 2017 đến năm 2022, người mua và người bán trên thị trường phạm pháp “darknet” lớn nhất thế giới (hay còn được gọi là chợ đen). Cụ thẻ một trang web darknet khét tiếng ở Nga có tên là Hydra, đã sử dụng Binance để thực hiện và nhận các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa trị giá 780 triệu USD.

Binance đã trở thành nhà cung cấp thanh toán chính cho Hydra. Sau khi được thành lập vào năm 2015, Hydra đã phân phối các mặt hàng cấm, giao dịch bẩn,...tất cả đều được định giá bằng Bitcoin, cho hàng triệu người dùng chủ yếu ở Nga.

Cuối cùng, trong 5 năm qua, Binance đã cho phép các nhà giao dịch trên nền tảng của mình mua và bán Monero (XMR), một đồng tiền mã hóa cung cấp tính năng ẩn danh cho người dùng. Trong khi các giao dịch Bitcoin được ghi lại trên một blockchain công khai, thì Monero che khuất địa chỉ kỹ thuật số của người gửi và nhận.

Monero đã được chứng minh là phổ biến đối với người dùng Binance. Tính đến cuối tháng 5/2022, Binance đang xử lý các giao dịch Monero trị giá khoảng 50 triệu USD mỗi ngày, nhiều gấp nhiều lần so với các sàn giao dịch khác.

Trên một số diễn đàn “darknet” phổ biến, đã phát hiện rất nhiều người dùng thảo luận với nhau về việc mua Monero trên Binance để trao đổi chất cấm và sử dụng Binance để luân chuyển số tiền đánh cắp thành Monero.

SEC bắt đầu tấn công vào token BNB

Chưa kịp phản ứng với màn cáo buộc của Reuters, chỉ ngay một ngày sau đó Bloomberg đã ngay lập tức khẳng định Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã mở cuộc điều tra về token BNB của sàn giao dịch để xác định xem liệu BNB có phải là chứng khoán hay không,

Và hiện tại đối với trường hợp của Binance cũng như vậy, SEC được cho là đang xem xét về khả năng Binance chưa được đăng ký với tổ chức pháp lý vào năm 2017 khi tiến hành ICO BNB (chào bán token lần đầu cho cộng đồng).

Về cơ bản, hành động của SEC với Binance được so sánh tương tự như vụ kiện gây chấn động ngành crypto từ phía cơ quan quản lý đối với Ripple. Theo đó, SEC kiện Ripple vì công ty đã bán token XRP dưới hình thức chứng khoán chưa đăng ký, vụ việc cho đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết.

Phản ứng của Binance và CEO Changpeng Zhao

Không cần phải chờ đợi quá lâu, Binance đã nhanh chóng đăng tải blog trên trang chủ chính thức của mình một loạt những lập luận vững chắc và bằng chứng nhằm bác bỏ lại những tin đồn thất thiệt từ Reuters về việc tiếp tay rửa tiền cho những tổ chức tội phạm khét tiếng trên thế giới.

Binance giải thích rằng tiền mã hóa là một phương tiện rất “tồi tệ” để rửa tiền vì một số lý do như sau. Thứ nhất, xác minh danh tính (KYC) rất nghiêm ngặt trong ngành crypto so với việc mở tài khoản ngân hàng có giấy tờ tùy thân giả tại một ngân hàng trong nước.

Thứ hai, đơn giản là người dùng không thể chuyển một lượng lớn tài sản vào crypto mà không bị mọi người chú ý, và cuối cùng tất cả giao dịch đều có thể theo dõi được. Ngay cả hầu hết những đồng tiền được cho “riêng tư” như Monero (XMR) đều minh bạch và dễ theo dõi hơn nhiều so với tiền mặt truyền thống. Do đó, Reuters đang hoàn toàn đưa ra bức tranh một chiều gây bất lợi đến danh tiếng của Binance mà thôi.

Bên cạnh đó, đích thân CEO Binace Changpeng Zhao cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với các báo cáo của Reuters bằng việc đăng tải hơn 50 trang hồ sơ email trao đổi giữa nhóm an ninh mạng của công ty và giới truyền thông trong thời gian qua để cộng đồng tự đưa ra đánh giá.

Changpeng Zhao khẳng định phương tiện truyền thông đại chúng chỉ phóng đại tin đồn và họ không cung cấp bất kỳ bằng chứng cụ thể xác đáng nào cho vụ việc. Đồng thời, ông cũng kêu gọi cộng đồng không nên tin vào những lời ngụy biện như vậy và tuyên bố Binance luôn đảm bảo không tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.

Về phía Bloomberg, tại hội nghị Consensus 2022 diễn ra trong tuần này, CEO Binance đã cho biết mặc dù sàn giao dịch đang bị SEC đặt ra nghi vấn và điều tra về token BNB là chứng khoán nhưng bản thân Binance vẫn chưa được trát gọi hầu tòa của SEC mà chỉ đơn thuần xoay quanh giải pháp liên hệ với cơ quản lý. Bên cạnh đó, ông còn tiết lộ SEC đã thường xuyên đặt câu hỏi về Binance cũng như các sản phẩm của sàn giao dịch và cả hai đều bắt tay hợp tác rất ổn thỏa.

Câu trả lời dành cho tương lai Binance và BNB

Thoạt nhìn xuyên suốt sự kiện, có thể cộng đồng sẽ thật sự hoang mang nếu không nghiên cứu kỹ nguồn căn vấn đề mà Binance đang phải đối mặt. Tuy nhiên mọi thứ đều trở nên đơn giản và tích cực nếu chúng ta “mổ xẻ” chi tiết vụ việc theo nhiều góc độ chuyên môn khác nhau.

  • Đối với cáo buộc tiếp tay rửa tiền. Dấu hỏi được đặt ra là tại sao đến bây giờ Reuters mới công bố bằng chứng có liên quan đến Binance, trong khi số tiền phạm pháp rất khổng lồ lên đến 2,35 tỷ USD. Phải chăng tất cả đều được sắp xếp sẵn cho một động thái kích thích phản ứng sợ hãi thị trường để tiếp tục gây sức ép với tổng thể ngành về mức thoái lui sâu hơn?
  • Nhìn trên mặt bằng chung, cũng đã từng xuất hiện nhiều tin đồn rửa tiền thông qua các sàn giao dịch lớn trong lịch sử như Bitfinex, Gemini, v.v và rồi tất cả đều trôi qua nhanh chóng.Tại sao bây giờ Binance đột ngột bị “réo tên”? Lý do đơn giản chỉ là trong bối cảnh sụt giảm vào lúc nàyi, Binance chính là đại diện số ít bên cạnh FTX đang nỗ lực mở rộng phát triển, không cắt giảm nhân sự theo tình hình chung nhằm vực dậy thị trường. Và do đó sàn giao dịch đã vô tình trở thành “cái gai” trong mắt giới tài chính truyền thống, vốn luôn có sự đố kỵ với không gian blockchain.
  • Tiếp theo, token BNB có thực sự là chứng khoán và sẽ ảnh hưởng đến Binance? Chìa khóa giải đáp cho thắc mắc này là “Không”. Dù BNB có là chứng khoán đi chăng nữa thì SEC cũng không có quyền kiện Binance, vì Binance không có trụ sở hoạt động tại Mỹ.
  • Nếu SEC muốn gây áp lực, chỉ còn một cách tạo sức ép với Binance.US, thường được biết đến là chi nhánh của Binance ở Mỹ. Tuy nhiên, đã từ rất lâu trước đó, CEO Changpeng Zhao đã tuyên bố cả Binance và Binance.US đều không còn liên quan đến nhau, trở thành hai tổ chức độc lập. Không những vậy, Binance.US không phải là tổ chức phát hành ICO token BNB.
  • Cuối cùng, giả sử như trường hợp xấu nhất xảy ra là Binance thật sự vướng vào vụ kiện token BNB vì một lý do “thần kỳ” nào đó, thì hãy nhìn qua Ripple. Bất chấp việc bị SEC tấn công trên mặt trận pháp lý kéo dài hơn một năm qua, XRP vẫn sở hữu cộng đồng rất trung thành và giá XRP không những không giảm mà còn có những thời điểm đột phá. Dĩ nhiên, cộng đồng Binance đang lớn hơn XRP rất nhiều và vị thế BNB cũng vậy, là đồng tiền lớn thứ 5 hiện tại trên bảng xếp hạng tổng vốn hóa thị trường crypto.

Kết luận

Với tất cả dữ kiện vừa được phân tích, đội ngũ BHO Network hy vọng sẽ giúp cho nhà đầu tư có góc nhìn toàn diện hơn về bức tranh pháp lý của Binance để tránh tiếp cận những luồng thông tin nhiễu loạn trái chiều, gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia thị trường tiền mã hóa của chính mình.

Xuất bản ngày 19 tháng 6 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare