logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Burnt Finance (BURNT) là gì? Thông tin chi tiết về BURNT Token

Burnt Finance (BURNT) là gì? Thông tin chi tiết về BURNT Token

  1. 1. Burnt Finance (BURNT) là gì?
  2. 2. Burnt Finance ra đời nhằm giải quyết vấn đề gì?
  3. 3. Các phương thức đấu giá chính của Burnt Finance
  4. 4. Những tính năng chính của Burnt Finance
  5. 4.1 Tài sản tổng hợp: Burnt Asset (bAssets) ‌
  6. 4.2 Token không thể thay thế (NFT)
  7. 4.3 Tài sản kỹ thuật số mới‌
  8. 5. Thông tin chi tiết về BURNT Token
  9. 5.1 Những chỉ số quan trọng của Token BURNT
  10. 5.2 Mục đích sử dụng Token BURNT
  11. 6. Ví lưu trữ và sàn giao dịch của BURNT Token
  12. 6.1 Ví lưu trữ của BURNT Token
  13. 6.2 Sàn giao dịch của BURNT Token
  14. 7. Lộ trình phát triển và những cập nhật mới
  15. 8. Đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư và đối tác
  16. 8.1 Đội ngũ phát triển dự án
  17. 8.2 Nhà đầu tư
  18. 8.3 Đối tác
  19. 9. Các dự án tương tự

Burnt Finance là gì? Đây là dự án được đánh giá là làn sóng mới của thị trường NFT và hệ sinh thái Solana. Tại Burnt Finance, người dùng có thể đấu giá trên nền tảng phi tập trung. Giao thức có thể đạt đến tốc độ giao dịch cực kì nhanh nhưng vẫn an toàn. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng BHO Network tìm hiểu về Burnt Finance và những thông tin liên quan đến đồng tiền mã hóa này nhé!

1. Burnt Finance (BURNT) là gì?

Burnt Finance là gì? Ứng dụng bao gồm các giao thức hỗ trợ người dùng tham gia đấu giá NFT trên nền tảng Solana. Không chỉ thế, bạn còn có thể tạo và giao dịch các loại tài sản tổng hợp (Synthetic Asset) và tài sản kỹ thuật số. Dự án cho phép khách hàng mint hoặc tạo ra NFT và cung cấp nền tảng đấu giá khác biệt.

Tại các phiên đấu giá, nhà phát triển dự án hướng tới cung cấp quyền truy cập không giới hạn cho tất cả các loại tài sản kỹ thuật số. Burnt Finance đã phải tổ chức các phiên đấu giá tiềm năng để triển khai trên nền tảng.

Burnt Finance hỗ trợ người dùng đấu giá NFT trên nền tảng Solana

Thêm vào đó, giao diện của Burnt Finance rất trực quan và thân thiện với người dùng. Các phiên đấu giá sẽ được tạo điều kiện hết sức để diễn ra thuận lợi. Dự án sử dụng cơ chế đồng thuận - Proof-of-Stake (PoS) nhằm tạo điều kiện cho mọi phiên đấu giá được diễn ra công bằng. Vì vậy, người dùng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và yên tâm khi tham gia đấu thầu tại Burnt Finance.

2. Burnt Finance ra đời nhằm giải quyết vấn đề gì?

Các hệ sinh thái đấu giá hiện có hai nền tảng chính. Đó là tập trung và bán tập trung. Hai nền tảng này đều có những nhược điểm về kỹ thuật và rào cản riêng. Vì hoạt động trên Blockchain Ethereum, cả hai đều có tốc độ xử lý giao dịch cho người dùng chậm. Ngoài ra, bạn sẽ phải trả phí Gas khá cao khi đấu giá.

Bên cạnh đó, các nền tảng cho phép người dùng Mint và bán NFT đều có nhiều điểm cần khắc phục. Bạn sẽ phải trả thêm các chi phí khác như phí mở tài khoản, niêm yết NFT bên cạnh phí Gas. Ngoài ra, thông tin cá nhân của bạn sẽ khó được bảo mật vì nền tảng không có chế độ ẩn danh. Các rủi ro liên quan đến quyền riêng tư của người dùng đã xảy ra rất nhiều.

Burnt Finance giúp tiết kiệm chi phí và bảo mật thông tin

Vậy mục đích ra đời của BURNT Token là gì? Trước những vấn đề còn tồn đọng, Burnt Finance được tạo ra để giải quyết những ưu điểm của các nền tảng đấu giá khác. Người dùng sẽ không còn phải lo lắng về việc chi trả phí Gas quá cao. Các loại tài sản đấu giá đa dạng còn được cung cấp một cách phi tập trung.

Đồng thời, dự án còn có những đặc điểm nổi bật khác hỗ trợ cho người dùng. Tốc độ xử lý giao dịch và tính năng bảo mật thông tin là một trong số đó. Chính vì thế, bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao dịch và đầu tư tài chính trên nền tảng của Burnt Finance.

Xem thêm: CRA Token là gì? Tổng hợp thông tin về Crabada

3. Các phương thức đấu giá chính của Burnt Finance

Sau khi tìm hiểu Burnt Finance là gì, bạn nên nắm được các phương thức đấu giá chính của dự án. Điều này sẽ giúp việc hoạt động trên nền tảng trở nên dễ dàng hơn. Bạn hãy cùng BHO Network tìm hiểu qua những cách này nhé!

Các phiên đấu giá chính của dự án đều có đặc điểm riêng

Phương thức đấu giá kiểu Anh: Đây là phương thức đấu giá rất phổ biến hiện tại. Người sau sẽ đưa ra mức giá cao hơn so với người trước bằng việc hô công khai. Quá trình đấu giá kiểu Anh thường sẽ tiến hành như mô tả dưới đây:

  • Bước đầu tiên, người bán sẽ xác lập giá khởi điểm và giá dự trữ. Từ đây, cuộc đấu giá bắt đầu. Khi tạo phiên đấu giá, giá khởi điểm sẽ được công bố. Người bán có thể chấp nhận một giá thầu nhất định khi giá khởi điểm chưa đáp ứng. Điều này thực hiện bằng cách gửi một giao dịch trực tuyến.
  • Tiếp theo, các giá thầu sẽ lần lượt đưa đưa ra cho đến khi không còn người nào hô số tiền cao hơn. Người chiến thắng sẽ có quyền sở hữu mặt hàng.
  • Thời gian đấu giá sẽ tăng thêm 10 phút nếu có người đưa ra giá thầu mới trong 10 phút còn lại của cuộc đấu giá.
  • Khi việc đấu giá kết thúc, người thắng cuộc sẽ toàn quyền nhận mặt hàng. Sau khi trừ đi các khoảng phí liên quan, người bán sẽ nhận được số tiền đấu giá cuối cùng. Tuy nhiên, nếu không có giá đấu thầu nào được chấp nhận, số tiền đó sẽ được trả lại cho các bên liên quan.
  • Burnt Finance sẽ tạo điều kiện cho các cuộc đấu giá bằng cách cho phép người dùng quyền truy cập.
  • Ưu điểm của đấu giá kiểu Anh là nhà đầu tư được nhận lại tiền nếu chưa tìm được người thắng cuộc.

Phương thức đấu giá kiểu Anh hiện rất phổ biến

Phương thức đấu giá kiểu Hà Lan: Hình thức này hoạt động theo cơ chế đấu giá giảm dần. Tổng giá thầu của tất cả tài sản sẽ được tính là giá bán cuối cùng. Điều này tương ứng với trường hợp bạn sẽ bán một lượng lớn tài sản.

  • Với phương thức đấu giá kiểu Hà Lan, người bán sẽ trực tiếp đặt ra giá trần của sản phẩm. Tuy nhiên người mua vẫn có thể đặt và mua tài sản theo các mức giá đó. Khi tất cả các NFT bán hết, thời gian cuộc đấu giá sẽ kết thúc.
  • Đấu giá kiểu Hà Lan cung cấp các phương pháp xác định giá công bằng và dân chủ. Chính vì thế, tại các sàn phi tập trung, phương thức này trở nên quan trọng hơn. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua cơ chế có thể dễ dàng đầu tư vào các tài sản có giá trị cao.

Phương thức đấu giá Hà Lan hoạt động dựa trên cơ chế giảm dần

Phương thức dựa theo cơ chế đường cong liên kết (Bonding Curve): Hình thức sẽ đấu giá bằng việc xác định giá trị của sản phẩm thông qua Bancor. Đây là công thức minh họa mối quan hệ giữa cung và giá thành.

  • Hình thức đấu giá chỉ sử dụng khi số lượng vật phẩm có hạn. Khi nguồn cung của vật phẩm giảm, giá sẽ tăng lên. Người mua sẽ nhận được ưu đãi khi mua vật phẩm sớm.
  • Trong các hệ sinh thái đấu giá, Bonding Curve được sử dụng khá nhiều ở DAO, thị trường dự đoán và khi gây quỹ.

Bonding Curve giúp xác định giá trị sản phẩm thông qua Bancor

Xem thêm: ChainLink (LINK) là gì? Tổng hợp chi tiết về Token LINK

4. Những tính năng chính của Burnt Finance

Tại Burnt Finance, các tính năng chính của dự án đã thu hút nhiều người dùng. Nền tảng cho phép bạn đấu giá các loại tài sản tổng hợp và tài sản kỹ thuật số.

Ngoài ra, các chức năng vượt trội về Token cũng là một ưu điểm của Burnt Finance. Việc hiểu Token BURNT là gì và những điều mà dự án có thể làm sẽ giúp bạn đầu tư tốt hơn đấy.

4.1 Tài sản tổng hợp: Burnt Asset (bAssets) ‌

Ở Burnt Finance, người dùng sẽ được cung cấp một giao diện trực quan. Tại đây, bạn có thể dễ dàng Mint các loại tài sản tổng hợp, NFT và những tài sản kỹ thuật số mới.

Burnt Finance đã tạo ra Burnt Assets hay còn gọi là bAssets. Đây là một loạt những tài sản tổng hợp đa dạng có mặt trên nền tảng. bAssets được xem như một phiên bản tích hợp của chứng khoán, các chỉ số trong thế giới thực và hàng hóa. Bằng những ưu điểm sẵn có của Solana, người dùng sẽ Mint bAssets một cách suôn sẻ và liền mạch.

Tại Burnt Finance, bạn có thể Mint các NFT và tài sản tổng hợp

USDC và Token BURNT là các tài sản thế chấp được sử dụng để khai thác bAssets. Tỷ lệ của USDC và BURNT lần lượt là 150% và 300%. Tài sản thế chấp sẽ bị thanh lý khi giá trị của một trong tài sản này tăng lên trên mức ngưỡng thế chấp.

Từ đó, khả năng thanh toán mới được duy trì. Nói cách khác, người dùng cần đốt bAssets để mua lại khoản tài sản thế chấp ban đầu.

4.2 Token không thể thay thế (NFT)

Nền tảng Burnt Finance có khả năng tạo ra một loạt những NFT mới, bao gồm:

  • Mint NFT mới: NFT có thể dễ dàng được Mint dưới dạng hình ảnh và Video tại Burnt Finance. Ở giao diện của nền tảng, bạn sẽ phải chọn tên của NFT và chỉ định những thuộc tính cụ thể. Cuối cùng, người dùng sẽ phải đặt chi phí bản quyền mong muốn có được trong tương lai.
  • Burnt Finance Marketplace: Người sáng tạo và người mua sẽ được dự án cung cấp thị trường giao dịch NFT. Tại đây, phí Gas và các loại tài sản tổng hợp gần như bằng không.

Phí Gas và các loại tài sản tổng hợp có giá trị bằng 0 tại BURNT

4.3 Tài sản kỹ thuật số mới‌

Thông qua giao diện của Burnt Finance, người dùng có thể trực tiếp mint các tài sản kỹ thuật số mới trên nền tảng Blockchain Solana. Wormhole được biết với vai trò là cầu nối của Solana với Ethereum.

Nhờ tính năng này, bất kỳ người dùng nào cũng có thể dễ dàng di chuyển tài sản từ Ethereum sang Solana. Bạn còn có cơ hội gây quỹ cho các dự án mới bằng nhiều hình thức đấu giá khác nhau.

Người dùng có thể mint các tài sản kỹ thuật số mới

Xem thêm: Alien Worlds là gì? Đánh giá chi tiết về tiền mã hóa TLM

5. Thông tin chi tiết về BURNT Token

Theo bạn, Token BURNT là gì? Token được chia nhỏ thành nhiều mục đích khác nhau. Mỗi Token sẽ đại diện cho các chỉ số quan trọng cũng như lịch trình, cách sử dụng và phân bổ cho từng đối tượng. Bạn hãy cũng BHO Network tìm hiểu về các số liệu và mục đích sử dụng Token BURNT nhé.

5.1 Những chỉ số quan trọng của Token BURNT

Các chỉ số quan trọng của BURNT sẽ bao gồm Token Name, Ticker, Blockchain, Token Standard, Contract và Token Type. Qua những thông tin kể trên, người dùng sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc của dự án.

  • Token Name: Burnt Finance.
  • Ticker: BURNT.
  • Blockchain: Solana.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Contract: Đang cập nhật...
  • Token Type: Utility and Governance.
  • Total Supply: 200,000,000 BURNT.
  • Circulating Supply: Đang cập nhật...

Token Burnt hiện chưa có thông tin cụ thể về Blockchain hay Token Standard

5.2 Mục đích sử dụng Token BURNT

Sự ra đời của Token BURNT đã mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Dự án sẽ sử dụng Token cho cả nền tảng và người dùng với nhiều mục đích. Tiêu biểu, Burnt Finance phân chia các Token cho từng hạng mục khác nhau. Hội đồng sẽ dùng Token để đề xuất và biểu quyết những quyết định trong việc thay đổi hệ thống.

Người dùng lấy Token thế chấp để mint ra Burnt Assets (bAssets). Token giúp giảm phí giao dịch khi mua NFT trên nền tảng Burnt Finance. Dự án phân bố Token để tham gia vào các chương trình thưởng và ưu đãi. Người dùng có thể Staking để nhận thưởng.

Token Burnt dùng để trao thưởng hoặc đầu tư cho các dự án

6. Ví lưu trữ và sàn giao dịch của BURNT Token

Sau khi tìm hiểu Token của Burnt Finance là gì, bạn cần tìm thêm thông tin về các sàn giao dịch và lưu trữ Token. Hiện nay, thị trường có rất nhiều sàn giao dịch tiền khác nhau cho người dùng. Tuy nhiên, việc tìm địa chỉ uy tín là điều rất cần thiết. Hãy để BHO Network giới cho bạn các sàn và ví lưu trữ có độ tin cậy cao nhé.

6.1 Ví lưu trữ của BURNT Token

BURNT là Token thuộc cấu trúc SPL-20. Vì vậy, người dùng có thể lưu trữ Token tại Ví Mew, ví Coinbase, Sollet wallet, Metamask, Ví Blockchain, Ví Binance,...

6.2 Sàn giao dịch của BURNT Token

Hiện tại, nền tảng vẫn chưa phát hành Token BURNT. BHO Network sẽ cập nhật cho bạn ngay khi có thông tin chính thức từ dự án nhé.

Xem thêm: Chia Network (XCH) là gì? Tổng hợp chi tiết về Token XCH

7. Lộ trình phát triển và những cập nhật mới

Lộ trình phát triển của dự án vẫn chưa được công bố cho truyền thông. Chính vì vậy, thông tin về Burnt Finance vẫn còn đang rất mơ hồ. Đội ngũ BHO Network sẽ thông báo cho bạn ngay khi nhận được những cập nhật mới từ Burnt Finance nhé.

Burnt Finance chưa công bố lộ trình cụ thể

8. Đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư và đối tác

Một dự án khi ra đời phải có sự chuẩn bị là được lên kế hoạch rõ ràng. Việc định hình cho người dùng biết Burnt Finance là gì và làm sao để có đủ vốn hoạt động là điều quan trọng. Chính vì thế, BHO Network sẽ giới thiệu đến bạn đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác của nền tảng nhé. Đây đều là những yếu tố góp phần tạo nên một Burnt Finance lớn mạnh.

8.1 Đội ngũ phát triển dự án

Điểm mới là của Burnt Finance là không công bố đội ngũ đằng sau dự án. Các thành viên đều lấy bí danh Burnt Bansky và là nghệ sĩ có nhiều tác phẩm nghệ thuật NFT được bán ở Rarible và OpenSea. Đây là hai nền tảng thuộc NFT Marketplace lớn nhất trên thị trường tiền mã hóa.

Các thành viên đội dự án đều lấy bí danh khác nhau

Về phần nghệ danh, Banksy là một nghệ sĩ ẩn danh chuyên về Graffiti đường phố. Tuy không có tên tuổi cụ thể, sự nghiệp của Bansky rất huy hoàng và được vinh danh trong Top 100 người có sức ảnh hưởng toàn cậu trên báo TIME. Đội ngũ của Burnt Finance chắc hẳn đều là những nhân vật có chuyên môn trong lĩnh vực này.

8.2 Nhà đầu tư

Alameda Research đã chi số tiền lên đến 3 triệu đô cho Burnt Finance. Thêm vào đó, những quỹ đầu tư như Spartan Capital, Mechanism Capital và HashKey cũng rất quan tâm đến dự án. Một số cái tên khác là Multicoin Capital, DeFiance Capital, Vessel Capital. Đây đều là những nhà đầu tư có tên tuổi tại thị trường tiền mã hóa.

Multicoin Capital là một trong những nhà đầu tư lớn

Vào tháng 1/2022, Burnt Finance đã gọi vốn thành công 8 triệu đô ở Series A. Animoca Brand dẫn đầu vòng gọi vốn với số tiền cao nhất. Multicoin Capital, Alameda Research, DeFiance, Valor Capital Group và Figment cũng theo sau với lượng tiền đặt vào khổng lồ.

Những thứ hạng tiếp theo thuộc về Spartan Capital, Tribe Capital, Play Ventures, HashKey, Mechanism Capital và DeFi Alliance

8.3 Đối tác

Hệ sinh thái Solana là đối tác lớn nhất ở thời điểm hiện tại của Burnt Finance. Dự án đã tận dụng sức mạnh Network tại Solana để tối ưu hóa những chức năng chính. Đồng thời, dòng tiền đang đổ về nền tảng cũng hỗ trợ cho sự phát triển của Burnt Finance.

Solana là đối tác lâu dài của Burnt Finance

Việc hợp tác với Solana là một chiến lược đúng đắn của dự án. Burnt Finance có thể tách ra thị trường NFT đang bão hòa ở Ethereum. Hơn thế nữa, nền tảng sẽ thu hút được nhiều người dùng và nhà phát triển đang hoạt động trên Solana. Đây là một bước đi nhận được nhiều sự thán phục từ giới đầu tư.

9. Các dự án tương tự

Hiện tại Burnt Finance đang hoạt động với những tính năng vượt trội. Đó là lý do mà rất ít các dự án khác có thể làm được. Bounce Finance có cơ chế hoạt động tương tự với Burnt Finance nhất. Dự án sẽ được triển khai tại Ethereum và Binance Smart Chain. Bounce Finance rất tiềm năng và được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư lớn.

Bounce Finance có cơ chế hoạt động tương tự với Burnt Finance

Những bài viết liên quan:

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất về Burnt Finance là gì và mục đích của sàn đấu giá. Ở thời điểm hiện tại, các thông tin về dự án vẫn còn ít. Tuy nhiên, Burnt Finance vẫn thành công trong việc gọi vốn và thu hút người dùng. Các tính năng vượt trội sẽ là “bàn đạp” cho sự phát triển của nền tảng trong tương lai. Bạn hãy liên hệ BHO Network khi cần thêm thông tin về dự án nhé!

Xuất bản ngày 13 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare