logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. GameFi 2.0 là gì? Tương lai của GameFi có thể đi xa đến đâu?

GameFi 2.0 là gì? Tương lai của GameFi có thể đi xa đến đâu?

  1. 1. GameFi là gì?
  2. 2. Đặc điểm của GameFi
  3. 3. GameFi 2.0 là gì?
  4. 5. Xu hướng phát triển của GameFi 2.0
  5. 6. Tối ưu hoá cơ chế tài chính GameFi 2.0: Cách duy nhất để lột xác
  6. 7. Tối ưu hoá trải nghiệm chơi game trong GameFi 2.0: Xây dựng hệ sinh thái ổn định để phát triển bền vững
  7. 8. GameFi 2.0 và Metaverse: Xây dựng nền kinh tế thật hơn trong game
  8. 9. TOP 5 tựa Gamefi 2.0 hấp dẫn trong năm 2022
  9. 9.1 Wonderman Nation
  10. 9.2 Gamepad
  11. 9.3 Sandstorm
  12. 9.4 Path
  13. 9.5 Virtue Alliance

GameFi 2.0 là gì? GameFi là sự kết hợp giữa hai khái niệm Game và DeFi. GameFi thừa hưởng được những đặc điểm tốt của hai khái niệm trên và tạo ra một hệ sinh thái khép kín và hoàn chỉnh ngay trong game. Vậy, tương lai của GameFi được dự đoán sẽ như thế nào? Mời bạn đọc cùng BHO Network đi tìm câu trả lời với bài viết dưới đây nhé!

1. GameFi là gì?

GameFi là sự kết hợp giữa trò chơi (game) và tài chính (finance). GameFi đề cập đến các trò chơi blockchain giúp người tham gia có thể kiếm tiền tại đây. GameFi sử dụng tiền mã hoá, các token không thể thay thế (NFTs) và công nghệ blockchain để tạo ra môi trường trò chơi ảo.

Người chơi có thể tăng thu nhập qua GameFi bằng cách hoàn thành nhiệm vụ và nhận về phần thưởng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể luân chuyển tài sản của mình ra ngoài để thực hiện giao dịch trên các sàn và thị trường NFT.

GameFi là sự kết hợp của Game Và Finance

2. Đặc điểm của GameFi

GameFi có các đặc điểm tương tự như các trò chơi truyền thống, bao gồm không gian ảo, khả năng nhập vai và phát triển chiến đấu cũng như xây dựng nhiều người chơi. Tuy nhiên, so với các trò chơi truyền thống, tính năng của GameFi có những điểm đặc biệt hơn, cụ thể:

  • Trò chơi có mức độ phi tập trung cao hơn. Bất cứ người chơi nào cũng có thể tham gia xây dựng và phát triển trò chơi. Thậm chí nhà phát triển ban đầu cũng không có quyền kiểm soát sự phát triển của GameFi.
  • Vì trò chơi đã có thêm thuộc tính của DeFi nên người tham gia hoàn toàn có thể kiếm tiền tại đây. Khi nâng cấp tài khoản và chiến đấu với quái vật, bạn không chỉ cảm nhận được niềm vui của trò chơi mà còn nhận được thiết bị, vật phẩm NFT hay token,... được dùng làm tài sản trong khu vực.

GameFi giúp người chơi có cơ hội kiếm tiền

3. GameFi 2.0 là gì?

Không có định nghĩa thống nhất cho khái niệm GameFi 2.0. Ngoài giải quyết những vấn đề mà GameFi 1.0 gặp phải, GameFi 2.0 còn cần nhiều người dùng tham gia cải tiến và phát triển nội hàm cũng trong một khoảng thời gian dài hơn.

Sau khi đã cải tiến, GameFi sẽ trở nên phổ biến và mang tới trải nghiệm chơi tốt hơn, từ đó tạo ra mô hình kinh tế tiềm năng và bền vững hơn.

GameFi 2.0 giải quyết những vấn đề mà GameFi 1.0 đã gặp phải

5. Xu hướng phát triển của GameFi 2.0

Vào 2021, người dùng đã chứng kiến DeFi và NFT được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt vào cuối năm, GameFi đã có sự bùng nổ đầu tiên.

Footprint Analytics đã đưa ra nhận định dựa trên dữ liệu phân tích về xu hướng phát triển của GameFi 2.0 như sau:

  • GameFi 2.0 sẽ có nhiều yếu tố xã hội hơn. Nhờ tích hợp thuộc tính của DAO nên người chơi có nhiều tiếng nói hơn trong quá trình phát triển thành phẩm.
  • Tính giải trí sẽ được tăng cường trong GameFi 2.0. Trong khi đa số dự án GameFi ở thời điểm hiện tại đều tập trung vào doanh số thì GameFi 2.0 sẽ hướng tới mục tiêu chính là tạo ra các trò chơi thực sự thú vị.
  • Giảm thiểu mức chi phí mà người mới tham gia cần chi trả để thu hút thêm nhiều người dùng mới.

GameFi 2.0 có xu hướng phát triển hơn sau năm 2021

6. Tối ưu hoá cơ chế tài chính GameFi 2.0: Cách duy nhất để lột xác

GameFi là sự kết hợp giữa Game & DeFi, và cũng là một cách “game hóa” các cơ chế tài chính. Do đó, sự phát triển của GameFi 2.0 là không thể thiếu cho việc tối ưu hóa các cơ chế tài chính này.

Thông qua các hình thức chơi game, GameFi đã khiến DeFi dễ tiếp cận hơn, khuyến khích người dùng tiếp tục tham gia, từ đó giúp kéo dài vòng đời của dự án. Ở một mức độ nhất định, GameFi đã làm giảm bớt “vấn đề không bền vững” của DeFi liquidity mining, tức là người dùng chỉ bị thu hút bởi lợi nhuận.

Đa số người dùng bị thu hút bởi lợi nhuận khi tham gia GameFi

Ở giai đoạn hiện nay, cơ chế của trò chơi GameFi vẫn còn tương đối thô sơ, điều hấp dẫn nhất với người chơi vẫn là doanh thu. Ví dụ, số liệu thống kê chính thức của Axie Infinity cho thấy 48% người chơi của họ “chơi game vì lợi nhuận kinh tế”, dù trò chơi này đã được biết đến là một trong những trò chơi hấp dẫn và dễ chơi nhất trong lĩnh vực này.

Hầu hết các trò chơi GameFi đều yêu cầu người chơi stake tài sản hoặc mua các vật phẩm trong game trước khi họ có thể bắt đầu chơi. Những tài sản này có thể được trả lại trong quá trình chơi. Tuy nhiên, với lượng người chơi mới liên tục tăng, ngày càng có nhiều token lưu hành trong game được sản xuất.

Tuy nhiên, nếu trải nghiệm chơi game không hấp dẫn và việc tiêu thụ token không thể theo kịp, cung hơn cầu thì token sẽ mất giá, giảm thu nhập của người chơi và kéo dài chu kỳ hoàn vốn.

Dữ liệu cho thấy thu nhập của một số người chơi GameFi đã giảm so với tháng 7 và 8. Có quan điểm cho rằng chơi game và kiếm tiền khó có thể đi cùng nhau lâu dài, và việc “kiếm tiền” sẽ làm giảm đáng kể trải nghiệm của việc “chơi”. Điều này đặt ra câu hỏi: “Khi lợi nhuận ngày càng giảm, liệu người chơi có ở lại GameFi”?

Nhiều ý kiến cho rằng chơi game và kiếm tiền không thể đi cùng nhau

Có thể nói, việc tạo ra thu nhập nhanh chóng là lợi thế lớn nhất của GameFi so với các game truyền thống, đồng thời cũng là lý do cơ bản tạo nên sự bền vững của dự án GameFi. Tuy nhiên, cơ chế lợi nhuận hiện nay quá phụ thuộc vào giá của đồng tiền số trên thị trường thứ cấp.

Điều này đòi hỏi trò chơi phải luôn duy trì lượng người dùng lớn và mức độ phổ biến cao, vì sự thịnh vượng của thị trường thứ cấp phụ thuộc vào việc tăng trưởng nhanh chóng của lưu lượng truy cập. Điều này dựa vào cộng đồng và công chúng. Để trò chơi có thể tiếp tục phát triển, người chơi và nguồn tiền mới phải liên tục được đổ vào vào thị trường. Đó chính là vòng luẩn quẩn không ngừng của GameFi.

Tuy nhiên, việc giảm tốc là không thể tránh khỏi, điều này đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với việc thiết kế cơ chế tài chính của dự án GameFi và cần phải tối ưu hóa các cách thức liên quan để tạo ra những lợi ích kinh tế mới.

Ví dụ: cung cấp nhiều kịch bản và tương tác hơn cho các giao dịch tài sản kỹ thuật số trong game; hoặc thông qua tổ chức DAO để thiết lập “Kho bạc DAO”, tất cả thu nhập từ nền tảng và thu nhập do chính game tạo ra, tất cả đều được đưa vào Kho bạc DAO và được kiểm soát bởi các thỏa thuận.

Việc mua lại token và các phương pháp khác duy trì sự ổn định của việc quản trị tiền mã hóa trên thị trường thứ cấp. Đồng thời, thông qua cơ chế trái phiếu, mua lại tính thanh khoản của các token quản trị từ thị trường.

Việc tối ưu hóa cơ chế tài chính là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình phát triển GameFi 2.0. Vấn đề này bắt buộc các nhà phát triển phải cố gắng hết sức.

Cần tối ưu hoá cơ chế tài chính trong quá trình phát triển GameFi 2.0

7. Tối ưu hoá trải nghiệm chơi game trong GameFi 2.0: Xây dựng hệ sinh thái ổn định để phát triển bền vững

GameFi không chỉ có các thuộc tính tài chính, mà còn có các thuộc tính trò chơi - thứ có thể là chìa khóa để giải quyết các vấn đề tài chính. Do đó, nếu GameFi muốn phát triển lên GameFi 2.0, điều cần thiết là phải tối ưu hóa nội dung trò chơi.

Trong các trò chơi GameFi, người chơi phải sử dụng các nhân vật và vật phẩm trong trò chơi và thăng hạng qua các phần để kiếm tiền. So với “đào coin” thì con đường này dài hơn nhiều. Bản thân mô hình kinh tế và lối chơi của game càng được thiết kế hoàn hảo thì vòng đời của sản phẩm đó sẽ càng dài.

Cần tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng để thu hút người tham gia hệ sinh thái của GameFi

Không chỉ phụ thuộc vào thị trường thứ cấp như nêu ở trên, lợi nhuận trong GameFi còn phụ thuộc vào các giao dịch tài sản kỹ thuật số trong trò chơi.

Cơ chế game có thể xây dựng nhiều kịch bản ứng dụng phong phú để thúc đẩy giao dịch cho các tài sản này, như nuôi pet, đua ngựa hay thu thập thẻ bài, chiến đấu hay khám phá vũ trụ. Miễn là mang lại trải nghiệm hấp dẫn và tính ứng dụng cao, game sẽ tiếp tục thu hút người chơi giao dịch và tiếp tục tạo ra giá trị.

Càng có nhiều người chơi, các phương thức giao dịch sẽ càng phong phú, đồng thời giá trị và doanh thu sẽ tăng lên. Đây là điều không có trong các hoạt động tài chính thuần túy.

Mặt khác, mối quan hệ cung cầu của tài sản kỹ thuật số trong trò chơi cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường thứ cấp và thúc đẩy sự tăng trưởng của tiền mã hóa - là phương tiện lưu thông trong game. Bên cạnh đó, nếu mô hình kinh tế trong game có thể phát triển lành mạnh và bền vững, thì dự án cơ bản sẽ ổn định, và những rủi ro thị trường thứ cấp nêu trên sẽ không còn quá ảnh hưởng.

Về kịch bản ứng dụng và cách chơi, hầu hết các trò chơi GameFi hiện tại đều có tiềm năng phát triển rất lớn. Làm thế nào để tiếp tục trau chuốt trải nghiệm trong game? Các game online truyền thống có thể cung cấp cho GameFi nhiều hình mẫu phong phú.

Kịch bản của các tựa game GameFi sáng tạo, mới là và có sức hút đối với người dùng

Những game truyền thống miễn phí thường kiếm doanh thu từ quảng cáo hoặc bán vật phẩm trong game. Cốt lõi của game là người chơi sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian, sức lực và thậm chí cả tiền bạc sau khi chơi thử trò chơi miễn phí và làm quen với cơ chế của nó.

Theo lý thuyết hàng hóa đối tượng thì chính người chơi trở thành trở thành hàng hóa, và lòng trung thành của họ đối với game được đóng gói và bán cho các nhà quảng cáo; đồng thời, chính việc “chơi” là quá trình tái sản xuất và lao động. Càng nhiều người chơi, thời gian online càng lâu, lượng truy cập càng lớn.

Hệ sinh thái game càng sôi động thì càng có khả năng thu hút các nhà quảng cáo, theo đó giá trị tạo ra qua quá trình “lao động của người chơi” chính là giá trị gia tăng của quảng cáo.

Hệ sinh thái game sôi động sẽ thu hút được nhiều người chơi

Làm thế nào để người chơi các game truyền thống có thể sẵn sàng “làm việc” cho các nhà phát triển game và nhà quảng cáo? Tất nhiên là vì game đó rất vui. Không một người chơi nào nghĩ rằng mình đang bị bắt ép phải lao động bởi đó chỉ là giải trí tự nguyện. Người chơi thực ra rất kén chọn. Họ sẽ chỉ lựa chọn những game mà họ thích.

Trong khi phải trả chi phí lao động (tham gia game) và kinh tế (mua đồ trong game), họ vẫn nhận về sự thỏa mãn tinh thần, đi kèm những thành tựu trong chính game đó. Cảm giác và niềm vui, cùng với như sự vỗ về cảm xúc, được trao đổi ý tưởng và tình đồng đội thiêng liêng. Đây là những yếu tố không thể tách rời khỏi tính giải trí tuyệt vời của các game online truyền thống, cũng như cộng đồng lớn mạnh và văn hóa độc đáo.

Về nội dung, GameFi hiện tại có nhiều cách chơi như nhập vai, không gian ảo, chiến đấu, thu thập thẻ bài,...., có thể thu hút nhiều nhóm đối tượng khác nhau. So sánh với DeFi đơn thuần thì tính tương tác cao hơn, thú vị hơn, nhiều kỹ thuật hơn và có tính đối kháng cao, nhưng để so với một số game online truyền thống phổ biến thì vẫn còn khoảng cách lớn.

Khi ngày càng nhiều nhà phát triển tham gia vào lĩnh vực GameFi, sẽ có nhiều tiềm năng để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, thiết kế game và đồ họa phức tạp.

Một số GameFi mang tính đối kháng nhiều hơn đang được phát triển theo hướng E-sports. Nhiều sự kiện được tổ chức bởi các nhóm dự án hoặc các nhà tài trợ thứ ba đã thu hút nhiều game thủ nổi tiếng và phần thưởng cho người thắng cuộc cũng rất hấp dẫn. Với sự phát triển như E-sports hiện tại thì đây sẽ là một kênh thu hút quỹ và sự quan tâm lớn với GameFi.

GameFi phát triển theo hướng E-sport được dự đoán trở thành xu hướng

Các game thú vị sẽ tự động hình thành một cộng đồng người chơi lớn mạnh, thu hút người chơi cùng trao đổi kỹ thuật, phân tích dữ liệu và quy tắc của game, chia sẻ hướng dẫn và chiến lược, đồng thời phát triển các công cụ game phổ biến. Hiện tại, cộng đồng của nhiều dự án GameFi về cơ bản đã hình thành và duy trì tần suất hoạt động cao.

Sức mạnh của cộng đồng là thiết yếu với game. Ví dụ, giải đấu TI của Dota2 đã thu hút sự quan tâm lớn khi tận dụng cộng đồng lớn cho chính giải thưởng của giải đấu. Party của game Dota2 đã ra mắt sách TI từ năm 2013. Người chơi của Dota2 sau khi mua vàng krypton trong game có thể nhận được vé tham dự sự kiện và các vật phẩm quý hiếm.

Đây là cách huy động vốn từ cộng đồng để dùng làm tiền thưởng cho các giải đấu của game. Kể từ khi bắt đầu thực hiện chiến lược này, số tiền thưởng của Dota2 không ngừng tăng qua các năm.

GameFi có lợi thế tự nhiên để xây dựng cộng đồng, với hình thức quản trị DAO (Decentralized Autonomous Organization – tổ chức tự trị phi tập trung) giúp người chơi có quyền sở hữu và quản lý cộng đồng thông qua việc phát hành token và kết nối chặt chẽ với những người chơi khác.

Hình thức quản trị DAO giúp người chơi có quyền sở hữu và quản lý cộng đồng

Hiện tại đã có nhiều cộng đồng hình thành trong lĩnh vực GameFi, không chỉ là nơi để thảo luận về game mà còn có thể huy động sức mạnh của tập thể để tạo ra game mới, thậm chí là đầu tư.

Hơn nữa, nhiều cộng đồng DAO không chỉ giới hạn trong một dự án GameFi nhất định, mà đang tìm kiếm cơ hội và tham gia sâu vào toàn bộ lĩnh vực game trên blockchain. Khi đó, khối lượng tài sản và người chơi tích lũy sẽ rất đáng kinh ngạc và có thể hình thành một cộng đồng khổng lồ.

Qua những phân tích trên, không khó để nhận thấy rằng GameFi có tiềm năng rất lớn về phát triển nội dung và xây dựng cộng đồng. Một số dự án lớn đã bắt đầu xây dựng sơ bộ và đạt được những thành tựu bước đầu. Có thể tin rằng các dự án GameFi tiếp theo sẽ tiếp tục nắm bắt xu hướng và mở ra nhiều tiềm năng hơn.

GameFi có tiềm năng phát triển trong tương lai

8. GameFi 2.0 và Metaverse: Xây dựng nền kinh tế thật hơn trong game

Sau nhiều năm phát triển, nhiều trò chơi GameFi đang dần hình thành theo hướng vũ trụ Metaverse. GameFi đang chuyển mình thành GameFi 2.0, có thể tích hợp khái niệm vũ trụ Metaverse và tiếp tục phát triển. Thế giới rộng lớn và phức tạp của GameFi Metaverse có thể tạo ra rất nhiều cốt truyện và bối cảnh khác nhau, đồng thời mô phỏng lại thế giới thực, đặc biệt là cơ cấu kinh tế giống như ngoài đời.

Nền kinh tế ổn định và có trật tự trong game sẽ là nền tảng cho toàn bộ dự án, tối ưu hóa cơ chế tài chính của GameFi và đảm bảo tính bền vững lâu dài.

GameFi đang dần phát triển theo hướng Metaverse

GameFi 2.0 có thể sẽ thiết kế các nhân vật và vật phẩm trong game để vừa tạo ra của cải, vừa tiêu dùng hàng hóa nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Để đảm bảo lưu thông tài sản, nhiều GameFi đã tạo ra cơ chế token kép: một token đóng vai trò là phương tiện giao dịch trong game để mô phỏng vòng kinh tế nội bộ thông qua việc phát hành, tiêu dùng và lạm phát; một token khác sẽ trở thành công cụ nhà phát triển dùng để kiểm soát.

Tiền mã hóa nhờ đó có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp như một cầu nối giữa không gian bên trong và bên ngoài trò chơi.

Ví dụ với Axie Infinity, mô hình kinh tế của họ vẫn đang được điều tiết ổn định. Token SLP của game đã được phát hành tới hàng chục lần trong một tháng, dẫn đến tăng doanh số nhưng cũng đồng nghĩa với lạm phát tăng. Để tránh nguy cơ sụp đổ, dự án này đã nhanh chóng phản ứng bằng cách trực tiếp giảm một nửa phần thưởng SLP, nhờ đó mức tiêu thụ và nguồn cung đã trở lại trạng thái cân bằng.

Sự bùng nổ hiện nay của GameFi không phải là một lâu đài trên không. Kể từ game CryptoKitties, đến nay GameFi đã đạt được nhiều bước tiến lớn qua nhiều thử nghiệm, tiếp thu từ những người đi trước để thế giới quan trong game ngày càng trở nên rộng lớn và linh hoạt hơn.

Các nhà phát triển dự án có thể kiểm soát và điều chỉnh game kịp thời bằng cách phát hành token và chính sách kinh tế, giữ vai trò kiểm soát vĩ mô. Đồng thời, thế giới trong game sẽ dần dần phát triển thành một “hệ thống phức hợp” với gia tăng người chơi, yếu tố và hoạt động mới.

Nhiều tựa GameFi đã ra đời tạo nhiều sự quan tâm cho cộng đồng

Dưới tác động của cả người chơi và nhà phát triển, toàn bộ game có thể duy trì tăng trưởng một cách ổn định và lành mạnh trong phạm vi nhất định. Việc xây dựng mô hình trò chơi của GameFi đang nhanh chóng “tạo ra một thế giới mới”.

Nền kinh tế phức tạp và hoàn chỉnh hơn cũng giúp cho bối cảnh trong game trở nên phong phú hơn, cốt truyện hoàn thiện hơn, trải nghiệm khi chơi hấp dẫn hơn, hình thành văn hóa xã hội và cộng đồng,.... Đó sẽ là một hệ sinh thái rất phong phú.

Tóm lại, nếu GameFi chỉ chú ý đến yếu tố tài chính và chỉ dựa vào doanh thu để thu hút người chơi thì ắt sẽ xảy ra tình trạng “lợi bất cập hại”. Ban đầu, GameFi nhận ra sự phát triển của DeFi bằng cách thêm vào các cơ chế trò chơi.

Nếu bạn muốn giữ chân người dùng và tiếp tục phát triển, bạn vẫn phải phát huy lợi thế của nó ở khía cạnh thuộc tính trò chơi. GameFi cần thực sự cung cấp cho người dùng trải nghiệm chơi game như các trò chơi truyền thống và tạo thành một hệ sinh thái cộng đồng do chính trò chơi tạo ra, chứ không chỉ mang lại doanh thu.

Cần phát triển thuộc tính trò chơi của GameFi để tiếp tục phát triển

9. TOP 5 tựa Gamefi 2.0 hấp dẫn trong năm 2022

Trải qua sự bùng nổ của GameFi vào năm 2021 cùng với những tựa game hấp dẫn như Thetan Arena hay Axie Infinity, rất nhiều người chơi đã có thể kiếm được tiền tại thị trường này.

Để bắt đầu tham gia chơi GameFi 2.0, bạn có thể tham khảo 5 tựa game được nhiều người đánh giá cao mà BHO Network sẽ giới thiệu ngay dưới đây nhé!

9.1 Wonderman Nation

Wonderman Nation là một game thuộc thể loại phiêu lưu hành động vui nhộn. Khi tham gia Wonderman Nation, bạn sẽ phải nhân giống các sinh vật được tìm thấy trên hành tinh lạ, sử dụng chúng trong các trận chiến hoặc giao dịch với người khác qua Marketplace.

Wonderman Nation có hai cơ chế chính là:

  • Free to play (chơi miễn phí).
  • Play to earn (chơi kiếm tiền).

Đặc biệt, trò chơi này sẽ có một cơ chế là "đặt cược" sinh vật NFT của mình rồi cho người khác thuê để sử dụng trong game.

Nếu người tham gia chiến thắng một trận với một sinh vật được đặt cược, tổng phần thưởng sẽ được chia cho người chiến thắng và cả người sở hữu sinh vật đó. Thêm vào đó, người chơi cũng có thể chơi với sinh vật không phải NFT mà kết quả vẫn được tính vào bảng xếp hạng.

Wonderman Nation là tựa game phiêu lưu, hành động

9.2 Gamepad

Gamepad là nền tảng chuyên biệt giúp chuyển game blockchain thành các bom tấn trên thị trường, hướng tới hệ sinh thái sống động xung quanh game của họ. Gamepad cũng chính là bệ phóng cho các tựa game blockchain, metaverse và guild game. Chính vì vậy, quyền quyết định dự án sẽ thuộc về đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và người chơi.

Gamepad tạo sự phát triển cho nhiều tựa game khác nhau

9.3 Sandstorm

Sandstorm là nền tảng nhiều chuỗi liên kết các thương hiệu và các nhà xây dựng Web3 và tạo cơ hội phát triển lãnh thổ trong thế giới GameFi cũng như Metaverse. Theo ông Steve McGarry - giám đốc điều hành của Sandstorm, nền tảng này đã tiếp cận được hơn 3 triệu người tham gia mỗi tháng, đạt hơn 50 triệu lượt giới thiệu thương hiệu cùng hơn 500 nhà xây dựng.

Sandstorm sở hữu lượng người tham gia lớn

9.4 Path

Path hoạt động dưới hình thức cộng đồng hỗ trợ khai thác trí tuệ gồm các trụ cột khác nhau. Ví dụ: các chi nhánh VC đầu tư vào các trò chơi ở giai đoạn đầu hoặc mạng lưới SuperGuild bao gồm những game thủ P2E và một nền tảng chuyên dụng để chơi game.

Path hỗ trợ cộng đồng khai thác phát triển trí tuệ

9.5 Virtue Alliance

Virture Alliance là tổ chức tự trị phi tập trung. Nền tảng này thu thập thông tin để phân tích tình hình kinh tế trong game nhằm hỗ trợ người chơi game có thể tăng thu nhập.

Những thông tin đó có thể giúp người tham gia xác định được các thiếu sót của của bản thân và cải thiện hiệu suất. Các trò chơi được hỗ trợ Virture Alliance bao gồm Axie Infinity, Illuvium, The Sandbox, Guild of Guardians và các trò chơi khác.

Virtue Alliance giúp người chơi cải thiện hiệu suất

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ GameFi 2.0 là gì cũng như những tựa GameFi 2.0 phổ biến trong năm 2022. BHO Network hy vọng rằng sau bài viết này, bạn đọc đã có thêm kiến thức về lĩnh vực này và đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất bạn nhé!

Xuất bản ngày 03 tháng 3 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare