logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Helium (HNT) là gì? Tổng hợp chi tiết thông tin về HNT Token

Helium (HNT) là gì? Tổng hợp chi tiết thông tin về HNT Token

  1. 1. Helium (HNT) là gì?
  2. 2. Helium được tạo ra để giải quyết vấn đề gì?
  3. 3. Helium đã giải quyết vấn đề như thế nào
  4. 3.1 Bằng chứng bảo hiểm (Proof of Coverage – PoC)
  5. 3.2 Bằng chứng về vị trí (Proof of Location – PoL)
  6. 3.3 Cơ chế đồng thuận Helium
  7. 3.4 WHIP
  8. 3.5 Heli DWN
  9. 4. Những sản phẩm của Helium
  10. 4.1 Helium Hotspot
  11. 4.2 Helium Console
  12. 4.3 LongFi
  13. 4.4 Helium Tabs
  14. 5. Thông tin chi tiết về HNT Token
  15. 5.1 Những chỉ số quan trọng của Token HNT
  16. 5.2 Phân bổ Token HNT
  17. 5.3 Bán Token HNT
  18. 5.4 Lịch mở Token HNT
  19. 5.5 Mục đích sử dụng Token HNT
  20. 6. Cách kiếm và sở hữu Token HNT
  21. 7. Ví lưu trữ và sàn giao dịch HNT Token
  22. 7.1 Ví lưu trữ HNT Token
  23. 7.2 Sàn giao dịch HNT Token
  24. 8. Lộ trình phát triển và những cập nhật mới
  25. 9. Đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư và đối tác
  26. 9.1 Đội ngũ phát triển dự án
  27. 9.2 Nhà đầu tư
  28. 9.3 Đối tác

Helium là gì?” chính là thắc mắc mà nhiều nhà đầu tư đặt ra khi tìm hiểu về thị trường tiền mã hóa. Dự án đã giải quyết được vấn đề với tính năng bằng chứng bảo hiểm và bằng chứng về vị trí. Bên cạnh đó, Token của Helium cũng sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật. Để tìm hiểu cụ thể về điều này, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. Helium (HNT) là gì?

Helium là mạng lưới không dây Peer-to-peer phi tập trung (Decentralized Wireless Network) và được xây dựng trên Blockchain. HNT hoạt động dựa vào Proof of Coverage và thuật toán đồng thuận mới trên HoneyBadger BFT. Dự án được xây dựng để định tuyến dữ liệu cho thiết bị IoT tầm xa (Internet of Thing) công suất thấp.

Helium là mạng lưới không dây Peer-to-peer phi tập trung

2. Helium được tạo ra để giải quyết vấn đề gì?

Mục đích hoạt động của Helium là tạo ra một mạng lưới toàn cầu và các điểm phát sóng (Hotspots) phân tán sóng không dây công cộng, tầm xa cho thiết bị IoT hỗ trợ LoRaWAN. Các điểm phát sóng sẽ được trả thưởng bằng Token gốc của Helium Blockchain (HNT).

Mục đích hoạt động của Helium là tạo ra một mạng lưới toàn cầu

3. Helium đã giải quyết vấn đề như thế nào

Các thành phần của mạng phải đảm bảo việc sẽ thực hiện các nhiệm vụ một cách liền mạch và không gặp các trở ngại nào. Chính vì thế, Helium đã giải quyết được nhiều vấn đề mà các dự án khác còn vướng mắc. Cụ thể như sau:

3.1 Bằng chứng bảo hiểm (Proof of Coverage – PoC)

Proof of Coverage (PoC) là thuật toán được dự án này áp dụng. Thuật toán đặc biệt này có chức năng xác minh các Hotspot trong mạng có thực hiện đúng như những gì họ cam kết hay không. Với PoC, mạng Helium và Blockchain có thể tận dụng các thuộc tính được cung cấp bởi tần số vô tuyến và tạo ra bằng chứng hữu ích cho mạng và người dùng.

3.2 Bằng chứng về vị trí (Proof of Location – PoL)

Thuật toán này cho phép định vị vị trí địa lý của các thiết bị có phần cứng tốn kém. Các thiết bị này có thể phát đi các trạng thái như an toàn, không đổi hoặc xác minh vị trí tại một thời điểm cụ thể. Tất nhiên, Blockchain của HNT sẽ ghi lại tất cả các sự kiện đã diễn ra.

Các thiết bị có thể phát đi những trạng thái như an toàn, không đổi hoặc xác minh vị trí

3.3 Cơ chế đồng thuận Helium

Cơ chế đồng thuận của mạng Helium hoạt động theo các nguyên tắc nhất định:

  • Các Hotspots hoạt động theo các quy tắc đồng thuận của Helium. Các thông số kỹ thuật cũng có thể tham gia miễn phí vào mạng.
  • Mạng không cung cấp ưu đãi cho việc tận dụng các yếu tố như chi phí năng lượng thấp hoặc xây dựng phần cứng bổ sung ở một địa điểm.
  • Giao thức cần phải có khả năng chống lại một số lỗi của Byzantine. Do đó, mạng HNT đang sử dụng Honey Badger BFT, một biến thể ưu việt của BFT.

3.4 WHIP

WHIP là một giao thức mạng không dây nguồn mở và tuân thủ theo các tiêu chuẩn được thiết kế cho những thiết bị tiêu thụ điện năng vừa và thấp trên các khu vực rộng lớn.

WHIP là một giao thức mạng không dây nguồn mở

3.5 Heli DWN

Mạng dây phi tập trung của Helium (DWN) cung cấp khả năng truy cập không dây vào Internet cho các thiết bị thông qua một số công cụ độc lập. Heli DWN cũng đóng vai trò chỉ định mạng Helium và các thông số kỹ thuật WHIP. Tất cả người tham gia trên mạng đều phải tuân theo các quy tắc đó.

Tham khảo: Aspo World (ASPO) là gì? Tổng hợp thông tin về tựa game NFT

4. Những sản phẩm của Helium

Những sản phẩm được tạo ra bởi dự án Helium là gì? Dự án đã mang đến cộng đồng nhiều tính năng nổi bật, đặc biệt là các sản phẩm như Helium Hotspot, Helium Console, LongFi và Helium Tabs.

4.1 Helium Hotspot

Hotspot là một thiết bị phần cứng có giá thành khá rẻ do dự án này phát triển và phân phối. Thiết bị còn là công cụ hữu ích để khai thác Token HNT nhằm mang về thu nhập thụ động cho người dùng.

Hotspot là một thiết bị phần cứng có giá thành khá rẻ

4.2 Helium Console

Console là công cụ quản lý và điều hành các thiết bị. Các nhà phát triển có thể tự do đăng ký, xác thực và quản lý thiết bị của họ trên mạng Helium. Ngoài ra, công cụ này cung cấp các kết nối sẵn có để định tuyến dữ liệu thiết bị thông qua HTTP hoặc MQTT. Các tính năng của Console bao gồm:

  • Tổ chức cấu trúc với nhãn và cấp quyền sử dụng cho người dùng.
  • Đăng ký ID của thiết bị và xác thực an toàn.
  • Hỗ trợ mọi người sử dụng Data Credits trong mạng.

Console là công cụ quản lý và điều hành các thiết bị

4.3 LongFi

LongFi là sản phẩm có chức năng kết hợp giao thức LoRaWAN với Blockchain của HNT để cho các thiết bị có thể truyền dữ liệu dễ dàng trong hệ thống mạng. Các tính năng cụ thể của LongFi gồm:

  • Sản phẩm cho phép người dùng tích hợp các thiết bị khác nhau một cách dễ dàng mà không yêu cầu cấu hình bổ sung hoặc bên thứ ba.
  • Các thiết bị tích hợp ánh xạ cùng ID sẽ được lưu trữ ở Blockchain nên có thể đưa dữ liệu trong mạng đến bất kỳ Hotspot nào.
  • LongFi cho phép người dùng khai thác Token HNT khi thiết bị truyền dữ liệu qua mạng.
  • Các thiết bị và cảm biến LoRaWAN đều có thể truyền dữ liệu trong mạng với cấu hình tối thiểu.

4.4 Helium Tabs

Tabs là một chương trình theo dõi vị trí của đối tượng được kết nối với mạng Helium. Tính năng này có khả năng theo dõi nhiều đối tượng như chó mèo, chìa khóa, hành lý hoặc các tài sản khác trong phạm vi mà mạng có phủ sóng.

Tabs là một chương trình theo dõi vị trí của đối tượng được kết nối với mạng Helium

Xem thêm: Token WIN là gì? Thông tin chi tiết về WINkLink

5. Thông tin chi tiết về HNT Token

Để trả lời cho câu hỏi “Token HNT là gì?”, người dùng cần biết được một số thông tin về Token này như các chỉ số quan trọng, tỷ lệ phân bổ, lịch mở và bán của HNT Token. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này:

5.1 Những chỉ số quan trọng của Token HNT

Những chỉ số quan trọng của Token sẽ là căn cứ để bạn hiểu hơn về HNT, cụ thể:

  • Token Name: HNT Token.
  • Ticker: HNT.
  • Blockchain: Helium Blockchain.
  • Token Standard: Đang cập nhật.
  • Contract: Đang cập nhật.
  • Token Type: Native.
  • Total Supply: Not fixed.
  • Circulating Supply: 45,159,766 HNT.

5.2 Phân bổ Token HNT

HNT sẽ được đội ngũ dự án phân phối tại ba lĩnh vực khác nhau, cụ thể là:

  • Truyền dữ liệu mạng (30%): HNT Token được phát hành khi truyền các gói lên Internet.
  • Cơ sở hạ tầng của điểm phát sóng (35%): Token HNT được thưởng cho việc tham gia và phát triển thử nghiệm PoC.
  • Helium Inc. và Nhà đầu tư (35%): Phần Token còn lại được bảo mật và chuyển cho đội ngũ sáng lập, nhà đầu tư và các tổ chức.

35% lượng Token HNT sẽ được thưởng cho việc tham gia và phát triển thử nghiệm PoC

5.3 Bán Token HNT

HNT không bán Token trước. Tuy nhiên, Tokens Security của Helium đã được bán cho nhiều nhà đầu tư từ năm 2014 đến 2020. Từ đó, nhóm phát triển đã huy động được $55M. Ngoài ra, HST Holders sẽ nhận được 34% của Mining Rewards (nhà đầu tư nhận 21,50%, phần còn lại chia cho Team dự án).

5.4 Lịch mở Token HNT

Token HNT sẽ được mở dần theo thời gian với lịch trình cụ thể như sau:

Token sẽ được mở dần theo thời gian

5.5 Mục đích sử dụng Token HNT

Helium Token (HNT) là Native Token của Helium Blockchain. HNT được sử dụng với 2 mục đích như sau:

  • Mining Rewards: Hotspot sẽ kiếm HNT bằng cách xây dựng, bảo mật cơ sở hạ tầng mạng lưới và chuyển giao dữ liệu.
  • Thanh toán cho các dịch vụ mạng lưới: HNT Token được sử dụng để tạo ra Data Credits, chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí dịch vụ.

Lưu ý: Trước khi Data Credits chính thức ra mắt vào tháng 8/2020 thì Hotspots sẽ không thu phí dịch vụ mạng lưới.

6. Cách kiếm và sở hữu Token HNT

Mọi người có thể kiếm Token này thông qua việc làm Hotspots. Để nhận được HNT, Hotspots cần phải gửi Proof of wireless coverage ở địa điểm và thời gian đã xác minh bằng mật mã.

Số lượng HNT thưởng cho người dùng dựa trên chất lượng vùng phủ sóng Hotspots cung cấp và LongFi Sensor Data được vận chuyển đến các thiết bị trên mạng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể mua trên các sàn giao dịch có hỗ trợ HNT.

Người dùng có thể kiếm Token này thông qua việc làm Hotspots

Tham khảo: OM coin là gì? Toàn tập về dự án Mantra DAO (OM)

7. Ví lưu trữ và sàn giao dịch HNT Token

Ví lưu trữ và sàn giao dịch chính là hai thông tin được nhiều nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu về HNT Token là gì. Nội dung ngay sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này:

7.1 Ví lưu trữ HNT Token

HNT là Token trên Blockchain Helium. Do đó, bạn có thể lưu trữ trên Ví Mew, ví Coinbase, Sollet wallet, Metamask, Ví Blockchain, Ví Binance,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trữ HNT trên ví của một số sàn giao dịch có hỗ trợ.

7.2 Sàn giao dịch HNT Token

Hiện nay, bạn có thể giao dịch Token HNT trên các sàn giao dịch có hỗ trợ như Crypto.com, Gate.io, Binance, Exchange, FTX hay KuCoin.

Bạn có thể giao dịch HNT Token trên Gate.io

8. Lộ trình phát triển và những cập nhật mới

Lộ trình phát triển của dự án sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về HNT. Nội dung sẽ được chia làm 3 giai đoạn là 2019, 2020 và 2021. Cụ thể như sau:

2019

  • Helium Blockchain Mainnet chính thức hoạt động.
  • Austin là địa điểm đầu tiên được triển khai mạng Helium toàn thành phố.
  • Phát hành hầu hết những thành phần của mạng bằng hình thức phần mềm và phần cứng mã nguồn mở.
  • Triển khai hệ thống mạng tại San Francisco và New York.

2020

  • Cho phép mọi LoRaWAN Gateway tham gia vào mạng.
  • Phát hành Google Cloud Platform và tích hợp cả Microsoft Azure.
  • Triển khai và cải tiến libp2p bao gồm chuyển sang Kademlia Distributed Hash.
  • Phát hành nhiều bản cập nhật mới dành cho thuật toán PoC và Staking.
  • Tích hợp các công nghệ không dây như Wifi 6, 5G/LTE.

2021

Năm 2021, Helium đã triển khai rất nhiều kế hoạch mới. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại https://www.helium.com/roadmap.

Helium Blockchain Mainnet chính thức hoạt động chính thức hoạt động vào năm 2019

Tham khảo: Astar Network & Shiden Network là gì? Chi tiết về ASTR & SDN

9. Đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư và đối tác

Đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư và đối tác luôn nhận được sự quan tâm từ đông đảo người dùng. Những cái tên có uy tin sẽ mang đến sự tin cậy cao cho dự án. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.

9.1 Đội ngũ phát triển dự án

Dự án sở hữu đội ngũ cốt lõi là 3 gương mặt có tiếng trong lĩnh vực tiền mã hóa. Họ góp phần to lớn đối với việc tạo nên những bước tiến nổi bật của HNT.

  • Amir Haleem (CEO & CO-FOUNDER): Trước khi tạo nên Helium, Amir từng làm việc trong ngành trò chơi điện tử với vai trò Giám đốc công nghệ tại Diversion.
  • Marc Nijdam (CTO): Ông là nhà lãnh đạo công nghệ có hơn 25 năm kinh nghiệm. Trước đây, Marc Nijdam từng nghiên cứu thương mại hóa tại Hewlett-Packard và là người đứng sau một số sản phẩm, dịch vụ của Qualcomm.
  • Frank Mong (COO): Ông đang là người chịu trách nhiệm bán hàng, marketing và phát triển kinh doanh cho dự án. Trước khi tham gia vào dự án, Frank đã có 20 năm trong lĩnh vực an ninh mạng gồm vị trí CMO tại Hortonworks, SVP Marketing tại Palo Alto Networks và VP/GM bảo mật tại HP.

Chân dung CEO Amir Haleem

9.2 Nhà đầu tư

Dự án Helium đã huy động vốn từ nhiều công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng hiện nay, bao gồm FirstMark Capital, Khosla Ventures, GV (Google Ventures), HSB / MunichRe Ventures và những công ty khác.

HNT nhận được sự đầu tư từ GV

9.3 Đối tác

Đối tác của dự án bao gồm nhiều tổ chức ở các lĩnh vực khác nhau. Mỗi sự hợp tác đều có một sứ mệnh riêng trong việc phát triển nền tảng.

  • Nestle ReadyRefresh: Là một trong những khách hàng đầu tiên sử dụng mạng Helium để theo dõi nước ở Connecticut.
  • Agulus: Sử dụng mạng Helium để tự động hóa quá trình phân phối nước dựa trên cảm biến không dây có kết nối Helium Hotspots.
  • Lime: Cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp, xe tay ga trên toàn cầu. Lime dùng mạng Helium để tìm xe đạp cùng như xe tay ga bị mất.
  • Conserv: Kết nối với mạng Helium để cấp thêm thông tin về các tác phẩm nghệ thuật.
  • Careband: Mang đến cho người tiêu dùng thiết bị đeo tay không dây có thể theo dõi vị trí và nhiệt độ của người làm việc trong môi trường bệnh viện hoặc văn phòng. Careband sử dụng hệ thống mạng để theo dõi vị trí của thiết bị đeo tay.
  • BCycle: Cung cấp các dịch vụ chia sẻ xe đạp tại Hoa Kỳ. BCycle đang sử dụng mạng Helium để theo dõi hệ thống xe đạp.

Nestle ReadyRefresh: Là một trong những khách hàng đầu tiên của dự án

Những bài viết cùng chủ đề:

Bài viết về “Helium là gì?” đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới lạ về mạng dưới không dây phi tập trung này. Với những ưu điểm của dự án, Helium hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường tiền mã hóa, hãy truy cập website của BHO Network để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xuất bản ngày 24 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare