- Blog
- Tin tức Crypto
- Hợp đồng quyền chọn là gì? Thông tin về Option Contract
Hợp đồng quyền chọn là gì? Thông tin về Option Contract
- 1. Hợp đồng quyền chọn là gì?
- 2. Phân loại quyền chọn (Options)
- 3. Một hợp đồng quyền chọn gồm những thành phần gì?
- 4. Giao dịch quyền chọn hoạt động như thế nào?
- 5. Hợp đồng quyền chọn có những đặc điểm gì?
- 5.1 Ưu điểm
- 5.2 Nhược điểm
- 6. Các chiến lược giao dịch quyền chọn cơ bản
- 6.1 Hedging - Phòng ngừa rủi ro
- 6.2 Đầu cơ
- 7. Phí thực hiện quyền chọn
- 8. Các kiểu quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là gì? Là trong những sản phẩm của chứng khoán phải sinh. Vậy các giao dịch quyền chọn diễn ra như thế nào? Chắc hẳn các nhà đầu tư vẫn còn mơ hồ về những khái niệm này và thông qua bài viết dưới đây BHO Network sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Option Contract.
1. Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là một điều thỏa thuận mà trong đó nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá đã được xác định trước và có thể xảy ra trước đó hoặc tại một thời điểm nhất định nào đấy.
Các nhà đầu tư khi mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ, mà nó thường được sử dụng để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ở các vị thế hiện tại hoặc là được dùng để đầu cơ giá.
2. Phân loại quyền chọn (Options)
Có hai loại quyền chọn cơ bản đó là quyền chọn mua và quyền chọn bán:
- Quyền chọn mua (Call Options): cho phép người chủ sở hữu hợp đồng có quyền được mua các tài sản đảm bảo trong tương lai tại một mức giá đã định trước đó.
- Quyền chọn bán (Put Options): cũng giống như quyền chọn mua thì quyền chọn bán cho phép người chủ sở hữu hợp đồng có quyền được bán các tài sản được đảm bảo trong tương lai tại một mức giá đã định trước đó.
Vì vậy, các nhà đầu tư thường:
- Mua quyền chọn mua khi dự đoán giá của tài sản cơ sở tăng
- Mua quyền chọn bán khi dự đoán giá của tài sản cơ sở giảm
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng kết hợp cả hai loại hợp đồng này để mang đến lợi ích cho họ dựa vào dự đoán về sự biến động của thị trường.
3. Một hợp đồng quyền chọn gồm những thành phần gì?
Một hợp đồng quyền chọn bao gồm ít nhất bốn thành phần: Ngày đáo hạn, kích cỡ, giá thực hiện và chi phí thực hiện quyền chọn.
- Kích cỡ (Volume): của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch
- Ngày đáo hạn (Expiry Price): là ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn nữa
- Giá thực hiện (Strike Price): là giá thỏa thuận mà tài sản sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp khi mà người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn)
- Phí thực hiện hợp đồng (Premium): là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nhà đầu tư phải trả số tiền đó để có được quyền chọn. Vì thế, người mua sẽ có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn và phí này sẽ biến động khi mà càng đến gần ngày đáo hạn
Xem thêm: EVM là gì? Tìm hiểu về Ethereum Virtual Machine
4. Giao dịch quyền chọn hoạt động như thế nào?
Chúng ta có thể chia làm 2 trường hợp xảy ra khi đã mua một hợp đồng quyền chọn:
- Nếu giá 'thực hiện > giá trị trường', nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn và hợp đồng được coi là vô dụng. Khi hợp đồng không thực hiện được thì người mua sẽ mất phí quyền mua chọn mà họ đã bỏ ra thanh toán để mua vị thế đó.
- Nếu giá 'thực hiện < giá thị trường', nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở tại mức giá rẻ và sau đó cộng cả phí thực hiện quyền chọn, họ có thể chọn thực hiện hợp đồng nhằm kiếm lợi nhuận.
Một điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù người mua có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua và quyền chọn bán của mình, nhưng người bán vẫn phải thực hiện vị thế nếu người mua quyết định thực hiện.
Do đó, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì người bán cũng có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở. Tương tư, nếu một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán sau đó thực hiện nó thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng.
Có nghĩa là người bán quyền chọn chịu những rủi ro cao hơn so với người mua. Trong khi mức thua lỗ của người mua quyền chọn thì chỉ nằm trong giới hạn ở giá trị của phí mua quyền chọn từng thanh toán để mua hợp đồng, và người bán quyền chọn có thể mất nhiều hơn tùy thuộc vào giá trên thị trường của tài sản.
Trong một số hợp đồng cho phép nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn của chính mình ở bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Những hợp đồng như thế thường được gọi là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ. Trái lại, các hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
5. Hợp đồng quyền chọn có những đặc điểm gì?
Trên thị trường Việt Nam chưa thực sự phổ biến về những đặc điểm của hợp đồng quyền chọn. Hiểu được những ưu – nhược điểm của sản phẩm chứng khoán phái sinh này sẽ giúp nhà đầu tư có những chuẩn bị và chiến lược giao dịch hiệu quả.
5.1 Ưu điểm
- Hợp đầu quyền chọn được nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa rủi ro thị trường cho các vị thế có sẵn.
- Bên cạnh đó, hợp đầu quyền chọn cũng cho phép nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc đầu cơ giá tài sản cơ sở.
- Được phép kết hợp nhiều cách và chiến lược giao dịch với các cơ chế rủi ro hay phần thưởng riêng biệt.
- Tiềm năng thu về lợi nhuận từ tất cả các xu hướng thị trường gia tăng, giảm hoặc không đổi.
5.2 Nhược điểm
- Việc tính toán phí hợp đồng và cơ chế làm việc không phải lúc nào cũng dễ hiểu.
- Xảy ra nhiều rủi ro đặc biệt đối với người bán.
- Về chiến lược giao dịch phức tạp hơn khi được so sánh với các lựa chọn thay thế thông thường.
- Thị trường quyền chọn thường có ảnh hưởng bởi mức độ thanh khoản thấp làm cho chúng trở nên kém hấp dẫn hơn trong hầu hết các nhà giao dịch.
- Khi gần đến ngày đáo hạn hợp đồng thì giá trị của phí hợp đồng quyền chọn có nhiều biến động và xu hướng giảm.
6. Các chiến lược giao dịch quyền chọn cơ bản
Các nhà đầu tư thường sử dụng nhiều chiến lược giao dịch với mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Hãy cùng BHO Network tìm hiểu rõ hơn về các chiến lược giao dịch này dưới đây:
6.1 Hedging - Phòng ngừa rủi ro
Hợp đồng quyền chọn được sử dụng rất phổ biến, nó như là công cụ phòng ngừa rủi ro. Các nhà đầu tư mua quyền chọn bán đối với những vị thế mà đang nắm giữ. Nếu như tổng giá trị của vị thế mà họ nắm giữ đang giảm do giá giảm thì có thể thực hiện tùy chọn bán để giúp thảm thiểu sự thua lỗ.
6.2 Đầu cơ
Ngoài ra, hợp đồng quyền chọn cũng có thể được sử dụng cho buôn bán đầu cơ. Chẳng hạn, nếu một nhà đầu tư tin rằng giá của một tài sản sắp tăng thì họ có thể mua quyền chọn mua.
- Nếu giá của tài sản tăng cao hơn với giá thực hiện hợp đồng thì khi đó nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và mua tài sản với mức giá rẻ.
- Nếu thị trường không đi theo ý muốn của các nhà đầu tư thì họ có thể bỏ quyền thực hiện quyền chọn và chỉ lỗ một khoản phí.
7. Phí thực hiện quyền chọn
Giá trị của phí thực hiện quyền chọn bị các yếu tố khác ảnh hưởng đến. Chúng ta có thể giả định rằng phí thực hiện quyền chọn phụ thuộc vào các yếu tố sau: giá tài sản cơ sở, giá thực hiện, biến động của thị trường (hoặc chỉ số) tương ứng và thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn. Đối với phí thực hiện các quyền chọn mua và bán thì bốn thành phần này có tác động rất khác nhau, nó được thể hiện trong bảng minh họa dưới đây
Thực tế rằng, giá thực hiện và giá tài sản có tác động đến phí thực hiện quyền chọn theo cách đối lập nhau. Khi thời gian đến ngày đáo hạn giảm thì phí thực hiện quyền chọn mua và quyền chọn bán đều sẽ giảm.
Lý do cho điều này chính là bởi vì các nhà giao dịch có xác suất thấp hơn để các hợp đồng được diễn ra mà qua đó phải mang lại lợi ích cho họ. Hơn nữa, mức biến động của thị trường lớn thường sẽ khiến phí thực hiện quyền chọn tăng cao. Vì vậy, phí thực hiện hợp đồng quyền chọn là kết quả của bốn yếu tố này kết hợp với những ảnh hưởng khác.
Xem thêm: Play to Earn là gì? Cách kiếm tiền khủng từ game Play to Earn
8. Các kiểu quyền chọn
Có 2 kiểu quyền chọn chính mà chúng ta cần biết đó là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu âu:
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): là người mua được thực hiện quyền vào bất cứ thời điểm nào đó trước ngày đáo hạn.
- Quyền chọn kiểu châu u (European Option): là người mua chỉ có thể thực hiện quyền đó vào đúng ngày đáo hạn.
Bên cạnh đó, còn có thêm một số kiểu quyền chọn đặc biệt khác phải kể đến như: Quyền chọn rào cản (Barrier Option), Quyền chọn châu Á (Asian Option), Quyền chọn kép (Binary Option), Quyền chọn Bermudan (Bermudan Option), Quyền chọn tiêu chuẩn (Vanilla Option), Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option).
Mỗi kiểu quyền chọn sẽ có một đặc tính riêng biệt nhất định, trong đó, có 2 kiểu quyền chọn có thể bạn đã từng nghe qua hay cảm thấy quen thuộc là Binary Option và Vanilla Option.
-
Quyền chọn tiêu chuẩn (Vanilla Option): Đây là tên gọi chung cho tất cả các kiểu quyền chọn được kể trên, ngoại trừ Exotic Option (quyền chọn kỳ cục). Vì kiểu quyền chọn này có một số cấu trúc tài chính khá phức tạp nên được xếp riêng vào một kiểu quyền chọn khác. Thỉnh thoảng, người ta cũng sẽ chỉ xếp quyền chọn kiểu Mỹ và châu u vào loại Vanilla Option.
-
Quyền chọn kép (Binary Option):
- Hay được gọi là quyền chọn nhị phân. Là một dạng quyền chọn với tính chất “tất cả hoặc không có gì”. Theo đó, nếu giá trị của tài sản cơ sở thỏa mãn điều kiện đã định trước từ lúc ký hợp đồng tại thời điểm đáo hạn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ được thanh toán từ hợp đồng.
- Ngược lại, nếu không thì sẽ chẳng có gì cả. Trên thị trường, quyền chọn nhị phân hiện nay cũng đang hoạt động dựa trên nguyên tắc này nhưng có một số đặc điểm riêng của thị trường này và còn phụ thuộc vào cả những sàn BO.
Những bài viết liên quan:
- DAG là gì? Ứng dụng Directed Acyclic Graph trong Crypto
- DMI là gì? Kiến thức tổng quan về chỉ báo DMI
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu hợp đồng quyền chọn là gì, phân loại, ưu - nhược điểm của loại hợp đồng này. Trước khi sử dụng các loại hợp đồng này, các nhà giao dịch nên hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó như thế nào để mang lại lợi nhuận tốt nhất có thể. Hy vọng qua bài viết này BHO Network đã giúp các nhà đầu tư đúc kết ra những kiến thức riêng của mình và có được kế hoạch đầu tư tối ưu nhất.
Xuất bản ngày 02 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan