logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. EVM là gì? Tìm hiểu về Ethereum Virtual Machine

EVM là gì? Tìm hiểu về Ethereum Virtual Machine

  1. 1. EVM là gì?
  2. 2. EVM Blockchain là gì?
  3. 2.1 Những lợi ích đối với người dùng
  4. 2.2 Lợi ích đối với Developers & Team dự án
  5. 3. Phân tích về EVM Blockchain
  6. 3.1 Các giải pháp layer 2
  7. 3.2 Các EVM Blockchain chạy độc lập
  8. 3.3 Rủi ro và hạn chế của EVM Blockchain
  9. 3.4 Hai kiểu dự án chạy nhiều EVM Blockchain
  10. 4. Các trường hợp sử dụng của EVM
  11. 4.1 Mã Token ERC-20
  12. 4.2 Sàn giao dịch phi tập trung
  13. 4.3 Mã Token ERC-721
  14. 5. Non-EVM Blockchain là gì?
  15. 5.1 Khái niệm
  16. 5.2 Tìm hiểu lợi ích và hạn chế
  17. 6. Cơ hội của những dự án Non-EVM Blockchain

EVM là gì? Chắc hẳn, những ai đã từng tìm hiểu về Ethereum sẽ không còn xa lạ với thuật ngữ trong Crypto Ethereum Virtual Machine (EVM). Nhưng để khám phá những lợi ích và hạn chế của hệ sinh thái EVM thì không phải điều dễ dàng, hãy cùng BHO Network tìm hiểu kĩ hơn về EVM Blockchain và Non-EVM Blockchain qua bài viết này nhé!

1. EVM là gì?

EVM (Ethereum Virtual Machine) là một máy ảo Ethereum. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn là các EVM có vai trò trung gian trong việc giao dịch giữa các hợp đồng thông minh ở trên mạng lưới Ethereum. Với mỗi một Ethereum Node sẽ được trang bị EVM riêng để đảm bảo tính bảo mật cũng như phi tập trung của mạng lưới.

Thông thường, các hợp đồng thông minh của Ethereum sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity nên các EVM có vai trò dịch code sang bytecode. Chúng giống mã nguồn của máy tính và sẽ được lưu các opcode để Ethereum có thể trực tiếp hiểu và thực hiện lệnh điều khiển dễ dàng.

2. EVM Blockchain là gì?

EVM Blockchain là các Blockchain có thể tương thích với máy ảo Ethereum, đồng nghĩa với việc các hợp đồng thông minh ở trên mạng lưới Ethereum có thể chạy được trên các Blockchain đó. Nói cụ thể hơn, chỉ cần chỉnh sửa một chút thì các Dapps trên Ethereum có thể chạy được trên EVM Blockchain.

Một số ví dụ về EVM Blockchain mà bạn đọc nên biết như Fantom, Celo, Avax C-Chain, BSC,...

Ngoài ra, vì Ethereum đang là một hệ sinh thái hàng đầu hiện nay, với hơn trăm dự án từ nhỏ tới lớn, đang có tổng TVL của cả hệ là 158 tỷ USD, chiếm hơn 65% thị trường DeFi. Điều này đã cho thấy Ethereum quả là một mảnh đất màu mỡ, rất nhiều Blockchain khác muốn được liên kết tới đó.

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm của EVM và EVM Blockchain, chúng ta hãy xem liệu máy ảo của Ethereum đem lại lợi ích gì cho người dùng cũng như đội ngũ phát triển dự án.

2.1 Những lợi ích đối với người dùng

Cảm giác quen thuộc: Nếu bạn đã từng sử dụng qua các Dapps của Ethereum thì chắc chắn sẽ dễ dàng thao tác bởi các sản phẩm tại EVM Blockchain bởi các nhà phát triển sẽ giữ nguyên giao diện và tính năng của chúng.

Giải quyết phí gas và tốc độ giao dịch:

  • Hiện nay, Ethereum đang vấp phải những hạn chế cần khắc phục như phí giao dịch quá cao (có thể lên tới 100 USD nếu mạng lưới này bị tắc nghẽn) hoặc là tốc độ giao dịch rất chậm. Những điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm của các bạn!
  • Thêm vào đó, các Blockchain ra mắt sau sẽ nổi bật hơn về công nghệ cũng như đã được nhà phát triển giải quyết những hạn chế còn tồn tại của Ethereum. Đặc biệt hơn là khi tương thích được với hệ sinh thái EVM thì khả năng mở rộng của các Blockchain này càng được củng cố hơn.

Có thêm tiện ích và sản phẩm mới: Các Blockchain mới này sẽ mang lợi thế về mặt công nghệ thì có nhiều ý tưởng mới được khai triển.

2.2 Lợi ích đối với Developers & Team dự án

Không mất thời gian làm quen: Đối với người dùng dù mới hay đã thành thạo cũng sẽ tốn nhiều thời gian để nghiên cứu và làm quen với một ngôn ngữ lập trình mới. Tuy nhiên, với công nghệ EVM, người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng giữa các Blockchain dễ dàng hơn.

  • Nhận diện thương hiệu: Sản phẩm của team dự án khi được khai triển trên các Blockchain, về giao diện vẫn giữ nguyên hoặc thay đổi tùy theo yêu cầu của dự án. Vì vậy thay vì lập một dự án mới thì chỉ cần một chút sửa đổi sao cho phù hợp là có thể thực hiện dự án trên Ethereum lên trên EVM Blockchain.
  • Sản phẩm sẽ được nhân rộng: Ngoài ra, thay vì bị giới hạn trong một Blockchain nhất định thì sản phẩm của team dự án sẽ được phát triển ra các Blockchain khác để mở rộng sức ảnh hưởng và thu hút nhiều người dùng hơn.

Xem thêm: Play to Earn là gì? Cách kiếm tiền khủng từ game Play to Earn

3. Phân tích về EVM Blockchain

Như ở những phần trước, các bạn đã hiểu được lợi ích của EVM đem lại cho team dự án và người dùng và cách hoạt động của hệ sinh thái EVM. Vậy có những EVM Blockchain nào có trong thị trường crypto hiện nay? Có hai loại EVM Blockchain đó là: Các giải pháp layer và EVM Blockchain chạy độc lập.

3.1 Các giải pháp layer 2

Tại thời điểm hiện nay có rất nhiều EVM Blockchain. Nhiều nhất phải nói tới các giải pháp layer 2 dành riêng cho Ethereum bởi vì chúng xây dựng được trên nền tảng này và dễ dàng tiếp thu những ưu điểm và khắc phục nhược điểm.

Qua ảnh trên, bạn có thể thấy chi tiết các giải pháp mở rộng cho Ethereum. Tuy nhiên, BHO Network chỉ đưa ra những dự án nổi bật nhất và có những thành công nổi bật gần đây:

  • Starkware: Nền tảng Derivatives dYdX đã xây dựng trên Starkware và cực kỳ thành công, mặc dù trước đó, trên Ethereum thì không nhận được nhiều sự chú ý. Vì vậy mà Starkware đã khẳng định được tên tuổi của mình trong thị trường crypto.
  • Arbitrum: Hiện nay đã có rất nhiều dự án lựa chọn Arbitrum để mở rộng sản phẩm của họ. Một số dự án nổi bật không thể không nói tới như Sushi, AnySwap, Synapse,... Đặc biệt nhất, phải kể đến Abracadabra và Curve Finance đang dẫn đầu xu hướng DeFi.

Có thể thấy, các giải pháp layer 2 của Ethereum đang có những thành công nhất định khi các dự án trên Ethereum đã có thể khai triển nền tảng riêng trên các lớp giải pháp. Điều này như thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái Ethereum nói chung và các dự án layer 2 nói riêng.

3.2 Các EVM Blockchain chạy độc lập

Khác với dự án các giải áp layer 2 trên Ethereum, những EVM Blockchain chạy độc lập lại xây dựng nền tảng và thiết kế Blockchain riêng nên sẽ có sự khác biệt rõ ràng. Ví dụ về các EVM Blockchain chạy độc lập hiện nay là Binance Smart Chain (BSC), Polygon, Near Protocol,...

BNB Chain:

  • BNB Chain là ví dụ điển hình của một EVM Blockchain đã đạt được rất nhiều thành công với hơn 19 tỷ USD giá trị TVL, trên bảng xếp hạng chỉ đứng sau Ethereum.
  • Hệ sinh thái BSC hiện tại có hơn 900 ứng dụng DeFi, trong đó có hơn 50 dự án sàn giao dịch DEXs và thành công nhất phải nói tới dự án DEX PancakeSwap có những khoảng thời gian TVL lên đến hơn 5 tỷ USD.

Tuy nhiên, với hơn 50 dự án DEXs trong Binance Smart Chain gần như sao chép bản fork từ các dự án khác qua EVM. Điều này đã gây ra sự phân mảnh của TVL và làm hệ sinh thái bị loãng khi mà người dùng có quá nhiều sản phẩm tương tự nhau.

Polygon:

  • Lúc đầu, Polygon chỉ được coi là một giải pháp layer 2 của Ethereum nhưng hiện giờ, mạng này đã có thể thanh toán phí giao dịch bằng MATIC (Token chính của chúng) nên được coi là một Blockchain tách biệt với Ethereum.
  • Điển hình là dự án NFT marketplace OpenSea, được phát triển trên hệ sinh thái Ethereum và đã rất thành công trong thời điểm hiện tại với volume lên tới gần 3.5 tỷ USD và trên Polygon với hơn 50 triệu USD. Điều này cho thấy OpenSea đã bắt đầu mở rộng thị trường và đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu.

Near Protocol: Dự án Aurora EVM lại được coi là mảnh ghép đặc biệt quan trọng trên Near Protocol bởi nó giúp cho dự án này tương thích được với EVM. Điều này có nghĩa là Aurora EVM có thể thu hút các Dapps về hệ sinh thái Near Protocol phát triển sản phẩm của họ.

Qua ba ví dụ về EVM Blockchain, chắc hẳn, bạn đã nắm được những ưu điểm của việc tương thích với EVM. BHO Network xin tóm tắt lại nội dung như sau:

  • Thu hút được rất nhiều dự án: Lúc này, các Dapps sẽ lần lượt “đổ” về các các EVM Blockchain. Như ví dụ về Aurora trước đó, sau khi hoàn tất việc tương thích EVM vào Near Protocol thì hàng loại dự án đã được triển khai trên Near.
  • Thu hút các nhà phát triển: Họ chính là những người xây dựng chủ chốt, có nhiệm vụ đóng góp rất lớn vào sự phát triển sản phẩm và hệ sinh thái dài hạn.
  • Tận dụng được network effect của Ethereum: Ai cũng biết Ethereum đang là hệ sinh thái lớn nhất với hàng nghìn dự án lớn nhỏ trên Defi cũng như NFT. Vì vậy, những dự án này đều đang đổ dồn về Blockchain khác, gây thu hút nhiều sự chú ý và tiếng vang lớn trong cộng động.

3.3 Rủi ro và hạn chế của EVM Blockchain

Tuy EVM Blockchain có rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế và nhược điểm như:

  • Giảm tính bảo mật & rủi ro bị hack: EVM là một công nghệ có thể giúp các dự án khai triển trên nhiều Blockchain khác nhau. Tuy nhiên khi bị tấn công liên chuỗi như Poly Network vào tháng 8/2021 thì điều này đã gây nên thiệt hại rất lớn.
  • Thanh khoản bị phân mảnh: Dự án nào có mặt ở nhiều Blockchain thì thanh khoản sẽ chỉ tồn tại ở Blockchain đó và không liên kết được với nhau. Mặc dù có sự liên kết, cầu nối để chuyển các Token qua lai với nhau giữa các Blockchain nhưng hạn chế về chi phí, thời gian cũng như rủi ro bảo mật cao.

Ngoài ra, các ứng dụng DeFi có tính thanh khoản thấp thì chịu ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích và trải nghiệm của người dùng. Audit nhiều smart contract trên nhiều Blockchain:

  • Ngoài ra, chi phí cho audit smart contract ngày càng trở nên đắt đỏ khi mà nhiều dự án hiện nay muốn xây dựng độ uy tín nhất định thì càng hiểu kiểm toán là một việc rất cần thiết.
  • Theo Ulam (công ty chuyên hợp tác với dự án Algorand), giá của audit smart contract trên Ethereum có sự giao động từ 7500 USD đến 45,000 USD, đặc biệt còn có công ty yêu cầu lên đến 100.000 USD. Bạn thử tưởng tượng các dự phải cần đến audit trên nhiều Blockchain thì chi phí phải trả sẽ lớn tới cỡ nào.

3.4 Hai kiểu dự án chạy nhiều EVM Blockchain

Đặc biệt, các bạn có thể thấy sẽ có hai kiểu dự án chạy nhiều trên nền tảng EVM Blockchain, có thể nói đến như:

Những dự án nhỏ:

  • Đây là những dự án phát triển sản phẩm trực tiếp tại nhiều Blockchain khác nhau, có thể nói chúng như là một con dao hai lưỡi, có thể bạn sẽ tìm thấy hidden gem hoặc là dự án chỉ đang dùng điều này để tạo ra một viễn cảnh đẹp như mơ nhưng không khả thi.
  • Hơn nữa, hạn chế của những dự án nhỏ này chủ yếu là nguồn nhân lực có hạn nhưng lại muốn mở rộng thêm nhiều Blockchain cùng một lúc dẫn tới việc sản phẩm sẽ có chất lượng không tốt, bị ảnh hưởng rất nhiều, người dùng sẽ không lựa chọn.
  • Còn về lợi thế, sẽ nghiêng về mặt Marketing khi mà minh chứng được trình độ, có chuyên môn cao của đội ngũ cũng như tham vọng của cả team và sản phẩm tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng hơn.

Đã có chỗ đứng ở trong một Blockchain: Khác với dự án nhỏ ở trên, các dự án này đã có sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng và được họ chấp nhận. Lúc này, việc khai triển sản phẩm tốt lên, các dự án có nhiều lợi thế như sản phẩm tốt, được người dùng ủng hộ.

Một ví dụ gần đây nhất đó là việc Aave đã đổ bộ lên Blockchain Avalanche (có tương thích với EVM). Ngay lập tức, Aave đã thu hút hơn 1 tỷ USD giá trị TVL ngay trong ngày đầu tiên, cộng với việc được hỗ trợ từ chương trình Avalanche Rush nên đã đứng vị trí số 1 về TVL trong hệ sinh thái này.

Tóm lại, việc trở thành xu hướng, có mặt ở nhiều Blockchain (Multi-chain) như hiện nay là một điều tất yếu khi mà các Blockchain thế hệ mới sở hữu quá nhiều ưu điểm nổi trội so với thế hệ trước đó.

4. Các trường hợp sử dụng của EVM

Phần trên các bạn đẫ hình dung ra thuật ngữ EVM nhưng trường hợp sử dụng chúng như thế nào vẫn là câu hỏi to đùng. Dưới đây BHO sẽ giải thích cho các bạn.

4.1 Mã Token ERC-20

Token ERC-20 là loại mã Token có thể chuyển đổi giữa các địa chỉ, có số lượng nhất định và giá trị hoàn toàn giống nhau. Các hợp đồng thông minh luôn tuân theo cấu trúc dữ liệu trên EVM được sử dụng để tạo nên mã Token ERC-20.

4.2 Sàn giao dịch phi tập trung

Một sàn giao dịch phi tập trung khai triển các hợp đồng thông minh để cho phép người dùng có thể cho trao đổi mã Token ERC-20.

Các hợp đồng đã nói trên được gọi là nhà tạo thị trường tự động (AMM), chúng cho phép người dùng đóng góp vào Pool của một số mã Token nhất định mà không cần sự kiểm soát của bất kỳ bên thứ ba nào.

4.3 Mã Token ERC-721

Tiêu chuẩn của mã Token phổ biến rộng rãi khác đó chính là ERC-721. Các hợp đồng thông minh này được sử dụng để mint NFT, đây là các mã Token có giá trị duy nhất trên toàn bộ chuỗi Blockchain.

Trường hợp sử dụng lớn nhất đối với mã Token ERC-721 là tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra, các dự án GameFi như Axie Infinity và God Unchained đều sử dụng mã Token này để thu thập thông tin trong trò chơi.

5. Non-EVM Blockchain là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về EVM Blockchain, hãy cùng BHO Network khám phá xem Non-EVM Blockchain có gì khác biệt và thú vị hơn không nhé!

5.1 Khái niệm

Non-EVM Blockchain có sự khác biệt hẳn so với EVM Blockchain, đây là những Blockchain không có sự tương thích với EVM. Có thể kể tới một số Non-EVM Blockchain như là Cardano, Solana, Algorand, Terra,...

Đặc điểm chính của những Non-EVM Blockchain là sử dụng ngôn ngữ lập trình smart contracts khác hoàn toàn so với Solidity trên Ethereum, cụ thể như:

  • Cardano dùng Haskell/Plutus.
  • Solana lại dùng Rust/C/C++.
  • Terra thì dùng Rust.
  • Algorand dùng TEAL.

Các bạn có thể thấy các dự án trên Ethereum đều rất khó có thể lên được các Non-EVM Blockchain. Nếu muốn thì phải xây dựng lại từ đầu và code theo ngôn ngữ lập trình smart contracts theo từng Blockchain. Nhưng điều này thì không có dự án nào muốn làm cả.

5.2 Tìm hiểu lợi ích và hạn chế

Sau khi đã nắm được khái niệm của các Non-EVM Blockchain thì chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn nữa về lợi thế và hạn chế chủ yếu của chúng:

  • Lợi thế: Các Non-EVM Blockchain sở hữu một cộng đồng Dev riêng và họ sẽ được các chương trình ưu tiên thúc đẩy phát triển.
  • Hạn chế: Bên cạnh đó, các Non-EVM Blockchain luôn đặt ra câu hỏi rất khó trả lời “Làm sao để xây dựng được một cộng đồng Dev mạnh”. Bởi họ là người xây dựng của cả một hệ sinh thái nên mỗi Non-EVM Blockchain sẽ có một chiến lược cũng như hướng phát triển riêng.

Xem thêm: DAG là gì? Ứng dụng Directed Acyclic Graph trong Crypto

6. Cơ hội của những dự án Non-EVM Blockchain

Hiện tại, các Blockchain thế hệ mới hiện nay như Solana, Terra, Algorand, Flow,... đều là những nền tảng có công nghệ thông minh vượt trội và có tiềm năng lớn để triển khai các Dapps. Vậy các cơ hội của những dự án này trên Non-EVM Blockchain sẽ ra sao?

Việc chú ý tới giai đoạn của một Blockchain nền tảng là điều quan trọng bởi mỗi Blockchain sẽ có những chiến lược và kế hoạch riêng để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái hoặc ưu tiên các dự án qua EVM.

Tóm lại, cần tập trung vào một Non-EVM Blockchain để có nhiều cơ hội thành công hơn trong hệ sinh thái vì lúc này, dự án đi trước và chiếm được thị phần của cả hệ đó trước khi các dự án khác đổ bộ qua EVM.

Như vậy, cần tập trung vào một layer để giải quyết những vấn đề ở layer còn tồn tại.

Tại thời điểm hiện tại, Sushi là một dự án rất thành công trên hệ sinh thái Ethereum, được tích hợp nhiều tính năng và đã có mặt tại 13 Blockchain khác nhau. Về bản chất, Sushi đã là một multi-chain nhưng không phải ở Blockchain nào người dùng cũng có thể sử dụng được tất cả các tính năng của Sushi.

Có thể thấy, chúng ta cần tập trung vào việc cung cấp sản phẩm phù hợp với người dùng và thị trường ở một Blockchain.

Những rủi ro và hạn chế của EVM Blockchain được nhắc tới ở phần trước bao gồm bảo mật, khả năng bị hack, nguồn lực bị phân tán, thanh khoản bị phân mảnh và giá audit ngày càng đắt đỏ.

Qua những nhược điểm trên cần tập trung vào một Blockchain nhất định và xây dựng sản phẩm trên chính nền tảng của Blockchain đó.

Nhìn chung, khi các dự án tập trung chủ yếu vào một Blockchain thì sẽ có rất nhiều cơ hội và từ đó tỉ lệ thành công sẽ cao hơn so với việc trở nên phức tạp hơn khi phân tán mọi thứ.

Những bài viết liên quan:

Qua bài viết này, BHO Network đã giới thiệu cho bạn đầy đủ và chi tiết những thông tin về EVM là gì. Nếu có thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và đừng quên thường xuyên theo dõi website để cập nhật những chủ đề thú vị khác nhé!

Xuất bản ngày 02 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare