logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. DAG là gì? Ứng dụng Directed Acyclic Graph trong Crypto

DAG là gì? Ứng dụng Directed Acyclic Graph trong Crypto

  1. 1 DAG là gì?
  2. 2 Cách thức DAG (Directed Acyclic Graph) hoạt động
  3. 3 DAG được sử dụng với mục đích gì
  4. 4. Những ưu điểm và hạn chế của DAG
  5. 4.1 Ưu điểm của DAG
  6. 4.2 Hạn chế của DAG
  7. 5. Vai trò của DAG trong Blockchain

DAG là gì? Thuật ngữ này được sử dụng trong mô hình Cryto. Đây là một mô hình tương đối mới lạ trong thị trường tiền mã hoá. DAG có nhiều sự khác biệt so với mô hình blockchain. Vậy mô hình này có gì đặc biệt? Hãy cùng với BHO Network tìm hiểu về mô hình này qua bài viết dưới đây nhé!

1 DAG là gì?

DAG (tên viết tắt của Directed Acyclic Graph) là một mô hình hoặc cấu trúc dữ liệu được sử dụng trong crypto.

  • Mô hình a là hệ thống blockchain, các dữ liệu được sắp xếp theo từng khối và xếp chồng lên nhau.
  • Mô hình b là một hệ thống DAG, dữ liệu được xếp như một đồ thị, trọng tâm là tập trung vào việc lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Nhờ sự trao đổi giữa tính phi tập trung và hiệu quả xử lý giao dịch, DAG là mô hình tiềm năng mang lại hiệu suất cao cho Cryptocurrency. Trong mô hình này, các validators hay các miners không phải cạnh tranh nhau để tìm các block mới thêm vào chuỗi blockchain. Thay vào đó, các node sẽ phát triển đồng thời để các giao dịch xử lý nhanh chóng hơn.

Xem ngay: 100+ Thuật ngữ trong Crypto dành cho các nhà đầu tư mới

2 Cách thức DAG (Directed Acyclic Graph) hoạt động

DAG lưu trữ dữ liệu th eo một dạng đồ thị xoay chiều có hướng và kiểu kết cấu này đảm bảo tính hiệu quả cao trong lưu trữ dữ liệu. Mỗi hình tròn trong kết cấu DAG chính là mỗi giao dịch.

Ở mô hình này không có block, các giao dịch ở đây không tập hợp lại thành block và được xây dựng dựa trên một dịch khác. Những giao dịch mới được thêm vào đều phải dựa trên những giao dịch cũ.

Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo một giao dịch mới. Để giao dịch này được thêm vào kết cấu thì giao dịch này buộc phải tham chiếu những giao dịch cũ trước đó.

Bên cạnh đó, mỗi giao dịch có thể có nhiều hơn một proof. Chính vì vậy nên mô hình cho phép xử lý nhiều giao dịch cùng một lúc. Nhờ đó, mà tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn, người dùng không cần phải đợi hoàn tất giao dịch cũ trước khi thực hiện giao dịch mới.

Xem thêm: DMI là gì? Kiến thức tổng quan về chỉ báo DMI

3 DAG được sử dụng với mục đích gì

Sau khi tìm hiểu về DAG là gì cách mà DAG hoạt động thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về mục đích sử dụng của DAG. Kết cấu DAG có hiệu quả cao trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu, thế nhưng nó cũng có nhược điểm là khả năng hỗ trợ smart contract bị hạn chế nên DAG cũng bị ảnh hưởng. Dưới đây là hai ứng dụng nổi bật của DAG đến thời điểm hiện tại.

Ứng dụng IOTA: Ứng dụng này tập trung vào Internet of Things, cho phép các giao dịch được xử lý nhanh hơn và thuận tiện hơn. Ý tưởng của ứng dụng này là nhằm để tất cả người dùng tham gia trong mạng đều trở thành các validator một cách hiệu quả.

Ứng dụng Nano:

  • Nano là loại crypto hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa DAG và Blockchain. Ứng dụng này có các blockchain độc lập được kết nối bởi các node gọi là block-lattice.
  • Với ứng dụng nano, mỗi người dùng sẽ sở hữu một ví cá nhân và một blockchain riêng. Chỉ những người dùng mới có thể thực hiện thay đổi giao dịch trên ví của họ. Các giao dịch được hoàn tất chỉ khi người nhận và người gửi đều thực hiện các hoạt động trên các blockchain tương ứng.

4. Những ưu điểm và hạn chế của DAG

DAG cũng tồn tại 2 mặt là ưu điểm và nhược điểm. Hãy cùng xem ưu điểm và nhược điểm của mô hình này là gì nhé!

4.1 Ưu điểm của DAG

Về ưu điểm, DAG có những ưu điểm như sau:

  • Tốc độ giao dịch: không bị giới hạn blocktime, không giới hạn về số lượng giao dịch. Bất kỳ ai cũng có thể gửi và xử lý giao dịch miễn là họ có sử dụng tham chiếu các giao dịch trước đó.
  • Năng lượng thấp: mô hình này không sử dụng các thuật toán đồng thuận như PoW hay POS nên chi phí được giảm đi, lượng khí thải carbon cũng giảm đi đáng kể.
  • Chi phí giao dịch là free: người dùng không cần trả bất kỳ chi phí nào hoặc nếu có thì là rất thấp khi giao dịch. Ưu điểm này thích hợp cho các giao dịch vi mô có giá trị thấp.
  • Khả năng mở rộng: mỗi giây các DAG có thể xử lý nhiều giao dịch hơn so với các blockchain truyền thống khác do không bị giới hạn blocktime. Trong trường hợp sử dụng Internet of Things (IoT) thì điều này có giá trị hơn.

4.2 Hạn chế của DAG

Tuy nhiên, DAG cũng tồn tại một số hạn chế sau:

  • Không hoàn toàn phi tập trung: những giao thức sử dụng kết cấu DAG sẽ có nhiều yếu tố tập trung khác nhau. Chính vì thế đây là một nhược điểm khá lớn đối với một số người.

  • Spam Attack: do không tốn chi phí giao dịch nên mô hình DAG rất dễ bị tê liệt từ các tác nhân xấu.

5. Vai trò của DAG trong Blockchain

DAG có thể thay thế cho blockchain, gọi là giải pháp thay thế tạm thời. DAG đang cùng với blockchain tìm cách cải thiện nhiều vấn đề như chi phí, tốc độ và khả năng mở rộng.

Về kỹ thuật, cả hai mô hình này đều ghi lại các giao dịch và hướng tới một mục tiêu chung. Sự khác nhau giữa DAG và blockchain chính là cấu trúc sử dụng để lưu trữ dữ liệu.

Xem thêm: CoinGecko là gì? Hướng dẫn sử dụng CoinGecko

Những bài viết liên quan:

Trên đây là những thông tin về DAG là gì cũng như những ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của DAG trong thị trường tiền mã hoá do BHO Network tổng hợp. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mô hình này và đưa ra quyết định đúng đắn có nên đầu tư vào loại hình này hay không.

Xuất bản ngày 02 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare