logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. SegWit là gì? Cách hoạt động của Segregated Witness

SegWit là gì? Cách hoạt động của Segregated Witness

  1. 1. SegWit là gì?
  2. 2. Câu chuyện hình thành lên Segregated Witness
  3. 3. Cách hoạt động của SegWit (Segregated Witness)
  4. 4. Ưu điểm và Hạn chế của SegWit
  5. 4.1. Ưu điểm
  6. 4.2. Hạn chế
  7. 5. Thông tin về Segwit và mạng Lightning
  8. 6. So sánh giữa Segwit và Segwit2x
  9. 7. Một số lưu ý về SegWit

SegWit là gì? Do dự án Segwit vẫn khá mới mẻ nên vẫn còn là ẩn số lớn đối với mọi người. Tuy vậy, Segwit trong Blockchain dù chỉ mới được ra mắt nhưng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Metaverse. Vậy tại sao Segwit lại thu hút được khá nhiều người dùng như vậy. Ưu điểm của SegWit là gì? Cùng BHO Network tìm hiểu về dự án này tại đây!

1. SegWit là gì?

Thuật ngữ SegWit là viết tắt của cụm từ Segregated Witness, đây là một quá trình nhằm tăng giới hạn kích thước của khối trên Bitcoin Blockchain, bằng cách xóa dữ liệu chữ ký khỏi những giao dịch Bitcoin.

Khi những phần nhất định của giao dịch bị xóa, thì điều này sẽ được giải phóng không gian hoặc khả năng thêm các giao dịch lớn hơn vào chuỗi.

Lý do Segregated Witness được ra đời là vì trung bình, mạng Bitcoin đã xác nhận một khối mới tầm 10 đến 15 phút, mỗi khối chứa một số lượng giao dịch nhất định nào đó. Do vậy, mà kích thước thước khối sẽ ảnh hưởng đến lượng giao dịch và có thể được xác nhận trong mỗi khối đó.

SegWit là một trong những bản nâng cấp giao thức được phát triển vào năm 2015. Với bản nâng cấp này đã được phát triển nhằm mục đích giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng tạm thời cho Bitcoin Blockchain và nhiều Blockchain có cơ sở hạ tầng tương tự.

2. Câu chuyện hình thành lên Segregated Witness

Ý tưởng về SegWit được Pieter Wuille giới thiệu tại hội nghị Bitcoin vào năm 2015. Wuille là một nhà phát triển Bitcoin và đồng sáng lập của Blockstream - công ty phần mềm chuyên về bảo mật kỹ thuật số cho các dịch vụ tài chính. Và SegWit được đề xuất kích hoạt như một giải pháp cho lỗ hổng của giao thức Bitcoin (bản vá).

Mục đích sinh ra SegWit chính là khắc phục được tính linh hoạt của giao dịch. Chính đề suất này đã gây ra nhiều cuộc tranh luận lớn trọng cộng đồng Bitcoin. Nhưng nó vẫn được kích hoạt vào ngày 23/8/2017 và được áp dụng cho giao thức Litecoin ngày 10/5/2017.

3. Cách hoạt động của SegWit (Segregated Witness)

Blockchain Bitcoin là một trong các hệ thống phân phối trên một mạng ngang hàng P2P. Những hệ thống này được gọi là những Node, chúng có vai trò là một người quản lý những giao dịch Bitcoin.

Tất cả những giao dịch này trên Bitcoin Blockchain đều được sao chép qua những Node này, khiến cho việc xâm nhập và làm hỏng các giao dịch hầu như khó có thể xảy ra được.

Dữ liệu giao dịch được chia sẻ trên các Node gồm hai thành phần, bao gồm đầu vào và đầu ra. Có thể có một hoặc nhiều đầu vào và đầu ra để có thể tham gia vào một giao dịch.

  • Đầu ra là một địa chỉ công khai của người nhận.
  • Đầu vào là một địa chỉ công khai của người gửi.

Đa số không gian trong các giao dịch bao gồm chữ ký để xác minh rằng người gửi có đủ tiền cần thiết để có thể thực hiện thanh toán hay không.

Do giới hạn kỹ thuật, chỉ một lượng giao dịch nhất định đã có thể được thêm một khối. Trọng lượng của những giao dịch, đang ngày càng đè nặng lên mạng và gây ra sự chậm trễ trong việc xử lý và xác minh các giao dịch. Trong một số trường hợp, thì mất hàng giờ để xác nhận một giao dịch hợp lệ.

SegWit sẽ giới thiệu một giải pháp tạm thời là sẽ tách chữ ký điện tử ra khỏi dữ liệu giao dịch. Quá trình này gọi là SegWit (Segregated Witness). Chữ kỹ điện tử sẽ chiếm 65% không gian trong một giao dịch bất kì.

SegWit sẽ cố gắng bỏ qua dữ liệu được đính kèm với chữ ký bằng cách loại bỏ chữ ký đó từ bên trong của đầu vào và chuyển sang một cấu trúc.

Hậu quả của việc này là làm tăng giới hạn kích thước khối lên 4MB trong khi đó kích thước khối thực tế vẫn là 1MB, nhưng bù lại thì sẽ được những lợi ích khác.

Xem ngay: IGO là gì? Tổng quan kiến thức về dự án IGO

4. Ưu điểm và Hạn chế của SegWit

Bên cạnh những thông tin về cách thức hoạt động của Segwit thì khi thực hiện các giao dịch một cách hiệu quả nhất người chơi cần biết SegWit trong Blockchain có các ưu điểm và hạn chế gì? Những ưu điểm và hạn chế của SegWit đó sẽ được đề cập dưới đây.

4.1. Ưu điểm

Tăng công suất lưu trữ của khối:

Một trong các công dụng lớn nhất của SegWit là tăng công suất khối. Bằng cách xóa các dữ liệu chữ ký ra khỏi dữ liệu đầu vào của giao dịch. Từ đó, khối có thể lưu trữ nhiều giao dịch hơn.

Giao dịch gồm hai thành phần chính đó là: dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra.

  • Về cơ bản, thì dữ liệu đầu vào chứa địa chỉ công khai của người gửi.

  • Trong khi đó, thì dữ liệu đầu ra chứa địa chỉ công khai của người nhận. Tuy nhiên, người gửi vẫn phải chứng minh rằng họ đã chuyển tiền và họ làm điều đó thông qua chữ ký số.

  • Nếu không có SegWit, thì dữ liệu của chữ ký có thể chiếm tới 65% kích thước của khối.

  • Đối với SegWit, dữ liệu chữ ký sẽ được tách khỏi dữ liệu đầu vào của giao dịch. Nhờ đó, mà kích thước khối hữu hiệu tăng từ 1MB đến 4MB.

  • Tuy nhiên, cần có sự chú ý đến đó là: SegWit không thực sự sẽ tăng kích thước khối thực tế mà chỉ là một trong các giải pháp kỹ thuật để nhằm tăng kích thước khối hữu hiệu mà không cần phải tăng giới hạn kích thước khối.

  • Cụ thể hơn, kích thước khối thực tế vẫn là 1MB, nhưng giới hạn kích thước khối hữu hiệu sẽ là 4MB.

  • Ngoài ra, SegWit sẽ giúp đưa ra một ý tưởng về trọng lượng khối. Có thể xem trọng lượng khối là một khái niệm dùng để thay thế cho kích thước khối.

  • Về căn bản,thì trọng lượng khối chứa nhiều dữ liệu khối không còn là một phần của trường dữ liệu đầu vào nữa, bao gồm các dữ liệu giao dịch (1MB) và dữ liệu chữ ký (tối đa 3MB).

Tăng tốc độ giao dịch

  • Với khối có khả năng lưu trữ các giao dịch, thì SegWit cũng có khả năng làm tăng tốc độ giao dịch. Vì sẽ có số lượng giao dịch lớn hơn có thể di chuyển qua Blockchain.
  • Mặc dù, có thời gian đào khối vẫn giữ nguyên, nhưng khối đó sẽ xử lý được các giao dịch. Do đó, tỷ lệ TPS (số giao dịch mỗi giây) sẽ cao hơn.
  • Tốc độ giao dịch tăng cũng giúp để giảm chi phí các giao dịch trong mạng Bitcoin.
  • Trước khi có SegWit thì việc xử lý mỗi giao dịch thường mất đến $30. Tuy nhiên, SegWit đã giảm chi phí đó chỉ còn dưới $1 cho mỗi lần giao dịch.

Khắc phục lỗi về sửa đổi giao dịch (malleability bug)

  • Một vấn đề trên Bitcoin là những chữ ký có thể bị giả mạo.
  • Nếu chữ ký trên giao dịch bị thay đổi, thì có thể dẫn đến giao dịch bị lỗi.
  • Vì hầu như không thể thay đổi các dữ liệu được lưu trữ trên Blockchain, những giao dịch không hợp lệ có thể được lưu trữ vĩnh viễn trên Blockchain.
  • Với SegWit, thì chữ ký không còn là một phần của dữ liệu giao dịch. Bởi vậy, kẻ tấn công sẽ không thể sửa đổi dữ liệu của các giao dịch nữa.
  • Việc này sẽ khắc phục sự cố và đã cho phép những cải tiến hơn nữa trong cộng đồng Blockchain, bao gồm cả về nhiều giao thức lớp thứ 2 và hợp đồng thông minh.

4.2. Hạn chế

Vì là một trong những bản Soft Fork, nên điều này có ý nghĩa là không phải Bitcoin Node nào cũng sẽ được Update Segwit. Trong một số trường, thì sẽ gây ra một số hạn chế khi sử dụng.

Đơn cử như: Không phải tất cả những ví và sàn giao dịch đều được hỗ trợ bởi Bitcoin SegWit. Do vậy, nếu người chơi muốn gửi Bitcoin đến những nền tảng này, thì bạn chỉ có thể gửi địa chỉ Bitcoin Legacy của họ.

5. Thông tin về Segwit và mạng Lightning

Ngoài những ưu điểm và hạn chế của SegWit trong Blockchain thì người chơi cần nắm rõ các thông tin cơ bản về SegWit và mạng Lightning. Hãy tham khảo dưới đây để có kiến thức đầy đủ nhất nhé.

Những thông tin về Segwit là:

  • SegWit là một bản cập nhật được đề xuất cho Bitcoin, ra đời nhằm để vá lỗi những vấn đề nghiêm trọng và mở rộng xử lý cho Bitcoin.
  • Segwit không phải là một kỹ thuật cụ thể trong việc mở rộng Blockchain mà là tập hợp của các cập nhật.
  • Segwit cố gắng giảm thời gian để đặt thêm một giao dịch vào trong khối bằng cách mở rộng kích thước khối và dựa vào một kênh Off-Chain nhằm để tách phần chữ ký số của giao dịch khỏi Blockchain chính.

Đối với mạng Lightning

Những giao thức lớp thứ hai đã được phát triển một phần nhờ vào việc sửa lỗi về khả năng sửa đổi khi giao dịch. Nói một cách đơn giản, thì các giao thức lớp thứ hai là những nền tảng hoặc sản phẩm mới được xây dựng dựa trên Blockchain, đơn cử như là Bitcoin.

Một trong các giao thức lớp thứ hai phổ biến hơn là Mạng Lightning, một mạng thanh toán vi mô ngoài chuỗi.

  • Mạng Lightning là một giải pháp nhằm nâng cao khả năng hoạt động của Blockchain bằng cách giảm thời gian đồng thuận.

  • Mạng Lightning là một trong các giao thức lớp thứ hai hoạt động trên mạng Bitcoin. Lightning cho phép tạo ra nhiều giao dịch tức thời giữa những Node tham gia.

  • Mạng Lightning được thiết kế nhằm để cho phép xác nhận các giao dịch trong khoảng thời gian ngắn hơn. Dẫn đến, những giao dịch được xử lý nhanh hơn cho người chơi.

  • Những giao dịch này sẽ được thu thập ở ngoài chuỗi và được đệm một cách hiệu quả để mạng Bitcoin xử lý.

  • Mạng Lightning ban đầu được phát triển dành cho Bitcoin.

  • Tuy nhiên, một số dự án tiền mã hóa và Blockchain khác đang nỗ lực để triển khai các công nghệ này cho mạng của họ.

  • Công nghệ này sẽ không chỉ giúp giảm thời gian xác nhận các giao dịch mà còn thúc đẩy sự phát triển của nhiều giải pháp mới để giải quyết vấn đề khả năng mở rộng.

6. So sánh giữa Segwit và Segwit2x

Để có các giao dịch trong Segwit trong Blockchain một cách hiệu quả nhất thì người chơi cần phân biệt được giữa Segwit và Segwit2x. Để có kiến thức đầy đủ nhất về SegWit và Segwit2x thì mọi người hãy đọc dưới đây nhé.

SegWit là bản nâng cấp cập nhật phần mềm không bắt buộc (Soft Fork).

  • Nghĩa là những nút Bitcoin không được cập nhật để chứa SegWit mà vẫn có thể xử lý được những giao dịch.
  • Tuy nhiên, để có thể triển khai SegWit được thì có đề xuất khác là SegWit2x (S2X) và sẽ yêu cầu một nâng cấp bản cập nhật phần mềm bắt buộc (Hard Fork).

SegWit và SegWit2x không chỉ khác biệt ở việc tạo nhóm của những giao dịch.

  • Mà đối với SegWit2x, thì kích thước khối cũng tăng từ 1MB lên 2MB.
  • Tuy nhiên, kích thước khối lớn hơn sẽ làm tăng gánh nặng cho nhiều nhà thao tác tại nút cũng như nhiều thợ đào vì sẽ có các dữ liệu cần được xử lý hơn.

Một điểm khác biệt đáng chú ý khác là đề xuất củam SegWit được cộng đồng Bitcoin hỗ trợ và thực thi. Điều này đã dẫn đến khái niệm UASF, được viết tắt của User Activated Soft Fork (đây là bản cập nhật phần mềm không bắt buộc do người chơi kích hoạt).

Mặt khác, SegWit2x đã được đề xuất để thay đổi đáng kể trong một trong các quy tắc cơ bản của Bitcoin.

  • Nhưng vì những nhà phát triển không thể đi đến thống nhất về việc áp dụng và triển khai thay đổi như nào.
  • Nên dẫn đến triển khai SegWit2x cuối cùng đã bị hoãn.

Xem ngay: Proof of Authority (PoA) là gì? Cách hoạt động của thuật toán PoA

7. Một số lưu ý về SegWit

Hiện tại, có Bitcoin và Litecoin là hai trong số những mạng lưới Blockchain ứng dụng giao thức SegWit này. Do đó, ở phần tiếp theo này, sẽ giúp bạn nhận dạng và sử dụng giao thức SegWit này trên mạng lưới Bitcoin cho hiệu quả nhé.

Thứ nhất, khi người chơi chuyển hay rút BTC của mình thông qua mạng lưới Bitcoin SegWit.

  • Hãy chắc chắn rằng, thì nền tảng hoặc ví điện tử người chơi lựa chọn cũng phải tương ứng hỗ trợ mạng lưới này nhé.
  • Tránh việc một cái là sử dụng mạng lưới Bitcoin SegWit, một cái lại là mạng lưới Bitcoin thông thường. Nếu điều này xảy ra, thì tài sản của người dùng sẽ bị mất vĩnh viễn.

Thứ hai, sau khi SegWit được giới thiệu với cộng đồng, thì các địa chỉ Bitcoin ban đầu được gọi là “Bitcoin Legacy (P2pKH)”.

  • P2PKH là được viết tắt của Pay-to-Pubkey Hash, tức là thanh toán cho một băm của khóa công khai của người nhận.
  • Địa chỉ cũ không tương thích với SegWit, những người chơi vẫn có thể gửi BTC từ địa chỉ của P2PKH đến địa chỉ SegWit mà không phải gặp bất kỳ sự cố nào.
  • Tuy nhiên, phí trung bình khi gửi từ địa chỉ P2PKH có thể cao hơn so với khi gửi từ các địa chỉ SegWit. Những địa chỉ này bắt đầu bằng “1”.

Thứ ba, địa chỉ của SegWit hoặc địa chỉ SegWit đặc biệt (P2SH) là các địa chỉ đa mục đích nhằm hỗ trợ cả giao dịch không phải SegWit và SegWit.

  • Sử dụng P2SH, thì người chơi có thể gửi Bitcoin đến một địa chỉ được bảo mật theo nhiều cách bất thường khác nhau mà không cần biết bất kỳ điều gì về các chi tiết cách thiết lập bảo mật.
  • Người dùng chỉ cần gửi bitcoin đến địa chỉ P2SH ~ 34 ký tự.
  • Người nhận có thể cần chữ ký của nhiều người để sử dụng số lượng Bitcoin này. Những địa chỉ này bắt đầu bằng “3”.

Thứ tư, địa chỉ của SegWit gốc (Bech32) bắt đầu bằng “bc1”.

Lưu ý: Người chơi hãy chú ý để chọn đúng mạng lưới khi chuyển tiền. Trên thực tế, thì không phải tất cả những ví tiền và sàn giao dịch đều hỗ trợ cả 3 địa chỉ ví kể trên.

Những bài viết cùng chủ đề:

Trên đây, là toàn bộ những thông tin cơ bản về SegWit là gì? Hi vọng rằng các bạn đọc xong bài viết này thì sẽ có góc nhìn tổng quan nhất về Segwit trong Blockchain để có thể gia tăng thêm phần tự tin khi tham gia giao dịch. Ngoài ra, nếu có các bất kỳ thắc mắc nào khác về dự án, các bạn hãy liên hệ ngay với BHO Network để được tư vấn chi tiết nhé!

Xuất bản ngày 20 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare