- Blog
- Tin tức Crypto
- TradingView là gì? Cách sử dụng TradingView chi tiết từ A-Z
TradingView là gì? Cách sử dụng TradingView chi tiết từ A-Z
- 1. TradingView là gì?
- 2. Tại sao nên sử dụng TradingView?
- 3. Hướng dẫn cách tạo tài khoản trên TradingView
- 3.1 Tài khoản Basic (miễn phí)
- 3.2 Tài khoản trả phí
- 4. Hướng dẫn cơ bản sử dụng TradingView
- 4.1 Hướng dẫn dùng thanh công cụ bên trên
- 4.2 Cách dùng thanh công cụ bên phải
- 4.3 Hướng dẫn dùng thanh công cụ bên trái
- 4.4 Hướng dẫn dùng thanh công cụ bên dưới
- 5. Hướng dẫn nâng cao sử dụng TradingView
- 5.1 Hướng dẫn xem tin tức
- 5.2 Hướng dẫn cách lọc tín hiệu giao dịch thị trường Crypto
- 5.3 Hướng dẫn đọc phân tích của các chuyên gia
- 6. Những tính năng của thú vị của TradingView
TradingView là gì? Được xem là một trong những công cụ quan trọng trong Crypto dùng để phân tích kỹ thuật. Vậy tại sao phải sử dụng TradingView? Cùng BHO Network tìm hiểu cách sử dụng một cách chi tiết và dễ hiểu nhất nhé!
1. TradingView là gì?
TradingView là một nền tảng cung cấp biểu đồ và các thông tin liên quan đến thị trường tài chính. Ngoài ra, đây là công cụ giúp cho các Trader phân tích dữ liệu để tìm kiếm lợi nhuận. Công cụ này được rất nhiều nhà đầu tư tin dùng bởi có nhiều tính năng tiện dụng, giao diện thân thiện và dễ sử dụng.
TradingView giống như một trang mạng xã hội thu nhỏ dành cho các nhà giao dịch. Các nhà đầu tư sẽ có thể phân tích và thảo luận thị trường của mình cho người khác. TradingView đang được phát triển với 2 dạng là tài khoản miễn phí và tài khoản trả phí. Với tài khoản miễn phí, bạn chỉ sử dụng được những tính năng cơ bản nhất. Còn đối với bản trả phí, bạn sẽ được sử dụng với bộ công cụ nâng cao.
2. Tại sao nên sử dụng TradingView?
Trước khi TradingView ra đời, các nhà đầu tư phải sử dụng phần mềm biểu đồ giá do sàn giao dịch cung cấp. Những biểu đồ này khá đơn giản và không có quá nhiều công cụ cho chúng ta sử dụng.
Trong TradingView có rất nhiều công cụ, biểu đồ phân tích chuyên nghiệp như: Supply Demand, Harmonics, Elliott, Patterns,... Với rất nhiều các tùy chọn sẵn có giúp người dùng trải nghiệm biểu đồ một cách chuyên nghiệp.
Trước đây, khi đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, các nhà đầu tư phải sử dụng phần mềm phân tích giá mã cổ phiếu trung gian là Amibroker. Còn đối với Forex, họ phải tự bổ sung các chỉ báo kỹ thuật để phù hợp với cách phân tích của mình. Khiến sàn giao dịch hiếm khi đầu tư vào biểu đồ giá vì tốn kém chi phí.
Chính vì thế, TradingView ra đời nhằm giải quyết những vấn đề đó. Các nhà đầu tư thường ưa chuộng sử dụng TradingView bởi công cụ này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn và dễ dàng sử dụng.
3. Hướng dẫn cách tạo tài khoản trên TradingView
TradingView cung cấp cho người dùng 2 loại phiên bản, bao gồm tài khoản miễn phí (Basic) và tài khoản có trả phí (Pro, Pro+ và Premium Account). Đối với tài khoản miễn phí (Basic) thường sẽ bị hạn chế một số tính năng và có quảng cáo trong quá trình sử dụng, còn đối với tài khoản trả phí, tùy theo mức độ bạn sẽ được sử dụng những tính năng cao cấp hơn.
3.1 Tài khoản Basic (miễn phí)
Với tài khoản miễn phí hay tài khoản Basic, TradingView chỉ cho phép người dùng sử dụng tính năng cơ bản nhất. Tài khoản Basic cung cấp những biểu đồ cơ bản, 50 công cụ vẽ thông minh, 12 loại biểu đồ tùy chỉnh được và 100k chỉ báo phổ biến dựng sẵn.
Tuy nhiên loại tài khoản này là thường xuyên xuất hiện rất nhiều quảng cáo, chỉ truy cập được trên 1 thiết bị và chỉ được phép sử dụng tối đa 3 chỉ báo trên mỗi biểu đồ. Đây là tài khoản phù hợp với các nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.
3.2 Tài khoản trả phí
Tài khoản trả phí của TradingView gồm 3 loại là: Pro, Pro+ và Premium Account. Đây là tài khoản hướng tới các nhà đầu tư chuyên nghiệp và đã có nhiều kinh nghiệm. Các loại tài khoản này cung cấp và hỗ trợ nhiều tính năng cao cấp hơn. Đặc biệt, bạn có thể dùng thử miễn phí 30 ngày rồi có thể đưa ra quyết định mua hay không.
Trong số các tài khoản này, Premium Account sẽ có mức phí cao nhất là 49.95USD/tháng tương đương 599.40/năm, sẽ có thêm phần chữ ký, nơi điền các thông tin liên quan đến website, nên có thể quảng bá website đến nhiều người dùng khác.
TradingView cũng giống với những trang mạng xã hội khác. Muốn đăng ký và sử dụng thì bạn cần có 1 tài khoản đăng nhập. Cách đăng ký tài khoản TradingView khá là đơn giản, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ tradingview.com và nhấn vào “Get started”.
Bước 2: Chọn loại tài khoản mà bạn muốn đăng ký. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tài khoản Pro miễn phí trong vòng 30 ngày sau đó quyết định có nên mua hay không.
Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu:
- Email: Điền chính xác email bạn đang dùng.
- Mật khẩu: Nhập mật khẩu đủ mạnh bao gồm chữ in hoa, in thường, chữ số, ký tự đặc biệt.
- Tích vào ô “Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản Sử dụng và Quyền riêng tư và Chính sách Cookies”
Sau khi đăng ký xong, bạn sẽ nhận được 1 mail xác minh tài khoản. Bạn chỉ cần xác nhận là có thể hoàn tất việc đăng ký. Ngoài ra TradingView hiện tại còn có phiên bản dành cho thiết bị di động cho cả 2 hệ điều hành là IOS và Android.
Sau khi đăng ký xong hãy điền tên của bạn và cập nhật avata:
Xem thêm: Ethereum 2.0 là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Ethereum 2.0
4. Hướng dẫn cơ bản sử dụng TradingView
Trước khi đi đến chi tiết, chúng ta sẽ tìm hiểu về tổng quan về giao diện của TradingView:
- Xem biểu đồ các tài sản.
- Cung cấp thông tin tổng quan về thị trường.
- Tin tức về thị trường.
- Bộ lọc thị trường theo một số tiêu chí cụ thể.
- Cộng đồng - nơi chia sẻ những ý tưởng, kiến thức của mình về thị trường thông qua biểu đồ.
- Những tính năng khác.
- Cá nhân hóa giao diện, ngôn ngữ. Ngoài ra TradingView có hỗ trợ Tiếng Việt.
- Khi thao tác trên các biểu đồ giá, các bạn có thể sử dụng phím tắt ctrl +z để hoàn tác chỉnh sửa.
- Thanh công cụ bên trên của TradingView là nơi tích hợp những công cụ liên quan đến chỉ báo kỹ thuật, loại biểu đồ (cột, nến, đường…).
- Thanh công cụ bên trái của TradingView, khu vực chứa các công cụ vẽ và đo lường để áp dụng vào biểu đồ giá.
- Biểu đồ chính nơi chứa biểu đồ và toàn bộ các công cụ chỉ báo phân tích giá.
- Mục mà các bạn có thể tìm thấy tên các loại thị trường và tài sản (chứng khoán, Crypto, Forex…).
- Thanh công cụ bên dưới của TradingView là nơi ghi chú và cung cấp một số công cụ nâng cao. Ngoài ra còn là nơi kết nối tài khoản giao dịch với TradingView.
4.1 Hướng dẫn dùng thanh công cụ bên trên
Dưới đây là chức năng của thanh công cụ bên trên của TradingView với những tính năng cơ bản để người dùng có thể phân tích, chuyển đổi khung thời gian, tìm kiếm thông tin, cảnh báo, chiến lược, xem nhiều biểu đồ cùng một lúc, chụp hình,...
- Tùy chỉnh cá nhân.
- Chọn tài sản.
- Đa khung thời gian dùng để chuyển khung thời gian của biểu đồ. Được chia làm 5 phần bao gồm từ giây, phút, giờ, ngày và vùng.
- Các loại biểu đồ nến dùng để thay đổi mô hình nến nhằm tìm kiếm thông tin, hướng đi của giá để biết được những biến động của thị trường.
- Các chỉ báo và chiến lược.
- Các bộ chỉ báo phổ biến.
- Cảnh báo dùng để cài đặt thông báo khi tài sản chạm giá nhất định.
- Xem lại: tại đây biểu đồ sẽ hiển thị thời gian trong quá khứ, tùy theo thời điểm bạn lựa chọn.
- Undo và Redo
- Xem nhiều biểu đồ. Nếu muốn sử dụng tính năng này bạn cần phải nâng cấp lên phiên bản từ Pro trở đi.
- Lưu bố cục biểu đồ.
- Cài đặt, cá nhân hóa giao diện.
- Chế độ xem toàn màn hình.
- Chụp hình tức thì.
- Xuất bản ý tưởng và chia sẻ biểu đồ đến cộng đồng.
4.2 Cách dùng thanh công cụ bên phải
Dưới đây là thanh công cụ bên phải của TradingView được sử dụng để hiển thị danh sách tài sản mà người dùng ưa thích và nhờ đó người dùng có thể nắm rõ các chỉ số của những tài sản đó một cách đầy đủ nhất:
- Hiển thị danh sách tài sản ưa thích.
- Hiển thị chỉ số của tài sản.
4.3 Hướng dẫn dùng thanh công cụ bên trái
Có thể nói thanh công cụ bên trái trong TradingView là quan trọng nhất bởi đây là phần chứa toàn bộ các công cụ dùng để vẽ và đo đạc biểu đồ. Người dùng sẽ thực hiện vẽ bằng tay các chỉ báo này, trong mỗi ô sẽ có những công cụ nhỏ hơn.
- Con trỏ dùng để tùy chỉnh chuột theo ý muốn.
- Các đường đo xu hướng nơi chứa các công cụ để vẽ nhằm tìm kiếm các xu hướng về giá, các vùng hỗ trợ kháng cự…
- Công cụ Gann và Fibonacci chứa các mô hình nâng cao.
- Các dạng hình học dùng để đánh dấu biểu đạt các dạng hình học trên biểu đồ.
- Công cụ chú thích dùng để chú thích lại nội dung bạn muốn đưa vào biểu đồ.
- Các mẫu mô hình.
- Các dạng khoảng giá dùng để đoán giá và đo đạc.
- Biểu tượng dùng để cá nhân hóa biểu đồ.
- Công cụ đo lường nhằm đo khoảng cách, số đếm trong khu vực.
- Phóng to, thu nhỏ.
- Chế độ Magnet giúp con trỏ tiến nhanh đến các mức mở/cao/thấp/đóng nhanh nhất.
- Giữ nguyên chế độ vẽ.
- Khóa công cụ vẽ
- Ẩn bảng vẽ, chỉ báo…
- Xóa công cụ vẽ, chỉ số…
4.4 Hướng dẫn dùng thanh công cụ bên dưới
- Dòng đầu tiên hiển thị thời gian của biểu đồ giá. Bên phải thanh phải còn có các ký hiệu %, log, auto. Tính năng log rất quan trọng đối với giao dịch trên thị trường Crypto.
- Bộ lọc cổ phiếu: Bao gồm những thông tin liên quan đến giá mua và bán của một loại tiền nào đó so với các loại còn lại. Ngoài ra còn cung cấp các thông tin về giá cổ phiếu và tiền mã hóa..
- Bảng giao dịch: chọn nhà môi giới để giao dịch.
5. Hướng dẫn nâng cao sử dụng TradingView
Dưới đây là những hướng dẫn sử dụng TradingView nâng cao, giúp người dùng nắm rõ được cách sử dụng của những tính năng như: xem tin tức, lọc tín hiệu giao dịch tốt cho thị trường Crypto, đọc phân tích tín hiệu từ các chuyên gia.
5.1 Hướng dẫn xem tin tức
Tại trang chủ các bạn ấn vào News, tại đây có rất nhiều các tin tức về thị trường. Nơi mà các nhà giao dịch thường xem để có thêm những kiến thức mới và hiểu biết thêm về thị trường. Những tin tức này luôn được cập nhật theo xu hướng.
5.2 Hướng dẫn cách lọc tín hiệu giao dịch thị trường Crypto
TradingView có thể tự động tổng hợp các tín hiệu giao dịch trên các loại thị trường. Từ giao diện trang chủ các bạn bấm vào “Screeners”.
Tiếp theo chọn thị trường để tìm kiếm tín hiệu giao dịch. Ở trang Crypto Screener, các bạn được tùy ý lựa chọn tín hiệu giao dịch phù hợp với mong muốn. Thông thường là các tín hiệu giao dịch với Performance, Oscillators và Trend - Following.
Mục Oscillators có các chọn lọc tín hiệu giao dịch theo các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI,... Đối với mục Trend - Following, bạn sẽ lựa chọn những tín hiệu giao dịch theo xu hướng như MA, Bollinger Bands.
Bạn có thể bấm vào Filter như hình dưới để tùy chỉnh bộ lọc. Với cách này, các bạn có thể đơn giản hóa việc tìm kiếm tín hiệu giao dịch thị trường. Dựa vào đó bạn có thể lựa chọn tín hiệu khách quan hơn.
5.3 Hướng dẫn đọc phân tích của các chuyên gia
Nếu bạn muốn học hỏi và hiểu biết thêm kiến thức, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Để tìm kiếm các ý tưởng giao dịch từ các chuyên gia trên TradingView, bạn bấm vào “Community” sau đó nhấn “Trade Idea”.
6. Những tính năng của thú vị của TradingView
Bên cạnh những tính năng cơ bản được nêu ở trên, TradingView còn có những tính năng thú vị mà có thể bạn chưa biết. Những kiến thức này bạn có thể áp dụng vào kỹ thuật phân tích. Chúng sẽ rất hữu ích và có thể tối đa hóa được khả năng phân tích của bạn.
Hiển thị các khung thời gian
Thông thường người dùng sẽ đi từ khung to tới khung nhỏ. Tức là có thể xem các khung W và D trước, rồi mới tới khung H4, H1 hoặc M15, M30 thậm chí là M5. Mỗi lần muốn xem bạn lại phải nhấp chuột vào khung thời gian trên biểu đồ. Điều này làm tốn rất nhiều thời gian.
Nếu thường xuyên sử dụng khung thời gian nào, bạn có thể cho toàn bộ các khung đó xuất hiện ngay trên biểu đồ chính để xem xét. Điều này sẽ giúp bạn xem một cách tiện lợi và dễ dàng hơn.
Bạn mở phần khung thời gian, sau đó chọn thời gian bạn thường sử dụng, tiếp theo nhấn vào “thêm mục yêu thích” phía bên trái. Vậy là khi bạn tích toàn bộ khung thời gian, chúng sẽ nằm trên biểu đồ chính.
Tắt thông tin sự kiện
Phần này khá khó chịu vì chúng hay bị lẫn vào biểu đồ khiến cho biểu đồ trở nên khó nhìn. Để tắt phần này, bạn ấn chuột phải vào phần biểu đồ chính, tiếp theo chọn cài đặt sau đó tìm đến dòng “các sự kiện”. Bỏ dấu ở ô “hiển thị các sự kiện kinh tế” rồi nhấn OK là xong.
Phân chia biểu đồ
Phân chia biểu đồ của TradingView gồm: chia bố cục bằng những cặp sản phẩm khác nhau, hoặc cùng chung 1 sản phẩm. Bạn nhấn vào ô “chọn bố cục” sẽ xuất hiện 1 bảng các bố cục, rồi hãy chọn bố cục bạn muốn như: chia 2, chia 3, chia 4. Lưu ý bạn phải sử dụng bản trả phí mới có thể sử dụng tính năng này.
Dịch chuyển đến 1 khoảng thời gian cụ thể
Một trong những tính năng thú vị của TradingView đó là dịch chuyển đến 1 khoảng thời gian cụ thể. Đây là một tính năng khá quan trọng, giúp những nhà đầu tư tìm hiểu về lịch sử của giá vào một thời điểm nào đó mà họ muốn.
Ví dụ như bạn muốn xem biểu đồ vàng vào ngày 1/1/2019, nếu chỉ dùng tay kéo biểu đồ thì không biết đến bao giờ mới xong. Tính năng dịch chuyển đến 1 khoảng thời gian cụ thể sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Bạn chỉ cần nhấn vào chữ “đến” khi đó khung thời gian sẽ xuất hiện, tiếp theo bạn chọn thời gian mà bạn muốn biểu đồ di chuyển đến, sau đó nhấn mũi tên xanh. Vậy là biểu đồ sẽ chạy đến đúng thời điểm mà bạn muốn xem.
Tính năng khôi phục
Tương tự các công cụ khác, TradingView cũng có tính năng khôi phục. Khi bạn nhấn vào nút này, biểu đồ sẽ quay lại thời điểm trước khi bạn vẽ. Ngoài ra, khi bạn lỡ tay xóa đi thì bạn có thể nhấn nút bên cạnh để khôi phục phần bạn vừa xóa.
Xem thêm: NPoS là gì? Cách NPoS hoạt động như thế nào?
Hiển thị biểu đồ trong 1 khung thời gian nhất định
Tính năng hiển thị biểu đồ trong 1 khung thời gian nhất định là một trong những tính năng khá hữu ích, nhất là khi bạn sử dụng các công cụ GANN hay Fibonacci. TradingView thiết lập tính đồng bộ hóa cho nên khi kẻ ở bất kỳ khung thời gian nào cũng sẽ xuất hiện mô hình này.
Nếu bạn vẽ ở các khung lớn như W, sau đó kéo xuống khung M5, bạn sẽ thấy Fibonacci chiếm hết toàn bộ các cây nến. Điều này khiến biểu đồ trở nên khá lộn xộn và khó nhìn. Vì vậy, nếu chỉ muốn xem ở một số khung nhất định thì hãy loại bỏ bớt như hình bên dưới:
Lấy toàn bộ các công cụ hay sử dụng nhất
Để tiện lợi và dễ dàng hơn trong khi phân tích giá bạn có thể đưa những công cụ nào thường dùng bằng cách nhấn vào hình ngôi sao để “thêm vào mục ưa thích” như hình dưới.
Nhờ đó khi cần phải kết hợp đường xu hướng với hàng loạt công cụ chỉ báo trên thị trường hay các mô hình được TradingView tích hợp sẵn. Mà không cần nhấn vào từng mô hình rồi chọn chỉ báo.
Giữ các mục ghi chú không chạy “loạn xạ”
Khi sử dụng chú thích “văn bản” ở 1 khung thời gian, nếu di chuyển qua khung khác, các chú thích này sẽ nhảy đi tới 1 khoảng rất xa, khiến bạn không thể tìm thấy được. Điều này sẽ khiến bạn dễ quên và việc tìm kiếm ghi chú trở nên khó khăn.
Vì vậy, thay vì chọn “văn bản” bạn nên chọn “đoạn văn bản được ghim” hoặc “ghi chú được ghim”. Hãy ghim những chú thích này ở những nơi mà bạn muốn, khi chuyển đổi qua khung khác nó vẫn xuất hiện ngay tại vị trí đó. Điều này giúp bạn dễ dàng quan sát và không lãng quên.
Cách thêm các cặp tiền tệ 1 cách nhanh nhất
Khi mới sử dụng, TradingView chỉ cung cấp cho bạn một số cặp tiền tệ nhất định. Có những cặp tiền tệ có thể bạn không cần dùng đến. Mỗi lần thay đổi 1 tài khoản hoặc đăng ký tài khoản mới, bạn phải nhập lại những cặp tiền tệ bạn muốn sử dụng một lần nữa.
Bạn có thể “xuất các danh sách theo dõi”, sau này nếu bạn chuyển qua tài khoản mới, bạn sẽ nhập danh sách này vào. Công cụ sẽ tự động tích hợp toàn bộ các cặp tiền tệ có trong danh sách của bạn một cách nhanh chóng, mà bạn không cần nhập từng cái một.
Những bài viết liên quan:
- Bitconnect là gì? Tổng quan về mô hình Ponzi
- Tokenomics là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Tokenomics
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về TradingView là gì. Hiện đây là 1 công cụ hữu ích và tiện dụng cho tất cả những nhà giao dịch, từ người mới vào thị trường cho đến những người đã có nhiều kinh nghiệm. Hãy theo dõi BHO Network để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất của công cụ này trong tương lai nhé!
Xuất bản ngày 18 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan