- Blog
- Tin tức Crypto
- Tokenomics là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Tokenomics Crypto
Tokenomics là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Tokenomics Crypto
- 1. Tokenomics là gì?
- 2. Vì sao Tokenomics quan trọng khi đầu tư vào Cryptocurrency?
- 3. Ví dụ về Tokenomics trong thực tế
- 3.1 Ethereum
- 3.2 Bitcoin
- 3.3 Tron
- 4. Các yếu tố tạo nên Token và Tokenomics
- 4.1 Nguồn cung và sự phân phối Token
- 4.2 Tổng cung Token
- 4.3 Vốn hóa thị trường & Định giá hoàn toàn pha loãng
- 4.4 Token quản trị
- 4.5 Phân bổ Token
- 4.6 Lịch phát hành Token
- 4.7 Bán Token
- 4.8 Ứng dụng của Token
- 5. Lạm phát, giảm phát và hỗn hợp
- 5.1 Lạm phát
- 5.2 Giảm phát
- 5.3 Hỗn hợp
- 6. Những đặc điểm khi đánh giá Tokenomics
- 6.1 Giá cả ổn định
- 6.2 Sự quản trị Token
- 6.3 Thích ứng trong tương lai
- 6.4 Đội ngũ phát triển và cộng đồng
Tokenomics là gì? Tokenomics bao gồm những yếu tố nào và mang lại hữu ích gì trong việc quyết định đầu tư vào dự án. Hãy khám phá ngay bài viết của BHO Network để tìm hiểu về thuật ngữ Tokenomics này nhé.
1. Tokenomics là gì?
Tokenomics được tạo ra từ sự kết hợp của các thuật ngữ Token (tiền mã hóa) và Economics (kinh tế học). Kết hợp hai thuật ngữ này, chúng ta có thể kết luận rằng Tokenomics chính là nền kinh tế của token, cách nó được dự án áp dụng, phân bổ và vận hành.
Tokenomics là thuật ngữ kết hợp giữa Token và Economics
2. Vì sao Tokenomics quan trọng khi đầu tư vào Cryptocurrency?
Trong cuốn sách đầu tư nổi tiếng của mình, Margin of Safety - huyền thoại đầu tư giá trị Seth Klarman giải thích rằng: “Trong ngắn hạn, cung và cầu sẽ quyết định giá cả thị trường”. Nếu bạn tin rằng điều đó là đúng và nó áp dụng cho các loại tiền mã hóa sử dụng công nghệ Blockchain cũng như thị trường chứng khoán, thì việc hiểu các yếu tố sẽ tác động đến cung hoặc cầu có tầm quan trọng sống còn đối với cả nhà đầu cơ và nhà đầu tư.
Trong trường hợp đó, có một số yếu tố cần xem xét khi xem xét mã thông báo tiền điện tử. Có lẽ điều quan trọng nhất là phải hiểu tiền kỹ thuật số sẽ được sử dụng như thế nào. Có mối liên hệ rõ ràng nào giữa việc sử dụng nền tảng hoặc dịch vụ đang được xây dựng và nội dung không? Nếu có, rất có thể một dịch vụ đang phát triển sẽ yêu cầu mua hàng và sử dụng, điều này cuối cùng sẽ giúp tăng giá. Nếu không có, mã thông báo có thể được sử dụng để làm gì?
Cũng giống như cách các ngân hàng trung ương tận dụng chính sách tiền tệ, việc thiết kế, quản lý và triển khai tokenomics phù hợp cho phép các nhóm dự án tạo ra một nền kinh tế hiệu quả, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ sinh thái và tăng trưởng về giá của token.
Tokenomics giúp điều chỉnh một mô hình có sẵn phù hợp với dự án
3. Ví dụ về Tokenomics trong thực tế
Như vậy, BHO Network đã giải thích cho bạn về thuật ngữ Tokenomics là gì. Dưới đây là một vài ví dụ về Tokenomics trong thực tế để các bạn có thể hình dung rõ nét hơn.
3.1 Ethereum
Token được phân phối liên tục bởi phần thưởng khối. Dự án đã bán khoảng 7 triệu Ether trong đợt ICO năm 2014. Hiện tại không có giới hạn đối với ETH. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp Token này có thể tiếp tục phát triển khi mạng lưới mở rộng.
Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn mô hình Tokenomics Ethereum sẽ thay đổi thế nào khi mạng lưới chuyển sang hệ thống đồng thuận PoS.
Tiếp tục phát triển khi mạng lưới mở rộng
3.2 Bitcoin
Trên thực tế có giao thức để 1 Token ổn định có thể xâm nhập vào mạng lưới thông qua phần thưởng khối. Họ nhận được số Bitcoin mới được tạo ra sau khi một khối được xác nhận thành công bởi một “thợ đào”.
Hơn 101 khối phải được xác nhận trước khi người khai thác có quyền truy cập vào phần thưởng của họ. Điều này sẽ khuyến khích họ tiếp tục xác nhận các giao dịch. Số lượng Token được thưởng cho mỗi nửa khối được xác thực theo thời gian để ngăn chặn quá nhiều Bitcoin vào mạng cùng 1 lúc.
3.3 Tron
Mạng lưới Tron được quản lý ở một loạt các cấp độ khác nhau. Làm như vậy để giữ cho việc ra quyết định một cách phi tập trung và hiệu quả.
Các cơ chế tự động xác định các thêm Token Tron vào mạng lưới để đảm bảo đủ số lượng lưu hành. Nhưng nếu điều này không hoạt động, cộng đồng có thể quyết định nên tăng hoặc giảm số tiền.
Đảm bảo đủ số lượng lưu hành
Xem thêm: CEX là gì? Tìm hiểu chi tiết về sàn giao dịch tập trung CEX
4. Các yếu tố tạo nên Token và Tokenomics
Là một thuật ngữ chung cho hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tiền điện tử, tokenomics trước hết sẽ đề cập đến cấu trúc của nền kinh tế tiền điện tử do những người tạo ra nó thiết kế. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi xem xét tokenomics của tiền điện tử.
4.1 Nguồn cung và sự phân phối Token
Những người duy nhất có khả năng nắm giữ số lượng lớn nhất với chi phí cơ bản thấp nhất là đội ngũ phát triển và các quỹ đầu tư đã rót vốn từ sớm. Nghĩa là lực bán lớn nhất thường sẽ đến từ nhóm này. Vậy dự án nên phân bổ cho những nhóm này như thế nào?
Ví dụ trường hợp dự án Kasta và Tokenomics của nó:
Tỷ lệ phân bổ của Kasta Token
Với tỉ lệ phân bổ Tokenomics trên, thoạt nhìn ta có thể thấy là khá hợp lý bởi tỷ lệ nắm giữ Token cao nhất chỉ là 15%. Tuy nhiên nếu để ý kĩ ta sẽ thấy:
- Nhà đầu tư: Seed và Private - 18%
- Đội ngũ phát triển bao gồm: nhóm điều hành, cố vấn, giới thiệu hệ sinh thái, phát triển sản phẩm, marketing, vận hành, trao thưởng, quỹ dự trữ chung - 71.5%
- Market Makers: Mua bán và thanh khoản - 8%
- Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Huy động vốn, gây quỹ - 2.5% Nghĩa là 97,5% token ở trong tay nhóm các quỹ đầu tư và đội ngũ phát triển với chi phí cơ bản từ $ 0.02/token tới gần như bằng 0, họ sẽ nắm toàn quyền kiểm soát nền kinh tế của Token.
Các dự án cần tính toán kỹ lượng Token phân bổ cho đội ngũ phát triển đủ để tạo động lực phát triển sản phẩm, nhưng cũng đồng thời hạn chế được ảnh hưởng có thể có của họ tới thị trường.
Ngoài ra, việc khóa Token của đội ngũ phát triển và đặt lịch mở khóa dần trong một thời gian dài cũng là một yếu tố cần thiết để giữ đội ngũ phát triển cam kết lâu dài với dự án. Thông thường sẽ là khóa 1 năm và mở khóa dần trong 2 năm - thời hạn được áp dụng rộng rãi cho nhiều dự án.
4.2 Tổng cung Token
Trước kia, 2 khái niệm Total Supply và Circulating được sử dụng thường xuyên. Nhưng gần đây đã có bổ sung thêm khái niệm mới là Max Supply - khái niệm này dễ bị nhầm lẫn với Total Supply.
Total Supply (tổng cung) là tổng lượng Token đang lưu thông và đang bị khóa trừ đi lượng Token đã bị burn. Ban đầu, Total Supply sẽ là con số được thiết kế bởi đội ngũ phát triển dự án sao cho phù hợp với mô hình vận hành.
Tổng lượng Token được chia làm 2 dạng: cố định và không cố định
Cụ thể, Total Supply có những dạng sau:
- Tổng cung cố định: lượng Token được định sẵn ban đầu và không thể thay đổi.
- Tổng cung không cố định: lượng Token có thể thay đổi tùy thuộc vào hoạt động của dự án và được chia thành các nhóm: tổng cung tăng dần, tổng cung giảm dần và tổng cung thay đổi liên tục.
- Circulating Supply: khái niệm này đề cập tới số lượng Token đang được lưu thông trên thị trường.
- Max Supply (cung tối đa): xác định lượng Token tối đa sẽ tồn tại, bao gồm cả những Token sẽ được khai thác hoặc có sẵn trong tương lai.
- Đọc vị Token Supply.
4.3 Vốn hóa thị trường & Định giá hoàn toàn pha loãng
Hiện tại, giá của Token phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài phân tích cơ bản thị còn phụ thuộc vào tổng cung ban đầu của Token. Ví dụ một dự án với Token A có vốn thị trường là $10,000,000:
- Nếu dự án phát hành 10,000,000 A Token => Mỗi A Token = $1
- Nếu dự án phát hành 10,000,000,000 A token ⇒ Mỗi A token = $0.001
Lượng Token được phát hành có thể dao động chục nghìn đến vài tỷ Token. Tuy nhiên, vốn hóa mới là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng tăng trưởng của Token.
Giá Token có thể phụ thuộc vào tổng cung ban đầu
Mỗi COMP có giá cao hơn AAVE, nhưng COMP lại có tiềm năng tăng trưởng cao hơn vì Compound chưa đạt mức “trần”. Mếu Compound đạt Market Cap như AAVE. mỗi COMP có thể đạt $735.
4.4 Token quản trị
Yếu tố tiếp theo quyết định sự thành công của tokenomics và dự án đó là yếu tố quản trị. Mặc dù nó có ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành công trong tương lai của một dự án tiền mã hóa và giá token của dự án, nhưng nó cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, đặc biệt là đối với các token có chức năng quản trị.
Cũng giống như tác động của chính phủ đối với nền kinh tế của một quốc gia, nhóm phát triển cốt lõi của một dự án hoặc các ủy ban và cơ quan quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến tương lai dự án và giá token của dự án.
Hơn nữa, bản thân quy trình quản trị cũng rất quan trọng. Về mô hình quản trị, đây là một số điểm nổi bật chính mà các nhà đầu tư nên xem xét:
- Mức độ tập trung (đội ngũ phát triển nắm toàn quyền quản trị hay quyền quản trị được phi tập trung hóa)
- Quản trị xảy ra on-chain hay off-chain (mặc dù, quản trị off-chain vẫn có thể phi tập trung)
- Mức độ tiếp cận của quy trình quản trị đối với người dùng thông thường (ví dụ: việc tạo một đề xuất và bỏ phiếu cho nó có dễ dàng hay không)
- Tỷ lệ phiếu bầu tối thiểu cần thiết để phê duyệt một đề xuất
- Nền tảng, kỹ năng và kinh nghiệm của nhóm cốt lõi nếu họ tham gia nhiều vào quy trình quản trị dự án
Nhìn chung, mặc dù tính phi tập trung được đánh giá cao trong tiền mã hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các dự án có quản trị phi tập trung đều tốt hơn những dự án quản trị tập trung hoàn toàn hoặc một phần. Tính minh bạch, liêm chính, khả năng hợp tác thông qua một quy trình hiệu quả và một đội ngũ chuyên nghiệp là quan trọng hơn hết trong lĩnh vực này.
Trên thị trường không phải Token nào cũng theo cơ chế Decentralized
4.5 Phân bổ Token
Trước khi đầu tư, phân bổ Token sẽ giúp các nhà đầu tư biết được tỷ lệ phân bổ Token giữa các nhóm có liên quan đã hợp lý chưa cũng như sự tác động của chúng đến tổng quan dự án.
Tìm hiểu tỷ lệ phân bổ Token trước khi quyết định đầu tư
Một trong những yếu tố chính quyết định giá trị của token là cách nó được phân phối. Có hai cách để tạo token là khai thác trước hoặc khởi chạy hợp lý. Theo cụm từ “ra mắt công bằng”, tôi muốn nói rằng một loại tiền mã hóa được cộng đồng khai thác, kiếm được, sở hữu và quản lý ngay từ đầu. Nó là một mạng phi tập trung và không có khái niệm phân bổ riêng ở đây.
Tuy nhiên, với khai thác trước một phần tiền được tạo (khai thác) và phân phối trước khi nó được tung ra công khai. Một phần tiền xu được bán cho những người mua tiềm năng trong đợt chào bán tiền xu ban đầu (ICO). Đây là một cách để thưởng cho những người sáng lập, thợ mỏ và nhà đầu tư sớm bằng những đồng tiền mới được đúc.
Vì vậy, nếu bạn muốn đảm bảo rằng dự án bạn đang đầu tư là hợp pháp và đầy tham vọng, hãy đảm bảo rằng dự án đó phân phối mã thông báo của họ cho người dùng tiềm năng.
4.6 Lịch phát hành Token
Lịch phát hành của Token ảnh hưởng rất lớn đến giá của Token cũng như động lực Hold Token của cộng đồng. Hiện tại, trên thị trường có 2 kiểu phân bổ Token:
Phân bổ Token theo lịch trình định sẵn
- Dưới 1 năm: các dự án có tốc độ release 100% dưới 1 năm thể hiện đội ngũ dự án không đồng hành lâu dài với sản phẩm của họ xây dựng
- Từ 3-5 năm: khoảng thời gian lý tưởng nhất để release 100% Token
- Trên 10 năm: Các dự án có Token release schedule lên đến 10 năm sẽ khó tạo động lực cho Holder. Bởi họ chịu sự lạm phát của Token lên đến 10 năm và không ai đảm bảo rằng đội ngũ sẽ hoạt động hiệu quả trong khoảng thời gian đó.
Có 2 kiểu phân bổ Token là theo lịch trình và theo nhu cầu sử dụng
Phân bổ Token theo hiệu suất và nhu cầu sử dụng
Để giải quyết vấn đề lạm phát, một số dự án đã chọn release Token theo 1 tiêu chí cụ thể chứ không theo thời gian định sẵn nữa. Đây là cơ chế khá hay vì nó giúp ổn định giá của Token.
4.7 Bán Token
Đây là hình thức huy động vốn thông qua việc mở bán cổ phần tương tự các công ty trong thị trường truyền thống. Nếu như các công ty truyền thống có khoảng 5 đợt gọi vốn thì các dự án trong Crypto sẽ có khoảng 3 đợt mở bán Token để gọi vốn.
Đối với thị trường Crypto, mức định giá trung bình sẽ thấp hơn, bởi đây là thị trường còn tương đối mới và có Marketcap nhỏ hơn nhiều so với thị trường cổ phiếu của một số nước lớn.
Mức giá trung bình thấp hơn ở thị trường Crypto
4.8 Ứng dụng của Token
Tính ứng dụng có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong tokenomics của một dự án crypto. Sự khan hiếm không đem lại giá trị nếu token không có ứng dụng gì. Ngay cả khi token có mô hình giảm phát, có cơ chế ổn định giá tốt nhất, có cơ chế phân phối cũng như quy trình quản trị on-chain phi tập trung và hiệu quả, nó cũng sẽ không có nhiều giá trị nếu nó không có giá trị sử dụng.
Tiền fiat cũng vậy, nó chỉ có giá trị nếu công dân của quốc gia đó sử dụng nó, chẳng hạn như để thực hiện các khoản thanh toán hàng ngày, đầu tư và các giao dịch khác của họ. Đây cũng là lý do tại sao một số ngân hàng trung ương đã không ủng hộ tài sản kỹ thuật số trong quá khứ.
Vì vậy, các dự án tiền mã hóa phải xây dựng ứng dụng cho tài sản kỹ thuật số của họ với các chức năng có lợi cho hệ sinh thái và những người tham gia.
Những chức năng phổ biến có thể kể đến như:
- Cơ hội kiếm tiền thông qua staking, khai thác, yield farming và chia sẻ doanh thu.
- Quản trị.
- Phương tiện trao đổi trên một nền tảng hoặc trong toàn bộ hệ sinh thái.
- Tài sản thế chấp cho các tài sản khác trong hệ sinh thái (ví dụ: stablecoin).
Ví dụ: ứng dụng chính của ETH là thanh toán phí giao dịch cũng như việc triển khai các ứng dụng phi tập trung - dApp và hợp đồng thông minh - smart contract. Mặt khác, người dùng sử dụng Bitcoin như một phương tiện lưu trữ giá trị và phương tiện trao đổi.
Nói chung, ứng dụng của token chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu, giúp tăng giá trị của tài sản kỹ thuật số nếu nguồn cung vẫn giữ nguyên hoặc giảm.
Ứng dụng của Token giúp định giá một Token trên thị trường
5. Lạm phát, giảm phát và hỗn hợp
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, các dự án cần lựa chọn token của mình sẽ áp dụng mô hình giảm phát, lạm phát hay hỗn hợp.
5.1 Lạm phát
Sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát cũng có thể xảy ra khi mọi người kỳ vọng giá sẽ giảm, do đó thay đổi sở thích của họ từ muốn tiền ngay bây giờ sang sau này. Lạm phát xảy ra khi cung tiền lớn hơn tổng sản lượng của một nền kinh tế. Còn được gọi là "lạm phát giá."
Chưa kể tới việc Token có thể bị mất vì những tai nạn như quên mật khẩu ví hoặc mất ví. Nghĩa là kể cả với những token không có cơ chế đốt nhưng có giới hạn cố định nguồn cung, nó sẽ vẫn là mô hình giảm phát. Mô hình giảm phát có lợi thế là dễ thiết kế, không tốn quá nhiều phép toán để xây dựng một mô hình giảm phát hiệu quả, do đó nhiều dự án ưa chuộng mô hình này.
Đa số các nhà đầu tư đều thích mô hình Tokenomics
5.2 Giảm phát
Ở mô hình lạm phát, token sẽ không có nguồn cung cố định và sẽ được in thêm theo thời gian. Nghĩa là nguồn cung sẽ tăng dần. Token có thể được in thêm theo lịch cố định, in theo một phương trình phi tuyến tính, hoặc được in thêm theo nhu cầu. Mô hình lạm phát khó thiết kế và khó duy trì hơn rất nhiều so với mô hình giảm phát.
Tuy nhiên, có một số quy tắc trong việc thiết kế mô hình token lạm phát cần đặc biệt lưu ý:
- Không cho phép in thêm token theo nhu cầu. Các nhà đầu tư rất sợ điều này vì nó sẽ tạo ra lạm phát không kiểm soát được.
- Lạm phát lớn hơn 200%/năm sẽ gây khó khăn lớn cho việc duy trì mô hình kinh tế của token, do đó tốt nhất nên giữ mức lạm phát dưới 150%/năm. Tuy nhiên, không phải lạm phát lúc nào cũng là xấu, ví dụ như trong nền kinh tế thông thường, tiền tệ luôn phải có một tỉ lệ lạm phát nhất định để giúp thúc đẩy nền kinh tế. Một số hệ sinh thái lớn hiện nay đang sử dụng mô hình lạm phát ví dụ như Ethereum và Polkadot.
Lạm phát lớn hơn 200%/năm sẽ gây khó khăn lớn cho việc duy trì mô hình kinh tế của token
5.3 Hỗn hợp
Nhiều dự án đã áp dụng thành công mô hình hỗn hợp vào Tokenomics của mình, điển hình như Solana.
Về bản chất, Solana là một token lạm phát, tỉ lệ lạm phát ban đầu của Solana sẽ là 8% và giảm dần trong khoảng 10 năm tới khi đạt 1,5% hàng năm. Tuy nhiên, mỗi giao dịch sẽ đốt một lượng token Solana nhất định, và theo tính toán, với lượng giao dịch trên chuỗi đủ lớn, khiến cho tỉ lệ đốt hàng năm cao hơn 1,5%, sẽ khiến cho mô hình của token trở thành giảm phát.
Mỗi mô hình đều có ưu thế và nhược điểm riêng, tùy vào mục đích của dự án, cần cân nhắc kĩ việc sử dụng mô hình nguồn cung và đưa ra phép tính toán chính xác.
Solana là dự án áp dụng thành công mô hình hỗn hợp vào Tokenomics
6. Những đặc điểm khi đánh giá Tokenomics
Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua một số đặc điểm cần chú ý khi đánh giá Tokenomics. Cùng tìm hiểu nhé.
6.1 Giá cả ổn định
Tiền mã hóa nổi tiếng về tính biến động của chúng. Đây là một vấn đề khi các biến động thu hút các nhà đầu tư. Đội ngũ phát triển cần có những biện pháp hợp lý giúp Token có sự ổn định và một trong số đó là thay đổi lượng cung. Vậy nên cần chú ý kiểm tra về tổng cung phát hành, cung lưu thông.
6.2 Sự quản trị Token
Một vài dự án có thể bao gồm các Token được giữ ở dạng dự trữ có thể được thêm vào hệ sinh thái sau này. Đây cũng là cách để thúc đẩy tăng trưởng hoặc để trả tiền bảo trì hệ thống.
Trong khi đó, các dự án khác thực hiện một cách tiếp cận có chủ ý đối với cách mạng lưới hoạt động. Một vài mạng lưới sẽ đốt 1 lượng Token theo những mốc thời gian đã được lên kế hoạch từ trước.
Các mạng lưới sẽ đốt 1 lượng Token theo mốc thời gian đã lên kế hoạch
6.3 Thích ứng trong tương lai
Nhà thống trị nắm một số lượng tương đối trong tổng số Token phát hành. Nhưng các nhà phát triển có thể không hoạt động giống như những gì có trong kế hoạch đã công bố của họ.Các thức quản lý Token có thể cần được thay đổi khi mạng lưới phát triển và trưởng thành.
6.4 Đội ngũ phát triển và cộng đồng
Đội ngũ phát triển một loại tiền mã hóa là một yếu tố đáng xem xét. Ví dụ: Một trong những lý do tại sao Basic Attention Token (BAT) thành công là do đội ngũ điều hành Token này. Brendan Eich và Brian Bondy là các chuyên gia nổi tiếng tạo niềm tien cho dự án BAT trước khi dự án được ra mắt.
Những bài viết liên quan:
- TradingView là gì? Cách sử dụng TradingView chi tiết từ A-Z
- Ethereum 2.0 là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Ethereum 2.0
Trên đây là những kiến thức bao quát về Tokenomics là gì? Hy vọng qua những chia sẻ của BHO Network đã cung cấp những thông tin hữu ích để phục vụ cho quá trình đầu tư của bạn. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để cập nhật những kiến thức bổ ích về thị trường tiền mã hóa nhé.
Xuất bản ngày 27 tháng 3 năm 2022
Chủ đề liên quan