- Blog
- Tin tức Crypto
- Crypto là gì? Cẩm nang về thị trường Cryptocurrency để đầu tư
Crypto là gì? Cẩm nang về thị trường Cryptocurrency để đầu tư
- 1. Crypto là gì?
- 2. Lịch sử Crypto
- 3. Các loại tiền Crypto
- 3.1 Coin
- 3.2 Bitcoin
- 3.3 AltCoin
- 3.4 Token
- 4. Phân biệt Coin và Token
- 5. Sàn giao dịch Crypto
- 5.1 Sàn tập trung (CEX)
- 5.2 Sàn phi tập trung (DEX)
- 6. Các loại ví tiền mã hóa hiện nay
- 6.1 Ví nóng - Hot Wallet
- 6.2 Ví lạnh - Cold Wallet
- 6.3 Ví sàn - Exchange Wallet
- 7. Ứng dụng cơ bản của tiền mã hóa crypto
- 7.1 Thay thế chức năng giao dịch, thanh toán ở ngân hàng
- 7.2 Lưu trữ, quản lý tài sản
- 7.3 Phương thức thanh toán thông minh
- 7.4 Kênh đầu tư hấp dẫn
- 8. Nguyên lý hoạt động của tiền mã hóa
- 8.1 Xây dựng trên nền tảng Blockchain
- 8.2 Xác thực thông qua Proof of Work hoặc Proof of Stake
- 8.2.1 Proof of Work
- 8.2.2 Proof of Stake
- 9. Đặc điểm cơ bản của tiền Crypto là gì?
- 9.1 Ẩn danh
- 9.2 Được mã hóa
- 9.3 Ngang hàng (P2P)
- 9.4 Không phụ thuộc vào bất kì bên thứ 3 nào
- 9.5 Mang tính phi tập trung
- 9.6 Tính toàn cầu hóa
- 9.7 Số hóa
- 10. Cách để sở hữu tiền mã hóa
- 10.1 Đào coin
- 10.2 Giao dịch trên thị trường điện tử
- 11. Những cách đầu tư tiền mã hóa phổ biến
- 11.1 Trade
- 11.2 Hold
- 12. Cần chuẩn bị gì khi đầu tư tiền mã hóa
- 12.1 Kiến thức cơ bản về Cryptocurrency
- 12.2 Cẩn trọng trong giao dịch
- 12.3 Đầu tư tiền mã hóa cần ít hay nhiều vốn?
- 12.4 Có nên đầu tư vào Cryptocurrency không?
- 13. Lợi ích và hạn chế khi sở hữu Cryptocurrency
Crypto là gì? Cryptocurrency cho phép bạn mua hàng hóa và dịch vụ, sử dụng ứng dụng và trò chơi hoặc giao dịch để kiếm lợi nhuận. Trong bài viết này BHO Network sẽ cung cấp những kiến thức giúp bạn đọc bước đầu tìm hiểu về Crypto. Cùng theo dõi nhé!
1. Crypto là gì?
Crypto (Cryptocurrency) là tiền mã hóa được phát hành trên các nền tảng Blockchain trên môi trường Internet.
Để nói một cách đơn giản, tiền mã hóa là phương tiện giao dịch trên môi trường Blockchain. Tương tự như việc tiền pháp định dùng để trao đổi trong nền kinh tế tập trung. Nhờ có tính phi tập trung và tính minh bạch của Blockchain, các thông tin giao dịch được lưu trữ và không bị thay đổi hình thức dưới bất kì yếu tố nào.
2. Lịch sử Crypto
Tuy chỉ là một xu hướng mới nổi lên dạo gần đây, nhưng ý tưởng ra đời của tiền mã hóa thực chất đã xuất hiện từ những năm 1990. Ý tưởng này chỉ thành công vào năm 2008 với dự án tiền Bitcoin của Satoshi Nakamoto.
Theo Satoshi Nakamoto, dự án tiền Bitcoin được tạo ra dưới hình thức hệ thống tiền mã hóa trao đổi ngang hàng. Tức là việc mua bán, trao đổi chỉ dựa vào những đoạn giao dịch đã được mã hóa, xác minh và lưu trữ trên khối Blockchain, chứ không phải niềm tin giữa hai bên.
Cho đến nay, Bitcoin vẫn giữ vị trí là sản phẩm đồng tiền mã hóa thành công nhất, chưa bị bất kì Token nào khác soán ngôi. Thế nhưng nhờ có Bitcoin, đã có vô số dự án tiền điện tử khác ra đời. Trong đó nổi bật hơn cả phải kể đến Ethereum.
Quá trình hình thành từ thập niên 90 đến năm 2009
Như đã nhắc đến ở trên, trong giai đoạn này các đồng tiền mã hóa đã phát triển. Nhờ sự bùng nổ công nghệ vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Khi đó, đã có rất nhiều đồng tiền mã hóa ra đời.
Ví dụ như Flooz, Beenz, DigiCash,.. nhưng rồi cũng nhanh chóng biến mất. Do có nhiều vấn đề nổi cộm như bảo mật kém, nhiều gian lận, mâu thuẫn nội bộ và những vấn đề khác về tài chính.
Chỉ đến năm 2009, dự án tiền Bitcoin của Satoshi Nakamoto xuất hiện như một điểm sáng cho thị trường tiền mã hóa. Chúng được coi như đồng tiền mã hóa đầu tiên hoạt động phi tập trung. Không chịu bất cứ sự chi phối hay quản lý từ Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền khác.
Quá trình phát triển từ 2009 đến nay
- Về mặt đầu tư:
Trong thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư và xã hội không còn những cái nhìn khắt khe về tiền mã hóa. Trước đây đầu tư vào tiền mã hóa chỉ là những chiêu trò lừa đảo. Khiến các nhà đầu tư thiệt hại lớn, thậm chí là cả gia tài.
Mặc cho nhiều ý kiến trái chiều, Bitcoin vẫn tồn tại ở trên thị trường 13 năm. Tốc độ phát triển mạnh mẽ với tổng vốn hóa lên tới hàng nghìn tỷ đô la.
Ngoài các nhà đầu tư, các quỹ tài chính lớn cũng dần nhận thấy nguồn lợi nhuận khổng lồ mà tiền mã hóa mang lại khi đầu tư. Các quỹ lớn như Grayscale, Square, Microstrategy đã thu mua rất nhiều BTC và các AltCoin khác. Hứa hẹn cho sự tăng đột phá về vốn hóa thị trường này.
- Về mặt ứng dụng:
Đã có rất nhiều ngân hàng hay các thương hiệu như Tesla, Paypal, Apple Pay cũng đã thông qua phương thức thanh toán bằng Bitcoin.
Có những nước trên thế giới cũng đã chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán, tiêu biểu là El Savador. Cùng với việc thông qua, El Savador còn thông qua sắc lệnh Airdrop. Tặng miễn phí mỗi người dân $30 giá trị BTC.
Có thể nói, động thái này sẽ mở ra một tương lai mới cho tiền mã hóa. Crypto sẽ sớm được tất cả mọi người chấp nhận. Ở Việt Nam, chính phủ cũng đã không còn những cái nhìn quá khắt khe về công nghệ Blockchain.
Thay vào đó, đã có một số công văn nghiên cứu để ứng dụng Blockchain vào nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu là trong lĩnh vực giáo dục để lưu trữ dữ liệu bằng tốt nghiệp đại học.
3. Các loại tiền Crypto
Để có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ nhất về loại tài sản bạn định đầu tư hoặc nắm giữ, sau đây chúng ta sẽ xem xét từng loại tiền mã hóa đang lưu hành trên thị trường tiền mã hóa để hiểu được tiềm năng, khả năng và rủi ro của nó.
3.1 Coin
Coin là loại tiền được phát hành và phát triển bên trong mỗi Blockchain nhất định. Mục đích ra đời của Coin là để giải quyết những vấn đề về thanh toán, bảo mật và phát triển ứng dụng.
Cần phải nhớ rằng mỗi Blockchain sẽ chỉ có một Token duy nhất. Ví dụ Bitcoin Network sẽ có Token là BTC, nền tảng Ethereum thì có Token là Ether.
3.2 Bitcoin
Chắc hẳn ai cũng biết về đồng tiền mã hóa này. Bitcoin chính là đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới và là sự khởi nguồn cho sự phát triển của thị trường Crypto về sau này.
3.3 AltCoin
AltCoin nghĩa là những Token khác Bitcoin, được tạo ra để thay thế cho Bitcoin. Đây là sự kết hợp giữa hai từ: Alternative (thay thế) và Coin.
Một số AltCoin nổi bật được kể đến là Ethereum (ETH), Solana (SOL), LiteCoin (LTC) và nhiều đồng AltCoin khác nữa. Nếu hiểu theo cách này thì bất cứ những Token nào khác Bitcoin thì đều sẽ được quy về AltCoin.
3.4 Token
Token tương tự với Coin ở chỗ nó cũng là đồng tiền được phát hành trên Blockchain. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Token sẽ có Blockchain riêng, còn Token thì buộc phải tồn tại trên Blockchain khác.
Ví dụ như Token KONO thì được lưu trữ và giao dịch trên Blockchain Ethereum. Nếu là Coin thì sẽ phải tồn tại trên Blockchain Konomi. Những trên thực tế, không hề tồn tại Blockchain tên Konomi.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Đối với một số dự án khi đã phát triển đủ mạnh thì sẽ hướng đến việc tạo dựng một Blockchain của riêng mình, thì khi đó Token sẽ biến thành Coin.
Một ví dụ tiêu biểu cho sự chuyển đổi này là token SOL (token của dự án Solana) trước được lưu trữ và giao dịch trên blockchain Ethereum. Nhưng sau khi mainnet, Solana có Blockchain riêng, biến SOL thành coin, tạo điều kiện cho đồng token khác có thể được tạo ra trên blockchain này.
4. Phân biệt Coin và Token
Về mặt tính năng | Về mặt kỹ thuật | |
---|---|---|
Coin | Một phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị cho các mục đích thanh toán, bảo mật, đầu tư và phát triển mạng lưới blockchain đó. Vì vậy, mới nói rằng mỗi Blockchain sẽ có một Token duy nhất | Cần phải có một nền tảng ví giao dịch riêng để gửi hoặc nhận tiền. Khi giao dịch được thực hiện, phí giao dịch sẽ trừ trực tiếp vào ví của coin đó |
Token | Được phát hành bởi dự án xây dựng trên Blockchain nền tảng đó và thêm một vài tiện ích của dự án đó | Không có nền tảng ví riêng mà sử dụng ví của đồng Coin nền tảng. Khi giao dịch được thực hiện, phí giao dịch sẽ trừ vào ví của Coin nền tảng |
5. Sàn giao dịch Crypto
Nhà đầu tư có thể mua bán tiền mã hóa ở các sàn giao dịch Crypto, sẽ có 2 loại sàn sau:
5.1 Sàn tập trung (CEX)
Sàn tập trung (CEX) là loại sàn giao dịch có một bên trung gian kiểm soát các hoạt động trao đổi, giao dịch các tài sản Crypto.
Thông thường đối với loại sàn này, người dùng cần phải tạo tài khoản trên sàn để thực hiện quy định KYC (Know Your Customer) của chính phủ. Một số ví dụ tiêu biểu của sàn giao dịch tập trung có thể kể đến như Binance, Houbi, Kucoin, Gate.io, Bittrex, BitMax,..
5.2 Sàn phi tập trung (DEX)
Ngược lại, đối với sàn phi tập trung DEX, người dùng có thể thực hiện các giao dịch và trao đổi một cách phi tập trung ở trên nền tảng Blockchain.
Để dễ hiểu hơn, sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng thực hiện trao đổi, thanh toán ngay trên ví của họ, và chỉ khi người phép cấp phép thông qua Private Key thì giao dịch mới được xảy ra, bỏ qua các bước rườm rà khác.
Những ví dụ tiêu biểu về sàn giao dịch phi tập trung là Uniswap, Sushiswap, Saber, Quickswap, Spiritswap,...
6. Các loại ví tiền mã hóa hiện nay
Cũng giống như tất cả mọi loại tiền khác, tiền mã hóa cũng cần phải có nơi lưu trữ, đó là ví tiền điện tử. Đây là một phần mềm giúp người dùng lưu trữ, giao dịch và theo dõi số dư Coin hoặc Token hiện tại của mình.
Nhằm giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng và đơn giản, bài viết này chia ví điện tử thành 3 loại ví phổ biến hiện nay: ví nóng, ví lạnh và ví sàn. Trước tiên, hãy đi vào tìm hiểu ví nóng.
6.1 Ví nóng - Hot Wallet
Ví nóng, hay còn được gọi là Hot wallet, là một loại ví lưu trữ online mà người dùng sẽ phải tự bảo mật tài khoản bằng Private key.
Cho đến thời điểm hiện tại, ví không chỉ có chức năng lưu trữ mà còn tích hợp thêm nhiều tính năng khác. Ví dụ như swap Coin trực tiếp trên ví mà không cần kết nối laptop, theo dõi các danh mục đầu tư và hỗ trợ lưu trữ đa dạng Token.
Đối với loại ví này, ưu điểm hàng đầu của ví là thuận tiện khi người dùng hoàn toàn có thể cài đặt và truy cập chúng ở nhiều nơi.
Bao gồm ở điện thoại, máy tính hoặc Extension trên trình duyệt. Mặt khác, ví nóng dễ bị hack, tấn công nếu điện thoại hoặc máy tính có dính virus. Và ví chỉ giao dịch tốt khi được kết nối với Internet.
Vì vậy, nhìn chung, ví nóng sẽ không có mức bảo mật tốt bằng ví lạnh. Một số cái tên ví nóng tiêu biểu bao gồm Trust Wallet, Exodus, Mycelium, Electrum và Coinbase Wallet.
6.2 Ví lạnh - Cold Wallet
Ngược lại với ví nóng, ví lạnh mang tính vật lý, có thể cầm được trên tay. Thông thường, ví lạnh thường được sử dụng bởi các trader, nhà đầu tư dài hạn vì độ bảo mật của ví lạnh cao hơn rất nhiều so với ví nóng.
Hơn nữa, khi sử dụng ví lạnh, người dùng có thể lưu trữ được ở ngoại tuyến. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ví lạnh là quá trình thực hiện giao dịch khá tốn công, vì vậy mới thích hợp hơn cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Các loại ví lạnh uy tín thường được các nhà đầu tư tin tưởng là Ledger, Trezor, KeepKey, CoolWallet, SafePal.
6.3 Ví sàn - Exchange Wallet
Có thể nói, so với ví nóng và ví lạnh, ví sàn là loại ví được nhiều trader sử dụng nhất do sự thuận tiện mà nó đem lại.
Đầu tiên, đối với các nhà đầu tư nhỏ, họ thường tiến hành nạp Stablecoin lên sàn và mua bán đồng Coin mình muốn. Sau đó họ sẽ có xu hướng muốn để lại tài sản trên ví để có thể tiến hành giao dịch nhanh hơn.
Thứ hai, khi số lượng giao dịch quá ít, phí rút tài sản về ví so với tổng giá trị tài sản là bất hợp lý. Do đó, khiến cho nhiều nhà đầu tư có nhiều sự nghi ngại và không chấp nhận mức phí này.
Vào đầu năm 2021, khi mà phí giao dịch cho việc mua bán Token hoặc coin (gas fee) trở nên quá cao. Gây ảnh hưởng đến việc rút Token thuộc chuẩn ERC-20 tốn kha khá tiền, có những giao dịch có thể lên đến hàng trăm đô.
Số tiền này là không thể chấp nhận được đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Bởi vậy, việc sử dụng phí sàn sẽ giúp các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch thuận tiện, nhanh chóng. Thêm nữa là không phải tốn một khoản gas fee lớn khi chuyển tài sản từ sàn về ví.
Mặt khác, do người dùng giao dịch trực tiếp trên sàn nên cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về sàn như scam, hay sàn bị shut down. Dẫn đến việc người dùng không rút tiền về được.
7. Ứng dụng cơ bản của tiền mã hóa crypto
Mặc dù nó chỉ hoạt động trên môi trường internet. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của tiền mã hóa lại không kém so với tiền tệ fiat mà chúng ta thường sử dụng. Cùng xem những ứng dụng đó là gì ở phần nội dung dưới đây nhé.
7.1 Thay thế chức năng giao dịch, thanh toán ở ngân hàng
Trade Crypto là gì? Trade Crypto là giao dịch tiền mã hóa và hoàn toàn không yêu cầu phải liên kết với bất cứ ngân hàng nào. Tất cả mọi giao dịch, trao đổi đều được diễn ra trên môi trường Internet, với tốc độ nhanh chóng, tức thì.
Vì vậy mà có thể nói rằng, Cryptocurrency có khả năng thay thế các chức năng của dịch vụ ngân hàng. Nếu được chấp nhận làm phương thức thanh toán ở các hệ thống lớn, sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian và chi phí thanh toán.
7.2 Lưu trữ, quản lý tài sản
Chỉ có với tiền mã hóa, người dùng mới có toàn quyền trong việc truy cập, sử dụng và quản lý tài sản. Sẽ không một cá nhân, cơ quan, hay tổ chức có thẩm quyền nào được có quyền thu giữ.
Do những loại tài sản này phải trải qua quá trình mã hóa nên chỉ có chủ sở hữu mới có quyền chi phối đến nó, bất kể người dùng đang ở đâu hay trong tình trạng nào.
Chính vì thế, tiền mã hóa là cách hữu hiệu để mỗi cá nhân lưu trữ giá trị tài sản của mình.
7.3 Phương thức thanh toán thông minh
Mặc dù vẫn vấp phải rất nhiều tranh cãi về độ uy tín của mình. Tuy nhiên, tiền mã hóa vẫn chứng minh được vị thế bằng việc trở thành phương tiện thanh toán chính thức cho nhiều hệ thống thanh toán lớn trên toàn cầu.
Chỉ kể riêng ở Mỹ, đã có đến hơn 28.000 cây ATM được dựng lên để phục vụ cho việc gửi và rút Bitcoin. Việc sử dụng Bitcoin giờ đây cũng giống như sử dụng tiền pháp định, bạn hoàn toàn có thể dùng chúng để thanh toán nhiều loại hàng hóa, dịch vụ.
Chưa kể đến việc nếu sử dụng Bitcoin để thanh toán, tốc độ chuyển đến đơn vị chấp nhận thanh toán sẽ nhanh hơn rất nhiều so với chuyển qua dịch vụ Internet banking của ngân hàng.
Điểm sáng tiếp theo là phí giao dịch thấp, thậm chí còn có thể miễn phí.
7.4 Kênh đầu tư hấp dẫn
Với tiềm năng có thể đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các trader. Chắc chắn những nhà đầu tư ưa mạo hiểm không thể nào bỏ qua cơ hội tiềm năng này.
Tuy nhiên, cơ hội lớn đi kèm với rủi ro cao, khi mà biến động giá có thể dao động từ vài trăm và lên đến vài nghìn phần trăm.
Tại thời điểm hiện tại, Bitcoin và Ethereum là hai đồng tiền mã hóa có giá trị và tổng vốn hóa lớn nhất tại thị trường Crypto.
Đặc biệt đã có những khoảng thời gian hai đồng tiền này phá vỡ kỉ lục về giá của chính mình. Bitcoin sắp đạt mức 65.000 USD và Ethereum vượt qua mức giá 4.000 USD.
Điều này cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư đã có khả năng thu được khoản lợi nhuận kếch xù nếu đi thu mua hai đồng điện tử này trong khi chúng chỉ đang ở mức giá vài trăm hoặc vài nghìn USD.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc lại rằng kênh đầu tư này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chỉ phù hợp cho những nhà đầu tư thích mạo hiểm.
8. Nguyên lý hoạt động của tiền mã hóa
Cơ chế hoạt động của Cryptocurrency cũng rất khác so với tiền pháp định truyền thống. Cùng theo dõi tiếp để biết thêm những điểm thú vị trong nguyên lý hoạt động của tiền mã hóa nhé.
8.1 Xây dựng trên nền tảng Blockchain
Phương thức hoạt động của Blockchain dựa trên tính năng của cuốn số cái điện tử. Tức là được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau và lưu trữ mọi thông tin giao dịch của người dùng.
Dữ liệu sẽ được lưu trữ lại thành từng khối và khối trước sẽ liên kết với khối sau thành các chuỗi liên kết dữ liệu khổng lồ. Đó là lý do tại sao mà nền tảng này được gọi là Blockchain.
Do sự liên kết này mà mỗi khi một người muốn thay đổi bất cứ thông tin nào trên blockchain này, họ cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hệ thống.
Với công nghệ Blockchain, mỗi thành viên sẽ được giữ một bản sao của cuốn sổ cái này để xây dựng bản sao dữ liệu có tính thống nhất. Các bản sao này sẽ ghi lại các giao dịch mới và tất cả bản sao đều được cập nhật tức thời.
Để ngăn chặn nhất có thể mọi sự gian lận, mỗi giao dịch đều được thông qua hai cơ chế xác thực nền tảng. Đó là Proof of Work và Proof of Stake.
8.2 Xác thực thông qua Proof of Work hoặc Proof of Stake
8.2.1 Proof of Work
Cơ chế Proof of Work là cơ chế xác minh giao dịch trên Blockchain. Phương thức hoạt động của nó là cung cấp các bài toán để các thợ đào cạnh tranh nhau để tìm ra câu trả lời.
Hệ thống máy tính nào giải quyết được sớm nhất thì sẽ được nhận thưởng bằng chính đồng tiền mã hóa của nền tảng mà họ đã tham gia. Tuy nhiên, nhược điểm của quá trình này là sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tài nguyên máy tính.
8.2.2 Proof of Stake
Cơ chế hoạt động của Proof of Stake tương tự với việc người dùng đi vay thế chấp ở ngân hàng, sử dụng cơ chế staking. Nhờ cơ chế staking này mà hệ thống có thể giới hạn số giao dịch mà mỗi bên tham gia xác minh.
Mỗi bên sẽ tham gia staking tiền mã hóa để xác minh giao dịch. Một khi đã tập hợp được đủ số cổ phần, nhóm xác thực sẽ được đưa vào nhóm giao dịch mới.
9. Đặc điểm cơ bản của tiền Crypto là gì?
Cùng BHO Network tìm hiểu về 7 đặc điểm cơ bản của tiền Crypto trong phần nội dung dưới đây nhé.
9.1 Ẩn danh
Một điểm khác biệt của tiền mã hóa so với các loại tiền khác là khi giao dịch. Người giao dịch không cần phải cung cấp thông tin cá nhân của mình.
Hơn nữa, cả người sở hữu và người giao dịch tiền mã hóa không phải tuân theo bất cứ quy tắc bắt buộc nào.
9.2 Được mã hóa
Khi giao dịch với các đồng tiền mã hóa, người dùng sẽ được cung cấp mã hóa đặc biệt. Điều này khiến cho giao dịch mang tính bảo mật cao, ngăn chặn những hiện tượng xâm nhập lạ, bất bình thường vào thông tin của trader.
9.3 Ngang hàng (P2P)
Các giao dịch tiền mã hóa được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán trên môi trường mạng. Hoàn toàn không có sự can thiệp của bên thứ 3 vào quá trình này, ví dụ như ngân hàng, Facebook, hay Paypal,..
9.4 Không phụ thuộc vào bất kì bên thứ 3 nào
Như đã nói ở trên, chỉ có người dùng mới có thể quản lý, sử dụng và chi phối đồng tiền mã hóa của họ. Không một bên thứ ba hay đơn vị trung gian nào có thẩm quyền quản lý đồng tiền mã hóa của từng người dùng.
Vì vậy, người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát Token và thông tin của họ. Do đó, các nhà đầu tư sẽ chủ động hơn trong việc giao dịch các Token trên mạng lưới.
9.5 Mang tính phi tập trung
tiền mã hóa là loại tiền mã hóa được hoạt động, phân phối trên một mạng lưới nhất định. Có rất nhiều máy tính tham gia ở khắp mọi nơi chứ không phải chỉ dựa trên một máy tính hay là một máy chủ trung tâm.
Đây chính là tính năng phi tập trung của tiền Crypto.
9.6 Tính toàn cầu hóa
Một trong những điểm khác biệt nhất của tiền Crypto so với tiền pháp định là tiền mã hóa có thể hoạt động trên mọi lãnh thổ trên thế giới, có thể coi chúng là loại tiền tệ phi quốc gia.
Ngược lại, thường thì những đồng tiền pháp định ở mỗi quốc gia thì sẽ khác nhau và chỉ có hiệu lực ở trên phạm vi lãnh thổ nhất định.
9.7 Số hóa
Tiền Crypto là loại tiền được số hóa trên máy tính, không tồn tại hữu hình. Do đó mà người dùng không thể cầm được tiền Crypto như tiền giấy thông thường được.
10. Cách để sở hữu tiền mã hóa
Làm sao để sở hữu được tiền mã hóa? Là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đặt ra. BHO Network sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.
10.1 Đào coin
Đào coin là cách cơ bản nhất để sở hữu một đồng tiền mã hóa nào đó. Tuy nhiên, phương thức này xảy ra hai vấn đề như sau:
Thứ nhất, bạn cần phải sở hữu một dàn máy tính cấu hình mạnh, đường truyền Internet tốc độ cao và nơi bố trí các thiết bị này. Do đó, các thợ đào coin đều phải là người có sự hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật máy tính và mạng lưới tiền mã hóa mình tham gia.
Thứ hai, không phải bất cứ dự án nào cung cấp chức năng đào coin như Bitcoin hay Ethereum. Đối với một số dự án, việc khai thác coin sẽ được thực hiện trước và sau đó phát hành theo từng giai đoạn nhất định.
Tuy nhiên, số lượng dự án như thế này không nhiều. Vì vậy, đối với những người không đủ tiềm lực để theo đuổi hình thức này, tốt nhất là chỉ nên mua bán coin trên thị trường.
10.2 Giao dịch trên thị trường điện tử
- Mua bán coin trên sàn giao dịch:
Mua bán coin trên sàn giao dịch là cách phổ biến nhất để có thể sở hữu các đồng tiền mã hóa. Đối với việc mua bán coin trên sàn giao dịch, đầu tiên, các nhà đầu tư cần chọn ra những sàn giao dịch uy tín.
Các tiêu chí mà người dùng cần chú ý khi nghiên cứu về các sàn giao dịch là: khối lượng giao dịch, tính thanh khoản, có đa dạng các loại tiền mã hóa và hỗ trợ nhiều phương tiện thanh toán hay không.
Sau khi đã “chọn mặt gửi vàng” một sàn giao dịch uy tín, người dùng cần phải lập tài khoản trên sàn đó. Điền các thông tin bắt buộc và xác minh danh tính để có thể bắt đầu giao dịch.
Cuối cùng, người dùng chuyển tiền vào ví sàn và bắt đầu giao dịch các Token chủ chốt trên sàn. Các Token đó sau này sẽ được sử dụng để mua những Cryptocurrency ít phổ biến hơn.
Để nâng cao tính bảo mật, nhà đầu tư nên cân nhắc chuyển về lưu trữ ở ví cứng, hoặc vẫn để ở ví sàn nếu giao dịch thường xuyên.
- Thông qua Hợp đồng chênh lệch (CFD):
Hợp đồng chênh lệch (CFD), là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Contract for difference” là một công cụ phái sinh. Nó cho phép các nhà đầu tư tham gia thị trường với số vốn nhỏ và tận dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao vị thế của mình.
Về phương thức hoạt động, khi tham gia vào hợp đồng chênh lệch, người dùng sẽ có được dự đoán xu hướng lên xuống của một Token mà không thực sự sở hữu đồng tiền đó như việc giao dịch trên sàn.
Nếu nhà đầu tư có cơ sở cho rằng Token này sẽ tăng lên, họ sẽ mở vị thế mua. Ngược lại, nếu có cơ sở cho thấy sự sụt giảm của đồng tiền đó, nhà đầu tư sẽ mở vị thế bán khống.
11. Những cách đầu tư tiền mã hóa phổ biến
Hiện nay, có hai cách để đầu tư tiền mã hóa là Trade và Hold. Cùng BHO Network tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây nhé.
11.1 Trade
Hiểu đơn giản về cách này là mua bán liên tục tiền Crypto trên sàn giao dịch. Đối với cách đầu tư này, có hai đặc điểm mà nhà đầu tư cần chú ý:
Thứ nhất, việc giao dịch mua bán diễn ra gần như là liên tục. Thời gian mua bán diễn ra đa dạng, dao động từ vài giờ đến vài tháng. Nhưng dù thế nào thì đặc điểm chung vẫn là không giữ quá lâu.
Thứ hai, những trader này sẽ thường sử dụng chủ yếu phân tích kỹ thuật và Trade Margin. Bằng cách nhìn vào biểu đồ để tìm được điểm ra và điểm vào, lợi nhuận sẽ dao động từ 50% đến 100%.
11.2 Hold
Hold hay còn được gọi là Hodl, chỉ việc người dùng mua tài sản Crypto. Thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản để đánh giá, dự đoán về tương lai của đồng tiền mã hóa, thay vì sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc sử dụng rất ít kiểu phân tích này.
Phân tích cơ bản thường thiên về việc đánh giá thị trường, so sánh với các đối tượng cùng phân khúc để đưa ra nhận định liệu dự án có tiềm năng để đầu tư trong tương lai không.
Đối với cách đầu tư này, việc giữ tài sản thường diễn ra trong thời gian dài, thấp nhất là từ nửa năm đến một năm. Đổi lại, lợi nhuận mà nhà đầu tư được nhận có thể lên đến 500% đến 1000%. Thậm chí với một số dự án nó có thể lên đến 10.000%.
12. Cần chuẩn bị gì khi đầu tư tiền mã hóa
Để đầu tư tiền mã hóa thành công thì những nhà đầu tư phải có sự am hiểu và nắm rõ những kiến thức quan trọng về ngành tiền mã hóa. Chính vì vậy, BHO Network sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về Cryptocurrency ở phần nội dung dưới đây.
12.1 Kiến thức cơ bản về Cryptocurrency
Khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào, người tham gia cũng cần phải trang bị đầy đủ cho bản thân kiến thức nền tảng. Điều này áp dụng tương tự với thị trường của Cryptocurrency.
Kiến thức trong ngành tiền mã hóa là rất lớn, bắt buộc phải trau dồi theo từng ngày, từng tháng hoặc từng năm. Thậm chí, các kiến thức trong thị trường này luôn biến đổi, kiến thức ngày hôm nay có thể trở nên lỗi thời ngay ngày mai.
Vì vậy, việc tìm hiểu về các thuật ngữ Crypto là rất quan trọng. Song song với đó, các hệ sinh thái và nền tảng Defi cũng nhận được sự quan tâm từ rất nhiều nhà đầu tư và cộng đồng người chơi Crypto.
Defi hay còn được gọi là Decentralized finance là nền tài chính phi tập trung.
Nền tài chính này sử dụng các ưu điểm của Blockchain để tạo lập một nền tài chính mở. Nơi mà mọi người có thể tham gia ở bất cứ nơi đâu và không chịu sự chi phối của bất kì tổ chức quyền lực nào.
12.2 Cẩn trọng trong giao dịch
Đối với thị trường đầy ắp cơ hội này, các nhà đầu tư vừa có khả năng nhận được lợi nhuận cực khủng. Nhưng đồng thời cũng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro scam trên nhiều hình thức khác nhau.
Một số hình thức nổi cộm mà người dùng cần phải cảnh giác là bị lừa cung cấp Private key, các chương trình Crypto airdrop từ các dự án “ma”, hay mua bán token NFT không có giá trị gây mất tiền oan.
Đây chính là những thứ đã làm cho xã hội có ấn tượng xấu về thị trường Crypto.
Vì vậy, lời khuyên là luôn giữ thái độ cẩn trọng trước mọi hành động giao dịch của bản thân. Nếu giao dịch, cần phải nghiên cứu kỹ về thông tin và mức độ uy tín của sàn.
Về token thì cần phải tìm hiểu về dự án và lường trước một số rủi ro mình sẽ gặp phải khi đầu tư vào dự án.
12.3 Đầu tư tiền mã hóa cần ít hay nhiều vốn?
Câu hỏi này sẽ không có một câu trả lời chính xác bởi vì số lượng vốn mà mỗi người sẵn sàng bỏ ra là khác nhau.
Tuy nhiên, có một điểm chung là các nhà đầu tư nên sử dụng số vốn nhàn rỗi. Nếu mất hết thì cũng sẽ không để lại quá nhiều hậu quả.
Thị trường này có rất nhiều sự biến động, vì thế không thể chắc chắn rằng rót tiền vào thì sẽ đem lại lợi nhuận ngay lập tức.
Thậm chí, có những dự án chỉ có lời sau khi đã đầu tư hơn 1 năm. Với điều kiện nhà đầu tư phải giữ vững tâm lý, tin tưởng vào dự án mình đầu tư và không cắt lỗ.
Do đó, lời khuyên tốt nhất là hãy lập ra một quỹ đầu tư Crypto cho riêng mình với số vốn khiêm tốn. Sau này nếu vẫn duy trì được số tiền đó cộng với một khoản lãi nhỏ thì hãy nghĩ đến chuyện đầu tư thêm tiền vào.
12.4 Có nên đầu tư vào Cryptocurrency không?
Câu hỏi này cũng khó có một câu trả lời chính xác. Thị trường Cryptocurrency luôn đem lại nhiều cuộc tranh cãi liệu có nên tham gia vào thị trường này không.
Về bản chất, thị trường này mang tính đầu cơ cao và biến động giá cũng rất khó lường. Vì vậy, mà các cố vấn tài chính thường khuyến nghị các nhà đầu tư luôn cảnh giác cao khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa.
Lấy ví dụ như Bitcoin, giai đoạn từ năm 2019 đến 2020. Giá trị của Token tăng gấp đôi, cũng có thời gian sắp cán đích 65.000 USD. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó giá của Token tụt dốc mạnh chỉ còn 5000 USD.
Vì vậy, lời khuyên mà BHO Network dành cho bạn đọc là hãy xem tiền mã hóa chỉ là một danh mục đầu tư nhỏ, chiếm cao nhất là 10% danh mục đầu tư của bạn.
Nếu giá chúng có giảm thì cũng không gây ảnh hưởng quá lớn đến cơ cấu đầu tư chung.
13. Lợi ích và hạn chế khi sở hữu Cryptocurrency
Các lợi ích tiêu biểu khi sở hữu tiền mã hóa là:
- Chỉ có bạn mới được quyền tham gia vào các khâu giao dịch, sở hữu, quản lý, kiểm soát đồng tiền mã hóa. Không một ai, kể cả Chính phủ có quyền xâm lấn quyền.
Điều này ngược lại với tiền giấy, Chính phủ có toàn quyền đóng băng tài khoản của bạn và bạn sẽ dễ gặp phải nhiều vấn đề trong giao dịch
- Chi phí giao dịch Crypto đang khá thấp, gần như bằng 0. Một số dự án còn có kế hoạch sẽ để phí giao dịch miễn phí. Ngược lại, giao dịch ở ngân hàng luôn tốn một khoản phí khá cao, nhất là chuyển sang nước ngoài.
- Tốc độ giao dịch nhanh, dù chuyển tiền từ Việt Nam sang quốc gia khác cũng chỉ mất tối đa 15-20 phút. Và các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch ở tất cả mọi nơi trên thế giới.
- Ngược lại với tiền giấy, Crypto chỉ có số lượng hữu hạn. Do đó, tiền mã hóa sẽ không bị lạm phát như tiền giấy. Ngoài ra, chúng còn tồn tại ở dạng vật lý nên không làm giả được.
Tuy nhiên, tiền mã hóa vẫn có những hạn chế nhất định:
- Đầu tiên, giá Crypto có tính biến động rất lớn. Chỉ cần một người giữ lượng coin đủ lớn thì sẽ có khả năng thao túng được thị trường.
- Thứ hai, thị trường này dễ bị các hacker. Tội phạm tấn công do tính ẩn danh khi tham gia giao dịch. Do đó dẫn đến việc khó kiểm soát thông tin. Đối với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì dễ bị đánh cắp dữ liệu.
BHO Network hi vọng sau bài viết này, các nhà đầu tư đã biết câu trả lời cho câu hỏi Crypto là gì? Hãy truy cập website BHO Network để đọc thêm nhiều kiến thức về mảng Crypto. Chúc bạn đọc sẽ đưa ra những quyết định và lựa chọn sáng suốt nhất khi tham gia vào thị trường này.
Xuất bản ngày 18 tháng 1 năm 2022
Chủ đề liên quan