- Blog
- Tin tức Crypto
- Vampire Attack là gì? Chi tiết về dự án Vampire Attack nổi bật
Vampire Attack là gì? Chi tiết về dự án Vampire Attack nổi bật
- 1. Vampire Attack là gì?
- 2. Lý do khiến Vampire Attack ra đời?
- 3. Cơ chế hoạt động của Vampire Attack
- 4. Những dự án Vampire Attack nổi bật
- 4.1. Uniswap và Sushiswap
- 4.2. OpenSea và LooksRare
- 4.3. X2Y2 và OpenSea, LooksRare
- 4.4. 0xDAO và veDAO
- 5. Một số nhận định về Vampire Attack
- 5.1. Đối với góc độ dự án
- 5.2. Đối với góc độ các nhà đầu tư
- 6. Những cách để ngăn chặn các cuộc Vampire Attack?
- 7. Ưu và nhược điểm của Vampire Attack
Vampire Attack là gì? Hiện tượng này xảy ra như thế nào? Chắc chắn, không ít người khi tìm hiểu về DeFi cũng gặp các thắc mắc như trên. Hôm nay, BHO Network sẽ tìm hiểu về thuật ngữ này, cách thức hoạt động, cũng như những ưu và nhược điểm của Vampire Attack. Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để trang bị những kiến thức cơ bản nhé!
1. Vampire Attack là gì?
Vampire Attack một trong những thuật ngữ crypto là hiện tượng một nền tảng ra đời sau dùng các chiến thuật khéo léo để kéo các nhà thanh khoản chuyển tài sản của họ từ nền tảng cũ sang nền tảng mới. Bởi, một sàn giao dịch có khả năng thanh khoản càng lớn thì càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho người dùng.
2. Lý do khiến Vampire Attack ra đời?
Cuộc tấn công “ma cà rồng” được thực hiện nhằm lôi kéo người dùng chuyển từ nền tảng giao dịch này sang nền tảng giao dịch khác. Cụ thể, đối tượng của Vampire Attack là ba yếu tố sau:
- Tính thanh khoản
- Khối lượng giao dịch
- Người dùng
SushiSwap cũng từng thực hiện dự án Vampire Attack nhắm vào người dùng UniSwap. Nhờ cuộc tấn công này, SushiSwap đạt được lượng người dùng lớn hơn, khả năng thanh khoản tốt hơn, đem lại lợi nhuận cao. Điều này lại càng lôi kéo người dùng UniSwap rút tài sản sang SushiSwap.
3. Cơ chế hoạt động của Vampire Attack
Bước đầu tiên của cuộc tấn công “ma cà rồng” là sử dụng các chiến lược lôi kéo người dùng của một nền tảng A sang gửi tài sản tại nền tảng mới là B. Thông thường, cách thức lôi kéo là đem lại cho người dùng nhiều phần thưởng hấp dẫn như tặng Token, tạo Incentives,...
Sau khi đã nhận đủ đặt cọc Token để thực hiện giao dịch, nền tảng B tiến hành chuyển toàn bộ tài sản đó sang nền tảng của họ. Như vậy, thanh khoản đã bị “hút” từ sàn giao dịch cũ sang sàn mới. Chính vì vậy, các dự án hoạt động như thế này được gọi là cuộc tấn công “ma cà rồng”.
Xem ngay: Move to Earn là gì? Chi tiết xu hướng mới DeFi
4. Những dự án Vampire Attack nổi bật
Để hiểu Vampire Attack là gì, bạn cần nghiên cứu chiến dịch này trong các ví dụ thực tế. Dưới đây, BHO Network sẽ giới thiệu đến bạn một số cuộc tấn công “ma cà rồng” lớn, thành công nhất từng được thực hiện.
4.1. Uniswap và Sushiswap
Dự án Vampire Attack nổi tiếng nhất được thực hiện bởi SushiSwap nhắm vào người dùng của UniSwap. Cụ thể, SushiSwap lôi kéo các nhà thanh khoản của nền tảng kia đặt cọc Token cho họ để nhận nhiều phẩn thưởng. Phần thưởng do SushiSwap cung cấp là khá cao.
Người dùng bị thu hút bởi phần thưởng của SushiSwap nên thực hiện đặt cọc ngày càng nhiều. Sau khi ra mắt vài giờ, TVL của SushiSwap đã lên đến 150 triệu đô. Đây chắc chắn là một trong những dự án Vampire Attack thành công nhất trên DeFi thuở đầu.
4.2. OpenSea và LooksRare
LooksRare là nền tảng giao dịch NFT ra đời sau OpenSea. Cũng sử dụng chiến lược như SushiSwap, LooksRare thưởng rất cao cho các thành viên tham gia. Nền tảng này đã thực hiện chiến dịch Airdrop ngay lúc mới ra mắt để thu hút người dùng từ OpenSea.
Không chỉ dừng lại ở đó, LooksRare còn ra mắt Token khi OpenSea còn chưa có. Toàn bộ phí giao dịch sẽ được chia lại cho các LOOKS Holder, kèm với phần thưởng. Chính nhờ những chiến lược thông minh như vậy, LooksRare gần như vượt mặt OpenSea về doanh thu, dù trước đó OpenSea thống trị thị trường NFT trong thời gian dài.
4.3. X2Y2 và OpenSea, LooksRare
X2Y2 cũng là một nền tảng NFT thực hiện dự án Vampire Attack nhằm vào OpenSea. Giống LooksRare, X2Y2 cũng Airdrop cho các thành viên của OpenSea với số lượng lên đến 12% tổng cung Token. Ngoài ra, X2Y2 giúp người dùng Airdrop dễ dàng hơn so với LooksRare, nhờ rút kinh nghiệm từ cuộc tấn công “ma cà rồng” trước.
4.4. 0xDAO và veDAO
0xDAO và veDAO đều là hai dự án tổ chức tự trị phi tập trung. Nhận thấy các điểm bất lợi của “đàn anh” veDAO, 0xDAO đã thực hiện chiến dịch Vampire Attack lên veDAO để đem người dùng về nền tảng của mình. Chỉ sau 4 giờ 0xDAO đã nhanh chóng vượt mặt veDAO, giành vị trí đầu bảng của DefiLlama.
5. Một số nhận định về Vampire Attack
Vampire Attack không còn quá xa lạ với cộng đồng yêu thích tiền mã hóa. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm Vampire Attack là gì, BHO Network sẽ trình bày một số nhận định về về hiện tượng này dưới góc độ dự án và góc độ nhà đầu tư.
5.1. Đối với góc độ dự án
DeFi là thị trường mới, có tiềm năng phát triển và còn nhiều khoảng trống để cải tiến. Mỗi một nền tảng ra đời sau đều rút kinh nghiệm từ “đàn anh” đi trước, sáng tạo hơn, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng. Nói cách khác, Vampire Attack sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường, tạo ra nhiều dự án mới xuất sắc.
5.2. Đối với góc độ các nhà đầu tư
Nhờ khả năng thu hút thanh khoản, chiến dịch Vampire Attack đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi nhuận. Cách thức “lôi kéo” người dùng của các cuộc tấn công “ma cà rồng” là cảm ơn những người ủng hộ đầu tiên của dự án bằng phần thưởng xứng đáng. Tuy nhiên, người dùng nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về mô hình dự án, tránh các hành vi lừa đảo, trục lợi.
Xem ngay: Liquidity Pool là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Liquidity Pool
6. Những cách để ngăn chặn các cuộc Vampire Attack?
Các cuộc tấn công “ma cà rồng” cũng là nỗi sợ của rất nhiều nền tảng ra mắt trước, bởi DeFi luôn có sự cạnh tranh khốc liệt. Sau đây, BHO Network xin giới thiệu một số giải pháp để ngăn chặn Vampire Attack như sau:
- Thêm thời gian khóa khiến các nhà cung cấp thanh khoản không thể rút vốn nhanh trong khoảng thời gian quy định.
- Hạn chế số lượng Token mà một người được rút trong khoảng thời gian nhất định, ngăn chặn sự di chuyển hàng loạt.
- Áp dụng cơ chế bỏ phiếu để dự báo trước nền tảng nào người dùng muốn sử dụng.
7. Ưu và nhược điểm của Vampire Attack
Trước tiên, ưu điểm của Vampire Attack là dự án này là đem lại tỷ giá tốt hơn, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng. Ở mức độ cao hơn, Vampire Attack mang đến tính cạnh tranh, thúc đẩy sự cải tiến, phát triển của không gian DeFi.
Nhược điểm của Vampire Attack là có thể bao gồm những nguy cơ tiềm tàng bị lừa đảo, trục lợi. Bởi lý do, các nhà đầu tư rút thanh khoản từ một nền tảng có uy tín từ trước, gửi vào nền tảng mới mà họ không biết rõ. Như vậy, nhà đầu tư có thể tự làm mất tài sản của mình vào tay các giao dịch gian dối.
Những bài viết cùng chủ đề:
- Zero-knowledge Proof (ZKP) là gì? Chi tiết về công nghệ ZKP
- Fear & Greed Index là gì? Toàn tập về chỉ số tham lam và sợ hãi
Trên đây, BHO Network đã giới thiệu Vampire Attack là gì, hoạt động ra sao, cũng như những ưu và nhược điểm đối với người dùng. Để thu thập thêm nhiều kiến thức hay, có ích cho quá trình tham gia DeFi, bạn hãy theo dõi Website của chúng tôi thường xuyên nhé!
Xuất bản ngày 18 tháng 7 năm 2022
Chủ đề liên quan