logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Fear & Greed Index là gì? Toàn tập về chỉ số tham lam và sợ hãi

Fear & Greed Index là gì? Toàn tập về chỉ số tham lam và sợ hãi

  1. 1. Fear & Greed Index là gì?
  2. 2. Ý nghĩa của Fear & Greed Index
  3. 3. Cách đọc chỉ số Fear & Greed Index
  4. 4. Những yếu tố tạo nên chỉ số Fear & Greed Index
  5. 5. Mức độ chính xác của chỉ số Fear & Greed
  6. 6. Chỉ số Fear & Greed đạt đến bao nhiêu thì điều chỉnh?
  7. 7. Nên sử dụng chỉ số Fear & Greed như thế nào trong thị trường tiền mã hóa?
  8. 8. Làm thế nào để cân bằng tâm lý Fear & Greed khi giao dịch?

Fear & Greed Index là gì? Fear & Greed Index hay chỉ số tham lam và sợ hãi, là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phán đoán chính xác chiều hướng biến động của thị trường. Vậy làm sao để đọc cũng như hiểu ý nghĩa chỉ số này để có góc nhìn bao quát về thị trường tài chính hiện tại? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của BHO Network để tìm ra câu trả lời phù hợp nhé!

1. Fear & Greed Index là gì?

Thuật ngữ Crypto Fear & Greed Index là chỉ số tham lam và sợ hãi. Đây là một chỉ số được rất nhiều người quan tâm để biết được tâm lý thị trường như thế nào. Dựa vào đúng nghĩa đen, khi nhìn vào chỉ số, các bạn có thể biết được thị trường đang theo chiều hướng tham lam hay sợ hãi. Thông qua đó, các bạn có thể đưa ra một chiến sách giao dịch phù hợp ở từng thời điểm.

Fear & Greed Index được phát minh bởi CNNMoney để phân tích thị trường cổ phiếu chính thống và dùng trong thị trường tiền mã hóa. Sau đó, dựa vào phiên bản trong thị trường tiền mã hóa, Alternative.me đã cho ra đời một phiên bản tương tự.

2. Ý nghĩa của Fear & Greed Index

Theo tâm lý thông thường, các nhà đầu tư thường tham lam nên sợ bỏ lỡ (Fear Of Missing Out - FOMO) khi giá thị trường tăng. Mặt khác, họ sẽ bán bớt tài sản vì sợ khi thị trường có chiều hướng giảm. Có thể giải thích một cách lý thuyết như sau:

  • Sự sợ hãi biểu hiện rằng họ đang lo lắng, khi đó có thể mua vào.
  • Còn khi họ tham lam, nghĩa là có thể sẽ có điều chỉnh trên thị trường.

Dưới đây là một ví dụ về bảng phân tích tâm lý của thị trường Bitcoin. Chỉ số có giá trị từ 0 (sợ hãi tột độ) cho đến 100 (tham lam tột độ).

3. Cách đọc chỉ số Fear & Greed Index

Để xem chỉ số tham lam và sợ hãi bitcoin trước hết, mọi người truy cập vào trang Web: https://alternative.me/crypto/fear-and-greed-index/.

Hãy kéo xuống cho đến khi thấy Chart như thế này:

Theo thứ tự từ trái qua:

  • Hình 1: Biểu đồ chỉ số tâm lý.
  • Hình 2: Những giá trị chỉ số tâm lý của hiện tại, hôm qua, tuần trước và tháng trước.
  • Hình 3: Thời gian Update chỉ số tâm lý tiếp theo.

Chỉ số Fear & Greed có giá trị từ 0 đến 100.

  • 0 - 49: Thể hiện sự sợ hãi (Fear).
  • 51 - 100: Thể hiện sự tham lam (Greed).
  • 50: Thể hiện rằng thị trường đang trung tính.

Ngoài ra, còn có một cách chia như sau:

  • 0 - 24: Thể hiện sự sợ hãi tột độ thông qua màu cam.
  • 25 - 49: Thể hiện sự sợ hãi thông qua màu vàng.
  • 50 - 74: Thể hiện sự tham lam thông qua màu xanh nhạt.
  • 75 - 100: Thể hiện sự tham lam cực độ thông qua màu xanh lục.

Sợ hãi nghĩa là hầu hết giá trị thị trường giảm, các nhà đầu tư đang có chiều hướng bán mọi thứ. Bên cạnh đó, tham lam biểu hiện cho việc mọi người đang có xu hướng mua mọi thứ, khi đó giá trị thị trường tăng hằng ngày.

Xem ngay: ICO là gì? Tổng quan về quá trình đầu tư ICO từ A đến Z

4. Những yếu tố tạo nên chỉ số Fear & Greed Index

Để tạo nên chỉ số Fear & Greed, Alternative.me đã tích hợp 6 chỉ số:

  • Volatility (25%): Chỉ số này được xác định bằng cách so sánh mức biến động về giá ở thời điểm hiện tại và mức giảm giá nhiều nhất có thể của BTC lần lượt với các mức trung bình của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
  • Market Momentum/Volume (25%): Được đo lường bằng cách phối hợp giữa động lượng và khối lượng giao dịch hiện tại của BTC. Sau đó so sánh với giá trị trung bình của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
  • Social Media (15%): Dựa vào chỉ số của mạng xã hội như lượt Like, số Hashtag, các chủ đề được đề cập, số lượng Post... Điều đó có nghĩa các chỉ số này tăng thì xu hướng thị trường là tham lam. Hiện nay, chỉ mới áp dụng chỉ số này trên Twitter.
  • Dominance (10%): Được định nghĩa là phần trăm của BTC trên tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa.
  • Trend (10%): Dựa vào tính năng Google Trend cho để xác định số lượng tìm kiếm, sau đó xử lý các số liệu đó.
  • Khảo sát (15%) -đã tạm dừng hoạt động: Alternative.me sử dụng Strawpoll.com (thuộc Alternative.me) để thăm dò ý kiến về thị trường.

5. Mức độ chính xác của chỉ số Fear & Greed

Chỉ số tham lam và sợ hãi có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, để có một quyết định cuối cùng trong giao dịch, các nhà phân tích thường phối hợp chỉ số tâm lý với phân tích biểu đồ, dữ kiện On-chain của ETH, BTC.

Mặc dù vậy, chỉ số tâm lý này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn vì update rất chậm và chỉ biểu thị tình hình bao quát. Nói cách khác, chỉ số này không thật sự phù hợp và cần thiết với những người chơi ngắn hạn (trong ngày hoặc vài ngày).

Thêm vào đó, dù biết là thị trường sẽ điều chỉnh mạnh khi chỉ số biểu thị sự tham lam, nhưng lại không đề cập dữ liệu cụ thể. Tức là, các Traders sẽ không thể đoán được thời điểm điều chỉnh của thị trường thông qua chỉ số này.

Ngoài ra, đối với thị trường Bull hoặc Bear, ta có thể thấy chỉ số đang có xu hướng nghiêng về một chiều nào đó. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc thị trường hoàn toàn đổi chiều. Đó có thể chỉ là một sự biến chuyển nhỏ cho một xu hướng lớn ổn định hơn ở phía sau.

6. Chỉ số Fear & Greed đạt đến bao nhiêu thì điều chỉnh?

Theo những phân tích ở mục 5, có thể sẽ không dễ dàng cho các nhà đầu tư để đoán được thời điểm thị trường điều chỉnh khi dùng chỉ số này.

Xem ngay: Segwit là gì? Thông tin của Segwit trong Blockchain

7. Nên sử dụng chỉ số Fear & Greed như thế nào trong thị trường tiền mã hóa?

Trong thị trường tiền mã hóa, chỉ số tâm lý tham lam và sợ hãi chỉ phù hợp với những Traders chơi trong thời gian ngắn hạn. Bởi lẽ, khi dùng trong đầu tư dài hạn thì các Traders có thể sẽ bỏ qua các đợt thị trường tăng giá đáng kể. Đồng thời, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể dùng chỉ số này để xoay vòng vốn.

Điều hết sức lưu ý nữa là chỉ số này chỉ phù hợp với các Traders kỹ thuật, thay vì các Traders cơ bản.

8. Làm thế nào để cân bằng tâm lý Fear & Greed khi giao dịch?

Một số gợi ý để cân bằng được tâm lý tham lam và sợ hãi khi giao dịch:

  • Lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn vượt qua tác động của sợ hãi tột độ và tham lam tột độ. Đồng thời, một chiến lược chi tiết có thể giúp các Traders tránh được sự nóng vội và cảm tính trong giao dịch.
  • Giảm quy mô giao dịch để ổn định được tâm lý.
  • Ghi chú các hoạt động giao dịch để phân loại những điều bất lợi và có lợi trước khi giao dịch.
  • Học hỏi có chọn lọc từ các Traders thành công khác.
  • Ổn định tâm lý để có một quyết định đúng đắn.
  • Trau dồi thêm kiến thức thông qua các báo cáo, tài liệu giao dịch có liên quan.

Những bài viết cùng chủ đề:

BHO Network hi vọng với bài viết Fear & Greed Index là gì sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về chỉ số này và áp dụng trong giao dịch một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để có một quyết định sáng suốt thì các nhà giao dịch nên kết hợp thêm các chỉ số cũng như các dữ liệu khác để phân tích thị trường giao dịch. Hẹn gặp lại quý độc giả ở bài viết tiếp theo tại trang web của chúng tôi nhé!

Xuất bản ngày 18 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare