logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Liquidity Pool là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Liquidity Pool

Liquidity Pool là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Liquidity Pool

  1. 1. Liquidity Pool là gì?
  2. 2. Cách thức hoạt động của Liquidity Pool
  3. 3. So sánh giữa Liquidity Pool và Order Book
  4. 4. Vai trò của Liquidity Pool
  5. 5. Các ứng dụng phổ biến của Liquidity Pool trong DeFi
  6. 6. Liquidity Pool có những lợi ích gì?
  7. 7. Một số rủi ro của Liquidity Pool
  8. 9. Một số Liquidity Pool nổi bật

Liquidity Pool là gì? Cách thức hoạt động của nền tảng này như thế nào? Tầm quan trọng và ứng dụng của một trong những thuật ngữ crypto Liquidity Pool trong DeFi bao gồm những gì? Trong bài viết ngày hôm nay, BHO Network sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!

1. Liquidity Pool là gì?

Liquidity Pool (bể thanh khoản) là một nhóm tiền mã hóa hoặc Token được khoá trong một Smart Contract. Nhìn chung, Liquidity Pool là một khái niệm rất đơn giản và có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Bể thanh khoản được sử dụng để tạo điều kiện giao dịch giữa những tài sản trên một sàn giao dịch DEX, những giao thức Lending, Synthetic Assets, Yield farming,...

Có thể nói rằng Liquidity Pool là một trong những công nghệ nền tảng đứng sau sự thành công của DeFi. Liquidity Pool tạo điều kiện cho phép những tài sản kỹ thuật số được di chuyển theo cách tự động và không cần sự cho phép của việc sử dụng các Pool.

2. Cách thức hoạt động của Liquidity Pool

Liquidity Provider là một trong những nhóm người quan trọng nhất giúp Liquidity Pool hoạt động hiệu quả. Do đó, Liquidity Pool trong tiền mã hóa nếu muốn hoạt động hiệu quả thì cần được thiết kế kèm theo các Incentive (khuyến khích) thích hợp để những Liquidity Provider cung cấp tài sản của mình vào Liquidity Pool.

Chính vì vậy, hầu hết những nhà cung cấp thanh khoản trong DeFi kiếm được phí giao dịch và phần thưởng Yield Farming từ các sàn giao dịch DEX đã cung cấp thanh khoản.

Khi mọi người cung cấp tính thanh khoản vào Pool, Liquidity Provider thường được nhận lại LP Token. LP Token đại diện cho cổ phần tài sản của các nhà cung cấp thanh khoản trong Pool chung. Ngoài ra, LP Token cũng có thể được sử dụng trong toàn bộ mạng lưới DeFi với nhiều khả năng khác nhau.

Đối với những Liquidity Pool của công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM), lúc xảy ra giao dịch, một khoản phí giao dịch sẽ được giữ lại trong bể thanh khoản và được phân bổ theo tỷ lệ giữa những người sở hữu LP token.

Những Liquidity Pool trong AMM cũng duy trì giá trị thị trường cho toàn bộ Token trong Pool nhờ thuật toán AMM. Trong những giao thức khác nhau thì Liquidity Pool có thể sẽ sử dụng các thuật toán hơi khác nhau.

Chẳng hạn như Liquidity Pool Uniswap sử dụng công thức sản phẩm không đổi (K=X*Y) để duy trì tỷ lệ giá với số lượng Token có trong Pool.

Xem ngay: Low Cap Coin là gì? Tổng quan kiến thức về Low Cap Coin

3. So sánh giữa Liquidity Pool và Order Book

Order Book (sổ lệnh) là một lựa chọn có thể áp dụng cho hệ sinh thái DeFi. Tuy nhiên, nhược điểm của Order Book là tốn kém, gây căng thẳng cho người dùng và chậm. Hiện nay, những nhà tạo lập thị trường thường có xu hướng huỷ đơn đặt hàng và tăng giá của người tham gia trên sàn giao dịch.

Điều đó, thể hiện sự không công bằng. Nhiều loại tiền mã hóa sẽ không lý tưởng khi tham gia vào mô hình này. Chẳng hạn như ETH có khí Gas tính vào việc tương tác với Smart Contract, làm chậm giao dịch và nhiều yêu cầu được đưa ra khiến người dùng khó mà cập nhật đơn đặt hàng.

Liquidity Pool chú trọng giải quyết các vấn đề cơ bản này của mô hình Order Book. Bể thanh khoản là một bản nâng cấp hơn cũng như hoàn toàn phi tập trung. Những giao dịch trên DeFi được thực hiện nhanh hơn, an toàn hơn đem tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

4. Vai trò của Liquidity Pool

Bất kỳ Trader giàu kinh nghiệm nào trong DeFi hay thị trường truyền thống đều sẽ biết về các mặt trái tiềm ẩn khi tham gia vào một thị trường không có nhiều tính thanh khoản. Cho dù đó là tiền mã hóa vốn hóa thấp hay cổ phiếu Penny thì trượt giá sẽ luôn là nỗi lo ngại khi cố gắng tham gia hay thoát bất kỳ giao dịch nào.

Trượt giá (Slippage) là sự chênh lệch giữa giá được thực hiện với giá kỳ vọng của một giao dịch. Slippage thường xảy ra nhất trong những giai đoạn thị trường có biến động cao. Ngoài ra, trượt giá cũng có thể xảy ra khi một lệnh lớn được thực hiện nhưng lại không đủ khối lượng tại mức giá đã chọn để có thể duy trì chênh lệch giá mua và bán.

Cách để thị trường đạt được tính thanh khoản là sử dụng những Order Book, tương tự như trong thị trường chứng khoán. Tại đó, người bán và người mua tài sản đặt lệnh chỉ định giá và số lượng của tài sản mà mình muốn mua hay bán. Giao dịch tiến hành khi cả người bán và người mua gặp nhau ở cùng một mức giá.

Thực tế, điều này vô cùng kém hiệu quả vì bạn phải đặt một mức giá mà người khác sẵn sàng chấp nhận, có nghĩa là bạn có thể bị buộc phải đặt giá thấp lại hoặc đợi một thời gian dài để có người chấp nhận mức giá mong muốn của bạn.

Giải pháp cho phương pháp đã lỗi thời này chính là một Liquidity Pool chạy một thuật toán. Điều này, giúp cho việc mua hoặc bán một tài sản trở nên dễ dàng hơn và có thể thực hiện được bất kể thời gian hay giá cả nào trong ngày.

Liquidity Pool giải quyết vấn đề trên thông qua việc khuyến khích người tham gia cung cấp tính thanh khoản thay vì để người mua và người bán khớp nhau trong Order Book. Điều đó, nghĩa là người tham gia có thể chỉ cần trao đổi tài sản và Token của mình bằng cách sử dụng tính thanh khoản từ LP cung cấp và giao dịch thông qua các Smart Contract.

5. Các ứng dụng phổ biến của Liquidity Pool trong DeFi

Đến đây, chắc các bạn đã hiểu được Liquidity Pool là gì rồi đúng không? Vậy ứng dụng của Liquidity Pool trong hệ sinh thái DeFi bao gồm những gì? Hiện tại có 6 ứng dụng phổ biến của nền tảng này. Dưới đây là những thông tin cụ thể, cùng theo dõi nhé!

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

  • Liquidity Pool đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính phi tập trung DeFi. Đặc biệt là khi nhắc đến những sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Nói một cách dễ hiểu, Liquidity Pool cung cấp tốc độ, tính thanh khoản và sự tiện lợi thiết yếu để những DEX hoạt động hiệu quả.

  • Trước khi AMM được sáng lập, tính thanh khoản của DeFi là một thách thức đối với những DEX trên nền tảng Ethereum. Trong thời điểm đó, DEX là một công nghệ mới với số lượng người mua và người bán ít cùng giao diện phức tạp nên rất khó để có một lượng nhà đầu tư sẵn sàng để giao dịch thường xuyên.

  • Những AMM cải thiện vấn đề thanh khoản hạn chế này thông qua việc tạo các Liquidity Pool và cung cấp cho những LP động lực cung cấp tài sản cho các Pool đó mà không cần bất cứ bên trung gian nào. Trong Pool càng có nhiều tài sản thì tính thanh khoản càng nhiều cũng như giao dịch càng trở nên dễ dàng hơn trên những sàn giao dịch phi tập trung.

  • Bancor là một trong những nền tảng đầu tiên sử dụng Liquidity Pool. Đây là một hệ thống giao dịch được phát triển dựa trên nền tảng Ethereum. Tuy nhiên, Bancor chỉ trở nên phổ biến trong không gian tiền mã hóa sau sự thành công của Uniswap.

Một vài sàn giao dịch phi tập trung phổ biến khác dùng Liquidity Pool:

Yield Farming

  • AMM vốn là cách sử dụng Liquidity Pool phổ biến nhất. Thế nhưng, ứng dụng của AMM còn rộng hơn thế. Yield Farming hay Liquidity Farming là một trong số đó. Những Liquidity Pool là cơ sở của những nền tảng tạo ra lợi nhuận tự động như Yearn Finance, nơi mà người dùng thêm Token của mình vào mỗi Pool. Các Pool này sẽ được dùng để tạo ra lợi nhuận.

Lending

  • Lending và Borrowing là một ứng dụng khác của Liquidity Pool. Tại đây, người vay sẽ ký gửi Token của mình vào giao thức làm tài sản thế chấp sau đó vay một tài sản khác từ chính giao thức đó. Mức phí sẽ được xác định dựa trên cung và cầu của tài sản mà người dùng vay.

  • Ở bên còn lại, khi người cho vay ký gửi tài sản vào giao thức thì sẽ nhận lại một phần lãi suất của người vay theo cơ chế Pool.

Phân phối Token

  • Liquidity Pool đã đưa ra một giải pháp hiệu quả để phân phối các Token mới tới đúng người dùng trong các dự án tiền mã hóa. Token được phân phối theo thuật toán cho những người dùng đã đặt Token của mình trong Liquidity Pool sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

  • Tiếp đến, những Token mới sẽ được phân phối dựa trên tỷ lệ ký gửi Token của từng người dùng trong Pool. Đồng thời, người dùng có thể sẽ được hưởng lợi từ LP Token.

Mint Synthetic Token

  • Liquidity Pool được sử dụng khi mint Synthetic Asset trên giao thức Blockchain. Mọi người có thể tạo ra một Synthetic Token thông qua việc đặt một vài tài sản thế chấp vào một Liquidity Pool và kết nối với một Oracle uy tín.

Tranching

  • Một cách dùng khác còn tiên tiến hơn của những Liquidity Pool là Tranching (tài chính cấu trúc). Đây là một thuật ngữ vay mượn từ tài chính truyền thống liên quan tới việc phân chia những sản phẩm tài chính dựa trên lợi nhuận và rủi ro. Những sản phẩm đó cho phép LP lựa chọn các cấu hình rủi ro cũng như trả lãi tùy chỉnh.

Quản trị

  • Những Liquidity Pool đóng vai trò là công cụ hữu ích trong quản trị. Những nhà phát triển có thể thông qua đó để tổ chức các cuộc bỏ phiếu nhằm thiết lập một vài đề xuất cũng như định hướng phát triển cho dự án của mình.

Xem ngay: White Paper là gì? Chi tiết kiến thức cần biết về sách trắng

6. Liquidity Pool có những lợi ích gì?

  • Đảm bảo thanh khoản ở mọi mức giá
  • Tạo thị trường thụ động bằng các thuật toán định giá tự động
  • Bất kỳ ai cũng có thể tham gia cung cấp thanh khoản và lợi nhuận
  • Giảm chi phí gas

Lợi nhuận của một Liquidity Pool phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Giá trị tài sản tại thời điểm gửi và rút tiền
  • Quy mô nhóm thanh khoản
  • Khối lượng giao dịch

7. Một số rủi ro của Liquidity Pool

Vậy một số rủi ro của Liquidity Pool mà người dùng cần phải chú ý khi tham gia vào nền tảng này là gì? Đừng bỏ lỡ nội dung bên dưới nếu bạn muốn đầu tư vào Liquidity Pool nha!

Rủi ro về hợp đồng thông minh (Smart Contract)

  • Khi người dùng gửi tiền vào một Liquidity Pool thì chủ sở hữu khoản tiền đó là Pool. Vì thế, mặc dù về mặt kỹ thuật sẽ không có người trung gian nào giữ tiền của bạn, nhưng bản thân hợp đồng thông minh có thể được xem là người giám sát những khoản tiền đó.

  • Chính vì vậy, nếu xảy ra bất kỳ lỗi nào với hợp đồng thông minh như Flash Loans, tiền của bạn có thể sẽ bị mất vĩnh viễn.

Rủi ro về tổn thất tạm thời (Impermanent Loss)

  • Nếu bạn dự định cung cấp thanh khoản cho một AMM thì bạn cần phải biết về Impermanent Loss.

  • Về cơ bản, rủi ro tổn thất tạm thời xảy ra khi giá của một Token giảm xuống so với thời điểm bạn gửi Token vào Liquidity Pool dẫn đến việc thua lỗ, so với khi bạn chỉ HODL và để Token trong ví của mình.

  • Rủi ro có tên gọi như vậy là do có các tổn thất tiềm tàng và chỉ xảy ra khi bạn rút Token ra khỏi Pool. Các tổn thất này có thể giảm thậm chí biến mất hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của thị trường.

Rủi ro truy cập

  • Các bạn nên cảnh giác với những dự án mà nhà phát triển có quyền thay đổi những quy tắc quản lý Pool. Bởi lẽ, các nhà phát triển có thể khóa quyền rút tài sản khỏi Pool của người tham gia hoặc chỉ cấp quyền truy cập cho chính mình thông qua việc thay đổi Source Code của hợp đồng thông minh.

  • Điều đó, cho phép các nhà phát triển toàn quyền kiểm soát quỹ trong Pool. Hay còn được gọi là Rug Pull - một chiêu thức lừa đảo rút thanh khoản khá điển hình trong hệ sinh thái DeFi.

Khi bạn muốn cung cấp $100 thanh khoản vào nhóm CELO và USDC thì bạn cần phải gửi $100 CELO cùng với $100 USDC tổng trị giá tiền ký quỹ là $200. Sau khi đã cung cấp thanh khoản cho nhóm thì bạn sẽ nhận được số lượng LP Token tương ứng với khoản tiền bạn ký gửi vào Pool.

Mỗi khi giao dịch được thực hiện, phí giao dịch sẽ được khấu trừ vào giao dịch. Tiếp đến, sẽ được gửi đến hợp đồng thông minh có chứa Pool. Đối với hầu hết các sàn giao dịch phi tập trung thì phí giao dịch sẽ là 0.3%.

Cách tính như sau: với $100 cung cấp thanh khoản cho nhóm CELO và USDC như ở trên giả sử bạn tạo ra được 1% tổng số thanh khoản đóng góp thì tiếp đó bạn sẽ nhận lại 1% trong 0.3% cho tất cả giao dịch.

##8. Hướng dẫn cách tham gia vào Liquidity Pool hiệu quả

Trong hệ thống DeFi luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi tham gia vào Liquidity Pool bạn phải tìm được một giao thức an toàn và uy tín để tránh được rủi ro về lỗi hệ thống cũng như bảo mật. Đồng thời, bạn phải hiểu thật rõ về Impermanent Loss. Dưới đây là những cách giúp bạn có thể tối đa hóa lợi nhuận khi tham gia cung cấp thanh khoản:

  • Ngừng việc cung cấp thanh khoản khi thị trường có biến động mạnh.
  • Lựa chọn những Pool thanh khoản có lợi nhuận lớn hơn rủi ro về tổn thất tạm thời.
  • Chờ tỷ lệ giữa hai loại tiền mã hóa khôi phục như lúc đầu mới tiến hành rút thanh khoản.
  • Lựa chọn các Pool thanh khoản có biến động thấp chẳng hạn như Stablecoin.

9. Một số Liquidity Pool nổi bật

Hiện tại có rất nhiều dự án DeFi về Liquidity Pool cho mọi người lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi Liquidity Pool có những ưu và nhược điểm riêng đối với các cặp giao dịch khác nhau.Những gì bạn nên làm là chọn các nhóm thanh khoản có tổng giá trị cao bị khóa (TVL) và các loại stablecoin phổ biến như USDC, USDT, DAI và các Token hàng đầu như ETH, BTC, v.v.để có lợi nhuận thụ động cao, rủi ro thấp.

Tất nhiên, khi tham gia vào các Liquidity Pool, bạn khó tránh khỏi rủi ro thua lỗ. Vì vậy, bạn nên tránh các cặp coin có độ biến động cao. Thường xuyên theo dõi biến động giá của cặp coin/token trong pool để có thể bán tài sản của bạn trước khi giá lệch quá xa so với mức khởi điểm.

Các bạn có thể tham khảo một vài Liquidity Pool nổi bật hiện nay để lựa chọn tham gia như:

  • Uniswap
  • Balancer
  • Bancor
  • Convexity
  • OIN Finance
  • KeeperDAO
  • ICTE
  • DeversiFi
  • Kyber Network
  • Unipig and StarkDEX

Những bài viết cùng chủ đề:

Qua bài viết này, các bạn chắc hẳn đã nắm bắt được những thông tin tổng quan về Liquidity Pool gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong việc tham gia cung cấp thanh khoản trên nền tảng. Hãy theo dõi Website của BHO Network để cập nhật những thông tin mới nhất về Liquidity Pool nhé!

Xuất bản ngày 18 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare