logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Dragonchain (DRGN) là gì? Thông tin chi tiết về Token DRGN

Dragonchain (DRGN) là gì? Thông tin chi tiết về Token DRGN

  1. 1. Dragonchain (DRGN) là gì?
  2. 2. Tổng quan về dự án Dragonchain
  3. 2.1 Lịch sử hình thành dự án Dragonchain
  4. 2.2 Mục đích hình thành của Dragonchain
  5. 3. Những tính năng của Dragonchain
  6. 4. Nguyên lý hoạt động của Dragonchain
  7. 4.1 Nền tảng Dragonchain
  8. 4.2 Vườn ươm Dragonchain
  9. 4.3 Thị trường Dragonchain
  10. 4.4 Dragonchain hướng đến những đối tượng nào?
  11. 5. Thông tin chi tiết về Token Dragonchain (DRGN)
  12. 5.1 Những chỉ số quan trọng của Token DRGN
  13. 5.2 Phân bổ Token DRGN
  14. 5.3 Bán Token DRGN
  15. 5.4 Mục đích sử dụng Token DRGN
  16. 6. Phí giao dịch của Token Dragonchain (DRGN)
  17. 6.1 Phí giao dịch (Transaction fee)
  18. 6.2 Phí nạp rút trên sàn giao dịch
  19. 7. Cách kiếm và sở hữu Token Dragonchain (DRGN)
  20. 8. Sàn giao dịch và ví lưu trữ của Token DRGN
  21. 8.1 Ví lưu trữ Token DRGN
  22. 8.2 Sàn giao dịch Token DRGN
  23. 9. Đội ngũ phát triển dự án và cố vấn của Dragonchain
  24. 10. Tương lai của Token Dragonchain (DRGN)
  25. 11. Có nên đầu tư vào Dragonchain (DRGN) không?

Dragonchain là gì? Cách hoạt động của dự án và Token DRGN có những điểm gì nổi bật để thu hút người dùng? Liệu đây có phải một nền tảng đáng để đầu tư hay không? Nếu bạn quan tâm đến vũ trụ tiền mã hóa và chưa biết về dự án này thì hãy tìm hiểu ngay với BHO Network nhé!

1. Dragonchain (DRGN) là gì?

DragonChain là Token được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum, ký hiệu là DRGN. Dragonchain được phát hành bởi công ty phi lợi nhuận Dragonchain Foundation ngày 02/10/2017 thông qua hình thức gọi vốn ICO.

Giao diện website Dragonchain - nền tảng thương mại cho các nhà phát triển ứng dụng để triển khai nhanh chóng và an toàn trên Blockchain

2. Tổng quan về dự án Dragonchain

Những điểm nổi bật đáng chú ý trong quá trình hình thành dự án Dragonchain là gì? Cùng tìm hiểu trong phần tổng quan ngay sau đây nhé!

2.1 Lịch sử hình thành dự án Dragonchain

Dragonchain được thành lập năm 2016, ban đầu được phát triển bởi Công ty Walt Disney ở Seattle năm 2014. Dragonchain được ra đời với mục đích dễ dàng hóa việc tích hợp các ứng dụng kinh doanh trong thế giới thực vào Blockchain. Đồng thời, dự án cũng cung cấp các tính năng tích hợp, dữ liệu kinh doanh và bảo vệ giao dịch.

Sứ mệnh của Dragonchain là cung cấp khả năng sử dụng Blockchain thông qua một nền tảng có thể truy cập, linh hoạt và an toàn cho người dùng. Dragonchain là công ty dẫn đầu về công nghệ không gian Blockchain với việc bảo mật và khả năng mở rộng được đặt lên hàng đầu.

Thông tin về lịch sử hình thành dự án do chính Team Dragonchain cung cấp

Trụ sở chính của Dragonchain được đặt tại Hoa Kỳ. Điều này tạo cơ hội giúp các công ty chuyển sang Blockchain nhanh hơn mà không bị buộc phải thay đổi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện có. Dragonchain tận tâm giải quyết các vấn đề chung của nhiều ngành trên cơ sở hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp.

2.2 Mục đích hình thành của Dragonchain

Dragonchain được xây dựng với mục đích chính là giúp các công ty triển khai công nghệ Blockchain vào hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Việc chuyển đổi sang Blockchain mang lại nhiều lợi ích rõ ràng. Chẳng hạn như tăng mức độ hiệu quả và bảo mật của giao dịch, giảm chi phí do loại bỏ âm mưu gian lận có khả năng xảy ra. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp hiện đang quan tâm đến vấn đề này.

Dragonchain cung cấp hệ sinh thái không máy chủ sẵn có. Việc này cho phép các doanh nghiệp đương nhiệm sử dụng các ứng dụng Blockchain an toàn và dễ dàng. Cung cấp các giải pháp chìa khóa trao tay tương thích hoàn toàn với các nền tảng lập trình khách hàng sử dụng cũng là một mục tiêu chính của Dragonchain.

Mục đích của Dragonchain là trở thành công cụ cho phép các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng Blockchain một cách dễ dàng và an toàn

Điều này cho phép người dùng phát triển các hợp đồng thông minh mang đặc trưng riêng bằng các ngôn ngữ như Python, C# hay Java. Đặc biệt dự án các tính năng nổi bật có thể kể đến như:

  • Tận dụng kiến ​​trúc không máy chủ và hợp đồng thông minh.
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ lập trình quen thuộc để viết các hợp đồng thông minh.
  • Khả năng mở rộng: Tích hợp với dịch vụ đám mây của Google và Amazon.
  • Mức độ bảo mật cao.
  • Sự hiện diện của thư viện các hợp đồng thông minh.
  • Cơ hội làm việc với tiền tệ được mở rộng.
  • Độc lập với mọi loại tiền tệ cụ thể.

Xem thêm: Om Mantra Dao là gì? Toàn tập về dự án OM coin

3. Những tính năng của Dragonchain

Những tính năng chính của DragonChain là gì?

DragonChain được thiết kế nhằm cung cấp khả năng tạo và sử dụng các ứng dụng phi tập trung cùng hợp đồng thông minh, chẳng hạn như trên chuỗi Ethereum cho người dùng. DragonChain lựa chọn quan tâm nhiều hơn đến việc bảo mật, phát triển hệ thống đồng thuận 5 tầng. Khi đó, mức độ kiểm soát đối với một khối càng cao thì biện pháp bảo mật sẽ càng chặt chẽ.

Mức độ kiểm soát sẽ phụ thuộc vào bối cảnh thực hiện các giao dịch được trên Blockchain. Mức độ này sẽ bắt đầu với một nhóm phát triển đáng tin cậy, làm việc trong một khối duy nhất. Việc bảo mật sẽ tăng khi chuyển sang cấp doanh nghiệp. Khi đó, nơi kiểm soát và xác thực quy trình theo thời gian đúng của mọi khối và giao dịch sẽ được thực hiện.

Dragonchain trang bị tính năng bảo mật được phát triển thành hệ thống đồng thuận 5 tầng

Lớp kiểm soát mạng tiếp theo sẽ cung cấp khả năng bảo vệ phân tán. Điều này giúp chống lại các cuộc tấn công độc hại bằng việc xác minh sự đồng thuận đã đạt được ở các lớp trước đó tại nhiều vị trí. Các nút cấp 4 được quản lý bởi các đối tác bên ngoài đáng tin cậy.

Đồng thời, các nút này được trao quyền với các chức năng công chứng viên để xác minh tính xác thực của đồng thuận cấp 3. Lớp cuối cùng giúp đảm bảo sự giao tiếp và tương tác an toàn của chuỗi doanh nghiệp với các mạng khác.

4. Nguyên lý hoạt động của Dragonchain

Nguyên lý hoạt động của Dragonchain là gì?

Hệ sinh thái của dự án bao gồm ba thành phần chính. Thông tin cụ thể như sau:

4.1 Nền tảng Dragonchain

Nền tảng được coi là xương sống của Dragonchain. Vì nền tảng giúp lưu trữ và bảo mật dữ liệu khách hàng doanh nghiệp. Đây là nơi nhà phát triển có thể dùng các ngôn ngữ lập trình phổ biến để tạo và lưu trữ hợp đồng thông minh.

Ngoài ra, nền tảng cũng cho phép các kết nối truy cập vào Amazon Web Services (một công ty con của Amazon.com).

4.2 Vườn ươm Dragonchain

Vườn ươm là nơi các công ty có thể phát triển các dự án Blockchain bằng cách tuân theo quy trình chuẩn hóa của Dragonchain một cách dễ dàng.

Các yếu tố của vườn ươm mang nhiều ý nghĩa và lợi ích cho dự án của các công ty. Điều này có nghĩa rằng, một doanh nghiệp phát triển dự án Blockchain trong khuôn khổ vườn ươm có thể được xem xét và đầu tư bởi các quỹ cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới. Nếu thành công, quá trình ươm mầm sẽ tiết giảm các nguồn lực cần thiết cho những dự án.

Về định hướng, vườn ươm sẽ huy động vốn cộng đồng với mục đích cho phép các dự án kinh doanh khởi nghiệp bắt tay vào sản xuất và mang sản phẩm tới thị trường với chu trình nhanh hơn. Trang web Dragonchain hiện đang tiến hành thu thập hồ sơ từ các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ này.

Hiện tại, Dragonchain đang ấp ủ 5 dự án: LifeID, Look Lateral – Liquid Art, Seed2You, IDPay và ClevX.

Xem thêm: BetProtocol (BEPRO) là gì? Chi tiết về tiền mã hóa BEPRO từ A-Z

4.3 Thị trường Dragonchain

Dragonchain Marketplace chính là một hệ thống hỗ trợ cho các công ty. Tại đây, các công ty được cho phép để kết nối tới một nhóm các chuyên gia theo từng lĩnh vực. Cụ thể có thể kể đến các lĩnh vực như tiền mã hóa, tiếp thị và phát triển phần mềm. Đây cũng là nơi các khách hàng của Dragonchain truy cập thư viện hợp đồng thông minh được phát triển trước đó.

Thị trường Dragonchain cho phép các công ty kết nối với chuyên gia theo từng lĩnh vực

Ba thành phần nền tảng, vườn ươm và thị trường khi kết hợp sẽ tạo nên hệ sinh thái Dragonchain. Hệ sinh thái này được thúc đẩy bởi Dragon Token (DRGN), một Token được sử dụng như phương tiện trao đổi trong toàn hệ thống.

4.4 Dragonchain hướng đến những đối tượng nào?

Nền tảng Blockchain này có mục tiêu là thay thế các hợp đồng truyền thống và hệ thống thanh toán hiện tại bằng một quy trình an toàn hơn. Khi đó, các ngành nghề đang phải đối mặt với vấn nạn gian lận và lừa đảo có thể tận dụng nhiều lợi ích từ nền tảng này.

Điều này đồng nghĩa với việc các công ty kinh doanh bất động sản hoặc công ty luật có thể loại bỏ những thiệt hại đáng kể do gian lận nhờ ứng dụng hợp đồng thông minh trong Dragonchain.

Hợp đồng thông minh của Dragonchain giúp giảm thiểu rủi ro cho các công ty kinh doanh bất động sản hoặc công ty luật

Ngành công nghệ game là một trường hợp ứng dụng tiềm năng khá. Công ty trò chơi với hơn 75 triệu người dùng, FlowPlay, muốn sử dụng Token Dragonchain để cho phép người chơi mua hàng ảo một cách an toàn. Điều này sẽ tạo ra thị trường vận hành không đòi hỏi sự tin tưởng của các bên tham gia khi trao đổi mua bán các hàng hóa ảo mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp.

Ngoài ra, có thể kể đến một số trường hợp ứng dụng trực quan hơn như kiểm toán, đặt-giữ chỗ và hệ thống bỏ phiếu.

5. Thông tin chi tiết về Token Dragonchain (DRGN)

Như đã giới thiệu ở trên, DRGN là Token được sử dụng trong dự án này. Vậy những thông tin người dùng cần quan tâm về Token DRGN là gì? Dưới đây là một số mục nội dung quan trọng bạn cần chú ý.

5.1 Những chỉ số quan trọng của Token DRGN

Những thông số quan trọng người dùng cần quan tâm về Token của Dragonchain là:

  • Ticker: DRGN
  • Contract: 0x419c4db4b9e25d6db2ad9691ccb832c8d9fda05e
  • Decimal: 18
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC20
  • Token Type: Utility Token
  • Total supply: 433,494,437 DRGN
  • Circulating supply: 264,145,288 DRGN

5.2 Phân bổ Token DRGN

Dòng phân bổ của Token DRGN là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung sau đây nhé!

Tổng cung Dragonchain (DRGN) được phân bổ theo tỷ lệ sau:

  • 55% Token sẽ được phát hành ra thị trường thông qua vòng Public Sale.
  • 20% Token được đội ngũ phát triển nắm giữ và giải ngân mỗi tháng trong khoảng thời gian 2 năm.
  • 10% Token do Dragon Foundation nắm giữ.
  • 10% Token được công ty Dragonchain, Inc nắm giữ với mục đích làm quỹ dự trữ.
  • 5% Token còn lại được chuyển vào quỹ vườn ươm dự án DragonFund

55% DRGN sẽ được phát hành ra thị trường thông qua vòng Public Sale

5.3 Bán Token DRGN

Có lẽ người tham gia sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc mở bán Token DRGN tại vòng Public Sale. Ở vòng này, 55% dành cho việc bán ICO. Cụ thể như sau:

  • ICO Start Date: 2/10/2017
  • ICO End Date: 3/11/2017
  • Сan't Participate: No Restrictions
  • ICO Price: $0.0663 / 0.00018642 BTC / 0.00022800 ETH
  • Accepts: ETH & BTC
  • Total Cap: $13,192,840
  • Team From: USA
  • KYC Required: Yes

5.4 Mục đích sử dụng Token DRGN

Vậy mục đích sử dụng của Token DRGN là gì? Token này được sử dụng với hai mục đích chính là:

  • Dragonchain (DRGN) được định nghĩa là Tokenized Micro-License. Do đó, Token DRGN được dùng để tương tác trong các hoạt động, dịch vụ của nền tảng. Ví dụ: khởi tạo Nodes, cung cấp hợp đồng thông minh, truy cập vườn ươm Dragonchain (DragonFund Incubator)...
  • DRGN được dùng làm phần thưởng cho mục đích khuyến khích, phát triển cộng đồng Developer đóng góp vào tài nguyên của Dragonchain và các dự án liên quan.

6. Phí giao dịch của Token Dragonchain (DRGN)

Khi thực hiện giao dịch đồng Dragonchain (DRGN) người dùng sẽ phải chi trả các phí sau:

6.1 Phí giao dịch (Transaction fee)

Người dùng phải trả phí này để thợ đào xác nhận giao dịch trong mạng lưới Ethereum khi chuyển DRGN qua lại giữa các ví với nhau.

Khi thời gian càng tăng thì phí giao dịch của Token DRGN càng giảm

6.2 Phí nạp rút trên sàn giao dịch

Khi nạp hoặc rút DRGN ra vào sàn giao dịch, người dùng cũng sẽ phải trả loại phí này. Mỗi sàn giao dịch sẽ có phí nạp rút DRGN khác nhau.

Ví dụ: Phí nạp rút DRGN tại sàn Kucoin

  • Phí nạp DRGN: Miễn phí.
  • Phí rút DRGN: Rút tối thiểu 15,8 DRGN và phí rút là 7,9 DRGN.

Xem thêm: Crust Network là gì? Chi tiết kiến thức về Token CRU

7. Cách kiếm và sở hữu Token Dragonchain (DRGN)

Vào năm 2017, người dùng có thể kiếm các Token miễn phí qua các chương trình Airdrop hay Bounty. Hoặc, bạn cũng có thể Staking hoặc Mining để kiếm các Token.

Tuy nhiên, Dragonchain không hỗ trợ các chương trình như thế này. Bởi thế, nếu muốn sở hữu Token DRGN, người dùng chỉ có thể mua trực tiếp trên sàn giao dịch.

Để sở hữu Token DRGN, người dùng chỉ có thể mua trên sàn giao dịch

8. Sàn giao dịch và ví lưu trữ của Token DRGN

Vậy người dùng có thể giao dịch và lưu trữ Token DRGN ở đâu?

8.1 Ví lưu trữ Token DRGN

Vì Dragonchain là Token thuộc ERC-20 nên người dùng có thể lưu trữ DRGN trên các ví hỗ trợ lưu trữ Ethereum như Ví Mew, ví Coinbase, Sollet wallet, Metamask, Ví Blockchain, Ví Binance,...

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng cách này nếu có ý định Hold Token DRGN.

Vì là Token thuộc ERC-20 nên DRGN có thể được lưu trữ trong myetheWallet

8.2 Sàn giao dịch Token DRGN

Sau gần 2 năm hoạt động, Dragonchain (DRGN) đã có thể được giao dịch trên một số sàn giao dịch uy tín như Kucoin, Bittrex, Upbit,...

Con số hơn 1 triệu đô thể hiện tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ cho thấy Token DRGN có tính thanh khoản ở mức trung bình. Trong đó, Token DRGN được giao dịch chủ yếu trên hai sàn là FatBTC (80,6%) và Kucoin (14,9%).

Token DRGN có thể được giao dịch trên Kucoin

Xem thêm: Divergence (DIVER) là gì? Tổng hợp thông tin về Token DIVER

9. Đội ngũ phát triển dự án và cố vấn của Dragonchain

Đội ngũ phát triển Dragonchain được công bố rộng rãi. Tổng cộng có 7 thành viên, đó là:

  • Joe Roets:
    • Là người sáng lập và Giám đốc điều hành Dragonchain.
    • 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình.
    • Đồng thời, Joe đã tạo ra và lãnh đạo một số công ty công nghệ khởi nghiệp từ giữa những năm 1990.
    • Joe là một lãnh đạo có tầm nhìn và tư duy trong công nghệ Blockchain.
    • Lãnh đạo và tham gia vào các dự án không gian từ năm 2010 với các công ty The Walt Disney Company, Overstock, Coinbase và Symbiont.

Joe Roets - Người sáng lập và Giám đốc điều hành Dragonchain

  • Chris Jones: Giữ vị trí Giám đốc Tiếp thị và Giám đốc Thương mại. Có 20 năm kinh nghiệm về lĩnh vực tiếp thị. Chris từng giữ các vị trí quản lý chủ chốt tại Boost Mobile, Adidas America và Mattel.
  • Sieng Van Tran: Giám đốc điều hành. Nhiều hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp, thương mại điện tử và truyền thông kỹ thuật số. Sieng thành lập iLearn.To, công ty Internet đầu tiên của Vương quốc Anh và cung cấp hơn 500 khóa học trực tuyến từ BBC for Business, Harvard và McGraw Hill.
  • Shirly Roets: Người quản lý. Shirly lãnh đạo các hoạt động tại Dragonchain và là Chủ tịch của Dragonchain Foundation. Ngoài ra, Shirly đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
  • Jonel Cordero: Giám đốc điều hành. Jonel có hơn 10 năm kinh nghiệm trong Quản trị Kinh doanh và Khởi nghiệp, có vai trò là người liên lạc giữa một số phòng ban. Jonel tham gia Dragonchain rất sớm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thương hiệu công ty.

Jonel Cordero - Giám đốc điều hành Dragonchain

  • Filip Hantson: Giữ vị trí Chiến lược Phát triển Kinh doanh. Philip đã lãnh đạo tài chính, các nhóm phát triển kinh doanh và các đơn vị kinh doanh cho các tổ chức hàng đầu như Puratos, IBM, Anixter và Rentokil-Initial.
  • Thom Polson: Phó Chủ tịch Quản lý Đầu tư. Thom có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đầu tư, chiến lược kinh doanh và phát triển chương trình với các tổ chức nổi tiếng như The Investor for Securities Company, Ascenta International, 1885 Ventures và Falah Capital.

10. Tương lai của Token Dragonchain (DRGN)

Tương lai của Token DRGN là gì? Trước khi đi đến kết luận, hãy cùng điểm qua một số vấn đề đáng ngại của dự án Dragonchain:

  • Thứ nhất, “Dragonchain được đứng sau bởi Disney?” Theo thông tin Dragonchain cung cấp thì đây là dự án Private Blockchain của Disney. Tuy nhiên, thực tế lại không có một xác nhận chính thức nào về thông tin trên.

Chưa có một thông tin chính thức nào khẳng định Disney là ông lớn đứng sau Dragonchain

  • Thứ hai, Token DRGN được thiết kế có tính ứng dụng kém trong dịch vụ Dragonchain. Các hoạt động trên Github đã lâu không được update bởi Team Dev. Bên cạnh đó, vào cuối năm 2019, Team này đã được giải ngân toàn bộ số Token đang nắm giữ.

11. Có nên đầu tư vào Dragonchain (DRGN) không?

Bài viết này nhằm đem đến cho nhà đầu tư thông tin đầy đủ nhất có thể về dự án Dragonchain. Tuy nhiên, những nội dung này chỉ nhằm mục đích tham khảo chứ không phải khuyến khích đầu tư. Sẽ không có một đáp án chính xác cho câu hỏi “Có nên đầu tư vào Dragonchain hay không”. Bởi có hay không chỉ mang tính chất tương đối.

Bài viết không nhằm mục đích khuyến khích đầu tư mà chỉ nhằm chia sẻ thông tin đến người dùng

Thông qua bài viết này, chắc chắn nhà đầu tư đã có những đánh giá và nhận định riêng về dự án. Đồng thời, mỗi người đọc cũng có được những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi trên.

Những bài viết liên quan:

Như vậy, nội dung “Dragonchain là gì” đã đem đến cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về dự án và Token DRGN. BHO Network xin khẳng định lại, bài viết không nhằm cổ xúy việc đầu tư. Vậy nên, trước khi quyết định đầu tư, người dùng nên cân nhắc kỹ những rủi ro có thể gặp phải. Bên cạnh đó, BHO sẽ thường xuyên cập nhật các chủ đề liên quan, bạn đừng quên ghé thăm nhé!

Xuất bản ngày 23 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare