- Blog
- Tin tức Crypto
- Ethereum là gì? Tìm hiểu chi tiết về nền tảng Ethereum
Ethereum là gì? Tìm hiểu chi tiết về nền tảng Ethereum
- 1. Ethereum (ETH) là gì?
- 2. Nguồn gốc của Ethereum
- 3. Điểm khác biệt chính giữa Ethereum và Bitcoin
- 4. Tổng quan về phương thức hoạt động của Ethereum Blockchain
- 4.1 Ethereum hoạt động như thế nào?
- 4.2 Một số ứng dụng được xây dựng trên Ethereum
- 5. Bộ quy tắc triển khai mạng lưới token của Ethereum
- 5.1 ERC721 là gì?
- 5.2 ERC20 là gì?
- 5.3 Một số tiêu chuẩn khác của ERC
- 6. Hệ sinh thái của nền tảng Ethereum (ETH)
- 7. Thông tin chi tiết về ETH Token
- 7.1 Token Ethereum là gì?
- 7.2 Các chỉ số quan trọng của ETH
- 7.3 Phân bổ token ETH
- 7.4 Bán Token
- 7.5 Mục đích sử dụng token
- 8. Hướng dẫn giao dịch và cách kiếm ETH token
- 8.1 Giao dịch ETH
- 8.2 Kiếm ETH miễn phí
- 9. Hướng dẫn cách lưu trữ ETH
- 9.1 Ví Ethereum là gì?
- 9.2 Địa chỉ ví Ethereum
- 9.3 Các loại ví Ethereum phổ biến để lưu trữ ETH
- 9.3.1 Paper Wallet
- 9.3.2 Software Wallet
- 9.3.3 Hardware Wallet
- 9.3.4 Web Wallet
- 10. Những điều cần chú ý khi bảo mật ETH an toàn nhất
- 10.1 Backup những thông tin quan trọng nhất
- 10.2 Tránh site Scam
- 10.3 Tránh bị hack, virut, key log
Ethereum là gì? Sự thật rằng 90% người tham gia thị trường đầu tư tiền mã hóa được hỏi đều trả lời là ETH. Bạn có nằm trong tổng số trên không? Vậy 10% còn lại có ý kiến như thế nào về vấn đề này? Trong bài viết này, BHO Network sẽ giải đáp những thắc mắc đó và chia sẻ thêm kiến thức về nền tảng Ethereum cũng như một số loại ví ETH Blockchain. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
1. Ethereum (ETH) là gì?
Ethereum là nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Sản phẩm có khả năng thực thi Smart Contract. Các điều khoản được ghi trong hợp đồng sẽ được hiện thực một cách tự động nếu điều kiện trước đó được thỏa mãn. Lúc này không ai có thể can thiệp vào. Đồng thời, ETH cũng cho phép nhà phát triển xây dựng các chương trình sau:
- Ứng dụng phi tập trung (DApps): Phần mềm triển khai độc lập, không nằm trên một máy chủ mà được lưu trữ riêng biệt trên các kho phi tập trung.
- Tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs): Tổ chức được vận hành bởi các thành viên tuân theo bộ quy tắc được mã hóa bằng code.
Ethereum - Nền tảng điện toán phân tán
2. Nguồn gốc của Ethereum
Nguồn gốc của Ethereum là gì? Hệ thống đã xuất hiện trên thị trường như thế nào? Các bạn hãy cùng BHO Network khám phá qua phần dưới đây để hiểu rõ ETH là gì.
Vitalik đã tiếp tục nghiên cứu sau khi ý kiến không được sử dụng. Kết quả, anh nhận ra rằng các Smart Contract có thể được khái quát hóa hoàn toàn. Tháng 11/2013, bản Whitepaper phác thảo của Ethereum lần đầu tiên được chia sẻ. Sau đó, một người đồng đội - Gavin Wood đã cùng tham gia xây dựng nền tảng. Vào mùa hè năm 2014, Gavin công bố Yellow Paper cho hệ thống ETH.
Gavin Wood tham gia xây dựng nền tảng ETH
Cuối cùng, sau một năm phát triển và xây dựng, tháng 06/2015 Block đầu tiên của sản phẩm đã được khai thác. Điều này đánh dấu sự bản ra mắt chính thức của Ethereum Blockchain - một trong những Block Chain có tầm quan trọng nhất trong toàn thể hệ sinh thái tiền mã hóa hiện nay.
3. Điểm khác biệt chính giữa Ethereum và Bitcoin
Bitcoin và Ethereum khá giống nhau vì được phát triển trên nền tảng Blockchain. Điểm khác nhau rõ nhất giữa hai tiền mã hóa là mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi của cả hai. ETH được tạo ra để trở thành một hệ thống cho Smart Contract và các dApps. Còn BTC để trở thành một phương thức thanh toán và nơi lưu giữ giá trị. Ngoài ra, Ethereum cũng có những điểm mạnh hơn như:
- Khả năng giao dịch nhanh hơn.
- Phí giao dịch rẻ hơn.
Sự khác biệt giữa Ethereum và Bitcoin
4. Tổng quan về phương thức hoạt động của Ethereum Blockchain
Trong phần tiếp theo, BHO Network sẽ giới thiệu toàn bộ về cách thức hoạt động của nền tảng để giúp bạn đọc hiểu rõ về Ethereum Blockchain.
4.1 Ethereum hoạt động như thế nào?
Ethereum giống như phần mềm mở hoạt động trên công nghệ Blockchain. Mọi thông tin được lưu trữ trên nhiều máy tính ở khắp thế giới. Điều này hình thành sự phi tập trung. Blockchain ETH tương tự như Bitcoin khi có cùng bản ghi lịch sử giao dịch. Tuy nhiên, hệ thống cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng phi tập trung. Những phần mềm này được lưu trữ trên cùng nơi với cấu trúc của mọi hoạt động trao đổi.
Ethereum hoạt động trên công nghệ Blockchain
4.2 Một số ứng dụng được xây dựng trên Ethereum
Một số ứng dụng được hình thành trên Ethereum là gì? Những loại App cụ thể đó là:
Tài chính phi tập trung (DeFi): Những loại DeFi đang hoạt động trên ETH.
Các sản phẩm này cho phép bạn vay, tiết kiệm, đầu tư, giao dịch và nhiều lợi ích khác.
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Ví dụ hình thức phi tập trung là mạng ngang hàng (peer-to-peer) và nền tảng Binance P2P nổi tiếng trong lĩnh vực này.
Ứng dụng phi tập trung (dApp): Chương trình được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh. Bất kỳ ai cũng có thể tự triển khai được một bản sao và kết nối với mạng Ethereum công cộng.
Trình duyệt: Một số Browser, ví và tiện ích được hỗ trợ như:
- Ví Blockchain
- Ví Coinbase
- Ví Metamask
- Ví Sollet
- Trust Wallet
- Ví Coinomi
- Ví Bitcoin
- Ví Binance Smart Chain
DeFi - Ứng dụng được xây dựng trên Ethereum
Tham khảo: Binance Smart Chain (BSC) là gì? Tổng hợp thông tin về BSC
5. Bộ quy tắc triển khai mạng lưới token của Ethereum
Các bộ quy tắc triển khai token trên mạng lưới của Ethereum gọi là ERC (Ethereum Request for Comments). Tiêu chuẩn này được sử dụng bởi các nhà phát triển để thực hiện hợp đồng thông minh trên Blockchain. Dưới đây là nội dung chi tiết về các loại ERC.
5.1 ERC721 là gì?
ERC721 là bộ tiêu chuẩn dành cho việc phát hành các Non-Fungible token (NFTs) trên Ethereum. William Entriken, Dieter Shirley, Jacob Evans và Nastassia Sachs đã đề xuất và phát hành quy tắc vào tháng 01/2018. Nhờ có quy tắc này, các nhà phát triển đã mở ra một hệ sinh thái mới về các DApps sử dụng NFTs. Sự ra mắt của CryptoKitties đã gây sốt trong cộng đồng tiền mã hóa 1 thời gian dài.
ERC721 là bộ tiêu chuẩn dành cho NFTs
5.2 ERC20 là gì?
ERC20 là bộ danh sách các quy tắc dành cho việc phát hành các token trên nền tảng và được đề xuất lần đầu tiên vào tháng 06/2015. Nội dung cụ thể của những yêu cầu được chia là 2 nhóm như sau:
6 yếu tố trong quy tắc bắt buộc bạn cần phải thực hiện là:
- TotalSupply: Tổng số mã token được phát hành.
- BalanceOf: Kiểm tra số dư tiền mã hóa trong mỗi ví Ethereum.
- Transfer: Chức năng này sẽ quản lý việc chuyển token vào địa chỉ ví người dùng.
- TransferFrom: Cho phép người nắm giữ token có thể mua/bán với nhau.
- Approve: Kiểm tra từng giao dịch và so sánh với tổng nguồn cung để đảm bảo không thiếu hoặc thừa tiền mã hóa nào.
- Allowance: Kiểm tra số dư token nhằm biết ví có đủ để chuyển hay không.
3 thành phần trong quy tắc không bắt buộc bạn có thể bỏ qua là:
- Token Name: Tên token.
- Symbol: Mã token.
- Decimal (up to 18): Số thập phân nhỏ nhất.
ERC20 - Bộ quy tắc dành cho việc phát hành token
5.3 Một số tiêu chuẩn khác của ERC
Bên cạnh ERC20 và ERC721, hệ thống còn có 2 tiêu chuẩn token khác mà các bạn cũng nên biết đến là:
- ERC777: Tiêu chuẩn cải thiện các vấn đề của ERC20 gặp phải và đang được kỳ vọng sẽ soán ngôi của ERC20 bởi tính ưu việt.
- ERC1155: Yếu tố đánh giá dành cho nhiều loại token gồm Non-Fungible Token và Fungible token. Đây là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn ERC20 và ERC721 do CTO của dự án Enjin token đề xuất lên cộng đồng Ethereum vào tháng 06/2018.
ERC777 và ERC1155 là tiêu chuẩn khác của ERC
6. Hệ sinh thái của nền tảng Ethereum (ETH)
Ethereum được biết đến là một hệ sinh thái khổng lồ với nhiều mảnh ghép hợp thành tạo nên một mạng lưới dày đặc. Những thành phần chính có trong hệ thống là:
- Về data và Oracle: Là các dự án có liên quan đến dữ liệu như DIA (Dự án Blockchain Protocol chuyên về quản lý dữ liệu).
- Về ví: Metamask hiện là sản phẩm phổ biến nhất trên hệ thống. Ví rất tiện lợi vì người dùng có thể chạy Dapps ngay trên máy tính cá nhân.
- Về DEX/Liquidity: Lĩnh vực rất đa dạng dự án. Ví dụ như Uniswap.
- Về NFT: Những ứng dụng trò chơi đáng chú ý như Axie Infinity, OpenSea và The Sandbox.
- Về Yield Farming: Các bạn sẽ có 2 sản phẩm nổi bật là Curve Finance (CRV) và TrueFi (TRU).
- Về quản lý tài sản: dHedge (DHT) nổi bật nhất trong nội dung này vì sản phẩm cho phép mọi người tạo lập quỹ đầu tư riêng trên hoặc đầu tư vào quỹ của user khác.
- Về Bridge: Wormhole đang gây được nhiều chú ý nhất vì là cầu nối chuỗi đầu tiên của Solana với Ethereum.
- Về Lending & Borrowing: Nền tảng Compound (COMP) có thể cho người dùng vay tiền mã hóa mà không cần thông qua bên thứ 3.
Ethereum - Một hệ sinh thái khổng lồ
7. Thông tin chi tiết về ETH Token
Để nắm rõ hơn về tiền mã hóa Ethereum, các bạn hãy cùng xem nội dung trong phần dưới đây.
7.1 Token Ethereum là gì?
ETH hay Ether (ký hiệu: Ξ) là tiền mã hóa chính thức của Blockchain Ethereum. Trong mạng lưới, ETH có vai trò như nhiên liệu để thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch (phí Gas). Để hiểu một cách đơn giản, các bạn hình dung cỗ máy muốn vận hành thuận lợi thì phải cần sử dụng “ETH”.
Token Ethereum là tiền mã hóa chính thức của Blockchain Ethereum
7.2 Các chỉ số quan trọng của ETH
Những yếu tố chính mà một nhà đầu tư cần biết trong các chỉ số quan trọng của ETH là:
- Token Name: Ethereum.
- Ticker: ETH.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Type: Utility.
- Max Supply: Không giới hạn.
- Circulating Supply: 116,569,797 ETH.
7.3 Phân bổ token ETH
- Launch Style: Crowdsale
- Initial Supply: 72,003,680
Biểu đồ thể hiện phân bổ của token ETH
7.4 Bán Token
Quá trình bán Token của Ethereum trong vòng 42 ngày với mức giá khác nhau theo từng thời điểm:
- Giá khởi đầu với 1 BTC mua được 2000 ETH.
- Đến cuối cùng 1 Bitcoin giảm chỉ còn mua được 1337 ETH.
Kết quả sau các vòng bán, nhà phát hành bán ra gần 60 triệu ETH thu về hơn 31.5 nghìn BTC với giá trị tương đương 18 triệu đô.
Biểu đồ thể hiện lượng ETH được bán ra từng ngày
7.5 Mục đích sử dụng token
Token Ethereum sẽ được sử dụng cho các mục đích sau:
- Phí Gas: Giống với BTC, ETH được dùng để thanh toán phí Gas. Mức phí không cố định mà phụ thuộc vào tình trạng hệ thống. Bình thường Gas fee khá rẻ, chỉ khoảng $0.2 - $0.7.
- Phí khác: Token cũng được dùng để trả cho các dịch vụ khác.
- Phần thưởng khối: Luật đồng thuận Proof of Work (PoW) được nền tảng sử dụng vì thế phần thưởng khối trong mạng lưới là ETH.
8. Hướng dẫn giao dịch và cách kiếm ETH token
Sau khi đã tìm hiểu thông tin cơ bản về Ethereum là gì, BHO Network sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách kiếm tiền và làm sao để sở hữu Token. Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!
8.1 Giao dịch ETH
Nhà đầu tư có thể mua bán ETH ở các sàn giao dịch, trong tiền mã hóa sẽ có 2 loại nền tảng:
Sàn tập trung (CEX) - một bên thứ 3 sẽ đứng ra kiểm soát và làm cầu nối để trao đổi các tài sản Crypto. Ví dụ như:
Sàn phi tập trung (DEX): Hệ thống được xây dựng và hoạt động một cách phi tập trung trên Blockchain. Khác với CEX, người dùng có thể giao dịch token ngay trên ví và chỉ khi user được cấp phép thì trao đổi mới xảy ra. Ví dụ như Sushiswap, Uniswap,…
Sàn giao dịch Binance
8.2 Kiếm ETH miễn phí
Người chơi có thể sở hữu các ETH miễn phí bằng cách tham gia các trò chơi hoặc click vào các quảng cáo có thưởng. Tuy nhiên, những cách này thường nhận được rất ít token. Những tiến triển vượt bậc góp phần khẳng định Ethereum quy tụ đủ các yếu tố uy tín, tiện ích và độ an toàn. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào lựa chọn này.
Xem thêm: Hệ sinh thái Solana là gì? Thông tin chi tiết về hệ sinh thái Solana
9. Hướng dẫn cách lưu trữ ETH
Khi người chơi đã bắt đầu kiếm được những token Ethereum nhưng chưa biết làm thế nào để cất giữ? Sau đây, BHO Network sẽ tiếp tục chia sẻ tới các bạn cách lưu trữ ETH. Hãy xem tiếp nội dung dưới đây nhé!
9.1 Ví Ethereum là gì?
Ví Ethereum là công cụ cho phép nhà đầu tư tạo địa chỉ ví Ethereum để lưu trữ các token được phát hành trên Blockchain của hệ thống, bao gồm cả ETH.
Ví Ethereum là công cụ lưu trữ Token
9.2 Địa chỉ ví Ethereum
Địa chỉ ví ETH Blockchain sẽ là một chuỗi ký tự thường được bắt đầu bằng “0x" và có thể tìm kiếm trên công cụ Etherscan. Để truy cập vào địa chỉ, người dùng cần phải có Private Key. Trên Blockchain, mã số sẽ không thay đổi được và chỉ có 1 chìa khóa cố định. Vì vậy, user cần lưu giữ dãy số cẩn thận và không cho một ai biết.
Địa chỉ ví Ethereum là 1 chìa khóa cố định
9.3 Các loại ví Ethereum phổ biến để lưu trữ ETH
Ví của Ethereum được phân loại làm 4 loại phổ biến. Cụ thể về những loại wallet sẽ được đề cập sau đây.
9.3.1 Paper Wallet
Đây là loại ví Ethereum có tất cả các thông tin quan trọng như Private Key, Public Key và địa chỉ Wallet. Mặc dù vậy, ưu điểm của sản phẩm là sẽ không bị hack hoặc biến mất khi bạn làm rơi hoặc hư điện thoại.
9.3.2 Software Wallet
Ví lưu lại Ethereum trên ổ cứng của máy tính hay điện thoại. Tuy sản phẩm dễ sử dụng nhưng khả năng bảo mật kém không ví cứng. Một số phần mềm cất giữ Ethereum uy tín:
- Desktop: Jaxx, Coinomi, Etherwall và Exodus.
- Mobile: Trust Wallet, Coinbase Wallet và imToken.
Trust Wallet một ví Ethereum phổ biến để lưu trữ ETH
9.3.3 Hardware Wallet
Ví dùng để lưu trữ Private Key trong một thiết bị phần cứng. Thiết bị rất dễ sử dụng và an toàn. Để dùng thiết bị, người chơi cần tiền để mua. Một số sản phẩm cứng lưu trữ Ethereum có thể tin tưởng được là Ledger Nano S, Ledger Nano X, Trezor và Keep Key.
9.3.4 Web Wallet
Loại Wallet này lưu trữ trên một trang web và hoạt động giống như một giao diện để người chơi dễ dàng tạo và dùng địa chỉ ví ETH Blockchain. Tuy nhiên, thiết bị lại cần sự hỗ trợ của bên cung cấp và độ an toàn cũng không bằng ví cứng. Một số sản phẩm phổ biến có thể kể đến như MyEtherWallet, MyCrypto và Metamask.
10. Những điều cần chú ý khi bảo mật ETH an toàn nhất
Bảo mật Ethereum là gì? Trong nội dung về lưu trữ thì nơi an toàn nhất là ví cứng. Mặc dù, các loại ví mobile và web rất tiện lợi nhưng dễ bị tấn công và đánh cắp Private Key. BHO Network sẽ nhắc nhở bạn lưu ý một số điều ngay sau đây:
10.1 Backup những thông tin quan trọng nhất
Người dùng không nên lưu Private Key, Seed Phrase trên máy tính mà nên lưu lại trên giấy và cất ở nơi dễ nhớ.
10.2 Tránh site Scam
Trong việc bảo mật tài sản thì một trong những cách để nhà đầu tư cần chú ý là tránh site Scam:
- Kiểm tra kỹ địa chỉ website ví Ethereum trước khi đăng nhập.
- Không click vào quảng cáo search trên google để tránh website giả mạo.
- Trước khi thực hiện giao dịch luôn kiểm tra kỹ địa chỉ mà người chơi chuyển tiền. Một khi đã gửi đi thì không có cách nào ngừng hoặc lấy lại.
Tránh site Scam là một trong những cách thức để bảo mật
10.3 Tránh bị hack, virut, key log
Những điều bạn cần lưu ý để tránh bị Hack, Virut và Key Log như sau:
- Không đăng nhập vào địa chỉ ví Ethereum bằng WiFi công cộng như các quán cafe, trà sữa, khách sạn…
- Không truy cập vào những website, đường link lạ tránh bị Keylock, Virus.
- Luôn sử dụng bảo mật Two-Factor Authenticator (2FA) cho ứng dụng ví Ethereum.
Những website lạ có thể khiến account bị hack
Những bài viết liên quan:
- Polkadot (DOT) là gì? Thông tin chi tiết về Polkadot và DOT token
- Near (NEAR) là gì? Tổng quan về dự án và Token NEAR
Qua bài viết, BHO Network đã chia sẻ tất cả các kiến thức về Ethereum là gì? cũng như thông tin về token ETH. Hy vọng từ những thông tin được cung cấp ở trên, bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về Crypto và thị trường đầu tư tiền mã hóa, hãy liên hệ ngay với BHO Network để được tư vấn nhé!
Xuất bản ngày 05 tháng 3 năm 2022
Chủ đề liên quan