logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Smart Contract là gì? Cách hoạt động của hợp đồng thông minh

Smart Contract là gì? Cách hoạt động của hợp đồng thông minh

  1. 1. Smart Contract là gì?
  2. 2. Lịch sử ra đời của Smart Contract
  3. 3. Smart Contract hoạt động như thế nào?
  4. 4. Hợp đồng thông minh khác hợp đồng truyền thống như thế nào?
  5. 5. Tại sao nên sử dụng Smart Contract?
  6. 6. Ưu điểm và nhược điểm của Smart Contract
  7. 6.1 Ưu điểm Smart Contract
  8. 6.2 Hạn chế Smart Contract
  9. 7. Những thành phần của Smart Contract
  10. 8. Smart Contract có rủi ro gì không?
  11. 9. Trong Crypto Smart Contract được ứng dụng như thế nào?

Smart Contract là gì? Đây là loại hợp đồng thường xuất hiện trong các giao dịch online, đặc biệt là nền tảng công nghệ số, giao dịch tiền mã hóa. Blockchain hỗ trợ hợp đồng trong vấn đề thiết lập cấu trúc để người dùng dễ dàng thao tác. Nội dung bài chia sẻ sau của BHO Network sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về thuật ngữ Crypto phổ biến này. Hãy theo dõi nhé!

1. Smart Contract là gì?

Smart Contract (hợp đồng thông minh) là các dòng mã sẽ tự thực thi với các điều khoản thỏa thuận giữa người mua và người bán được xác minh và thực hiện tự động thông qua mạng máy tính. Đoạn mã chạy trên hệ thống phân tán sẽ tạo ra các giao thức không cần trao quyền. Cụ thể như sau:

  • Hai bên của hợp đồng có thể đưa ra cam kết thông qua blockchain mà không cần tiết lộ danh tính hay cần đến sự tin tưởng.
  • User có thể đảm bảo nếu các điều kiện của hợp đồng không được thỏa mãn thì sẽ không thực thi.

Người dùng hợp đồng thông minh không cần đến sự hỗ trợ của bên thứ ba. Chính vì vậy, bạn sẽ giảm chi phí hoạt động cho user. Mỗi Blockchain sẽ có một cách để triển khai Smart Contract. Ví dụ: Cosmos có WASM, Polkadot, EVM,...

2. Lịch sử ra đời của Smart Contract

Thuật ngữ Smart Contract lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1993 bởi nhà khoa học máy tính người Mỹ Nick Szabo. Ông cũng là người đã phát minh ra tiền mã hóa tên “Bitgold” năm 1998 (10 năm trước khi Bitcoin xuất hiện).

Theo ông, Smart Contract là giao thức giao dịch được máy tính thực hiện dựa theo các điều khoản của hợp đồng. Ông đề xuất thực hiện hợp đồng cho tài sản tổng hợp để kết hợp trái phiếu và các công cụ phái sinh (quyền chọn và hợp đồng tương lai).

Hợp đồng thông minh sử dụng để chỉ một tập hợp những lời hứa (các điều khoản) chỉ định ở dạng kỹ thuật số. Cho đến năm 1998 được sử dụng để mô tả các đối tượng trong lớp dịch vụ quản lý quyền của hệ thống Stanford Infobus (thuộc dự án thư viện kỹ thuật số Stanford).

3. Smart Contract hoạt động như thế nào?

Cách hoạt động của Smart Contract như một thuật toán tất định, hợp đồng nhỏ sẽ thực thi một tác vụ cụ thể để thỏa mãn điều kiện nhất định. Chính vì vậy, một hệ thống Smart Contract hoạt động bằng cách tuân theo các câu lệnh đơn giản "nếu… thì…".

Smart Contract chịu trách nhiệm thực thi và quản lý hoạt động diễn ra trên Blockchain khi user tương tác với nhau. Địa chỉ nào không thuộc hợp đồng được gọi là tài khoản độc lập (Externally Owned Account - EOA). Hợp đồng được trang bị thêm máy tính để kiểm soát và cung cấp EOA cho user. Ethereum có 2 thành phần là:

  • Mã hợp đồng khóa công khai thứ nhất do người tạo hợp đồng cung cấp.
  • Khóa công khai làm đại diện chính. Khóa này có vai trò giống như một mã định danh kỹ thuật số duy nhất cho mỗi Smart Contract.

Smart Contract sẽ được triển khai qua giao dịch Blockchain. Mã kích hoạt hợp đồng là EOA hoặc bằng hợp đồng khác. Tuy nhiên, điểm kích hoạt đầu tiên luôn từ phía người dùng.

Ví dụ về cách hoạt động của hợp đồng smart:

Bạn muốn thuê một căn hộ và trả tiền trên Blockchain. Biên nhận sẽ được đưa vào một bản hợp đồng Smart. Chủ nhà sẽ cung cấp mật mã cho người thuê vào một ngày cụ thể trong hợp đồng. Nếu mật khẩu đó không đến đúng thời hạn giữa 2 bên thống nhất thì hợp đồng sẽ hoàn tiền. Nếu pass mở khóa được gửi trước hạn, hệ thống sẽ giữ lại cả tiền và mã số theo Smart Contract. Hợp đồng vận hành dựa trên mệnh lệnh đã được thiết lập sẵn và được giám sát bởi nhiều người, đảm bảo không có lỗi phát sinh.

Xem thêm: ICO là gì? Tổng quan về quá trình đầu tư ICO từ A đến Z

4. Hợp đồng thông minh khác hợp đồng truyền thống như thế nào?

Để nhận ra điểm khác biệt giữa hợp đồng thông minh với hợp đồng truyền thống, bạn cần nắm rõ những điểm nổi bật của từng loại hợp đồng. Cụ thể, đối với hợp đồng truyền thống sẽ có những điểm đặc trưng như sau:

Hợp đồng thông minhHợp đồng truyền thống
Được tạo bởi ngôn ngữ lập trình: C++, Go, Python, Java trên hệ thống máy tínhTạo ra bởi các chuyên gia pháp lý
Hợp đồng không cần đến bên thứ ba trung gianNội dung hợp đồng được biên soạn một lượng lớn tài liệu (cần phải có bên thứ ba để thực thi)
Toàn bộ mã của hợp đồng được thực hiện bởi hệ thống sổ cái phân tán BlockchainMất nhiều thời gian để thỏa thuận và đi đến ký kết
Nội dung hợp đồng luôn đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc thực thiCó thể tồn tại nhiều vấn đề, không minh bạch, mất nhiều chi phí và phải dựa vào hệ thống tư pháp để giải quyết khi có sự cố

5. Tại sao nên sử dụng Smart Contract?

Các máy bán hàng tự động tại siêu thị thực hiện nhiệm vụ bán các mặt hàng cơ bản như nước đóng chai, bánh hay gói bim bim mà không cần đến sự tác động của con người. Bạn cho 20.000 đồng vào máy, bấm nút chọn chai nước tăng lực thì sẽ nhận được đồ uống ở khe lấy đồ. Đây là một dạng hợp đồng smart đơn giản bạn thường thấy và đã thực hiện ít nhất một lần.

Toàn bộ điều này diễn ra nhờ một chương trình nhỏ được mã vào máy trước khi thực hiện:

if money received == 20.000

&& the button pressed is “Red Bull”

then release Red_Bull

Đoạn mã này như một loại hợp đồng tự động, có quy ước các điều khoản và tự động thực thi. Khi có người giao dịch, máy sẽ tự động lên kế hoạch và đưa hợp đồng thông minh vào thực hiện giao dịch.

6. Ưu điểm và nhược điểm của Smart Contract

Nếu bạn muốn ngăn ngừa rủi ro trong quá trình sử dụng hợp đồng thông minh thì việc tìm hiểu về điểm mạnh về điểm yếu của Smart Contract là điều cần thiết. BHO Network sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ưu và nhược điểm của hợp đồng smart ngay trong phần nội dung dưới đây. Hãy theo dõi tiếp nhé! 

6.1 Ưu điểm Smart Contract

Hợp đồng thông minh là sản phẩm của công nghệ số và giúp giải quyết những nhược điểm của hợp đồng truyền thống. Chính vì vậy, hợp đồng thông minh đã được cải tiến và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Ứng dụngSmart Contract có thể dùng trong nhiều lĩnh vực như tiền mã hóa, Logistic, ngân hàng, bất động sản,…
  • Tự do: Hợp đồng không chịu sự quản lý của bất kỳ một cơ quan nào và không thông qua bên thứ ba.
  • Phân tánSmart Contract được sao chép và phân phối trong mạng lưới phi tập trung.
  • Tất định: Hợp đồng chỉ thực hiện những lệnh đã được thiết lập khi thỏa mãn điều kiện. Kết quả không phân biệt người thực hiện để đảm bảo tính công bằng.
  • Tự động: Cơ chế tự động hóa đa dạng các loại tác vụ của hợp đồng thích ứng linh hoạt trong từng trường hợp. Nếu như không được kích hoạt, hợp đồng sẽ duy trì trạng thái “không hoạt động” và không thực hiện bất kỳ hoạt động nào.
  • Không thể sửa đổi: Hợp đồng thông minh được triển khai thì không thể thay đổi, giúp ngăn ngừa  tình trạng giả mạo của kẻ xấu.
  • Có thể tùy chỉnh: Trước khi hợp đồng được kích hoạt, các thông tin có thể được mã hóa theo nhiều cách và tạo ra Dapp.
  • Không cần dựa trên sự tin cậy: Mọi người đều có thể sử dụng hợp đồng thông minh để hợp tác mà không cần có sự tin cậy từ trước. Công nghệ Blockchain bảo đảm tính chính xác của dữ liệu.
  • Minh bạch: Vì không có bên thứ ba tham gia và vì các bản ghi giao dịch sẽ được mã hóa, chia sẻ giữa những người tham gia nên không cần đặt câu hỏi: "Liệu thông tin có bị thay đổi vì lợi ích cá nhân hay không".

6.2 Hạn chế Smart Contract

Bên cạnh các ưu điểm, hợp đồng thông minh vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà bạn cần phải chú ý đến như:

  • Tính pháp lý: Hợp đồng thông minh chưa có quy định trong các điều khoản pháp luật. Do đó, người dùng sẽ không được bảo vệ quyền lợi .
  • Chi phí triển khai: Người dùng cần chi trả một khoản tiền cho hệ thống, máy tính và lập trình viên nếu muốn tạo hợp đồng thông minh.
  • Rủi ro từ internet: Về cơ bản, Smart Contract sẽ vô cùng an toàn nếu như không để lộ thông tin nhạy cảm hay không để hacker tìm ra lỗ hổng. Các hoạt động liên quan đến internet đều có thể bị tiết lộ do sự tấn công từ các thuật toán xấu. 

Xem thêm: IEO là gì? Làm sao để đầu tư IEO đúng cách và hiệu quả

7. Những thành phần của Smart Contract

Một hợp đồng thông minh đầy đủ sẽ được tạo nên từ nhiều thành phần. Cụ thể, các yếu tố tạo nên Smart Contract gồm có:

  • Chủ thể hợp đồng: Đây là các bên liên quan được liệt kê trong hợp động. Người chủ hợp đồng cần phải cấp quyền truy cập để máy tự động khóa và mở khi cần.
  • Chữ ký điện tử: Đây là yếu tố bắt buộc phải có dùng để xác nhận sự đồng ý các điều khoản thỏa thuận có trong hợp đồng.
  • Điều khoản hợp đồng: Đây là các chuỗi hoạt đồng được mã hóa. Những bên buộc tham gia phải chấp nhận những điều khoản này.
  • Nền tảng phân quyền: Hợp đồng được thiết lập hoàn tất và tải lên blockchain sau phân phối về các node.

8. Smart Contract có rủi ro gì không?

Về mặt bản chất, Smart Contract chỉ là các đoạn mã chạy trên nền tảng Blockchain. Cách vận hành của hợp đồng dựa theo cách viết của nhà phát triển. Do đó, hợp đồng thông minh vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro vì bộ mã có khả năng có lỗi và bị hacker tấn công.

Vào năm 2021, trên thế giới có rất nhiều vụ hack Smart Contract và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Để tránh những rủi ro, người làm hợp đồng phải chú ý đến các vấn đề như điều khoản từ thời gian trả Token của quỹ, team,... Khi có sai sót thì bạn phải viết lại hợp đồng từ bước đầu tiên. 

9. Trong Crypto Smart Contract được ứng dụng như thế nào?

Đa số các ứng dụng được cung cấp bởi các hệ thống tập trung đều có thể được thiết kế tương tự và cung cấp bởi các Smart Contract trên blockchain.

Hợp đồng thông minh cung cấp các ứng dụng để nâng cao trải nghiệm người dùng. Nhà phát triển có thể tận dụng điều này để phát triển thêm nhiều sản phẩm khác như ví điện tử lưu trữ Token, sàn giao dịch phi tập trung Dex, trò chơi gaming, NFT,...

Những bài viết cùng chủ đề:

Smart Contract ngày càng được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Hi vọng, với những chia sẻ của BHO Network đã giúp bạn hiểu rõ về hợp đồng thông minh là gì. Chúc bạn có những giao dịch thành công và đầu tư hiệu quả trong tương lai.

Xuất bản ngày 01 tháng 12 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare