- Blog
- Tin tức Crypto
- Slippage là gì? Cách phòng tránh trượt giá trong giao dịch Crypto
Slippage là gì? Cách phòng tránh trượt giá trong giao dịch Crypto
- 1. Slippage là gì?
- 2. Phân loại Slippage
- 2.2 Không trượt giá
- 2.1 Trượt giá dương
- 2.2 Trượt giá âm
- 3. Trượt giá do những nguyên nhân nào gây ra?
- 3.1 Thị trường biến động mạnh
- 3.2 Thanh khoản thấp
- 3.3 Front Running Bot
- 4. 8 cách giảm thiểu Slippage khi giao dịch Crypto hiệu quả
Slippage là gì? Slippage là một trong những hiện tượng khiến các nhà đầu tư khó có thể tránh khỏi khi giao dịch ở bất cứ thị trường nào, đặc biệt là thị trường Crypto. Vậy làm thế nào để giảm thiểu trượt giá khi giao dịch Crypto? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Slippage là gì?
Slippage (trượt giá) là chỉ sự khác nhau giữa mức giá dự kiến vào lệnh và mức giá khớp lệnh. Trượt giá có thể xảy ra với lệnh thị trường Market orders, lệnh chờ BUY/SELL Limit và BUY/SELL Stop, SL và TP.
Ví dụ: Bạn mua EUR/USD ở mức giá 1.17661 sẽ có 3 tình huống xảy ra:
- Không trượt giá: Vào lệnh không bị trượt giá, lệnh khớp đúng ở giá 1.17661
- Trượt giá có lợi: Vào lệnh trượt giá, lệnh mua được khớp ở 1.17641 (thấp hơn 2 pip so với giá đặt)
- Trượt giá bất lợi: Vào lệnh trượt giá, lệnh mua được khớp ở 1.17671 (cao hơn 1 pip so với giá đặt)
Slippage là sự chênh lệch giữa giá hiển thị và giá thực tế
2. Phân loại Slippage
Trên kia BHO đã lấy ví dụ về tình huống trượt giá và đây cũng là để các bạn phân loại Slippage luôn, nhưng để hiểu rõ hơn thì phần này chúng mình sẽ giải thích kỹ hơn.
2.2 Không trượt giá
Về phần này khi chúng ta vào lệnh đúng với mức giá cho phép ngay từ ban đầu. Trường hợp quá tuyệt vời nên bạn không cần băn khoăn điều gì hết.
2.1 Trượt giá dương
Trượt giá dương xảy ra khi giao dịch thực tế được mua với giá thấp hơn so với giá dự kiến trên sàn hiển thị. Đối với lệnh bán, giá bán sẽ cao hơn so với giá dự kiến mà sàn hiển thị. Trượt giá dương sẽ mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trượt giá dương không xảy ra thường xuyên, mà chỉ xảy ra khi thị trường có biến động mạnh.
Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua token với giá 10 USD, tuy nhiên trong thời điểm thị trường bị biến động khiến cho giá mua token giảm xuống 9.5 USD, thấp hơn 0.5 USD so với giá mua ban đầu. Tình trạng đó được gọi là trượt giá dương hay còn gọi là trượt giá tích cực.
Trượt giá dương xảy ra xảy ra khi thị trường có biến động mạnh
2.2 Trượt giá âm
Trượt giá âm xảy ra khi giao dịch trên thực tế được mua với giá cao hơn so với giá dự kiến trên sàn hiển thị. Trượt giá âm sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Đối với lệnh bán, giá bán sẽ thấp hơn so với giá dự kiến mà sàn hiển thị, điều này có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Trường hợp này xảy ra khi tài sản mà nhà đầu tư muốn mua tăng giá nhanh chóng hoặc khối lượng giao dịch quá lớn, trong khi đó tính thanh khoản của thị trường lại thấp.
Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua token với giá 10 USD, nhưng thị trường biến động khiến giá mua tăng lên 11 USD cao hơn 1 USD so với giá mua ban đầu. Tình trạng này được gọi là trượt giá âm hay còn gọi là trượt giá tiêu cực.
Trượt giá âm xảy ra khi giao dịch trên thực tế được mua với giá cao hơn so với giá dự kiến
Xem thêm: HODL là gì? Những điều bạn cần biết trong chiến lược HODL
3. Trượt giá do những nguyên nhân nào gây ra?
Sau khi tìm hiểu trượt giá là gì cũng như các loại trượt giá, bạn cũng cần phải biết những nguyên nhân dẫn đến trượt giá. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà BHO Network chia sẻ.
Nguyên nhân dẫn đến Slippage
3.1 Thị trường biến động mạnh
Khi thị trường gặp những tin tức tốt hoặc xấu và giá rơi vào tình trạng pump/dump bất thường thì tâm lý của các nhà đầu tư sẽ hoảng loạn và hoang mang. Lúc đó, họ sẽ hành động ngay lập tức, có thể là bán tháo token mà không cần suy nghĩ nhiều, điều này dẫn đến việc giá sẽ bị trượt.
3.2 Thanh khoản thấp
Chúng ta giao dịch vào phiên với khối lượng người mua người bán trong thị trường ít do đó thanh khoản nó mỏng dẫn đến việc lệnh chúng ta vào sẽ không khớp đúng.
Trường hợp này thường xảy ra ở sàn DEX, vì ở mỗi pool sẽ được chia tỷ lệ là 50% - 50% của 2 loại tài sản. Tuy nhiên, sẽ có một số pool thanh khoản rất thấp, dẫn đến việc giao dịch có thể bị trượt giá lên đến 50% - 70%. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư swap thì tài sản có thể sẽ chia 2, thậm chí chia 3 ngay lập tức.
3.3 Front Running Bot
Front Running Bot là một con Bot được thiết kế và lập trình để biết trước một giao dịch trong tương lai. Front Running Bot sẽ tác động đến giá và việc đặt lệnh trước mỗi giao dịch để có thể mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Xem thêm: Farm coin là gì? Kinh nghiệm và cách Farm coin hiệu quả
4. 8 cách giảm thiểu Slippage khi giao dịch Crypto hiệu quả
Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng: “Có thể tránh hoàn toàn Slippage khi giao dịch Crypto hay không?” Câu trả lời là không thể. Vì trượt giá phụ thuộc vào sự biến động của thị trường nên không thể đoán trước được điều này.
Đối với trader:
- Giao dịch sản phẩm có thanh khoản cao, biến động vừa phải.
- Hạn chế giao dịch thời điểm ra tin: NonFarm, lãi suất Rate, FOMC,...
- Giao dịch phiên sôi động trong ngày.
- Sử dụng lệnh chờ Limit.
Đối với Broker:
- Chọn sàn vừa chọn SL lẫn TP.
- Chọn sàn tốc độ khớp lệnh nhanh.
Sàn DEX có tính thanh khoản cao
Những bài viết liên quan:
- Shitcoin là gì? Có nên đầu tư vào Shitcoin không?
- Dữ liệu On-chain là gì? Tầm quan trọng của dữ liệu On-chain
Như vậy, BHO Network đã cung cấp cho bạn thông tin về Slippage là gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giảm thiểu Slippage khi giao dịch Crypto và có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi đầu tư vào thị trường tiền mã hóa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ ngay với BHO Network để được giải đáp nhé!
Xuất bản ngày 26 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan