- Blog
- Tin tức Crypto
- Dữ liệu On-chain là gì? Phân tích dữ liệu On-chain có cần thiết?
Dữ liệu On-chain là gì? Phân tích dữ liệu On-chain có cần thiết?
- 1. Dữ liệu On-chain là gì?
- 2. Phân biệt dữ liệu On-chain và Off-chain
- 2.1 Dữ liệu On-chain
- 2.2 Dữ liệu off-chain
- 3. Mặt hạn chế của các giao dịch Bitcoin On-chain
- 4. Ý nghĩa của việc phân tích dữ liệu On-chain
- 4.1 Thông tin chính xác
- 4.2 Theo dõi các hành vi trên thị trường theo thời gian thực
- 4.3 Giúp dự phóng và đưa ra các quyết định đầu tư
- 5 . Case Study phân tích dữ liệu On-chain
- 5.1 Phân tích dữ liệu On-chain Sushi
- 5.2 Phân tích dữ liệu On-chain ALICE
- 5.3 Phân tích dữ liệu On-chain KP3R
- 6. Một số cách sử dụng dữ liệu On-chain
- 7. Công cụ phân tích dữ liệu On-chain
- 7.1 CoinMetrics
- 7.2 Look Into Bitcoin
- 7.3 Glassnode
- 7.4 IntoTheBlock
- 8. Nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain
- 8.1 Santiment
- 8.2 Dune Analytics
- 8.3 Messari
- 8.4 CryptoQuant
- 8.5 Glassnode
- 9. Những lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain
- 9.1 Có kiến thức và kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu
- 9.2 Tham chiếu nhiều nguồn thông tin và cập nhật thường xuyên
- 9.3 Lưu ý khi thu thập dữ liệu trên website chính thức của dự án
- 10. FAQs của dữ liệu On-chain
- 10.1 Tại sao chúng ta cần phân tích dữ liệu On-chain?
- 10.2 Nguồn cung cấp dữ liệu On-chain
Dữ liệu On-chain là gì? Dữ liệu On-chain mang ý nghĩa quan trọng như thế nào trong thị trường Blockchain? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu bài viết dưới đây để làm rõ khái niệm về On-chain cũng như biết cách thể thực hiện nó đề ứng dụng cho việc đầu tư và giao dịch tiền mã hóa của mình nhé!
1. Dữ liệu On-chain là gì?
Dữ liệu On-chain là loại dữ liệu trên hệ thống Blockchain thể hiện tất cả hành vi tương tác trên mạng lưới. Bên cạnh đó, dữ liệu On-chain giúp bạn lưu trữ mọi thông tin liên quan đến giao dịch đã xảy ra trên hệ thống Blockchain.
Dữ liệu On-chain giúp bạn lưu trữ thông tin quan trọng trong thị trường
2. Phân biệt dữ liệu On-chain và Off-chain
Có nhiều bạn nhầm lẫn giữa dữ liệu On-chain và Off-chain trên Blockchain. Tuy nhiên, On-chain và Off-chain là hai khái niệm khác nhau. Vì vậy bạn cần phân biệt giữa On-chain và Off-chain để tránh nhầm lẫn.
2.1 Dữ liệu On-chain
Dữ liệu On-chain thực hiện các giao dịch thông qua sự xác minh của các thợ đào và được lưu lại trên Blockchain. Tuy nhiên, bạn phải trải qua các bước xác nhận mới có thể lưu lại trên hệ thống. Khi sử dụng dữ liệu On-chain cho một số giao dịch, bạn phải trả phí giao dịch. Bên cạnh đó, On-chain mang lại tính bảo mật khá cao nhưng tốc độ xử lý giao dịch chậm và không có khả năng mở rộng.
Tốc độ xử lý giao dịch của On-chain khá chậm và không có khả năng mở rộng nhưng tính bảo mật lại khá cao
2.2 Dữ liệu off-chain
Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm về dữ liệu off-chain là gì chưa? Ngược lại với dữ liệu On-chain, dữ liệu Off-chain có thể xử lý bất kỳ giao dịch bên ngoài Blockchain. Hơn nữa, Off-chain hoạt động dựa trên mục đích phá vỡ các sai sót trên các chuỗi. Và cho phép người dùng trả phí rẻ hơn, tốc độ xử lý cũng nhanh hơn.
Tuy nhiên, Off-chain có khá nhiều giao thức 2 lớp như Lightning, Liquid, Ethereum Plasma. Ngoài ra, người dùng có thể mở kênh trao đổi hay chuyển tiền trên Off-chain khi kênh đã được đưa vào hoạt động.
Dữ liệu Off-chain giúp bạn xử lý thông tin bên ngoài thị trường
3. Mặt hạn chế của các giao dịch Bitcoin On-chain
Tuy Bitcoin On-chain mang lại cho người dùng hệ thống bảo mật đáng tin cậy. Thế nhưng, On-chain cũng mang cho mình một số hạn chế như:
- Tốc độ xử lý giao dịch chậm, bởi On-chain phải trải qua các bước xác thực thông tin. Tuy nhiên, số lượng giao dịch ngày càng tăng khiến On-chain không xử lý kịp và ứ đọng các sau dịch phía sau.
- Phí giao dịch khá cao, bởi On-chain phải trả phí cho các thợ đào để nâng cao tinh thần làm việc. Hơn nữa, sử dụng các thợ đào khiến nền tảng này mấy khá nhiều chi phí cho năng lượng tiêu hao.
- Không có khả năng mở rộng bởi tính bảo mật thông tin khá cao và không cho phép các giao dịch bên ngoài xâm nhập vào hệ thống.
Dữ liệu On-chain không cho phép các giao dịch bên ngoài xâm nhập vào thị trường
Xem thêm: ATH (All time high) là gì? Các lưu ý khi gặp ATH
4. Ý nghĩa của việc phân tích dữ liệu On-chain
Bạn có biết quá trình phân tích dữ liệu On-chain mang lại ý nghĩa như thế nào đến người dùng hay không? Bởi vì, dữ liệu On-chain đóng vai trò khá quan trọng trong Blockchain. Vì vậy, việc phân tích dữ liệu sẽ mang lại ý nghĩa như sau:
4.1 Thông tin chính xác
Trước tiên, dữ liệu On-chain là dữ liệu có tính minh bạch khá cao, vì vậy On-chain mang đến thông tin chính xác cũng như đảm bảo khách quan nhất.
4.2 Theo dõi các hành vi trên thị trường theo thời gian thực
Ngoài cung cấp thông tin chính xác, dữ liệu On-chain còn đóng vai trò như một camera theo dõi các đối tượng thực hiện mọi hành vi trên thị trường. Đồng thời hỗ trợ bạn nắm bắt thông tin đối thủ và đưa ra quyết định chính xác để giành chiến thắng về mình.
On - chain hỗ trợ người có thể nắm bắt thông tin đối thủ nhằm giúp đưa ra quyết định chính xác để giành chiến thắng
4.3 Giúp dự phóng và đưa ra các quyết định đầu tư
Nhờ sự theo dõi hành vi giúp bạn nắm bắt được tình hình thị trường, On-chain còn giúp bạn phân tích tình huống dự phóng hay hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường hợp lý. Bởi trên các mạng lưới giao dịch, thông tin thường được cung cấp trước khi truyền thông biết đến.
Phân tích dữ liệu On-chain trên các nền tảng
5 . Case Study phân tích dữ liệu On-chain
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của dữ liệu vào các nền tảng trên thị trường. Chúng tôi đã tổng hợp một số Case study để bạn có thể tham khảo thêm thông tin các ví dụ dưới đây:
5.1 Phân tích dữ liệu On-chain Sushi
Có thể nói, khi có sự hỗ trợ của On-chain vào dự án Sushi trở nên phát triển hơn. Trong thời gian sử dụng dữ liệu On-chain, giá trị được khóa (TVL) đã tăng lên mức 5.6$. Đối với Volume giao dịch, Sushi vẫn trên đà tăng trưởng mặc dù trải qua sự điều chỉnh khiến TVL giảm.
Đối với sản phẩm của Sushi là AMM đã tăng doanh thu lên gấp 5 lần khi thị trường có nhiều biến động mạnh. Bên cạnh đó, Sushi đang được mở rộng phát triển trên nhiều nền tảng với lược bán token ngày càng tăng.
Thống kê sàn giao dịch hỗ trợ dữ liệu On-chain
5.2 Phân tích dữ liệu On-chain ALICE
Dữ liệu On-chain đóng vai trò cung cấp dữ liệu dự phóng hỗ trợ người dùng đầu tư trên nền tảng ALICE. Nhờ việc cung cấp cho người dùng các thông tin dự phóng hỗ trợ việc đưa ra quyết định đầu tư. Mà trong thời gian gần đây, số lượng TVL trên các sàn Stake tăng cao.
Bên cạnh đó, các Holder cũng được gia tăng với tỷ lệ 34% so với tổng lượng Token của ALICE. Tuy nhiên theo bảng dữ liệu On-chain cho thấy, lượng Volume giao dịch chiếm tỷ trọng cao trên thị trường Binance. Điều này khiến cho người bán trở nên áp lực trước thị trường biến động.
Biến động TVL trên Alice sau khi áp dụng On-chain
5.3 Phân tích dữ liệu On-chain KP3R
Một case nữa đang áp dụng dữ liệu On-chain vào hệ thống, đó là KP3R. Với nền tảng này, on-chain hỗ trợ KP3R đưa ra quyết định việc tái cơ cấu phần vốn hóa. Bởi vì trong thời gian vừa qua, dự án này không thu hút thêm bất kỳ nhà phát triển nào tham gia trên nền tảng này.
Vì vậy, lượng token hiện tại không có sự biến động bất ngờ nào khác. Thế nhưng lượng token tại dự án này lại được phân phối với số lượng lớn trên nhiều sàn giao dịch.
Biến động về giá KP3R dựa vào phân tích On-chain
6. Một số cách sử dụng dữ liệu On-chain
Để có thể sử dụng dữ liệu On-chain trên hệ thống các trang web hay các sàn giao dịch thuận tiện. Bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
- Bạn có thể sử dụng Crypto Quant để theo dõi các thông tin trên BTC hay ETH. Và đặc biệt theo dõi các hoạt động trên sàn giao dịch.
- Theo dõi số lượng token BTC trên tất cả các sàn giao dịch đang biến động như thế nào. Nếu lượng giao dịch cao đồng nghĩa với việc bán sẽ gặp khó khăn.
- Hỗ trợ thông cáo số lượng Stablecoin đã được tạo ra, nếu số lượng Stablecoin được tạo ra càng nhiều thì đồng nghĩa lượng tiền trên thị trường khá lớn.
On-chain giúp bạn thống kê số lượng token trên sàn giao dịch
7. Công cụ phân tích dữ liệu On-chain
Để có thể phân tích dữ liệu On-chain có độ chính xác cao, bạn nên lựa chọn những công cụ hỗ trợ phân tích On-chain dưới đây:
7.1 CoinMetrics
Đây là một trong những nền tảng cung cấp dữ liệu cho người dùng miễn phí về hơn 37 loại token. Kể cả các chỉ số hay các thông tin tương quan trên Block.
7.2 Look Into Bitcoin
Nền tảng này giúp bạn nắm bắt thông tin chu kỳ của thị trường Bitcoin hay các chỉ số chuỗi một cách trực quan.
Nền tảng On-chain giúp người phân phối gia tăng lợi nhuận thông qua phân tích thị trường
7.3 Glassnode
Với nền tảng này bạn có thể cập nhập thông tin về chỉ số cơ bản của On-chain miễn phí. Tuy nhiên, đối với chỉ số hay các bản báo cáo nâng cao bạn cần trả một khoản phí cho Glassnode.
7.4 IntoTheBlock
Into TheBlock cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu On-chain đa dạng với các loại crypto, dữ liệu mã lệnh,...
Phân tích dữ liệu trên công cụ Theblock
8. Nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain
Bạn có thể tham khảo 5 nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain đáng tin cậy trên thị trường hiện nay.
8.1 Santiment
Đầu tiên có thể nhắc đến nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain trên toàn thị trường DeFi. Khi áp dụng On-chain vào Santiment, các dữ liệu trên nền tảng này sẽ được làm sạch. Bên cạnh đó, các thông tin được lấy từ nguồn realtime và xử lý loại bỏ những nguồn tin không xác thực và tóm tắt những nội dung dễ hiểu nhất cho người đọc. Vì vậy, Santiment mang đến cho bạn thông tin có mức độ chính xác khá cao.
8.2 Dune Analytics
Dune Analytics nằm trong top 5 nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain theo dạng nghiên cứu và phân tích. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và dùng nền tảng này mà tự động tạo biểu đồ thống kê riêng. Ngoài ra, nền tảng này còn cung cấp các công cụ khác hỗ trợ người dùng truy vấn, trích xuất và trực quan hóa các thông tin dữ liệu.
Những biến động của token được cập nhập trên On-chain
8.3 Messari
Messari là một nền tảng được ứng dụng trên thị trường crypto có thể xem dữ liệu On-chain. Tuy nhiên bạn cần trả khoản phí để xem nhiều hơn các bài phân tích trên nền tảng này.
8.4 CryptoQuant
Nền tảng CryptoQuant là một trong số nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain được sử dụng khá phổ biến. Với nền tảng này giúp người dùng có thể theo dõi các sàn giao dịch được sử dụng phổ biến như Bitcoin, ETH,.... Đặc biệt, nền tảng này còn giúp bạn tham khảo một số dữ liệu quan trọng với cách dùng khá đơn giản.
Phân tích dữ liệu On-chain trên nền tảng Cryptoquant
8.5 Glassnode
Một nền tảng cũng khá nổi tiếng không kém cạnh CryptoQuant, đó là Glassnode. Với nền tảng này hỗ trợ nhà đầu tư phân tích thị trường và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tương lai trong thị trường tiền mã hóa.
Dữ liệu On-chain trên nền tảng Glassnode
Xem thêm: Venture Capital là gì? Những điều cần biết về Venture Capital
9. Những lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain
Tuy dữ liệu On-chain mang đến cho bạn nhiều lợi ích trong thị trường Blockchain. Thế nhưng, khi phân tích dữ liệu bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
9.1 Có kiến thức và kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu
Dữ liệu On-chain là công cụ phân tích khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải nắm bắt các kiến thức về nền tảng mà On-Chain tham gia. Hay thậm chí, bạn cũng phải bổ sung cách nhận thức đa góc để đưa ra đánh giá chính xác và dự phóng tương lai của từng loại token.
9.2 Tham chiếu nhiều nguồn thông tin và cập nhật thường xuyên
Như bạn cũng biết, trên các công cụ tìm kiếm cung cấp khá nhiều dữ liệu nhưng không đảm bảo xác minh dữ liệu chính xác. Vì vậy, bạn cần tham chiếu đa dạng nguồn tin để tóm tắt thông tin chính xác.
Bạn nên tham chiếu những nguồn tin khác nhau để tìm kiếm thông tin chính xác
9.3 Lưu ý khi thu thập dữ liệu trên website chính thức của dự án
Tuy sử dụng dữ liệu On-chain mang đến cho bạn thông tin chính xác. Thế nhưng bạn cần xem xét việc thu thập thông tin từ các nguồn Web khác. Bởi nhiều khi số liệu không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, bạn cần kiểm định lại những con số trên nguồn tham khảo.
Phương pháp phân tích dữ liệu On-chain hiệu quả
10. FAQs của dữ liệu On-chain
Suy cho cùng dữ liệu On-chain đóng vai trò quan trọng trong Blockchain. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, nhiều bạn vẫn không tránh khỏi thắc mắc. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp cho bạn những câu hỏi mà người sử dụng hay gặp phải.
10.1 Tại sao chúng ta cần phân tích dữ liệu On-chain?
Mỗi thị trường đều có một cách phát triển cũng như phân tích thị trường khác nhau. Tuy nhiên, khi bạn phân tích thị trường không mang lại kết quả chính xác. Thì các thông tin trên thị trường dễ dàng bị mua bởi đối thủ cạnh tranh hay các hacker.
Nhưng đối với việc ứng dụng dữ liệu On-chain vào trong phân tích thì mọi thông tin đều được công khai một cách minh bạch. Hơn nữa, tất cả dữ liệu trên On-chain không thể thay đổi số liệu giả nên thông tin trên dữ liệu này hoàn toàn chính xác.
Dữ liệu On-chain mang đến cho bạn thông tin minh bạch
10.2 Nguồn cung cấp dữ liệu On-chain
Hiện nay dữ liệu On-chain được cung cấp trên trình duyệt Explorer thuộc công nghệ Blockchain trên các nền tảng như ETH, BSC. Hiện nay một số nền tảng sử dụng on-chain như CryptoQuant của Bitcoin, hay của ETH và các loại token stablecoin hoặc altcoin..
Một số nền tảng khác như Glassnode, Whalebot Alert, SharkScan, Bitinfochart, IntoTheBlock,...
On-chain được xem như nguồn cung cấp dữ liệu quan trọng
Những bài viết liên quan:
- Rug Pull là gì? Cách nhận biết và phòng tránh Rug Pull
- Mint NFT là gì? Những điều cần biết về Mint NFT
Bài trên đây đã giúp bạn làm rõ thông tin về dữ liệu On-chain là gì? Nhìn chung, dữ liệu On-chain đóng vai trò khá quan trọng và cung cấp nhiều lợi ích cho người dùng. Nếu bạn cần biết thêm bất kỳ thông tin gì, có có thể liên hệ BHO Network để được hỗ trợ.
Xuất bản ngày 25 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan