- Blog
- Tin tức Crypto
- Pump và Dump là gì? Các dấu hiệu nhận biết Pump và Dump
Pump và Dump là gì? Các dấu hiệu nhận biết Pump và Dump
- 1. Pump và Dump là gì?
- 1.1 Pump là gì?
- 1.2 Dump là gì?
- 2. Ví dụ về Pump và Dump
- 3. Vì sao lại có Pump và Dump
- 3.1 FOMO
- 3.2 Tính thanh khoản
- 3.3 ICO
- 3.4 Khung pháp lý
- 4. Tìm hiểu quá trình Pump và Dump của các "cá mập"
- 4.1 Bước 1: Thu gom/ tích lũy Token
- 4.2 Bước 2: Giữ giá và Pump
- 4.3 Bước 3: Dump và thoát hàng
- 5. Làm thế nào để xác định Pump & Dump
- 6. Cơ chế hoạt động của các đợt Pump và Dump
- 7. Cách thức hoạt động của nhóm Pump & Dump có đơn giản không?
- 8. Pump và Dump có hợp pháp không?
- 9. Một vài lời khuyên để tránh trở thành nạn nhân của Pump & Dump
Pump và Dump được biết đến là hình thức đầu tư lướt sóng có tính rủi ro cực kỳ cao. Nếu bạn là người mới tham gia thị trường này thì rất dễ trở thành “con mồi” cho lũ “cá mập”. Vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, BHO Network sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về hai hiện tượng Pump và Dump. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Pump và Dump là gì?
Muốn hiểu được một cách chính xác Pump và Dump là gì thì trước tiên bạn nên tìm hiểu về định nghĩa của hai từ này. Cụ thể như sau:
1.1 Pump là gì?
Pump (hay “bơm”) là một thuật ngữ hoặc một mật mã dùng để đề cập đến việc mua một số lượng lớn Token của một số đối tượng. Hành động này nhằm đẩy giá và nhu cầu của những đồng tiền mã hóa lên cao. Các Token được chọn để Pump thường có giá khởi điểm vô cùng thấp, độ phổ biến không cao và vốn nhỏ.
Một cách dễ hiểu thì “cá mập” (Trade Coin) sẽ tiến hành mua lượng lớn số Token nào đó với giá trị thấp. Họ chờ đợi thời điểm thích hợp và thực hiện việc đẩy giá lên cao chót vót để “lùa gà” các Trader nghiệp dư đầu tư. Sau đó đến một thời gian, họ sẽ xả Token xuống mức thấp nhất, thậm chí là về Zero.
1.2 Dump là gì?
Dump có nghĩa tiếng Việt là “xả”. Thuật ngữ crypto này được dùng để chỉ việc “cá mập” bắt đầu xả Token sau khi Pump giá. Trade Token sẽ bán với số lượng lớn nhằm thu lợi nhuận từ việc chênh lệch giá.
Bạn cần chú ý, những người có âm mưu trục lợi sẽ tìm kiếm và lợi dụng sơ hở của sự thay đổi về cung, cầu của thị trường tiền mã hóa. Từ đó, khiến các nhà đầu tư cá nhân tin rằng đây chỉ là hiện tượng biến động giá bình thường.
Tổng kết lại, Pump và Dump là việc làm của một hoặc một nhóm các nhà đầu tư cấu kết với nhau nhằm bơm giá một đồng Token lên và thu hút nhà đầu tư mới nhảy vào. Sau đó, họ thực hiện bán ra liên tục khiến giá Token giảm nhanh chóng. Điều này cho phép nhóm người ban đầu đó thu được nguồn lợi nhuận khá cao từ việc tăng giá đột ngột.
Những người có khả năng thực hiện hành vi này thường là các tổ chức, cá nhân (gọi là “cá mập”) sở hữu số vốn lớn. Khi họ nắm giữ trong tay một lượng lớn Token, họ có thể dễ dàng điều hướng thị trường theo cách mà họ muốn.
Nói cách khác, Pump & Dump là một hành vi thao túng thị trường tiền mã hóa. Thực tế có những kế hoạch Pump và Dump có thể chỉ kéo dài vài phút nhưng lại gây ra tác động rất lớn tới giá và khối lượng của một Token.
2. Ví dụ về Pump và Dump
Nếu bạn tham gia đầu tư tiền mã hóa thì chắc hẳn đã từng nghe đến sự kiện Pump & Dump vào tháng 05 năm 2020. Cụ thể thì một Altcoin nhỏ hầu như không ai biết có tên Tierion đã thực hiện việc này.
Ngày 12/05/2020, Tierion tiến hành Pump tăng từ $0.05 lên $0.11 (tăng hơn 45%). Sau đó, vào ngày 22/05/2020, giá của đồng Token đã bị Dump xuống mức chỉ còn $0.03. Thậm chí giá đó còn thấp hơn $0,02 so với mức vốn ban đầu hắn bỏ ra.
Tuy nhiên khi tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng này, người ta không thấy có điều gì đặc biệt ở đồng Token cũng như dự án của Tierion. Họ chỉ thấy một vài tin đồn tốt trên mạng xã hội Facebook.
Xem thêm: Phí gas là gì? Những điều bạn cần biết về Gas Fee
3. Vì sao lại có Pump và Dump
Mọi kế hoạch được xây dựng đều có nguyên nhân, Pump và Dump cũng vậy. Sở dĩ hiện tượng này trở nên phổ biến bởi một số lý do sau:
3.1 FOMO
FOMO (Fear of Missing Out) là một hiệu ứng lo sợ, sợ hãi tiếc nuối khi người ta bỏ lỡ cơ hội. Đây được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Pump và Dump.
Ví dụ, khi giá Token được đẩy lên cao, nhiệm vụ của “cá mập” là làm mọi cách để thuyết phục các nhà đầu tư gà mờ. Chúng sẽ nói với họ rằng nếu họ không đầu tư vào đồng Token này ngay lập tức thì họ sẽ bỏ lỡ khoản siêu lợi nhuận của mình.
Cho đến khi các nhà đầu tư nghiệp dư thấy lượng người mua ngày càng nhiều, giá Token tăng lên nhanh. Họ bắt đầu cảm thấy tiếc nuối và hiệu ứng Fomo đã được tạo ra như vậy. Chính sự hối tiếc khiến họ bị sa vào lưới của những “cá mập”.
3.2 Tính thanh khoản
Hầu hết, các nhà đầu tư “cá mập” hoạt động trong thị trường tiền mã hóa đều có một lượng vốn đáng kể và lớn hơn nhiều so với khối lượng giao dịch hàng ngày. Do đó, họ cần phải thanh khoản càng nhiều càng tốt.
Có như vậy thì họ mới có thể thu được lợi nhuận một cách nhanh chóng. Để đạt được tham vọng có được thanh khoản, “cá mập” cần phải tạo ra Pump & Dump.
3.3 ICO
Những “cá mập” sẽ luôn tìm cách Pump và thổi giá thông qua hoạt động ICO. Quá trình này thường được hỗ trợ bởi một số người nổi tiếng trong giới tiền mã hóa. Sau một khoảng thời gian, khi giá đã tăng đúng với kế hoạch, nhóm đứng sau này sẽ bắt đầu bán phá giá khiến các nhà đầu tư nhỏ bị thua lỗ nặng nề.
3.4 Khung pháp lý
Những hành vi thao túng thị trường có thể bị trừng phạt nghiêm khắc đối với các thị trường truyền thống. Đây là hành động bất hợp pháp, cũng xảy ra ở cả thị trường chứng khoán, vàng, nhưng với thị trường chứng khóa được pháp luật bảo vệ còn với tiền mã hóa thì chưa, nên cần cẩn thận trong việc đầu tư vào những coin nhỏ với những người mới.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay lại không có khung pháp luật chính thức đối với tiền mã hóa. Kết quả là thủ thuật Pump & Dump được sử dụng tự do. Từ đó nhanh chóng trở thành miếng mồi béo bở của “cá mập” mà không lo bị các cơ quan pháp luật truy tố.
4. Tìm hiểu quá trình Pump và Dump của các "cá mập"
Thông thường, các quá trình thực thiện Pump và Dump sẽ trải qua 3 bước. Cụ thể như sau:
4.1 Bước 1: Thu gom/ tích lũy Token
Trước hết, muốn thao túng được giá Token, “cá mập” cần phải sở hữu lượng lớn Token đó. Như đã đề cập ở trên, nhà đầu tư lớn thường sẽ thu gom những đồng Token có vốn hóa thấp để thuận lợi cho việc kiểm soát và thao túng giá.
Tuy nhiên, việc gom Token cũng không hề đơn giản. “Cá mập” thường phải thực hiện trong thời gian dài. Thậm chí họ phải gom từng đợt nhỏ để tránh việc vô tình tăng giá Token.
Nếu bạn muốn biết “cá mập” đã thực hiện gom Token bằng cách nào thì hãy tiếp tục tham khảo nội dung dưới đây.
- Những hình thức gom Token thông qua các kênh giao dịch trực tiếp: “Cá mập” sẽ mua Token thông qua các Miner, các nhà đầu tư đã rời khỏi dự án hay mua trực tiếp từ nhóm sáng lập của đồng Token đó. Bởi, việc mua trực tiếp với số lượng lớn nên giá xu sẽ thấp hơn nhiều cho với giá thị trường.
- Hình thức đào Token: “Cá mập” thực hiện việc đào Token sớm hoặc mua Token từ những vòng đầu tiên. Tuy nhiên thì cách thức gom Token này rất rủi ro bởi vì không phải lúc nào cũng có thể thu gom được các Token tiềm năng.
4.2 Bước 2: Giữ giá và Pump
Sau khi đã mua được lượng Token đủ lớn, “cá mập” sẽ tập trung vào việc tung ra các tin tức để thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư thiếu kiến thức vào FOMO ở mức giá cao. Họ bắt đầu lên các diễn đàn, Group hoặc Chatbox trên Facebook, Telegram, Discord,... Nơi mà có đông đảo nhà đầu tư để bàn luận về đồng Token họ vừa mua.
“Cá mập” có thể sử dụng nhiều tài khoản Clone khác nhau nhằm tạo ra cảm giác tự nhiên nhất. Những tin tốt về đồng Token sẽ được họ đưa ra liên tục. Đồng thời các dự đoán lạc quan về tương lai của Token đó cũng sẽ được cập nhật thường xuyên để mọi người đổ xô đi mua và giá sẽ được Pump lên.
Quá trình đẩy giá diễn ra rất nhanh và dường như không có sự điều chỉnh nào nhằm tạo FOMO lớn. Đặc điểm chung của giai đoạn Pump Token là tất cả mọi người đều lạc quan về tương lai của đồng Token đến mức phi lý. Đây cũng chính là giai đoạn mà nhiều nhà đầu tư nghĩ đến việc Hold To Die nhất.
4.3 Bước 3: Dump và thoát hàng
Sau khi hoàn thành 2 bước trên, sẽ đến giai đoạn cuối cùng là các “cá mập” xả bán và kiếm lời. Khi này giá của Token sẽ ngừng tăng và khối lượng giao dịch sẽ ngày càng giảm xuống. Những “cá mập” đã kiếm đủ số tiền mình cần và an toàn tẩu thoát.
Từ đó, sự hoảng loạn sẽ bắt đầu nổi lên. Giá Token thì liên tục tụt dốc xuống đáy một cách chóng mặt. Các nạn nhân của Pump & Dump thì không ngừng tìm người bán tháo để cứu vớt những gì còn sót lại.
5. Làm thế nào để xác định Pump & Dump
Thực tế thì có khá nhiều cách để bạn xác định được Token đó có Pump & Dump hay không.
Bạn hãy nắm chắc những phương pháp sau đây để tránh bị sập bẫy của “cá mập” nhé.
- Cách thức đơn giản nhất để xác định một đợt Pump & Dump là khi một đồng Token vô danh bất ngờ tăng giá mà không có lý do hay thông báo nào thực sự đáng tin cậy để giải thích.
- Khi bạn nhận thấy các bài báo được trả tiền đưa tin về một đồng Token kết hợp với sự gia tăng hoạt động truyền thông xung quanh một dự án tiền mã hóa cụ thể nào đó. Hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của một đợt Pump & Dump.
- Trong trường hợp một đồng Token với vốn hóa thị trường chỉ khoảng vài triệu đô bất ngờ xuất hiện trên tất cả các trang mạng như Twitter, Facebook Telegram hay Reddit thì bạn cũng cần thận trọng.
- Luôn đề phòng với những lời hứa hẹn rằng bạn có thể nhân đôi số tiền của mình nhanh chóng khi đầu tư vào một Token nào đó. Bởi đây có thể là quảng cáo sai sự thật được thực hiện bởi những người có liên quan đến việc Pump & Dump.
6. Cơ chế hoạt động của các đợt Pump và Dump
Các nhóm của Pump & Dump sẽ thường xuất hiện trên các mạng xã hội. Trong đó chủ yếu là trên kênh nền tảng của Telegram. Ở đây, các nhóm bơm xả có thể chứa vài nghìn đến vài chục nghìn thành viên tham gia.
Theo đó, một loại Token khi được chọn Pump & Dump sẽ được Admin trong nhóm thông báo. Vài phút sau đó các thành viên sẽ tiến hành trao đổi mua bán cùng nhau. Tin tức giả mạo về đồng tiền này thậm chí còn được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội, Blog và các trang tin tức được cho là có tiếng về nội dung được tài trợ.
7. Cách thức hoạt động của nhóm Pump & Dump có đơn giản không?
Các nhóm của kế hoạch Pump và Dump luôn có một người lãnh đạo hay quản trị viên và hệ thống phân cấp thành viên. Trong trường hợp bạn là thành viên cấp cao hơn thì bạn sẽ tiếp xúc với tín hiệu bơm sớm hơn thành viên cấp thấp hơn.
Thông qua đó, bạn sẽ luôn có cơ hội mua với giá trị thấp hơn và kiếm được nhiều khoản lợi hơn khi tiến hành hoạt động bơm. Tuy nhiên, lợi thế về mặt thời gian ở các cấp độ cao hơn thường chỉ diễn ra khoảng 3 đến 8 giây. Bạn có thể nâng cấp bằng cách giới thiệu thêm người mới vào trong nhóm. Bạn càng thêm được nhiều thành viên mới thì thứ hạng của bạn càng cao.
Note nhỏ: Bạn cần nhớ rằng không có việc chia sẻ lợi nhuận nào mà không có mục đích, hãy chú ý những tín hiệu ngay khi có một nhóm người tìm đến bạn chia sẻ lợi nhuận cao mà không rõ lý do.
Xem thêm: Sidechain là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Sidechain
8. Pump và Dump có hợp pháp không?
Đối với thị trường tài chính truyền thống thì Pump & Dump là một hành động bất hợp pháp và bị quản lý chặt chẽ. Ở Hoa Kỳ, việc thao túng thị trường có thể bị phạt tù theo quy định tại Đạo luật Chứng khoán ban hành năm 1933. Tại Việt Nam, Bộ luật Hình sự cũng đã quy định về tội Thao túng thị trường chứng khoán với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Trong thị trường tiền mã hóa, các cơ quan thi hành luật luôn cố gắng để can thiệp và ngăn chặn hành vi thao túng giá nhưng lại không mang lại hiệu quả. Đơn cử như trường hợp của John McAfee xảy ra vào năm 2017, 2018.
Vào thời điểm đó, ông đã tiến hành quảng cáo một đồng Token mới mỗi ngày trên Twitter của mình. Tuy nhiên ông không tiết lộ với những người Follow rằng mình đã mua đồng tiền này trước khi đăng các dòng Tweet.
Cụ thể, đó là các đồng Token như Dogecoin, Reddcoin và Verge. Hành động của McAfee đã bị CFTC cáo buộc là gian lận hàng hóa và chứng khoán, gian lận chuyển khoản và rửa tiền. Đây cũng là lần đầu tiên CFTC có động thái chống lại những kẻ tham gia vào kế hoạch Pump & Dump tiền mã hóa.
Mặc dù vậy thì đến nay vẫn chưa có một quy định rõ ràng nào về hành vi này. Bên cạnh đó, các “cá mập” trên Telegram hay Twitter hoàn toàn có thể sử dụng ID ẩn danh để tránh bị cơ quan hành pháp theo dõi. Do đó, những hành vi thao túng thị trường tiền mã hóa vẫn đang diễn ra thường xuyên mà không bị xử lý.
9. Một vài lời khuyên để tránh trở thành nạn nhân của Pump & Dump
Bạn đang có nhu cầu tham gia đầu tư vào thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên bạn khá lo lắng về việc mình có thể bị dẫn dắt và trở thành nạn nhân của Pump và Dump. Hiểu được điều này, BHO đã tổng hợp một số lời khuyên bổ ích giúp bạn phòng tránh được bẫy Bơm Xả hiệu quả nhất.
-
Hãy luôn nghiên cứu kỹ lưỡng về Token mà bạn định đầu tư. Bao gồm các thông tin về sách trắng, đội ngũ sáng tạo, ứng dụng dự án, đối tác chiến lược và những thông tin cơ bản khác. Điều này sẽ giúp bạn có cơ sở đánh giá xem Token đó có tiềm năng hay không. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng phát hiện được những biến động bất thường.
-
Hạn chế tham gia đầu tư khi có tâm lý FOMO. Bạn nên nhớ một điều rằng thị trường tiền mã hóa có rất nhiều Token tiềm năng và an toàn. Cơ hội luôn luôn đến với bạn. Do đó, hãy cảnh giác khi đưa ra quyết định đầu tư nhé!
-
Lập kế bảng hoạch quản lý rủi ro và quản lý nguồn vốn hiệu quả. Trên thực tế, sự biến động của thị trường là điều bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Hãy dành thời gian để lập kế hoạch khi tình huống tăng/ giảm xảy ra và tỷ lệ vốn thích hợp. Điều này có thể giúp bạn tránh bị mất lợi nhuận khi đầu tư.
-
Cân nhắc kỹ lưỡng khi đầu tư vào các đồng tiền có vốn hóa thị trường lớn, đội ngũ phát triển uy tín và mức độ chấp nhận cao.
-
Ngoài ra thì bạn cần chú ý, Pump & Dump thường xảy ra với những đồng tiền có khối lượng giao dịch và thanh khoản kém. Việc tránh gặp các Token như vậy sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều rủi ro khi trở thành nạn nhân của các vụ bơm xả.
-
Cuối cùng thì bạn không nên quá tin tưởng vào những lời khuyên đầu tư của các nhà đầu tư trên mạng xã hội hay trong các bài báo được quảng cáo rầm rộ.
-
Nếu là người mới đầu tư, bạn nên chia % số vốn cho một vài loại coin khác nhau, trong đó hãy chia % lớn (60-70%) để hold các coin mạnh như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Tether (USDT), Binance Coin (BNB), Polygon (MATIC), Solana (SOL), Avalanche (AVAX)..., còn lại dùng để trade vào các coin nhỏ và tiềm năng như Axie Infinity (AXS), Mina (MINA), Decentraland (MANA), Splinterlands (SPS), DeFi Kingdoms (JEWEL), Thetan Arena (THG),...
Những bài viết liên quan:
- Sharding là gì? Những thách thức và rủi ro tiềm ẩn của Sharding
- Solidity là gì? Những thông tin cần biết về Solidity
Trên đây là những thông tin cơ bản về Pump và Dump và cách xác định Token xấu trong thị trường tiền mã hóa. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn bảo vệ vốn của mình và tối đa hóa lợi nhuận khi đầu tư. Đừng quên theo dõi BHO Network để cập nhật thêm nhiều kiến thức về đồng Token nhé!
Xuất bản ngày 10 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan