1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Swarm (BZZ) là gì? Tìm hiểu về token BZZ

Swarm (BZZ) là gì? Tìm hiểu về token BZZ

  1. 1. Swarm (BZZ) là gì?
  2. 2. Ai đã tạo ra Swarm?
  3. 3. Giải pháp của Swarm
  4. 4. Cấu trúc của Swarm
  5. 5. Các đặc điểm nổi bật của Swarm
  6. 5.1. Hỗ trợ dApp ưu việt
  7. 5.2. Bảo mật dữ liệu cao
  8. 5.3. Xây dựng nền kinh tế miễn phí
  9. 6. Các sản phẩm chính của Swarm
  10. 7. Thông tin chi tiết về token BZZ
  11. 7.1. Token BZZ là gì?
  12. 7.2. Các chỉ số chính của token BZZ
  13. 7.3. Phân bổ token BZZ
  14. 7.4. Bán token BZZ
  15. 7.5. Ứng dụng của token BZZ
  16. 8. Ví lưu trữ token BZZ
  17. 9. Đội ngũ phát triển và nhà đầu tư
  18. 9.1. Đội ngũ phát triển dự án
  19. 9.2. Các nhà đầu tư dự án
  20. 10. Lộ trình phát triển dự án
  21. 11. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến dự án Swarm

Swarm là gì? Sự ra đời của Swarm như một giải pháp hoàn hảo để giải quyết vấn đề lưu trữ phi tập trung. Nhiệm vụ của Swarm là trở thành một hệ thống có thể biến tầm nhìn của Ethereum - máy tính thế giới thành hiện thực. Vậy Swarm hay token BZZ có điểm gì nổi bật? Cùng BHO Network tìm hiểu chi tiết về Swarm (BZZ) trong bài viết sau nhé!

1. Swarm (BZZ) là gì?

Vậy bạn có biết Swarm là gì? Swarm là một hệ thống các nút mạng ngang hàng (P2P) với mục tiêu tạo ra một dịch vụ lưu trữ và truyền thông phi tập trung. Hệ thống này tự duy trì về mặt kinh tế nhờ vào việc tích hợp các hệ thống khuyến khích, được thực thi thông qua những hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum.

Kiến trúc này làm cho hệ thống Swarm có khả năng phục hồi trước các sự cố kết nối, sự cố nút hay các cuộc tấn công DDOS được nhắm mục tiêu, cũng đồng thời cho phép các dịch vụ không có thời gian chết.

Swarm hiểu đơn giản là hệ thống các nút mạng ngang hàng - P2P

2. Ai đã tạo ra Swarm?

Hệ thống Swarm đã được tạo ra bởi nhà đồng sáng lập Ethereum là Gavin Wood. Vào năm 2015, ông đã bắt đầu làm việc trên kiến ​​trúc phần mềm của nền tảng. Sau khi nhận được sự hỗ trợ của Vitalik Buterin (nhà đồng sáng lập Ethereum), Wood đã tìm cách xây dựng một giải pháp lưu trữ với dịch vụ Web 3.0 có khả năng chống kiểm duyệt, chống Ddos, đồng thời cung cấp downtime bằng 0.

Cũng nhờ có Ethereum mà Swarm đã có thể sử dụng khả năng bảo mật, sử dụng Smart Contract và hệ sinh thái trên blockchain một cách dễ dàng. Ngoài ra, các khái niệm và chi tiết cụ thể về Swarm cũng được Viktor Tron ghi lại trong sản phẩm được gọi là Book of Swarm (Whitepaper).

Nhà đồng sáng lập Ethereum - Gavin Wood là người tạo ra Swarm

3. Giải pháp của Swarm

Swarm chính là một ngăn xếp Web 3.0 được phân cấp cũng như khuyến khích và bảo mật. Đặc biệt, nền tảng này còn cung cấp cho người tham gia các giải pháp lưu trữ, giải pháp về truyền, truy cập hay xác thực dữ liệu. Đây cũng là các dịch vụ dữ liệu đang ngày càng trở nên rất cần thiết cho các tương tác kinh tế.

Bằng việc cung cấp quyền truy cập toàn cầu cho tất cả những dịch vụ này, cùng đảm bảo quyền riêng tư mạnh mẽ, không có biên giới và hạn chế bên ngoài, Swarm cổ vũ tinh thần tình nguyện trên toàn cầu, đồng thời đại diện cho cơ sở hạ tầng cho một xã hội kỹ thuật số tự chủ.

Với Ethereum chính là CPU của máy tính thế giới, Swarm được coi là “đĩa cứng” của nó. Dĩ nhiên, mô hình này luôn tin vào bản chất phức tạp của Swarm có khả năng lưu trữ nhiều hơn là lưu trữ đơn giản. Hơn nữa, dự án Swarm được đặt ra là để hoàn thành tầm nhìn này cũng như xây dựng hệ thống lưu trữ và giao tiếp của máy tính thế giới.

Swarm hiểu đơn giản là một ngăn xếp Web 3.0 được phân cấp, khuyến khích, bảo mật

Tương lai sắp tới vẫn luôn là một ẩn số với nhiều thách thức đang ở phía trước đối với nhân loại. Ngày nay, điều chắc chắn trong xã hội kỹ thuật số là để có chủ quyền và kiểm soát số phận của mỗi chúng ta, các quốc gia và cá nhân như nhau sẽ phải duy trì quyền truy cập và kiểm soát dữ liệu và giao tiếp của họ.

Tầm nhìn và mục tiêu của Swarm được bắt nguồn từ cộng đồng công nghệ phi tập trung và các giá trị của nó. Bởi ban đầu nó được thiết kế để trở thành thành phần lưu trữ tệp trong bộ ba sẽ tạo thành máy tính thế giới, đó là Ethereum, Whisper và Swarm.

Nó cung cấp các khả năng đáp ứng theo yêu cầu của những dApp chạy trên thiết bị của người dùng. Và việc lưu trữ cũng được khuyến khích tốt bằng cách sử dụng bất kỳ loại cơ sở hạ tầng lưu trữ nào, có thể là từ điện thoại di động thông minh đến các cụm có tính khả dụng cao.

Hơn nữa, tính liên tục của nó cũng sẽ được đảm bảo với các ưu đãi được thiết kế tốt cho băng thông và công việc lưu trữ.

Swarm ban đầu được thiết kế để trở thành thành phần lưu trữ tệp trong Ethereum

Xem ngay: Venus (XVS) là gì? Tất tần tật về token XVS

4. Cấu trúc của Swarm

Swarm xét về góc độ kỹ thuật là một cơ sở hạ tầng công cộng có khả năng cung cấp năng lượng cho những ứng dụng web tương tác thời gian thực.

Nền tảng này cung cấp một API cấp thấp đóng vai trò như các khối xây dựng của các ứng dụng phức tạp. API cũng như các công cụ được thiết kế sẽ cho phép dàng truy cập vào mạng Swarm từ bất kỳ trình duyệt web truyền thống nào.

Hệ thống lưu trữ phi tập trung của Swarm được xây dựng dựa trên các thành phần sau:

  • Chunks: Dữ liệu lưu trữ trên Swarm khi được chia thành các khối nhỏ hơn sẽ có tên gọi là chunks (< 4KB). Các khối chunks đều có thể được nhận dạng thông qua một hàm băm 32 byte của nội dung mà chúng chứa.
  • Reference: Các mã định danh tệp duy nhất hỗ trợ cho những việc truy xuất dữ liệu được lưu trữ cho máy khách.
  • Manifest: Đây là một cấu trúc dữ liệu cho phép truy xuất nội dung dựa trên URL.

Cấu trúc của Swarm

5. Các đặc điểm nổi bật của Swarm

Vậy điểm nổi bật để có thể tạo nên sự khác biệt của Swarm so với các hệ thống khác là gì? Cùng tham khảo trong phần này với chúng tôi nhé!

5.1. Hỗ trợ dApp ưu việt

Đặc điểm thứ nhất đó là Swarm có thể hỗ trợ dApp một cách vô cùng ưu việt và mạnh mẽ. Dữ liệu tại đây sẽ được chia thành các khối và lưu trữ dự phòng trên toàn bộ hệ thống. Bằng cách dự phòng này, hệ thống sẽ cho phép phân phối dữ liệu liên tục ngay cả khi các node riêng lẻ đã chuyển sang chế độ ngoại tuyến.

Swarm có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho dApp

5.2. Bảo mật dữ liệu cao

Đặc điểm thứ hai đó là độ bảo mật dữ liệu rất cao. Khả năng hệ thống Swarm bị tấn công là rất thấp rất bởi dữ liệu ở đây không chỉ tập trung vào một máy chủ duy nhất. Không ai có thể biết được rằng các nội dung đang được lưu trữ trên những node nào.

Vì vậy, các hacker nếu muốn lấy được toàn vẹn dữ liệu sẽ phải tấn công tất cả các node trong mạng lưới của Swarm. Tất nhiên, việc làm này chắc chắn sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với việc tấn công 1 node chuyên biệt nào đó.

Độ bảo mật dữ liệu của Swarm rất cao

5.3. Xây dựng nền kinh tế miễn phí

Dữ liệu trên Swarm không hề bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Do đó, người dùng cũng cần phải trả tiền để lưu trữ.

Hơn nữa, thay vì dựa vào các bên trung gian để đảm bảo tính sẵn có và toàn vẹn của dữ liệu, thì tất cả các nhà khai thác node trên mạng lưới Swarm đều chọn tham gia vào việc lưu trữ dữ liệu với mục đích kích hoạt nền kinh tế dữ liệu công bằng. Và đổi lại, họ sẽ nhận về phần thưởng là token BZZ.

Token BZZ là phần thưởng nhận về của nhà khai thác node trên Swarm

6. Các sản phẩm chính của Swarm

Hiện tại, các sản phẩm của Swarm được đưa ra thị trường tuy không nhiều về số lượng nhưng lại vô cùng đảm bảo về chất lượng. Hai sản phẩm chính của Swarm có thể kể đến đó là Bee và The Book of Swarm.

Bee

  • Bee chính là một ứng dụng Swarm được triển khai trong Go. Đây được coi là khối xây dựng cơ bản của Swarm Network và việc triển khai ứng dụng khách đầu tiên.
  • Bee cung cấp nhiều cấu trúc cấp cao để lưu trữ tệp, nguồn cấp dữ liệu cũng như lưu trữ khóa giá trị. Ngoài ra, Bee còn cung cấp quyền truy cập cấp thấp vào những ứng dụng và thư viện khác để từ đó, tạo ra một chủ sở hữu duy nhất với các khối Trojan ở phía máy khách.

Bee chính là một ứng dụng Swarm được triển khai trong Go

The Book of Swarm

  • The Book of Swarm là tài liệu kỹ thuật dùng để mô tả tầm nhìn và cách thực hiện của Swarm. Nó đại diện cho hơn bốn năm nghiên cứu chuyên sâu và cũng là cơ sở cho việc triển khai phần mềm.

The Book of Swarm là tài liệu kỹ thuật của Swarm

7. Thông tin chi tiết về token BZZ

Bạn đã biết những thông tin nào về token BZZ? Nếu bạn vẫn còn nhiều mơ hồ khi tìm hiểu thông tin của token BZZ, vậy thì hãy xem ngay phần trình bày dưới đây của chúng tôi nhé!

7.1. Token BZZ là gì?

BZZ được coi là token gốc của nền tảng Swarm và được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC - 20. Token này được sử dụng với mục đích vận hành toàn bộ hệ sinh thái của nền tảng này.

7.2. Các chỉ số chính của token BZZ

Sau khi đã biết về BZZ Swarm token là gì? Bạn cũng cần biết tới những chỉ số chính của BZZ token như sau:

  • Token Name: BZZ Token.
  • Ticker: BZZ.
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC20
  • Token type: Utility

7.3. Phân bổ token BZZ

  • Early token sale: 42%
  • Ecosystem: 23%
  • Teams: 20%
  • Public sale: 8%
  • Swarm Foundation: 7%

Token BZZ được phân bổ theo tỷ lệ cụ thể

7.4. Bán token BZZ

Nền tảng Swarm sắp tới sẽ IDO ngay trên Coinlist. Bạn hãy thường xuyên theo dõi Coinlist để không bỏ qua thời điểm mở bán nhé!

7.5. Ứng dụng của token BZZ

BZZ token có hai ứng dụng nổi bật nhất đó là:

  • Mining reward: Với ứng dụng này, những Node tham gia vào quá trình cung cấp băng thông và có khả năng lưu dữ liệu cho Swarm thì sẽ được thưởng token BZZ.
  • Platform fee: Các cá nhân và tổ chức khi sử dụng Swarm đều sẽ phải trả phí bằng BZZ.

Node có khả năng được thưởng token BZZ qua ứng dụng Mining reward

8. Ví lưu trữ token BZZ

Hiện nay, token BZZ có thể được lưu trữ qua ví 3S.

3S Wallet được thiết kế và xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng với tính năng bảo mật cao và luôn được cải thiện dựa trên tiêu chuẩn của ba giá trị cốt lõi “Đơn Giản - An Toàn - Bảo Mật”.

Hướng dẫn lưu trữ token BZZ trên 3S Wallet

  • Bước 1: Tại giao diện chính của 3S Wallet, chọn Receive (Nhận).
  • Bước 2: Nhập token BZZ vào ô tìm kiếm.
  • Bước 3: Sao chép địa chỉ ví BZZ và gửi token BZZ vào địa chỉ đó để lưu trữ.

Để hiểu rõ hơn về cách lưu trữ token BZZ trên 3S Wallet, bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=7x6m2a6bBEg

9. Đội ngũ phát triển và nhà đầu tư

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn danh sách những đơn vị tổ chức cũng như cá nhân trong đội ngũ phát triển và các nhà đầu tư của dự án Swarm.

9.1. Đội ngũ phát triển dự án

Đội ngũ phát triển nền tảng Swarm là những người có kinh nghiệm như Jeffrey Wilcke, Nick Johnson, Zahoor Mohamed, Fabio Barone, Louis Holbrook, Anton Evangelatov, Bálint Gábor, Janoš Guljaš, Elad Nachmias, Ferenc Szabo, Vlad Gluhovsky,…

9.2. Các nhà đầu tư dự án

Dự án đã có hai vòng gây quỹ trước đó với tổng giá trị lên đến 6 triệu USD vào nửa cuối năm 2020, với sự tham gia của nhiều ‘’ông lớn’’ như NGC Ventures, Hashkey, Lotus Capital, Alchemy Capital…. Ngoài ra, Amazon web services (AWS) cũng đã công bố có quan hệ đối tác với dự án Swarm.

Dự án Swarm thu hút sự tham gia của nhiều đối tác

Xem ngay: Poolz Finance là gì? Tìm hiểu về Poolz Finance và token POOLZ

10. Lộ trình phát triển dự án

  • Năm 2015 - 2020: Dự án nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Ethereum Foundation.
  • Tháng 6/ 2020: Ra mắt The Book of Swarm.
  • Tháng 7/ 2020: Khởi chạy network.
  • Tháng 9/ 2020: Phát hành beta.
  • Tháng 6/ 2021: Ra mắt token cũng như mở bán token sale trên Coinlist.

Dự án Swarm đã có lộ trình phát triển khá chi tiết

11. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến dự án Swarm

Đối với một nền tảng được kỳ vọng như Swarm, luôn có rất nhiều câu hỏi được người dùng cũng như nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Cùng điểm qua một vài câu hỏi thường gặp nhất nhé!

Dự án nào tương tự Swarm?

Arweave là một dự án có chức năng tương tự với Swarm. Đây là một giao thức blockchain có chức năng lưu trữ dữ liệu dựa trên thuật toán Proof of Access, từ đó tạo ra kho lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới.

Dự án Arweave có nhiều chức năng tương tự Swarm

Tìm hiểu về ứng dụng Bee ở đâu?

Để tìm hiểu thông tin cũng như cách cài đặt ứng dụng Bee của Swarm, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ: https://docs.ethswarm.org/docs/.

Swarm Gateway là gì?

Swarm Gateway là một cổng dịch vụ có thể cho phép người dùng chia sẻ và truy cập các tệp trên mạng Swarm. Dịch vụ này hiện nay đang được phát triển bởi Swarm Foundation.

Tuy nhiên, Swarm Gateway hiện tại vẫn chỉ là một thử nghiệm. Swarm sẽ không thể cung cấp bất kỳ đảm bảo nào về tính khả dụng của tệp trên mạng. Để có thể sử dụng không giới hạn mạng Swarm, người dùng nên cân nhắc việc chạy node của riêng mình.

Bạn nên chạy node của mình để sử dụng mạng Swarm không giới hạn

Có thể theo dõi dự án Swarm ở đâu?

Để cập nhật những thông tin mới nhất về Swarm, người dùng có thể theo dõi các kênh như:

Những bài viết liên quan:

Trên đây, BHO Network đã tổng hợp rất nhiều những thông tin liên quan về Swarm là gì và thông tin về token BZZ. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể biết thêm kiến thức về Swarm, cũng như các nhà đầu tư đều có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất cho mình. Đừng quên theo dõi ngay website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

Xuất bản ngày 05 tháng 9 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare