- Blog
- Tin tức Crypto
- ERC20 là gì? Tìm hiểu về Token & Cách tạo ví ERC-20
ERC20 là gì? Tìm hiểu về Token & Cách tạo ví ERC-20
- 1. ERC20 là gì?
- 2. ERC20 thành lập khi nào?
- 3. Các quy tắc tiêu chuẩn của ERC20
- 3.1 Quy tắc tùy chọn
- 3.2 Quy tắc bắt buộc
- 4. Các loại tiêu chuẩn ERC khác
- 5. Token ERC20 là gì?
- 6. Phân biệt Token ERC20 với những Token khác?
- 7. Ưu điểm và nhược điểm của Token ERC20
- 7.1 Ưu điểm của Token ERC20
- 7.2 Nhược điểm của Token ERC20
- 8. Hướng dẫn tạo ví ERC 20 nhanh chóng
- 9. Những loại hình Token ERC20
- 10. Sở hữu ERC20 Token bằng cách nào?
- 11. Top 7 ví Token ERC20 nổi bật
- 11.2 Ví ImToken
- 11.3 Ví MetaMask
- 11.4 Ví Trust và Cipher
- 11.5 Ví Mist và Parity
- 11.6 Ví Ledger và Trezor
- 11.7 Ví các sàn giao dịch
- 12. Đào Token ERC20 như thế nào?
- 14. ERC20 đang gặp phải vấn đề gì?
ERC20 là gì? Khi tham gia vào thị trường Crypto bạn sẽ thấy thuật ngữ ERC20 xuất hiện liên tục trong Blockchain Ethereum. Vậy thì ERC20 có liên quan mật thiết đến Token Ethereum ra sao và điểm khác biệt của Token ERC20 so với những Token khác là gì? Mời các bạn hãy cùng BHO Network tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. ERC20 là gì?
ERC20 (Ethereum Request for Comment) là một tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng cho các hợp đồng thông minh để phát hành và triển khai Token trên nền tảng Blockchain của mạng lưới Ethereum. Ký hiệu con số 20 sau ERC mục đích triển khai Token và số ký hiệu được gán cho yêu cầu này.
ERC20 cung cấp cho các nhà phát triển danh sách các quy tắc phải tuân theo, cho phép các nhà phát triển dự đoán chính xác sự tương tác giữa các chuỗi để giúp hệ sinh thái Ethereum lớn mạnh hơn. Các quy tắc này bao gồm cách các Token được chuyển giữa các địa chỉ và cách truy cập dữ liệu trong mỗi Token.
2. ERC20 thành lập khi nào?
Tiêu chuẩn ERC20 được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà phát triển Fabian Vogelsteller vào ngày 19/11/2015. Bằng việc phác thảo rõ ràng ngay từ đầu, các nhà phát triển không phải phát minh lại cấu trúc nào khác và đã sinh ra các quy tắc chung mà 1 Token Ethereum phải thực hiện.
Sau đó, ERC20 được biết đến nhiều hơn vào năm 2017, khi các công ty Startup huy động vốn thông qua dự án ICO (phát hành Token lần đầu) và bắt đầu bùng nổ vào thời gian này cho đến hiện tại, chính vì thế tiêu chuẩn ERC20 đã ngày càng trở nên phổ biến hơn.
3. Các quy tắc tiêu chuẩn của ERC20
Bất cứ nền tảng nào cũng đều có tiêu chuẩn riêng nhằm giúp nhà đầu tư phát triển lớn mạnh hơn đồng thời người sử dụng cũng nhận được thêm những lợi ích từ đó. ERC20 cũng vậy, cùng BHO Network sẽ điểm qua một vài tiêu chuẩn của ERC20 ở nội dung dưới đây, theo dõi tiếp nào!
3.1 Quy tắc tùy chọn
- Token Name: tên của Token.
- Symbol: ký hiệu của Token hay mã Token.
- Decimals (up to 18): Số thập phân (tối đa 18), quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của Token.
Ví dụ:
- Token Name: Maker
- Symbol: MKR
- Decimals: 18. Lúc này, đơn vị nhỏ nhất của MKR là 0.000000000000000001 MKR.
3.2 Quy tắc bắt buộc
- Total supply (Tổng cung): là tổng nguồn cung hay còn gọi là số lượng Token đang lưu thông trên thị trường cùng số lượng đang bị khóa trừ đi số lượng đã burn. Ví dụ: Total supply của MKR là 1,005,557 MKR.
- Balance Of: Số dư của Token trong một tài khoản hoặc một ví đang có.
- Transfer: chuyển Token từ ví của bạn sang ví của người dùng khác bằng cách cung cấp địa chỉ của người nhận và số Token cần gửi.
- TransferFrom: Chuyển Token từ tài khoản này sang tài khoản khác. Quy tắc này khá tương đồng với Transfer nhưng tiện dụng hơn với tính năng cho phép bạn ủy quyền cho ai đó chuyển Token thay bạn.
- Approve: đối chiếu giao dịch, giới hạn số lượng Token được rút ra từ ví của bạn. Quy tắc này có thể giúp người tham gia tránh được các rủi ro do lỗi hợp đồng hoặc bị đánh cắp tất cả Token trong ví.
- Allowance: cho phép kiểm tra số dư của người dùng. Trong trường hợp bạn cấp quyền cho một địa chỉ ví nào đó quản lý số token của bạn thì khi sử dụng hàm allowance, bạn sẽ kiểm tra được số dư có thể rút và số dư còn lại đó sẽ được hoàn lại vào ví của bạn.
4. Các loại tiêu chuẩn ERC khác
Mặc dù các Token ERC20 đã có những ưu điểm vượt trội nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Chính vì thế, các nhà phát triển tiền mã hóa đã tạo ra những tiêu chuẩn mới, thay thế cho tiêu chuẩn ERC20, nhằm khắc phục được những hạn chế đó.
ERC223
- Nền tảng Token ERC223 được cung cấp bởi các hợp đồng thông minh và cho phép người dùng chuyển Token sang ví kỹ thuật số một cách an toàn tránh xảy ra sự cố. Ngoài ra, ERC223 cũng giúp giảm chi phí giao dịch so với ERC20. Một số token ERC223 như Lendo (ELT), ProntaPay (PRO)…
ERC721
- Được tạo ra với ý tưởng đi ngược lại hoàn toàn với tính chất của các Token với mục đích là tính thay thế (fungible). Tính chất này có nghĩa mỗi Token đều có giá trị như nhau và được xử lý như nhau. Ví dụ: tất cả các đồng BTC đều như nhau, dù có nằm trong ví của người dùng nào, hay 10 tờ 1 USD sẽ được hoán đổi ngang giá trị với 1 tờ 10 USD.
ERC1155
-
Ý tưởng tạo ra tiêu chuẩn ERC1155 muốn một giao diện hợp đồng thông minh có thể đại diện và kiểm soát bất kỳ loại Token nào, bao gồm cả Token có thể thay thế (fungible) và Token không thể thay thế (non-fungible).
-
Bằng cách này, Token chuẩn ERC1155 có thể thực hiện các chức năng tương tự như Token chuẩn ERC20 và ERC721, hay thậm chí tất cả những tính năng của cả 2 tiêu chuẩn cùng một lúc. Và trên hết tiêu chuẩn ERC1155 vẫn sẽ cải thiện, tối đa hóa hiệu quả các chức năng cũng như sửa các lỗ hổng trên tiêu chuẩn ERC20 và ERC721.
ERC621
-
Một trong những biến thể của Ethereum Request for Comment, tiêu chuẩn ERC đi kèm với một bộ tính năng riêng biệt. Chức năng này giống như một phần mở rộng cho ERC20 tập trung vào việc làm cho việc lưu thông cung cấp phí gas tốt hơn và được nhiều người dùng tin cậy hơn.
-
Hoạt động với các ranh giới xác định và giúp các nhà phát triển vượt qua các vấn đề phổ biến nhất, xây dựng tiềm năng để bảo mật các tài sản giữ cho việc kiểm tra quá mức. Dự án cũng cho phép sửa đổi nhiều hơn và cung cấp các đặc quyền có thể dễ dàng thực hiện với các lỗi tối thiểu.
ERC777
- Là một phiên bản có cải tiến thêm về mặt bảo mật và nhiều tính năng nâng cao khác. ERC777 cung cấp nhiều tùy chọn khi xử lý các giao dịch liên quan đến Token. Các Token ERC777 sẽ tương thích với các Token ERC20 theo hướng ngược lại.
Ngoài ra, còn một số tiêu chuẩn ERC khác như ERC827, ERC948, ERC884…
Xem thêm: Game NFT là gì? Top 20 Game NFT kiếm tiền hàng đầu 2022
5. Token ERC20 là gì?
Token ERC20 là gì? Đây chính là những Token được tạo ra trên nền tảng Blockchain của Ethereum và tuân theo quy chuẩn của ERC20.
Hiện tại, có đến hàng ngàn Token ERC20 đang được niêm yết trên Coinmarketcap, một vài trong số đó có thể kể đến như DAI, Maker, OKB, Aave, USDT…
6. Phân biệt Token ERC20 với những Token khác?
Dưới đây là một số đặc điểm của Token ERC20 có thể được phân biệt với những loại Token khác mà BHO Network đưa ra:
Địa chỉ ví
-
Địa chỉ ví của các Token ERC20 luôn có phần “0x” ở phía trước. Tiếp đến là 40 ký tự Hexa (bao gồm các chữ số từ 0 – 9 và các chữ cái từ a đến f, không phân biệt chữ thường hay in hoa).
-
Ngoài ra, do hoạt động của Token ERC20 luôn gắn liền với nền tảng của Ethereum nên địa chỉ ví của các Token ERC20 cũng chính là địa chỉ ví của ETH. Giả sử các bạn có ví của đồng ETH thì các loại Token ERC20 mà bạn đang sở hữu hay chuẩn bị mua cũng sẽ có cùng một địa chỉ ví với ETH.
Stablecoin
Phí giao dịch
- Không chỉ riêng Token ERC20 mà với tất cả các loại Token khác, khi các bạn thực hiện các giao dịch chuyển Token đến một ví khác thì sẽ mất một khoản phí giao dịch. Phí này sẽ phụ thuộc vào từng nền tảng gốc.
Thời gian xử lý
- Tốc độ xử lý các giao dịch liên quan đến Token ERC20 sẽ nhanh hơn nhiều so với các loại Token khác.
Tính an toàn cao
- Tiêu chuẩn ERC20 được thực hiện trên các hợp đồng thông minh smart contract nên sẽ đảm bảo được tính an toàn cho các giao dịch của bạn. Trong trường hợp bạn nhập sai địa chỉ ví thì hệ thống sẽ báo lỗi ngay, lượng Token của bạn được bảo toàn.
7. Ưu điểm và nhược điểm của Token ERC20
Cho tới thời điểm hiện tại không có Token nào hoàn hảo và không có khuyết điểm kể cả ERC20. Loại tiền mã hóa này vẫn có ưu điểm nhược điểm như:
7.1 Ưu điểm của Token ERC20
Tính Fungible
-
Mỗi Token ERC20 đơn vị đều có thể thay đổi cho nhau để nhận những giá trị tương đương. Nếu bạn sở hữu 1 USDC (không quan trọng Token đó của bạn loại nào), bạn vẫn có thể giao dịch chúng một cách thoải mái với các Token của người khác mà không làm thay đổi giá trị, chức năng của Token, chức năng của chúng tương tự như tiền mặt và vàng.
-
Điều này trở thành điểm cộng nếu Token của bạn hướng đến mục tiêu trở thành một loại tiền tệ nào đó. Với đặc tính Fungible của ERC20, các Token riêng lẻ có thể hoán đổi cho nhau, không làm hỏng đi mục đích sử dụng làm tiền tệ của chúng.
Tính linh hoạt
- Các ERC20 token có khả năng tùy biến cao và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
Ví dụ: ERC20 Token có thể được sử dụng như là tiền và giao dịch trong các AMM, hoặc đem đi gửi để lấy lãi suất trong các nền tảng Lending hoặc thậm chí là đại diện cho tác phẩm nghệ thuật và quyền sở hữu.
Tính phổ biến
-
Sự phổ biến của ERC20 trong không gian Crypto là một lý do rất thuyết phục để sử dụng làm một tiêu chuẩn chung. Có sự hỗ trợ của các nhà phát triển và tài liệu nên rất phong phú.
-
Bên cạnh đó, ERC20 còn giúp cho việc tạo ra các Token mới trở nên dễ dàng và cũng là lý do tại sao Ethereum trở thành nền tảng phổ biến nhất cho các chiến dịch ICO. Token ERC20 có mặt trên hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa sở hữu tính thanh khoản cao, người dùng có thể sử dụng mua, bán, trao đổi bất cứ lúc nào.
7.2 Nhược điểm của Token ERC20
Khả năng mở rộng còn kém
-
Nhiều mạng Blockchain khác thì khả năng mở rộng là thách thức lớn đối với Ethereum.
-
Hiện tại, việc mở rộng quy mô của Ethereum đang diễn ra không tốt, việc cố gắng gửi một giao dịch vào thời gian cao điểm dễ dẫn đến phí cao và sự chậm trễ.
-
Điều này ảnh hưởng khả năng sử dụng của ERC20 Token. Chính vì thế đã khiến cho nhiều nhà đầu tư mất những khoản phí đáng kể và chậm trễ khi giao dịch. Ngoài ra, nếu bạn khởi chạy một Token ERC20 mà bị tắc nghẽn mạng thì tính khả dụng của Token có thể bị ảnh hưởng.
Nguy cơ lừa đảo cao, dễ bị mạo danh
-
Token ERC20 được tạo ra rất đơn giản có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể làm điều đó, dù với mục đích tốt hay xấu nên điều này dễ khiến cho nhiều kẻ gian lợi dụng nhằm tạo ra các Token không có giá trị, mạo danh để lừa đảo nhiều nhà đầu tư khác. Do đó, bạn nên kiểm tra thật kỹ địa chỉ hợp đồng thông minh của Token để có thể tránh mua nhầm Token giả.
-
Bên cạnh đó, một số Token ERC20 dễ bị phá hủy khi đang giao dịch cho một hợp đồng thông minh thay vì sử dụng đồng ETH. Ước tính đã có 3 triệu USD bị tổn thất vì tình trạng này.
8. Hướng dẫn tạo ví ERC 20 nhanh chóng
Hiện nay ví ERC-20 khá phổ biến, vì vậy tạo ví ERC20 cũng cực kỳ đơn giản, gồm các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn nền tảng mà bạn muốn tạo ví.
Bước 2: Truy cập vào trang website chính thức của nền tảng đó click chọn Add Wallet.
Bước 3: Nhấp vào biểu tượng Ethereum trên thanh tìm kiếm và click Create Wallet.
Bước 4: Tự đặt tên ví và bấm Create.
Bước 5: Hoàn thành thêm các yêu cầu của hệ thống là bạn đã tạo ví ERC20 thành công
Lưu ý: Bạn nên chọn tên ví của mình đặc biệt để tránh trùng với người khác và mật khẩu ví cần có tính bảo mật cao để không hacker tấn công.
9. Những loại hình Token ERC20
Thông qua việc hợp tác những thành phẩm có giá trị thì sẽ chọn làm hợp đồng Token ERC20. Việc làm như thế sẽ giúp người sử dụng hoàn toàn tối đa số dư Token trong tài khoản thông qua việc chuyển tiền và kết nối ứng dụng trên sàn dApp.
Với sự hấp dẫn bởi sự linh hoạt của Token ERC20 đã giúp nhà sáng tạo phát triển thoải mái những ý tưởng của mình. Hiện tại trên thị trường đang có 3 loại Token cơ bản.
Stablecoin
-
Stablecoin là loại tiền mã hóa được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility) bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…), hoặc có thể là một tiền mã hóa khác.
-
Lượng Stablecoin được phát hành thường dựa vào nguồn cung thực tế của thị trường. Chẳng hạn nếu như có 10.000 USD bị khóa lại trong kho dự trữ, phía công ty phát hành sẽ tạo ra tương ứng 10.000 Token để đảm bảo 1 Token có thể quy đổi được 1 USD.
-
Xét theo kỹ thuật, mạng Ethereum hoàn toàn có thể đáp ứng theo nhu cầu phát hành của Stablecoin. Phía đơn vị phát hành chỉ cần cung cấp 10.000 Token cho mỗi hợp đồng. Tiếp theo họ sẽ bắt đầu phân phối Token những người dùng và thu lại một lượng tiền pháp định tương ứng.
-
Khi sở hữu một lượng Stablecoin nhất định, toàn quyền sở hữu là của bạn. Bạn có thể dùng chúng để giao dịch mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ tại nơi chấp nhận Stablecoin hoặc một số sàn dApp để kiếm lãi.
-
So với những loại đã thông báo ERC20, quy trình phát hành Stablecoin thường diễn ra tương đối phức tạp. Phía nhà phát triển bày đảm bảo tuân thủ quy định của các tổ chức tài chính để đảm bảo giá trị của chúng neo theo đúng giá trị của tiền pháp định.
Token tiện ích
-
Trong Token ERC20 thì Token tiện ích là phổ biến và được phát hành nhiều nhất, việc phát hành Token tương đối dễ dàng. Token tiện ích giống như chương trình ưu đãi mà bên phát triển dành cho khách hàng.
-
Token tiện ích thường được sử dụng để thanh toán phí giao dịch, hỗ trợ người dùng tham gia biểu quyết thay đổi trong chính hệ thống họ tham gia,..
-
Vì nguồn cung Token là nhỏ, nên giá trị Token dự kiến sẽ phát triển song song với nhu cầu ngày càng tăng. Nếu Token được liên kết với DApp, giá trị của token có thể tăng lên khi mạng lưới phát triển.
Token chứng khoán
-
Token chứng khoán gần giống với loại hình Stablecoin. Token chứng khoán được neo vào hiệu suất, giá trị của một chứng khoán cơ sở tương ứng. Nếu giá tài sản chứng khoán cơ sở tăng, giá của token chứng khoán cũng sẽ tăng theo. Nếu giá tài sản chứng khoán cơ sở giảm, giá của token chứng khoán dự kiến sẽ giảm theo.
-
Token chứng khoán sẽ đại diện cho trái phiếu, phiếu các loại hình tài sản vật lý. Loại hình Token này gần tương tự như một loại cổ phần trong doanh nghiệp hoặc đối với một loại hình tài sản nào đó.
10. Sở hữu ERC20 Token bằng cách nào?
Bạn đang bắt đầu tìm hiểu và muốn sở hữu Token ERC20 nhưng chưa biết cách, vậy hãy tìm hiểu 2 cách thức như sau:
- Mua ERC20 trong dự án ICO để sở hữu ERC Token: hình thức này khá phổ biến và chiếm tới 90% trong dự án ICO. Người mua chỉ cần bắt đầu mua ERC20 ở giai đoạn ICO ban đầu giá rẻ rồi sau đó sở hữu ERC cho riêng mình.
- Thông qua các sàn giao dịch chính thống để sở hữu ERC Token: ngoài việc mua bán từ dự của ICO có thể trực tiếp lên các sàn giao dịch và tiến hành mua. Tuy nhiên giá Token Erc khi trên sàn giao dịch thường chênh lệch ít nhiều với ICO.
11. Top 7 ví Token ERC20 nổi bật
Khi sở hữu bất cứ Token nào thì bạn cũng sẽ quan tâm có những loại ví nào để gửi Token vào đó. Vậy ví ERC20 là gì? Cùng BHO Network điểm qua những loại ví tích hợp với ERC20 ngay sau đây.
###11.1 Ví My Ether Wallet (MEW)
My Ether Wallet là ví điện tử niêm yết trên nền tảng Ethereum được tích hợp sẵn để tương thích với ERC20. Hiện tại, ví đang sở hữu số người sử dụng nhiều nhất thế giới bởi giao diện thân thiện, chi phí rút Token thấp. Điểm công của ví là cách đăng ký khá đơn giản và có thể sử dụng ngay trên điện thoại của mình.
Ví My Ether Wallet có một điểm trừ là độ bảo mật không quá cao và dễ bị hacker tấn công và dính virus, nhà đầu tư rất dễ bị thất thoát tài sản.
11.2 Ví ImToken
Ví ImToken là 1 sản phẩm đa năng hỗ trợ lưu trữ các loại tiền mã hóa theo tiêu chuẩn ERC20 công nghệ dựa trên nền tảng Blockchain của Ethereum. Đến thời điểm hiện tại, BTC đã hỗ trợ với phiên bản 2.0 qua app trên smartphone Android và IOS bảo mật tuyệt đối nên rất được người dùng tin tưởng và ủng hộ.
Người dùng có thể lưu trữ nhiều loại Token trên thị trường crypto, staking một số token trên ví ImToken để kiếm lợi nhuận. Một điểm nổi bật là có thể chơi game và traking thông qua Tokenlon ngay trên ImToken.
11.3 Ví MetaMask
MetaMask là một tiện ích mở rộng trình duyệt phổ biến được thiết lập và có chức năng như một ví tiền mã hóa kết nối với Blockchain của Ethereum. Được tích hợp như một tiện ích mở rộng (Extensions) hoạt động trên nhiều trình duyệt website phổ biến như Chrome, FireFox, Brave, Edge.
Ngoài việc lưu trữ tiền mã hóa của Ethereum là ETH, MetaMask cũng hỗ trợ tiền mã hóa xây dựng trên các tiêu chuẩn ERC20 và ERC721 của giao thức.
Xem thêm: DAO là gì? Toàn bộ kiến thức về DAO trong thực tế
11.4 Ví Trust và Cipher
Ví Trust và Cipher được người dùng đánh giá cao về tính năng an toàn, cho phép bạn được toàn quyền kiểm soát các khóa bảo mật cùng lúc. Hai loại ví này sinh ra để dành riêng cho điện thoại thông minh và có cả trên Android và IOS.
11.5 Ví Mist và Parity
Hiện tại ví Mist và Parity đang được nhiều người dùng tìm hiểu và sử dụng rộng rãi hơn. Hai ví này được hỗ trợ tương thích với hệ điều hành Lexus, MAC, Window. Đây là một mã nguồn mở nên việc trao đổi, giao dịch giữa các loại Token sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
11.6 Ví Ledger và Trezor
Không giống các loại ví online, Ledger và Trezor là ví cứng, ví lạnh dùng để lưu trữ tiền mã hóa. Các thiết bị của 2 loại ví này giống USB để lưu trữ riêng tư một cách an toàn và bảo mật, dự án tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên bạn không lo khả năng bị hacker tấn công.
Bên cạnh đó, người dùng hoàn toàn được làm chủ ví của mình mà không phải thông qua bất kỳ bên thứ 3 nào khác như các ví online.
11.7 Ví các sàn giao dịch
Nếu bạn có nhu cầu mua bán (trade) thì nên để trên các sàn sẽ thuận tiện hơn. Các sàn hỗ trợ trade giao dịch như Binance hay Huobi, Poloniex, Bitrex…có lưu trữ Token đó nếu họ đã list lên sàn.
12. Đào Token ERC20 như thế nào?
Để đào Token dựa vào rất nhiều yếu tố, trong mạng lưới của Ethereum tích hợp có thể tham gia đào Token ETH nhưng với loại Token khác thì không được hỗ trợ mà thông thường chúng sẽ được phát hành theo lộ trình nhà phát triển.
Token ERC20 thường được phát hành ra thị trường hôm qua đột mở bán đầu tiên ICO hoặc chào sân IEO. Phía nhà sẽ tiến hành gửi ETH vào hợp đồng để đổi ngày Token ERC20 họ cần.
Trong quá trình làm sẽ thu được số tiền nhất định và sẽ được dùng vào việc phát triển dự án. Khi dự án càng phát triển và đi lên thì Token người dùng sở hữu cũng trở nên có giá trị hơn.
14. ERC20 đang gặp phải vấn đề gì?
Bên cạnh những điểm vượt trội của ERC20 thì vẫn tồn tại một số vấn đề nan giải mà vẫn chưa giải quyết được. Đã có trường hợp xảy ra mà các Token vô tình bị phá huỷ trước khi được dùng để thanh toán cho một hợp đồng thông minh thay vì sử dụng Ether, dẫn đến thiệt hại lên đến 3 triệu USD.
Để khắc phục tình trạng này các nhà đầu tư đã phát triển nghiên cứu một tiêu chuẩn mới với tên gọi ERC223. Tuy nhiên, tiêu chuẩn mới này vẫn chưa thể tương thích với ERC20, do vậy các nhà phát triển khuyến khích tiếp tục người dùng sử dụng ERC20 cho đến khi ERC223 có thể tương thích với ERC20.
Vào tháng 4 năm 2018 một số giao dịch các khoản tiền gửi và rút các Token dựa trên Ethereum bị tạm ngưng do lỗi BatchOverflow. Chính vì thế điều này đã dẫn đến những kẻ tấn công lợi dụng sơ hở để sở hữu một lượng lỗi Token. Hiện vẫn chưa có cách tiếp cận bảo mật truyền thống nào có thể sửa chữa lỗ hổng bảo mật này.
Những bài viết liên quan:
- NFT Marketplace là gì? Tổng quan kiến thức về NFT Marketplace
- Move to Earn là gì? Chi tiết xu hướng mới DeFi
Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc “ERC20 là gì?” và cung cấp những thông tin chi tiết nhất từ ưu điểm đến nhược điểm và những vấn đề đang gặp phải của ERC20. Hy vọng rằng, nội dung này đã đem đến cho bạn những nhận định riêng và đưa ra sự lựa chọn khách quan nhất cho dự án. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc khác thì hãy liên hệ ngay với BHO Network để nhận tư vấn trực tiếp nhé!
Xuất bản ngày 25 tháng 7 năm 2022
Chủ đề liên quan