- Blog
- Tin tức Crypto
- "VỊ VUA" KHÔNG THỂ TỰ MÌNH THỰC HIỆN MỘT CUỘC CÁCH MẠNG
"VỊ VUA" KHÔNG THỂ TỰ MÌNH THỰC HIỆN MỘT CUỘC CÁCH MẠNG
Sau khi Whitepaper của Bitcoin được đăng tải vào tháng 10 năm 2008 dưới bút danh Satoshi Nakamoto, mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho thế giới tài chính công nghệ, đồng thời khởi xướng một cuộc cách mạng nhắm vào hệ thống tài chính vốn đang bị khủng hoảng về lòng tin lúc bấy giờ. Vậy nhưng, mặc dù “nhà vua” đã khởi xướng cuộc cách mạng, thế nhưng Bitcoin không thể nào tự thực hiện nó một mình.
Bitcoin được ra đời trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và sự mất lòng tin vào các ngân hàng và chính phủ được đẩy lên đỉnh điểm. Và Bitcoin được tôn lên như một giải pháp “cứu cánh” cuối cùng mà hệ thống tài chính bấy giờ có thể dựa vào. Tuy nhiên, trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế đã chứng minh Bitcoin và Bitcoin Network không thể tự mình vượt qua hệ thống tài chính truyền thống bởi những giới hạn của mình.
Việc đưa Bitcoin lên làm một phương tiện thanh toán quốc tế xuyên biên giới, P2P, an toàn và nhanh chóng là một ước mơ và vẫn luôn là một ước mơ. Bản thân Bitcoin Network có mức độ bảo mật và phi tập trung rất cao, chính vì vậy, thiết kế mạng của Bitcoin Network có khả năng mở rộng rất giới hạn. Một ví dụ đơn giản, mạng Bitcoin có thể xử lý tối đa 7 giao dịch trên giây và mất khoảng 10 phút để khối dữ liệu được xác nhận, trong khi đó, Visa hiện xử lý trung bình 1700 giao dịch trên giây, và có thể xử lý đến 24.000 giao dịch trên giây. Mặc dù so sánh như vậy là không công bằng bởi vì mạng Bitcoin có tính phi tập trung mà những hệ thống thanh toán truyền thống như Visa không có, nhưng mạng blockchain này sẽ vẫn phải cố gắng vượt qua những kẻ tiền nhiệm để có thể trở thành một hệ thống tài chính có thể thay thế chúng.
Giới hạn tiếp theo, nằm ở kiến trúc cốt lõi của blockchain Bitcoin, thứ chưa bao giờ được thiết kế nhằm phục vụ cho việc xây dựng ứng dụng trên đó. Kiến trúc cốt lõi của mạng Bitcoin được tối giản hết mức có thể, vì vậy, xây dựng bất kỳ ứng dụng gì ở trên nó cũng đều rất khó khăn. Sau bản softfork Segwit, những lập trình viên đã có thể xây dựng Dapps trên các giải pháp mở rộng Layer 2 của Bitcoin như Lightning Network hay Rootstock, nhưng tất nhiên, nhìn vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain và nhu cầu ứng dụng rộng rãi, chỉ vậy là chưa đủ.
Không thể phủ nhận công lao của vị vua trong việc khởi xướng một phong trào công nghệ/tài chính mới, mở ra những khái niệm và giá trị mới. Tuy nhiên, thế giới và blockchain cũng đã phát triển rất nhiều kể từ 2009, điều đó nói lên Bitcoin cần có những nhân tố song song để hoàn thành cuộc cách mạng phi tập trung mà nó khởi xướng. Nhiều blockchain layer 1 khác nhau đã ra đời nhằm khắc phục những điểm yếu của Bitcoin và thậm chí là Ethereum. Những mạng này có khả năng xử lý lưu lượng giao dịch lớn, từ hàng chục hay lên đến hàng nghìn giao dịch mỗi giây, với phí giao dịch rẻ hơn nhiều so với mạng Bitcoin và có thời gian xác thực khối gần như tức thì. Mạng Solana có thể xử lý 2800 giao dịch trên giây và có thời gian xác thực khối chỉ 0,4 giây, mạng Polkadot xử lý khoảng 1000 giao dịch trên giây với 4-5 giây xác thực khối, và mạng Cosmos xử lý lên tới 10,000 giao dịch trên giây và mất khoảng 2-3 phút để xác thực một khối dữ liệu. Mỗi blockchain có một cách tiếp cận vấn đề mở rộng với những giải pháp khác nhau, bằng cách hi sinh một số yếu tố bảo mật và phi tập trung, nhằm trở nên phù hợp hơn cho việc áp dụng rộng rãi. Những dự án layer 1 sử dụng các thuật toán đồng thuận (Consensus Algorithms) khác nhau bên cạnh PoW như PoS, NPoS, PoH, Tendermint PoS, …, bớt tiêu thụ năng lượng và thân thiện với môi trường hơn nhiều so với cơ chế PoW cồng kềnh, nặng nề và đắt đỏ của Bitcoin.
Đồng thời, những nền tảng blockchain này được thiết kế nhằm khuyến khích xây dựng ứng dụng, mở đường cho những tiềm năng đa dạng mới của blockchain. Công nghệ blockchain đã không chỉ dừng lại ở một sổ cái phi tập trung và bảo mật tuyệt đối, mà hiện có thể ứng dụng vào lĩnh vực tài chính, nghệ thuật, giải trí, … và hơn thế nữa, và nhà vua Bitcoin đã không thể đưa blockchain làm được những điều đó nếu không phải nhờ sự xuất hiện của những nền tảng thay thế khác.
BHO Chain - mạng blockchain được phát triển bởi BHO Network là một giải pháp nền tảng layer 1 với tốc độ cao, chi phí thấp, giúp giảm đi áp lực về chi phí cho những builders, đồng thời cung cấp khả năng mở rộng mạnh mẽ. Cơ chế đồng thuận NPoS của BHO Chain giúp mạng đạt được khả năng chịu lỗi Byzantine (Byzantine Fault Tolerance), tính bảo mật và phi tập trung cao nhưng vẫn xử lý được thông lượng mạng lớn, đồng thời ít tiêu thụ điện năng và thân thiện với môi trường một cách tuyệt đối. BHO Chain cũng được thiết kế hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng và triển khai công nghệ blockchain để tối ưu hóa nguồn lực, tài nguyên, gia tăng hiệu suất thành công. Mục tiêu của BHO Chain nói riêng và toàn bộ hệ sinh thái BHO Network nói chung là thúc đẩy sự phát triển của công nghệ blockchain, gia tăng áp dụng blockchain trên thực tiễn và ứng dụng đa ngành đa lĩnh vực.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain đã phần nào khiến cho công nghệ của Bitcoin có phần trở nên lạc hậu hơn so với những giải pháp công nghệ mới. Tuy nhiên, với vai trò là kẻ tiên phong, Bitcoin vẫn sẽ giữ được vị thế “ngôi vương” của mình trong thế giới crypto và được ví như là “vàng kĩ thuật số”. Nhưng cuộc cách mạng trên quy mô toàn cầu mà Bitcoin đã khởi xướng, sẽ tiếp diễn và được thực thi bởi ngày càng nhiều giải pháp nền tảng blockchain tiềm năng kế nhiệm.
Xuất bản ngày 09 tháng 11 năm 2022
Chủ đề liên quan