logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Proof of Stake (POS) là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ POS coin

Proof of Stake (POS) là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ POS coin

  1. 1. Proof of Stake (POS) là gì?
  2. 2. Phương thức hoạt động của Proof of Stake
  3. 3. Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Stake
  4. 3.1 Ưu điểm
  5. 3.2 Nhược điểm
  6. 4. Một số thuật ngữ liên quan đến Proof of Stake
  7. 5. Proof of Stake và Proof of Work khác nhau ở những điểm nào?
  8. 6. Cách lựa chọn các nút trong Proof of Stake
  9. 6.1 Dựa vào các nút ngẫu nhiên
  10. 6.2 Dựa vào thời gian nắm giữ tài sản
  11. 7. Các cách kiếm tiền từ đồng Coin POS
  12. 7.1 Theo cách chủ động
  13. 7.2 Theo cách bị động

Proof of Stake là gì? Cách hoạt động cũng như những ưu, nhược điểm của POS Network như thế nào? Để có được câu trả lời cho những thắc mắc này, hãy cùng BHO Network tham khảo nội dung bài viết dưới đây về những kiến thức tổng hợp cần biết về thuật ngữ Crypto POS này nhé!

1. Proof of Stake (POS) là gì?

Proof of Stake (POS) là một loại thuật toán làm việc của Blockchain. Bạn có thể ký gửi (Stake) một lượng tài sản để trở thành người xác thực của Blockchain.

Các Validator (người xác thực) này sẽ xác minh giao dịch trên các mạng lưới sau đó gửi bằng chứng vào khối. Nếu làm đúng, người chơi sẽ nhận được thưởng phần lạm phát của Blockchain hoặc phí giao dịch thu về. Còn nếu sai thì User sẽ phải chịu phạt, mất đi một lượng tài sản đã ký gửi hoặc tất cả.

2. Phương thức hoạt động của Proof of Stake

Thông thường, POS sẽ có phần thưởng nhằm khuyến khích người dùng tham gia mạng lưới. Phần thưởng này sẽ từ lạm phát Token dự án (đã phân định sẵn trong Token Allocation, hoặc vô hạn như Ethereum 1.0, Mina Protocol,…).

Ngày nay, Staking không chỉ đơn thuần là gói gọn trong Blockchain mà còn được đưa vào những dự án thông thường để giảm lưu thông nguồn cung và áp lực bán. Đổi lại, Holder chấp nhận khóa Token sẽ nhận được phần thưởng là Token từ dự án.

Cách làm này được áp dụng rất phổ biến và kèm theo tác động hai chiều. Giao thức là một con dao hai lưỡi nếu bạn biết cách sử dụng thì bạn sẽ đem lại lợi ích tốt. Còn trong trường hợp xấu người chơi sẽ phải chịu tổn thất:

  • Khi trong thời gian khóa, dự án hoạt động tốt và chứng minh được lý do người dùng hold Token và không bán, thì sau chu kỳ sẽ không có áp lực bán.
  • Ngược lại, nếu trong thời gian khóa mà không có gì thay đổi. Khả năng cao cả Token thưởng cùng với gốc sẽ  "xả hết" và đến dự án sẽ bị tổn thất nặng hơn.

3. Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Stake

Hãy cùng với BHO Network tìm hiểu xem những ưu cũng như nhược điểm của POS. Qua đó bạn sẽ có thể nắm rõ hơn về thị trường, dễ dàng quyết định xem nên đầu tư ra sao.

3.1 Ưu điểm

Các ưu điểm mà Proof Of Stake sở hữu như sau:

  • Thường sẽ không đòi hỏi máy có cấu hình cao.
  • Đôi khi có thể ủy quyền cho Validator. Nghĩa là người dùng gửi Coin cho Validator và sẽ có thêm quyền vote, đổi lại bạn cũng sẽ nhận được một phần phần thưởng mà không phải làm gì.
  • Proof Of Stake tiết kiệm môi trường hơn vì không đòi hỏi tiêu thụ nhiều điện để hoạt động như Proof Of Work (Chẳng hạn như Bitcoin).

3.2 Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm POS vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm mà người chơi trước khi tham gia vào dự án cần phải chú ý đến như:

  • Khi bạn làm ủy quyền hoặc Validator thì sẽ được thêm số lượng Coin. Hậu quả là sẽ bị giảm vốn hoặc đôi khi bị mất giá Coin và số lượng bù vào không đủ hòa vốn.
  • Sẽ có trường hợp unlock cần phải đợi một khoảng 1 tuần, hay 2 tuần,… và làm cho Holder "trở tay không kịp" khi giá Coin thay đổi.
  • Việc khóa Token thường liên quan đến quản trị vậy nên ai khóa càng nhiều Token thì người đó sẽ càng có sức ảnh hưởng. Đó chính là lý do mà Validator cũng cần người dùng ủy thác Token dẫn đến Blockchain mang tính tập trung. Một số ít người có quyền hạn quá lớn, dự án phải làm theo nhưng có lúc những ý kiến không mang lợi ích gì cho dự án mà vẫn phải làm.

Tham khảo thêm: KYC và AML là gì? Những kiến thức cần thiết về KYC và AML

4. Một số thuật ngữ liên quan đến Proof of Stake

Để hiểu rõ hơn về Proof of Stake (POS), trước tiên bạn cần nắm chắc các thuật ngữ liên quan sau:

  • Node Một thành phần (cá nhân hoặc tổ chức) của mạng tham gia xác nhận các giao dịch tiền mã hóa, bằng cách đóng góp tài nguyên kỹ thuật số như máy tính và phần mềm chuyên dụng chạy của đồng coin, các node đóng một vai trò quan trọng trong blockchain.
  • Validator: Một người hoặc tổ chức (Node) được blockchain lựa chọn ngẫu nhiên theo thuật toán POS, cho phép một block mới được xác nhận và đóng.
  • Stake: Nói đến việc stake (đặt cọc) một lượng coin nhất định để chứng minh bạn thật sự sở hữu coin đó, đây là điều kiện để được tham gia.
  • Lock và Unlock: Số coin được node stake sẽ được mạng lưới khóa lại (lock). Khi được lựa chọn trở thành validator, số coin mà người dùng đặt cọc sẽ bất động và không được phép giao dịch. Chỉ khi không còn là validator nữa thì coin mà người dùng stake mới được giải tỏa (unlock).

5. Proof of Stake và Proof of Work khác nhau ở những điểm nào?

Cả hai cơ chế đồng thuận đều giúp chuỗi khối đồng bộ hóa dữ liệu, xác thực thông tin và xử lý giao dịch. Mỗi phương pháp đã được chứng minh là thành công trong việc duy trì một chuỗi khối, mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, hai thuật toán có cách tiếp cận rất khác nhau.

Trong PoS, người tạo khối được gọi là người xác thực. Trình xác thực kiểm tra các giao dịch, xác minh hoạt động, bỏ phiếu cho kết quả và duy trì hồ sơ. Theo PoW, người tạo khối được gọi là thợ đào. Những người khai thác làm việc để giải quyết hàm băm, một số mật mã, để xác minh các giao dịch. Đổi lại việc giải mã băm, họ được thưởng một đồng xu.

Để "mua vào" vị trí trở thành người tạo khối, bạn chỉ cần sở hữu đủ số xu hoặc mã thông báo để trở thành người xác thực trên chuỗi khối PoS. Đối với PoW, những người khai thác phải đầu tư vào thiết bị xử lý và chịu chi phí năng lượng khổng lồ để cung cấp năng lượng cho các máy cố gắng giải các phép tính.

Chi phí thiết bị và năng lượng theo cơ chế PoW rất đắt đỏ, hạn chế quyền truy cập vào khai thác và tăng cường bảo mật của chuỗi khối. Chuỗi khối PoS giảm lượng sức mạnh xử lý cần thiết để xác thực thông tin khối và giao dịch. Cơ chế này cũng làm giảm tắc nghẽn mạng và loại bỏ các chuỗi khối PoW khuyến khích dựa trên phần thưởng có.

6. Cách lựa chọn các nút trong Proof of Stake

Sau khi hiểu được Proof of Stake là gì thì để có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt khi sử dụng thuật toán Proof Of Stake thì bạn cần biết cách lựa chọn các nút trong POS. BHO Network sẽ liệt kê cho bạn 2 cách lựa chọn đơn giản trong mục dưới đây:

6.1 Dựa vào các nút ngẫu nhiên

Thuật toán Proof-Of-Stake thường lựa chọn người xác thực kiểm định cho Block tiếp theo một cách ngẫu nhiên bằng cách sử dụng công thức tìm kiếm Hashrate thấp nhất cùng với khoản đặt cược cao nhất (Stake). Vào lúc tài sản được công khai, mỗi Node sẽ “tự động” lựa chọn tài khoản được quyền xử lý Block tiếp theo.

6.2 Dựa vào thời gian nắm giữ tài sản

Thuật toán POS cũng kết hợp phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên cùng với việc dựa vào Coin Age để xem xét (tính từ khi tài sản được hold). Node phải hold Coin tối thiểu 30 ngày trước khi “tranh cử” làm Validator cho Block tiếp theo. Vậy thì node nào nắm giữ nhiều Coin với thời gian lâu hơn sẽ có khả năng cạnh tranh hơn.

Sau mỗi một lần, tuổi đời của tài sản sẽ được “reset” về 0 thì phải chờ ít nhất 30 ngày nữa trước khi có quyền “tranh cử” xử lý một block khác. Ngoài ra, 90 ngày là số ngày tối đa tham gia tranh cử, điều này giúp tránh tình trạng thao túng của node sở hữu quá nhiều tài sản.

7. Các cách kiếm tiền từ đồng Coin POS

Nếu bạn thực hiện đúng cách thì thị trường cryptocurrency sẽ luôn đem lại lợi nhuận. Không riêng Coin POS, bạn có thể kiếm tiền từ những đồng tiền mã hóa khác. Tuy nhiên với POS, user sẽ có thể kiếm tiền bằng hai cách là chủ động và thụ động.

7.1 Theo cách chủ động

Cũng giống như các thuật toán khác trong thị trường cryptocurrency, bạn có thể chủ động tìm kiếm Coin từ 2 cách đó là đào Coin và Trading. Cụ thể bạn có thể tham khảo mục dưới đây:

  • Đào coin: Bạn chỉ cần có một chiếc máy tính với kết nối internet là bạn có thể dễ dàng đào Coin POS được. Trên trang web riêng, mỗi đồng Coin đều có hướng dẫn đào. Bạn có thể tìm kiếm cách đào trên mạng rất đơn giản.
  • Trading: Với Coin có thuật toán POS thì nếu hiệu suất trading của bạn cao hơn lãi suất Stake thì mới nên Trade. Trading có lợi nhuận cao vẫn có thể gặp rủi ro cao. Nếu là người không thích mạo hiểm, thì bạn có thể chọn cách hold và Staking nhận lãi.

7.2 Theo cách bị động

Một ưu thế mà các Coin khác không có như Coin POS chính là thu nhập thụ động từ Staking Coin. Bạn chỉ cần gửi Coin lên một nền tảng hỗ trợ Stake, không cần di chuyển hay giao dịch thì hằng tháng bạn vẫn có thể nhận thêm Coin. Phương pháp có ưu thế khi thị trường “đóng băng”, giá giảm nhiều hoặc thị trường Sideway không có sóng để Trade.

  • Stake coin trên ví chính chủ: Có nhiều đồng coin phát triển ví riêng giúp người dùng giữ, nhận và chuyển coin cho nhau. Ngoài ra, ví riêng của coin POS còn tích hợp sẵn tính năng Staking. Người dùng chỉ cần download ví hold Coin là đã có thể nhận coin stake.
  • Stake Coin trên sàn giao dịch: Có nhiều sàn giao dịch đã ra mắt nền tảng Staking hỗ trợ người dùng kiếm thu nhập thụ động từ việc Stake Coin trực tiếp trên ví sàn. Bạn chỉ cần gửi Coin vào ví sàn giao dịch còn lại sàn sẽ tự động Stake Coin. Ưu điểm của phương thức này đó là user sẽ nhanh chóng Trade Coin được nếu thị trường có nhiều biến động, không cần chờ thời gian gửi từ ví lên sàn.

Tham khảo thêm: Mainnet và Testnet là gì? Tất tần tật kiến thức về Mainnet và Testnet

Những bài viết cùng chủ đề:

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn "Proof of Stake là gì" cũng như những kiến thức tổng hợp về POS. Mong những thông tin trên sẽ có ích cho bạn khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa đầy thú vị và mới mẻ này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với BHO Network để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhé!

Xuất bản ngày 20 tháng 2 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare