- Blog
- Tin tức Crypto
- Web5 Là Gì? Thông tin chi tiết về Web5
Web5 Là Gì? Thông tin chi tiết về Web5
- 1. Web5 Là Gì? Mục đích của nền tảng Web5
- 2. Tại sao lại để tên là Web5?
- 3. So sánh Web5 vs Web3
- 4. Những vấn đề mà Web5 cần giải quyết gì?
- 5. Phương thức hoạt động của Web5?
- 6. Các trường hợp sử dụng Web5
- 6.1 Kiểm soát danh tính của bạn (Control Your Identity)
- 6.2 Sở hữu dữ liệu của bạn (Own Your Data)
- 7. Web5 có thể thay thế Web3 không?
- 8. Đôi nét về sản phẩm 3S Wallet của BHO Network
Web5 là một nền tảng dữ liệu phi tập trung mới được công bố bởi công ty con của Block Inc. Vậy bạn biết gì về Website này? Trong bài viết ngày hôm nay, BHO Network sẽ cung cấp tới các bạn những thông tin chi tiết nhất về nền tảng Web5 cũng như cách thức sử dụng Web5. Mời các bạn tham khảo nội dung ngay sau đây!
1. Web5 Là Gì? Mục đích của nền tảng Web5
Nền tảng Web5 thực chất là sự kết hợp của Web2 và Web3. Có thể bạn chưa biết thì Web 2 chính là các nền tảng hiện tại mà chúng ta đang sử dụng của các công ty công nghệ lớn như Google, Apple và Meta.
Còn Web3 là ý tưởng về nền tảng Website phi tập trung. Đây là nơi cộng đồng tạo ra các nền tảng và ứng dụng riêng dựa trên Blockchain. Web3 thu hút người dùng thông qua việc cung cấp cho họ quyền sở hữu Token trong hệ sinh thái này.
Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu luôn là vấn đề lớn được người dùng quan tâm nhất hiện nay khi tham gia vào bất kỳ nền tảng nào. Thực tế, nhiều công ty đang nỗ lực hướng tới mục tiêu bảo vệ dữ liệu khách hàng của họ khỏi sự quản lý yếu kém. Đây cũng được coi là một trong những điểm quan trọng trong kế hoạch phát triển dự án Web5.
Nền tảng Website 5.0 sẽ đưa danh tính phi tập trung và lưu trữ dữ liệu vào các ứng dụng cá nhân. Điều đó cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm vô cùng thú vị cùng với việc trả lại quyền sở hữu dữ liệu và danh tính cho mỗi cá nhân.
Nền tảng Web5 thực hiện đưa danh tính phi tập trung và lưu trữ dữ liệu vào các ứng dụng cá nhân
Web5 được xây dựng với mục đích cho phép các cá nhân có quyền sở hữu dữ liệu. Đồng thời nâng cao khả năng kiểm soát danh tính của các thành viên tham gia Web5. Theo Jack Dorsey thì các dữ liệu này hiện đang thuộc sở hữu của các bên thứ 3.
Bên cạnh đó thì nền tảng Web5 sẽ được hỗ trợ thêm bởi các Wallet, Node Web phi tập trung là DWNS - Decentralized Web Node và các ứng dụng Web phi tập trung là DWAS - Decentralized Web App.
2. Tại sao lại để tên là Web5?
Cái tên Web5 chính là một phương thức Marketing hiệu quả của Jack Dorsey. Ông muốn nói với người dùng rằng sản phẩm của mình rất vượt trội. Hoặc theo đúng với cách giải thích trong tài liệu của Jack thì Web5 là kết quả của phép cộng: Web5 = Web2 + Web3
Nếu bạn thường xuyên tìm hiểu về Marketing thì có thể dễ dàng nhận thấy một ông lớn về công nghệ là Apple cũng đã sử dụng chiến lược này. Cụ thể là Apple đã bỏ qua Iphone 9 và nhảy cóc sang Iphone X.
Web5 được Jack giải thích là kết quả của phép cộng: Web5 = Web 2 + Web3
Xem thêm: NPoS là gì? Cách NPoS hoạt động như thế nào?
3. So sánh Web5 vs Web3
Khi đem so sánh Web5 và Web3 thì người dùng có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai dự án. Nếu như Web3 là nơi mà mọi thứ đều được mã hoá hay “Blockchain” hoá. Thì lớp tiền tệ của Web5 lại được xây dựng trên một nền tảng duy nhất là “Bitcoin”.
Điều này là điều đương nhiên bởi Jack chính là một fan cứng của Bitcoin. Các công nghệ khác được sử dụng để xây dựng nền tảng cho Web5 đều được vay mượn từ một số lĩnh vực như mật mã và khoa học máy tính hiện đại.
Xét về mặt lý thuyết, Web5 và Web3 là giống nhau.
- Cả hai đều cho phép người dùng tương tác với nhau mà không cần thông qua bên trung gian.
- Người dùng sẽ không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào từ các cơ quan kiểm duyệt của chính phủ hoặc ngừng cung cấp dịch vụ tập trung.
Web5 và Web3 cho phép người dùng tương tác với nhau mà không cần thông qua bên trung gian
Tương tự như các nỗ lực nhằm tạo nên một lớp phi tập trung trên đầu trang Web. Dự án Web5 cũng sẽ hướng tới việc cung cấp cho các thành viên một “danh tính phi tập trung. Điều này cho phép người dùng di chuyển liên tục từ ứng dụng này sang ứng dụng khác mà không cần đăng nhập rõ ràng dữ liệu.
Bên cạnh đó, thay vì được lưu trữ với các sản phẩm và dịch vụ của bên thứ ba như những dự án khác ,Web5 sẽ do người dùng kiểm soát. Mọi sự hiển thị chỉ diễn ra khi có sự cho phép của chủ sở hữu.
Xét về cơ chế phát triển, Web5 hiện tại không liên quan đến việc tạo ra các Token và bán chúng để huy động vốn. Lý do khiến nền tảng này không cần đến Token là vì Web5 sử dụng giao thức Sidetree. Cũng nhờ giao thức này, Web5 sẽ không cần đến các bên xác thực đáng tin cậy hay bất kỳ cơ chế đồng thuận nào.
4. Những vấn đề mà Web5 cần giải quyết gì?
Trong nền kinh tế của Web 2, dữ liệu cá nhân người dùng sẽ được lưu trữ trong hàng nghìn cơ sở dữ liệu khác nhau của các công ty truyền thống, Bao gồm rất nhiều công ty về công nghệ lớn. Những cái tên nổi bật như Google, Facebook… hiện sở hữu các nhận dạng kỹ thuật số từ hàng tỷ người dùng trên thế giới.
Hiện nay, các Quy định về bảo vệ dữ liệu chung - General Data Protection Regulation và quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được ban hành. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu nằm trong tay hàng ngàn công ty là điều rất khó.
Hiểu được vấn đề đó, Web5 đã nỗ lực nghiên cứu để trao lại quyền sở hữu thông tin cá nhân cũng như nhận dạng kỹ thuật số cho người sử dụng. Khía cạnh cốt lõi mà hệ sinh thái Web5 mang lại chính là Decentralized Identities .
Web5 đã nghiên cứu để trao lại quyền sở hữu thông tin cá nhân cho người sử dụng
Nói một cách dễ hiểu Decentralized Identities là một nhân dạng xã hội có thể sử dụng giữa nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Khía cạnh này được đánh giá là khả thi do người dùng Web5 đang sở hữu rất nhiều nhân dạng phi tập trung của họ.
5. Phương thức hoạt động của Web5?
Web5 mong muốn sẽ mang đến danh tính và lưu trữ dữ liệu phi tập trung cho các ứng dụng của người dùng. Dự án cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm thú vị cho người dùng và đồng thời trao lại quyền sở hữu dữ liệu và danh tính cho các cá nhân. Nhằm đạt được mục tiêu tạo ra một nền tảng Web phi tập trung , Web5 được vận hành trên 4 trụ cột chính gồm:
Decentralized Identifiers (DIDs)
Thành phần DIDs của Web5 chủ yếu sử dụng ION. Một mạng DID lớp thứ hai mở một cách công khai và không được phép chạy trên đỉnh chuỗi của khối Bitcoin. Decentralized hoạt động dựa trên giao thức Sidetree và không yêu cầu bất kỳ mã thông báo đặc biệt nào. Kết hợp với đó là trình xác thực đáng tin cậy cùng cơ chế đồng thuận bổ sung để hoạt động.
Cụ thể như sau, DIDs sẽ cung cấp một ID độc nhất cho người dùng. ID này được sở hữu và vận hành bởi chính khách hàng mà không phải từ một bên thứ ba như các công ty công nghệ khác. Dòng ID thường đóng một vai trò tương tự như như một Public Key trong hệ sinh thái Web3.
Dự án Web5 đã tận dụng ION, một mạng DIDs mở, công khai và không cần phải cấp phép
Verifiable Credentials (VCs)
Khi đã có được ID cho nhận dạng phi tập trung, tiếp theo dự án cần triển khai thông tin nhận dạng. Thông tin của một người dùng cụ thể được xác định bởi DIDs là một Verifiable Credential. Dòng thông tin VCs có thể là địa chỉ của người dùng hoặc chữ ký điện tử… Cơ chế hoạt động của VCs thì tương tự như ZK Indentity của Web3.
Thông tin của một người dùng cụ thể được xác định bởi DIDs là một Verifiable Credential
Decentralized Web Node (DWN)
DWNS được biết đến là kho dữ liệu cá nhân chứa dữ liệu công khai được mã hoá. Có thể nói DWN hoạt động tương tự như một chiếc máy tính lưu trữ. Thực hiện việc khởi tạo kết nối và giao tiếp giữa các DIDs.
Xét về đặc điểm kỹ thuật, DWN là một cơ chế lưu trữ dữ liệu và truyền tải thông điệp mà người dùng tận dụng để định vị dữ liệu công khai hoặc riêng tư được liên kết với một DID. Decentralized Web Node cho phép tương tác giữa những thực thể khác nhau và cần xác minh danh tính để truyền thông tin cho nhau.
Các nút của Web5 là một cấu trúc kho dữ liệu dạng lưới cho phép một thực thể vận hành nhiều nút đồng bộ với cùng một trạng thái
Các nút của Web phi tập trung là một cấu trúc kho dữ liệu dạng lưới. Web5 cho phép một thực thể vận hành nhiều nút đồng bộ với cùng một trạng thái. Nhờ đó mà thực thể sở hữu bảo mật, quản lý và giao dịch dữ liệu của người dùng với những người khác mà không cần phụ thuộc vào vị trí hay nhà cung cấp.
Đây được coi là “một tiêu chuẩn mới nổi về lưu trữ dữ liệu và chuyển tiếp tin nhắn cho phép các đơn vị gửi và lưu trữ tin nhắn được mã hóa hoặc công khai”. Sự đột phá trong công nghệ lưu trữ của Web5 thực tế thì đã được gợi ý từ trước. Nhất là khi Jack Dorsey đã khá rõ ràng về những gì hệ sinh thái của mình muốn bứt phá là Big tech và Web3.
Self-Sovereign Identity Service (SSIS)
Khi đã có đủ các nhận dạng phi tập trung, kho lưu trữ thông tin và cơ sở tương tác, Web5 sẽ tiến hành quản lý các danh tính phi tập trung trên như thế nào? Câu trả lời chính SSIS. Đây là dịch vụ quản lý danh tính phi tập trung cho phép cá nhân và tổ chức kiểm soát danh tính kỹ thuật số của riêng họ.
SSIS có thể tương tác với các tiêu chuẩn khác nhau. Tiêu biểu như thông tin xác thực, thu hồi thông tin xác thực, yêu cầu thông tin xác thực, trao đổi thông tin xác thực hay nhắn tin thông qua DWN và sử dụng DID.
SSIS giúp quản lý danh tính phi tập trung cho phép cá nhân và tổ chức kiểm soát danh tính kỹ thuật số
Với việc sử dụng các tiêu chuẩn cốt lõi này, SSIS đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các tương tác như tạo, ký, phát hành, quản lý, yêu cầu, thu hồi, trao đổi, xác thực, xác minh thông tin đăng nhập ở các mức độ phức tạp trên Web5.
Self-Sovereign Identity (SDK)
Một phần rất quan trọng của Web5 là Self-Sovereign Identity SDK. Đây là một bộ công cụ hỗ trợ các nhà phát triển dễ dàng xây dựng ứng dụng sử dụng các nguyên tắc nhận dạng tự có chủ quyền riêng. SDK được thiết kế để hoạt động với bất kỳ hệ thống quản lý danh tính nào và cung cấp một bộ công cụ và API giúp người dùng kiểm soát dữ liệu của riêng họ.
6. Các trường hợp sử dụng Web5
Để hiểu rõ hơn về dự án Web5, các bạn hãy theo dõi ví dụ cụ thể về các trường hợp sử dụng của Web dưới đây:
6.1 Kiểm soát danh tính của bạn (Control Your Identity)
Bạn sở hữu một ví điện tử có chứa nhận dạng phi tập trung của mình. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ví đó để đăng nhập vào bất kỳ mạng xã hội phi tập trung nào. Điểm đáng chú ý là bạn sẽ không cần thiết tạo bất kỳ tài khoản nào khác. Bởi, hệ thống sẽ sử dụng nhân dạng sẵn đã được cài đặt trong ví.
Bên cạnh đó thì các bài viết của bạn cũng sẽ được lưu vào chính Web Node của mình thay vì hệ thống mạng đó. Chính vì vậy mà bạn có thể hoạt động trên mọi mạng xã hội chỉ với một nhận dạng số toàn vẹn nhất.
Các bài viết của bạn cũng sẽ được lưu vào chính Web Node của mình thay vì hệ thống mạng kết nối
6.2 Sở hữu dữ liệu của bạn (Own Your Data)
Bob là một người có có niềm đam mê với âm nhạc. Tuy nhiên anh ghét việc bị khóa dữ liệu cá nhân của mình cho một nhà cung cấp duy nhất. Điều này buộc Bob phải lặp đi lặp lại các danh sách phát bài hát của mình trên các ứng dụng âm nhạc khác nhau.
Thật may mắn vì có một phương pháp giúp anh ấy thoát khỏi mê cung các Silo bị nhà cung cấp khóa. Đó chính là Bob có thể lưu trữ dữ liệu trong nút Website phi tập trung của mình. Nhờ đó, anh ấy có thể dễ dàng cấp cho bất kỳ ứng dụng âm nhạc nào quyền truy cập vào cài đặt cũng như tùy chọn của mình.
Bod có thể dễ dàng cấp cho bất kỳ ứng dụng âm nhạc nào quyền truy cập vào cài đặt và tùy chọn của mình
7. Web5 có thể thay thế Web3 không?
Tính tới thời điểm hiện tại thì vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu Web5 có thể thay thế Web3 trong tương lai hay không, nhất là khi nền tảng này vẫn chưa ra mắt. Thực tế thì Web5 mới chỉ là ý tưởng và mọi thứ vẫn có thể sẽ thay đổi. Thậm chí cả những thứ được gọi là "tiêu chuẩn" như mạng Blockchain tập trung cũng không phải ngoại lệ.
Quá trình chuyển đổi từ Web2 sang Web3 vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Do đó phải mất một khoảng thời gian nữa, người dùng mới có thể chứng kiến sự chuyển đổi từ Web3 sang Web5
Jack tin tưởng vào khả năng phát triển mạnh mẽ của Web5 trong tương lai
Xem thêm: Bitconnect là gì? Tổng quan về mô hình Ponzi
8. Đôi nét về sản phẩm 3S Wallet của BHO Network
Để mở rộng quy mô trong Web3 và cung cấp cho người dùng trải nghiệm hiệu quả nhất, 3S Wallet được thiết kế với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Đội ngũ BHO Network luôn tin rằng không có sản phẩm nào là tốt nhất. Chúng tôi hiểu rằng với sự phát triển của công nghệ và xã hội, nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi từng ngày, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain thì tốc độ thay đổi càng nhanh.
Đối với người dùng ví Web3, dù là người mới hay đã tham gia nhiều năm thì việc xảy ra lỗi kỹ thuật trong quá trình tương tác với sản phẩm ví kỹ thuật số là điều không thể tránh khỏi. Biết được điều này, đội ngũ BHO Network sẽ luôn nỗ lực hỗ trợ và lắng nghe những thắc mắc của người dùng 3S Wallet trong thời gian sớm nhất để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho cộng đồng.
Người dùng có thể gửi phản hồi, đề xuất và thông báo về các vấn đề của 3S Wallet trực tiếp đến BHO Network thông qua liên kết sau:
- Kênh hỗ trợ: https://support.bho.network/
- Email: [email protected]
- Fanpage Facebook: https://www.fb.com/3SWallet/
Những bài viết liên quan:
- Lending là gì? Tìm hiểu về Lending trong Crypto từ A-Z
- Hold Coin là gì? Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận khi Hold Coin
Trên đây là những chia sẻ về các thông tin liên quan đến Web5 là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào? Mặc dù hệ sinh thái Web5 nghe có vẻ đầy tiềm năng nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định về mọi thứ. Các bạn hãy cùng BHO Network theo dõi và chờ đợi xem liệu dự án Web phi tập trung này sẽ phát triển như thế nào nhé!
Xuất bản ngày 17 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan