logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Lending là gì? Tìm hiểu về Lending trong Crypto từ A-Z

Lending là gì? Tìm hiểu về Lending trong Crypto từ A-Z

  1. 1. Tìm hiểu Lending là gì?
  2. 2. Đặc điểm nổi bật của Lending
  3. 2.1 Ưu điểm
  4. 2.2 Nhược điểm
  5. 3. Cách thức hoạt động của Lending Token
  6. 4. Các hình thức Lending trong Crypto
  7. 4.1 Over-Collateralized Lending là gì?
  8. 4.2 P2P Lending là gì?
  9. 4.3 Under-Collateralized Lending là gì?
  10. 5. Lending Token là gì?
  11. 6. Tìm hiểu quy trình Lending trong Crypto
  12. 7. Những thông tin cần quan tâm trong Lending
  13. 7.1 Lending Interest Rate - Tỷ lệ lãi suất
  14. 7.2 Lending Time - Thời gian cho vay
  15. 7.3 Lending Assets - Tài sản cho vay
  16. 7.4 Lending Total Value Locked - Tổng giá trị bị khóa
  17. 8. Tìm hiểu bản chất hoạt động của Lending
  18. 8.1 Cách hoạt động của Lending trên các sàn giao dịch
  19. 8.2 Cách hoạt động của các nền tảng Lending
  20. 9. Tác động của Lending tới giá Token
  21. 10. Ví dụ về Lending
  22. 11. Có nên đầu tư Lending Token không?
  23. 12. FAQ về Lending

Lending là gì? Có mấy hình thức Lending trong Crypto? Những điều cần lưu ý khi đầu tư Lending Token là gì? Hãy cùng BHO Network khám phá thông tin chi tiết về sàn Lending qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu Lending là gì?

Lending (cho vay) là một hình thức bạn sử dụng tài sản, tiền của mình để cho người khác vay và thu về lãi suất theo thỏa thuận, quy định trước đó trong thời gian nhất định. Trong trường hợp này, người vay có thể là người dùng khác hoặc các sàn giao dịch.

2. Đặc điểm nổi bật của Lending

Trong phần này, BHO Network tiếp tục chia sẻ về những ưu và nhược điểm của dự án Lending Crypto. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

2.1 Ưu điểm

  • Người dùng có thể cho vay Token (tài sản) một cách dễ dàng mà không cần làm quá nhiều thủ tục như mở tài khoản ngân hàng hay xác minh thu thập.
  • Người dùng có thể tự do cho vay số lượng Token nhàn rỗi của mình để lấy lãi suất, đồng thời tăng số lượng Token của mình lên.
  • Thường các nền tảng có nhiều lựa chọn về thời gian lending để đa dạng hóa lựa chọn cho lender.

2.2 Nhược điểm

  • Rủi ro lớn nhất đối với người cho vay là giá của Token có thể bị giảm trong thời gian cho vay. Thậm chí, người cho vay nhận lại số Token gốc và lãi còn thấp hơn so với ban đầu.

Ví dụ: Người dùng cho Lending 100 GRT trên sàn Binance Lending trong vòng 28 ngày với lãi suất 5%. Như vậy, số lượng Token thu về của người cho vay sẽ được nhận sau khi kết thúc thời hạn là 100 GRT + lãi suất.

Tại thời điểm cho vay, giá của GRT là $1. Đến thời điểm kết thúc, giá của GRT là $0.5

Như vậy, số Token mà người cho vay được nhận sau khi kết thúc 28 ngày sẽ được tính theo công thức sau: 100 + 100 x 5% x 28/365 = 100.383 => GRT + lãi = $100.383.

Nhưng thời điểm kết thúc cho vay giá GRT bị giảm xuống còn $0.5. Vì vậy, số tiền thực nhận sau khi cho Lending chỉ còn $50.191 mà thôi.

  • Người dùng có thể bị đánh cắp tiền mã hóa trong trường hợp không được bảo mật chặt chẽ.

3. Cách thức hoạt động của Lending Token

Để hiểu hơn về sàn Lending, mời bạn đọc tìm hiểu về cách thức hoạt động của Token Lending. Dự án Lending Crypto hoạt động bằng cách kết nối người vay với một mạng lưới người cho vay đã được đăng ký trên nền tảng. Người vay cần phải thế chấp tiền mã hóa của mình thì mới được phép vay tiền.

Người cho vay sẽ cho người cần vay với số tiền tương đương và họ sẽ kiếm lãi từ nó. Khi người vay hoàn trả khoản vay với lãi suất thì sẽ được lấy lại tài sản Token của mình từ nền tảng Token Lending.

Đối với người cho vay, đây có thể là cơ hội để kiếm được một số tiền lãi. Bên cạnh đó, người vay sẽ tránh được áp lực phải bán Token khi họ cảm thấy giá của chúng có thể tăng trong tương lai.

Một số ICO (viết tắt của Initial Coin Offering – một hình thức huy động vốn đầu tư của các công ty startup về Token và các ngành công nghiệp Blockchain) đã tham gia vào nền tảng Token Lending và làm cho toàn bộ quá trình trở nên dân chủ hơn.

Xem thêm: Hold Coin là gì? Làm thế nào để tối ưu lợi nhuận khi Hold Coin

4. Các hình thức Lending trong Crypto

Các hình thức Lending trong Crypto được chia làm 3 hình thức:

  • P2P Lending: cho vay ngang hàng
  • Over-Collateralized Lending: Cho vay quá chuẩn.
  • Under-Collateralized Lending: Cho vay dưới chuẩn.

Trong đó, Over-Collateralized Lending và Under-Collateralized là 2 hình thức sử dụng cơ chế Lending Pool, trong đó:

  • Lender (Người cho vay) sẽ chuyển các Token được hỗ trợ vào pool thanh khoản, đổi lại họ sẽ nhận được lãi suất.
  • Borrower (Người đi vay) sẽ di chuyển Token khác vào Pool thanh khoản và sẽ trả lãi suất. Lãi suất sẽ được tính tự động theo công thức có sẵn và phụ thuộc vào cung cầu của từng loại tài sản trong Lending Pool.

4.1 Over-Collateralized Lending là gì?

Over-Collateralized Lending là hình thức cho vay với tài sản thế chấp nhiều hơn tài sản cho vay. Ưu điểm của Over-Collateralized Lending là người dùng có thể tận dụng nguồn vốn của mình một cách tối đa.

Ví dụ, tại sàn Binance, người dùng có thể gửi Token của mình ở đó và mượn tiền của sàn để chơi Futures. Điều này có nghĩa là ngoài việc chúng ta có lợi nhuận từ tài sản gốc tăng giá, người dùng còn được nhận tiền từ Futures.

Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ đi kèm với rủi ro. Nếu lệnh Futures không may bị đi ngược xuống, khoảng lỗ sẽ làm tài sản người dùng bị thanh lý.

4.2 P2P Lending là gì?

P2P Lending là hình thức cho vay trực tiếp giữa người vay và người cho vay mà không cần thông qua bên thứ 3 làm trung gian. Bằng cách sử dụng các Smart Contract, người đi vay và người cho vay có thể ký kết hợp đồng. Các Smart Contract tự thực hiện và cho phép giao dịch.

Một ưu điểm lớn nhất của P2P Lending là chi phí và lãi suất cho vay thấp hơn nhiều so với 2 hình thức còn lại vì loại bỏ được bên thứ 3. Nhờ vậy mà thông tin giao dịch và khách hàng cũng được đảm bảo tính bảo mật.

4.3 Under-Collateralized Lending là gì?

Under-Collateralized Lending là hình thức cho vay với tài sản thế chấp ít hơn tài sản vay. Tên gọi khác của hình thức này Credit, tức tín chấp, dùng uy tín của mình để vay với ít tài sản thế chấp hơn.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy quá rõ cách thức áp dụng Credit vào cho người dùng phổ thông, mà chỉ được áp dụng để các dự án trong Whitelist của dự án Lending được vay.

5. Lending Token là gì?

Lending Token là hình thức người dùng sẵn sàng mang Token của mình cho người khác vay để nhận mức lãi suất nhất định.

Hiện tại, người dùng có thể thực hiện Lending Token trên:

  • Các sàn giao dịch như: sàn Binance, Bitfinex, Poloniex,...
  • Các nền tảng Lending riêng biệt bao gồm CeFi và DeFi.

Trong đó:

  • Lending trong CeFi: đây là các nền tảng cho vay trong nền tài chính tập trung, có một bên trung gian thứ 3 đứng ra kiểm soát giữa 2 bên cho vay.
  • Lending trong DeFi: là nền tảng cho vay trong nền tài chính phi tập trung. Bỏ qua các yếu tố trung gian và không có ủy thác (non-custodial)

6. Tìm hiểu quy trình Lending trong Crypto

Dưới đây là những bước quan trọng trong quy trình Lending Crypto. Hãy cùng tìm hiểu.

  • Bước 1: Người vay sẽ yêu cầu nền tảng về khoản vay mà họ mong muốn.
  • Bước 2: Các nền tảng sẽ đánh giá về khoản vay được yêu cầu.
  • Bước 3: Sau khi khoản vay đã được nền tảng chấp nhận, người đi vay sẽ đặt số Token thế chấp của mình vào Lending Pool. Thông thường, các nền tảng sẽ yêu cầu giá trị 50% số Token cho vay.
  • Bước 4: Tài sản của người cho vay sẽ được gửi vào ví của nền tảng nói trên.
  • Bước 5: Người cho vay sẽ nhận được khoản lãi định kỳ, theo tuần hoặc theo tháng, dựa trên thời gian và số tài sản họ cho vay.
  • Bước 6: Khi người đi vay trả lại khoản vay của mình, lúc này họ có thể mở khóa tài sản đã thế chấp trước đó.

7. Những thông tin cần quan tâm trong Lending

Trong dự án Lending Crypto, dù là CeFi hay DeFi thì người dùng cũng phải quan tâm đến các thông số quan trọng sau:

7.1 Lending Interest Rate - Tỷ lệ lãi suất

Đây là tỷ lệ nhận lãi suất khi người dùng thực hiện cho vay 1 Token bất kỳ. Tất nhiên đối với một người cho vay (lender) thì mong muốn con số này càng cao càng tốt.

7.2 Lending Time - Thời gian cho vay

Thời gian cho vay là khoảng thời gian mà Token của người dùng bị khóa và cho người khác vay. Lending Time được tính từ lúc bắt đầu cho vay đến lúc kết thúc cho vay, khi người dùng đã nhận được toàn bộ cả vốn lẫn lãi của khoản vay.

Thông thường, các nền tảng sẽ cung cấp cho người cho vay nhiều khung thời gian để lựa chọn cho vay. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, người dùng không thể rút lại số vốn mà mình đã cho vay cho đến thời gian đáo hạn.

7.3 Lending Assets - Tài sản cho vay

Nền tảng nào càng nhiều loại Token cho phép Lending thì người dùng càng có nhiều lựa chọn để thực hiện Token Lending.

7.4 Lending Total Value Locked - Tổng giá trị bị khóa

Lending Total Value Locked được hiểu là tổng giá trị bị khóa bên trong nền tảng. Con số này thể hiện mức độ quan tâm và tham gia của người dùng tới nền tảng đó. Càng nhiều tài sản được lock bên trong nền tảng thì càng tác động tới giá của Token đó.

8. Tìm hiểu bản chất hoạt động của Lending

Để đầu tư vào Lending thì bạn cần nắm được bản chất hoạt động của Lending trên sàn giao dịch và trên nền tảng Lending.

8.1 Cách hoạt động của Lending trên các sàn giao dịch

Khi Lending trên sàn giao dịch, những Token trong quá trình Lending sẽ được sàn đưa vào cơ chế Margin Trading. Nói cách khác, đây là một dịch vụ ký quỹ, các trader có thể vay thêm một số Token từ sàn để làm đòn bẩy cho giao dịch của họ.

Vậy làm thế nào để các trader có thể vay thêm số Token đó. Có 2 cách để thực hiện điều này:

  • Cách 1: Dùng Token từ quỹ dự trữ của sàn. Cách này sàn phải có lượng quỹ lớn để trader có thể vay được.
  • Cách 2: Vay Token từ người khác với mức lãi suất nhất định

8.2 Cách hoạt động của các nền tảng Lending

Khi Lending trên các sàn, Token tham gia Lending sẽ được đưa vào cơ chế cho vay Margin Trading.

Đối với nền tảng Lending, lượng Token tham gia Lending sẽ được dùng để cho người đi vay (borrowers) vay lại. Mặt khác, các nền tảng sẽ đứng ra làm trung gian và được hưởng lợi từ chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay.

Xem thêm: Đào Coin là gì? Hướng dẫn đào Coin cho người mới bắt đầu

9. Tác động của Lending tới giá Token

Theo cơ chế Lending, các Token tham gia Lending sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này sẽ tác động tích cực tới Token đó.

  • Total Value Lock (TVL) khi lock Token khiến cung lưu thông của Token đó bị giảm trong khoảng thời gian cho vay.
  • Nhu cầu mua Token để tham gia Lending tăng.

Các yếu tố này theo đúng lý thuyết sẽ tác động giúp giá Token tăng lên. Tuy nhiên, còn yếu tố khác tác động tới giá Token đó, khiến giá hầu như không tăng. Đó là lượng Token tham gia lock là quá nhỏ so với tổng cung của nó, khiến tác động từ nhu cầu mua vào và giảm cung hầu như không ảnh hưởng.

Ngoài ra, Lending cũng chính là một game của sàn giao dịch có Margin.

  • Trong Lending, sàn sẽ nắm giữ một lượng Token lớn.
  • Sàn có thể xả Token bằng cách dùng lượng Token đó để bán xuống, khiến giá giảm mạnh.
  • Sau đó lại dùng tiền để mua vào với giá thấp hơn.

10. Ví dụ về Lending

Ví dụ như Binance Lending mở Lending đồng ETC. Thời điểm đó, Interest rate là 7% một năm và trong vòng 14 ngày.

  • Ngày 1 tháng 10 (bắt đầu lending): Giá ETC là $55
  • Ngày 15 tháng 10 (trả gốc+lãi): Giá ETC là $40

Nếu người dùng cho vay lending 100 ETC, tổng số tiền nhận về sẽ tính theo công thức sau:

100 + 100x7% x 14/365 = 100.268 => ETC = $5,514.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm trả gốc và lãi thì giá ETC lúc đó là $40, vậy người cho vay chỉ nhận lại được tổng số tiền là $4,010, có nghĩa là giảm hơn 27%.

Trong trường hợp này, người cho vay sẽ bị “thiệt” vì không thể cắt lỗ lúc giá ETC giảm sâu. Điều này dẫn đến kết thúc thời hạn cho vay thì số tiền gốc lẫn lãi bị giảm giá đi đáng kể.

11. Có nên đầu tư Lending Token không?

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp thì bạn đã hiểu về Lending là gì và có nên nên tham gia vào mô hình Lending hay không. Nếu xác định giữ Token dài hạn, Token Lending là một hình thức kiếm thêm thu nhập thụ động. Token Lending cho phép bạn kiếm thêm tiền từ Token nhàn rỗi.

12. FAQ về Lending

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về Lending mà BHO tổng hợp được, bạn đọc cùng khám phá xem có thắc mắc của mình không nhé.

Dịch vụ Lending có uy tín không?

Dịch vụ Lending có thể nói là tiềm ẩn cả cơ hội và những rủi ro khó kiểm soát được. Nguy cơ có thể xảy ra khi các Token cho vay giảm giá mạnh trong thời hạn. Điều này khiến cho người vay không kịp thu hồi và cắt lỗ.

Bên cạnh đó, Lending lại là một cách thức để các Trader kiếm thêm thu nhập khi có ý định giữ tài sản của mình trong dài hạn.

Dịch vụ Lending lấy tiền từ đâu để trả cho người vay?

Hoạt động tương tự như ngân hàng, các sàn giao dịch của Lending sẽ huy động số Token của người dùng, chuyển đến người có nhu cầu vay hoặc thực hiện các đầu tư sinh lời khác. Sau đó, họ sẽ cùng lợi nhuận thu được trả tiền lãi cho các Lender.

Những rủi ro từ mô hình Lending

  • Nếu chủ sàn là người không nghiêm túc và có ý đồ xấu thì bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối.
  • Nếu giá trị của các đồng Base suy giảm trong thời gian dài có thể khiến tính thanh khoản mất cân đối. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu tài chính và mô hình Lending.

Có phải ai làm Lending cũng thành công?

Không phải ai cũng làm Lending đều thành công. Mô hình này thực sự mang lại hiệu quả khi giá của đồng Lending Crypto được tăng liên tục. Nó chỉ thật sự xuất hiện khi có một lực mua đủ lớn và duy trì đều đặn.

Những bài viết liên quan:

Như vậy, BHO Network vừa chia sẻ cho bạn những kiến thức về nền tảng Lending là gì? Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp ích cho người dùng trong việc đầu tư trong thị trường tiền mã hóa. Hãy theo dõi các bài viết của BHO để cập nhật thêm kiến thức mới nhất nhé.

Xuất bản ngày 11 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare