logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Bytecoin là gì? Thông tin chi tiết về Token BCN

Bytecoin là gì? Thông tin chi tiết về Token BCN

  1. 1. Bytecoin (BCN) là gì?
  2. 2. Những đặc điểm nổi bật của Bytecoin
  3. 2.1 Chữ ký vòng không thể phát hiện (CryptoNote)
  4. 2.2 Proof of Work (PoW)
  5. 2.3 Phần thưởng khai thác
  6. 3. Phương thức hoạt động của Bytecoin
  7. 4. Token BCN là gì?
  8. 5. Thông tin chi tiết về Token Bytecoin (BCN)
  9. 5.1 Những chỉ số quan trọng của BCN
  10. 5.2 Mục đích sử dụng Token BCN
  11. 6. Cách kiếm và sở hữu BCN là gì?
  12. 7. Ví lưu trữ và sàn giao dịch của BCN Token
  13. 7.1 Ví lưu trữ của BCN Token
  14. 7.2 Sàn giao dịch của BCN Token
  15. 8. Quá trình phát hành Bytecoin
  16. 9. Có nên đầu tư vào Bytecoin không?
  17. 9.1 Tiềm năng của Bytecoin
  18. 9.2 Sản phẩm của Bytecoin
  19. 9.3 Cộng đồng của Bytecoin
  20. 9.4 Tính thanh khoản của Bytecoin

Bytecoin là gì? Dự án tập trung vào việc phân cấp các mã nguồn mở. Người dùng yêu thích việc phát triển tiền mã hóa hoàn toàn có thể sử dụng ByteCoin. Nhằm giúp bạn có ánh nhìn tổng quan hơn về nền tảng, BHO Network sẽ giới thiệu về những thông tin liên quan đến dự án triển vọng này nhé!

1. Bytecoin (BCN) là gì?

Bytecoin là dự án cho phép người dùng tham gia bằng cách sử dụng công nghệ CryptoNote, mạng lưới ngang hàng (Peer-To-Peer Network). Nền tảng được tạo ra với tham vọng cải thiện các giao thức ở BlockChain. Bytecoin hướng tới việc bảo mật thông tin khách hàng, mở rộng quy mô và tăng tốc độ giao dịch. Nền tảng tập trung phân cách các mã nguồn mở và đảm bảo sự riêng tư cho người dùng

Bytecoin cho phép người dùng tham gia bằng công nghệ CryptoNote

2. Những đặc điểm nổi bật của Bytecoin

Sau khi tìm hiểu Bytecoin là gì, người dùng cũng rất hứng thú với các đặc điểm đến từ dự án. Tại nền tảng, nhà phát triển đã áp dụng rất nhiều tính năng vượt trội như CryptoNote, PoW và phần thưởng khai khác. Bạn hãy cùng BHO Network điểm qua những đặc điểm này nhé.

2.1 Chữ ký vòng không thể phát hiện (CryptoNote)

Bytecoin được xây dựng dựa trên CryptoNote. Nền tảng có thể giữ các giao dịch của người dùng không thể truy cập và liên kết được. Một giao dịch sẽ sử dụng Public Key hay còn gọi là khóa công khai một lần. Điều này vẫn bắt buộc khi các giao dịch đều có cùng một người nhận. Nền tảng sẽ trực tiếp loại bỏ việc sử dụng lại địa chỉ và giảm thiểu khả năng truy xuất nguồn gốc của các giao dịch.

Bytecoin sử dụng chữ ký vòng để loại bỏ sự liên kết giữa người dùng và các giao dịch. Ở mỗi Public Key, chữ ký của bạn sẽ được trộn lẫn với các tài khoản khác. Người dùng có quyền kiểm soát mức độ ẩn danh của mình. Khi bạn áp dụng nhiều yếu tố đầu vào, các giao dịch sẽ trở nên mơ hồ và phức tạp. Điều này giúp bảo mật tài khoản của người dùng. Tuy nhiên, bạn phải trả chi phí giao dịch cao hơn.

Giữ các giao dịch của người dùng không thể truy cập và liên kết được

2.2 Proof of Work (PoW)

Thuật toán đồng thuận Proof-of-Work đã hỗ trợ rất nhiều cho các thợ đào. Khi Mining và sử dụng các máy GPU và ASIC, bạn sẽ có lợi thế hơn những người khai thác bằng CPU. Điều này đã giúp hệ thống mạng tập trung xung quanh thợ đào phát triển mạnh hơn.

Hiện tại, Bytecoin đang tập trung thu hẹp khoảng cách giữa hai loại thợ đào bằng thuật toán mới là Egalitarian Proof-of-Work (PoW). Egalitarian PoW sử dụng phiên bản của Skrypt.

Thuật toán có chức năng làm việc tương tự hàm Hashcash mà Bitcoin sử dụng. Điểm khác biệt lớn nhất là Skrypt không bị ràng buộc bởi bộ nhớ. Do vậy, các giàn khai thác CPU có thể được sản xuất với chi phí thấp và kết quả cao. Tuy nhiên, việc sử dụng GPU vẫn luôn đem đến hiệu quả lớn hơn gấp 10 lần.

Thuật toán đồng thuận Proof-of-Work hỗ trợ các thợ đào Coin

2.3 Phần thưởng khai thác

Sau mỗi 4 năm, phần thưởng khai thác của Bitcoin sẽ giảm đi một nửa. Điều này đã tạo ra nhiều phản ứng tiêu cực trong thị trường tiền mã hóa. Cụ thể, Hashrate đã sụt giảm rất mạnh sau khi có sự giảm phần thưởng. Khi Hashrate thấp hơn mức bình thường, mạng sẽ có nguy cơ bị tấn công hơn bởi các hoạt động độc hại như Double-Spending.

Bytecoin giảm phần thưởng trên mỗi khối. So với hàm Piecewise mà Bitcoin sử dụng, điều này sẽ giúp nền tảng hoạt động mượt mà hơn. Phần thưởng sẽ được tính theo công thức là Base Reward = (MSupply – A)/218.

Trong đó:

  • MSupply bằng (2^64) – Tương ứng với 1 đơn vị nguyên tử. Đây là đơn vị chia nhỏ nhất của BCN.
  • A là số tiền được tạo ra trước đây.

Tuy nhiên, Bytecoin đã ra đời khá lâu. Thế nên, BCN sẽ không đáng giá như những Token PoW khác. Khoảng hơn 99% số tiền từ nền tảng đã được lưu hành.

Xem thêm: GST STEPN là gì? Thông tin về Token GMT và GST - trào lưu game Move to Earn

3. Phương thức hoạt động của Bytecoin

Các giao dịch từ Bytecoin đều hoạt động tương tự với những nền tảng khác. Tuy nhiên, người dùng vẫn lựa chọn Web vì BCN có tính ẩn danh vô cùng cao.

Khi bạn thực hiện thanh toán các loại hàng hóa với Bytecoin, hóa đơn được gửi sẽ bao gồm cả địa chỉ ví. Để thanh toán giao dịch, người dùng cần phát sóng đến mạng lưới BCN. Từ đó, một BCN mới sẽ được gửi đến địa chỉ của bạn. Giao dịch thực hiện theo quy trình là Your Address - Địa chỉ người bán – Merchant Address.

Bytecoin cho phép các giao dịch sử dụng mạng lưới BCN

Mỗi máy tính thuộc mạng lưới BCN đều nhận được hướng dẫn. Các máy sẽ trực tiếp kiểm tra BCN đó có thuộc về bạn hay không. Vì tính ẩn danh, hệ thống sẽ không biết bạn là ai ngay từ đầu giao dịch. Nền tảng dựa trên chữ ký để xác định danh tính của người dùng. Hơn thế nào, Bytecoin sẽ không truy cập vào các dữ liệu cá nhân của bạn.

Sau đó, các giao dịch sẽ được đóng thành một khối bởi máy tính. Hệ thống tính biểu mẫu của các khối giao dịch một cách phù hợp nhằm bảo vệ mạng lưới khỏi các tình trạng giả mạo giao dịch. Cuối cùng, một máy tính sẽ tìm chính xác cấu trúc khối và thêm vào Blockchain.

Bạn sẽ phải chờ 120 giây để có thể hoàn thành một khối. Trước khi bắt đầu đầu xử lý, hệ sẽ kiểm tra tính xác thực của toàn bộ giao dịch. Người bán sau đó khoảng thời gian này sẽ sở hữu 1 BCN.

4. Token BCN là gì?

BCN Token là tiền mã hóa chính thức của nền tảng Bytecoin được phát triển dựa trên giao thức CryptoNote. BCN sẽ phát hành trực tiếp qua việc khai thác chứ không thực hiện ICO. Token Bytecoin chính thức ra mắt vào ngày 04/07/2012.

Tiền mã hóa chính thức của nền tảng

5. Thông tin chi tiết về Token Bytecoin (BCN)

Token biểu thị nhiều thông tin khác nhau của nền tảng. Đó là các chỉ số quan trọng hoặc mục đích sử dụng. Từ đó, người dùng có thể nắm rõ các dữ liệu và cấu trúc của web. Bạn cùng BHO Network tìm hiểu về thông tin chi tiết của Token Bytecoin nhé.

5.1 Những chỉ số quan trọng của BCN

Các chỉ số quan trọng của Token cho người dùng biết về cấu trúc của nền tảng. Bạn sẽ có được thông tin chính xác về tên, Blockchain và Token tiêu chuẩn của dự án thông qua những dữ liệu này.

  • Ticker: BCN
  • Consensus: Proof of Work
  • Blockchain: CryptoNote
  • Block Time: 120 giây
  • Token Type: Mineable và Token
  • Circulating Supply: 184,470,000,000 BCN
  • Total Supply: 184,066,827,285 BCN

Những chỉ số quan trọng của BCN

5.2 Mục đích sử dụng Token BCN

Mục đích sử dụng của Token BCN là gì? Người dùng có thể dùng Token cho các hoạt động sau:

  • Gas Fees: Token BCN sẽ được dùng để chi trả các khoản phí giao dịch tại mạng lưới Bytecoin. Cách tính Fee hiện tại vẫn chưa được đề cập tại Whitepaper của dự án.
  • Rewards: Dự án sẽ sử dụng Token cho các phần thưởng nhằm giúp mạng lưới hoạt động ổn định và an toàn hơn.
  • Payment: Ngoài ra, Bytecoin sẽ dùng Token để thanh toán cho các dịch vụ khác có đối tác như Dukley Hotel & Resort, Payza và HearFirst, Coinstop, MonoVM.

Xem thêm: CardStarter (CARDS) là gì? Thông tin chi tiết về Token CARDS

6. Cách kiếm và sở hữu BCN là gì?

Hiện tại, việc kiếm và sở hữu BCN Token đã dễ dàng hơn. BHO Network sẽ giới thiệu đến bạn 3 cách chính để có được Token này nhé.

Tham gia hệ thống đào của Token Generation Event: Bytecoin không thể thực hiện ICO mà phải khai thác bằng cách Mining. Đồng thời, dự án đang sử dụng thuật toán PoW. Vì vậy, bạn có thể khai thác thông qua việc đào. Nền tảng đang cung cấp hai cách phổ biến để khai thác Bytecoin, đó là:

  • Pool Mining Bytecoin: Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng GPU và CPU để khai thác trực tiếp thông qua mạng lưới Pool Mining. Một số Pool người nên sử dụng để đào BCN là Eobot, Miningpool.guru, Bytecoin-pool.org và Minergate.
  • Solo Mining Bytecoin: Tại Web của Bytecoin, bạn hãy tải phần mềm về máy tính. Sau đó, người dùng cần đồng bộ hóa cùng mạng Bytecoin và bắt đầu đào. Tuy nhiên, cách thức này không đem lại lợi nhuận cao và mất nhiều thời gian.

7. Ví lưu trữ và sàn giao dịch của BCN Token

Khi sử dụng Bytecoin, người dùng cần tìm kiếm các sàn và ví uy tín. Các sàn được đánh giá cao sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro khi giao dịch.

7.1 Ví lưu trữ của BCN Token

Ở thời điểm hiện tại, Bytecoin đã rất phát triển. Vì vậy, người dùng có thể dùng ví dự trữ riêng bằng cách Download tại trang web của Bytecoin Wallet. Nhược điểm của nền tảng là chỉ cho phép người sử dụng hệ điều hành Android dùng trên di động. Ngày phát hành của ví IOS hiện tại vẫn chưa được công bố.

Bytecoin Wallet chỉ cho phép hệ điều hành Android trên di động

7.2 Sàn giao dịch của BCN Token

Người dùng và nhà đầu tư có thể mua BCN Token trực tiếp qua các sàn giao dịch như:

Kraken là sàn giao dịch được sử dụng nhiều nhất ở Bytecoin

8. Quá trình phát hành Bytecoin

Quá trình phát hành Token BCN tại nền tảng ra sao? Bytecoin cấp quyền lực cho máy tính của tất cả các thành viên trong mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có khả năng tham gia Network và quá trình phát hành BCN. Tiền mới sẽ được tạo ra nhờ việc khai thác các mỏ trong mạng. BCN sẽ được dùng làm phần thưởng cho người sử dụng khả năng tính toán để xử lý giao dịch.

120 giây là khoảng thời gian các giao dịch Bytecoin được thực hiện. Người khai thác mỏ phải đảm bảo giao thức được xử lý chính xác. Đồng thời, các mã bảo vệ giao dịch cũng như dữ liệu cá nhân phải được cung cấp. Tuy nhiên, thợ mỏ lại không có quyền truy cập dữ liệu tài chính của người dùng. Điều này sẽ giấu được số tiền đã chuyển và bảo vệ danh tính và thông tin của bạn.

Mỗi 120 giây, các thợ mỏ sẽ nhận được phần thưởng là 65.000 BCN. Việc tiếp cận này sẽ tạo điều kiện cho việc phát hành token mới và các giao dịch không tính phí.

120 giây là khoảng thời gian các giao dịch Bytecoin được thực hiện

9. Có nên đầu tư vào Bytecoin không?

Bytecoin là dự án đã được ra mắt khá lâu. Hiện tại, các sàn giao dịch ngày càng xuất hiện ồ ạt. Việc đầu tư vào Bytecoin vẫn khiến nhiều nhà đầu tư đắn đo. Tuy nhiên, token BCN vẫn là một nền tảng đầy tiềm năng. Bạn hãy cùng BHO Network tìm hiểu về lý do bạn có nên đầu tư vào Bytecoin hay không nhé!

9.1 Tiềm năng của Bytecoin

Bytecoin được xem là thế hệ tiếp theo của thị trường tiền mã hóa. BCN là Token đầu tiên được xây dựng dựa trên công nghệ CryptoNote. Đây là chữ ký vòng một lần được sử dụng để cung cấp các giao dịch ẩn danh và hoàn toàn không thể tra cứu tại nền tảng. Việc này sẽ giúp người dùng đảm bảo được thông tin và cảm thấy an toàn khi thanh toán.

  • Cơ sở mã mô đun: Bytecoin sử dụng Mô Đun mã nguồn để giúp bạn xây dựng ứng dụng một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, các cơ sở mã được thiết kế hoàn toàn theo các tiêu chuẩn hiện đại cùng công nghệ tiên tiến.
  • API mạnh mẽ và linh hoạt: Bytecoin sử dụng API đa mục đích và đa lớp. Công nghệ sẽ phù hợp với các yêu cầu cụ thể từ người dùng. Bạn có thể tích hợp các giải pháp thanh toán BCN hoặc tự xây dựng các ứng dụng mỏ và ví của riêng mình. API cấp cao sẽ hỗ trợ cho người dùng quyền truy cập vào các chức năng chính của nền tảng.
  • Multisignature: Chức năng đa chữ ký API (Multisignature) cấp cho người dùng quyền truy cập. Giao thức này yêu cầu nhiều bên cùng tham gia một giao dịch để ký giải phóng các quỹ. Multisignature cho phép người dùng tạo các dịch vụ ký quỹ bản địa và ví sách nền tảng. Ngoài ra, chức năng này còn cung cấp nhiều dịch vụ về những giao dịch chuyển tiền phức tạp khác.

9.2 Sản phẩm của Bytecoin

Hiện tại, Bytecoin Wallet là ví duy nhất của nền tảng này. Đội ngũ phát triển vẫn chưa ra mắt một sản phẩm nào khác. Tính đến thời điểm này, ví vẫn chưa được tích hợp trực tiếp vào hệ điều hành IOS.

Bytecoin Wallet là ví duy nhất của nền tảng

9.3 Cộng đồng của Bytecoin

Tổng lượng cung BCN Token là gần 100%. Vì vậy, quyết định tăng giá của Bytecoin sẽ không bị ảnh hưởng bởi độ khan hiếm của sản phẩm. Xét về yếu tố cộng đồng, dự án có gần 2000 thành viên tại Telegram ở thị trường quốc tế. Trên Twitter, số lượng người tương tác chính thức cũng chỉ khoảng 4000. Đây là con số được cập nhật ở bài đăng gần nhất vào tháng 4/2021. Số lượng này là quá ít so với một tiền mã hóa đã ra mắt hơn 9 năm.

Cộng đồng của Bytecoin

Khi so sánh với hệ sinh thái Solana, bạn có thể nhận thấy rõ sự khác biệt. Tuy được ra mắt vào năm 2018, dự án đã có hơn 60000 người theo dõi. Đây là con số lớn gấp 15 lần so với Bytecoin. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần suy nghĩ kỹ hơn để đưa ra quyết định góp vốn vào token BCN.

9.4 Tính thanh khoản của Bytecoin

Tính thanh khoản là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một Token. Hiện tại, các đối tác chấp nhận thanh toán của Bytecoin còn rất ít. Bên cạnh đó, Trading Volume của dự án cũng ở mức thấp. 2 năm trước, Bytecoin đã bị xóa khỏi sàn giao dịch của Binance.

Chính vì những lí do kể trên, khả năng tiếp cận đến các nhà đầu tư và người dùng của dự án giảm mạnh. Giá trị của token BCN đã giảm mạnh xuống gần 100% từ mức All Time High.

Những bài viết liên quan:

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất về Bytecoin là gì và những tiềm năng của dự án này. Token BCN đã ra mắt được 9 năm và nhận được sự tin tưởng từ người dùng. Nếu bạn cần thêm thông tin về nền tảng, hãy liên hệ BHO Network nhé.

Xuất bản ngày 11 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare