logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Kusama là gì? Thông tin chi tiết về mạng lưới Kusama (KSM)

Kusama là gì? Thông tin chi tiết về mạng lưới Kusama (KSM)

  1. 1. Kusama là gì?
  2. 2. Ưu điểm và nhược điểm của Kusama
  3. 2.1 Ưu điểm của Kusama
  4. 2.2 Nhược điểm của Kusama
  5. 3. Thành phần tham gia vào mạng lưới Kusama
  6. 3.1 Builders (Người xây dựng)
  7. 3.2 Chú thích
  8. 3.3 Network Maintainers (người bảo trì mạng lưới)
  9. 4. Cơ chế hoạt động của Kusama
  10. 4.1 Relay Chain
  11. 4.2 Parachain
  12. 5. Sự khác nhau giữa Kusama (KSM) và Polkadot (DOT)
  13. 6. Thông tin cơ bản về token KSM
  14. 6.1 Kusama (KSM) token là gì?
  15. 6.2 Phân bổ token KSM
  16. 6.3 Bán token KSM
  17. 6.4 Lịch mở khóa token KSM
  18. 7. Kusama (KSM) token được dùng để làm gì?
  19. 7.1 Staking Reward
  20. 7.2 Voting
  21. 7.3 Fee
  22. 7.4 Implemented parachains
  23. 8. Cách kiếm Kusama token
  24. 8.1 DOT indicator token holder
  25. 8.2 Faucet
  26. 8.3 Grants from web3 foundation
  27. 8.4 Bug bounty program
  28. 9. Ví lưu trữ Kusama (KSM) token
  29. 10. Đội ngũ phát triển và đối tác của Kusama
  30. 10.1 Đội ngũ phát triển của Kusama
  31. 10.2 Đối tác
  32. 11. Có nên đầu tư vào KSM không?
  33. 12. FAQs về Kusama

Kusama là gì? Bạn đang muốn tìm hiểu về thông tin Kusama trên thị trường DeFi hiện nay. Vậy hãy cùng BHO Network cập nhật những thông tin quan trọng về Kusama trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kusama là gì?

Kusama được hiểu là một mạng lưới chuyên dụng của Polkadot để thực hiện nhiệm vụ cảnh báo khi phát hiện bất kỳ lỗ hổng hay thậm chí điểm yếu trên mạng lưới Polkadot.

Ngoài ra, nền tảng Kusama còn cho phép bạn triển khai hoặc thử nghiệm dự án mới trên Blockchain trước khi đưa vào dự án thực tế.

Kusama là một hệ thống mạng lưới chuyên dụng thuộc nền tảng Polkadot

2. Ưu điểm và nhược điểm của Kusama

Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của Kusama.

2.1 Ưu điểm của Kusama

  • Tiết kiệm chi phí bởi dự án Blockchain khởi chạy trên Kusama hầu hết có chi phí thấp và không đủ nguồn vốn.
  • Vòng lặp siêu tốc độ nhờ quy trình quản lý nâng cao nên giúp bạn xử lý giao dịch nhanh chóng.
  • Kusama đã tập hợp nhiều công nghệ Blockchain kết hợp với nhau để tạo thành một mạng lưới phân chia, phát triển nhiều tính năng mới và giải phóng các nhà phát triển khỏi node từ nền tảng cũ.
  • Cộng đồng tham gia vào Kusama là các thành viên phát triển dự án, thực hiện nhiệm vụ theo dõi hoặc quản trị dự án. Bên cạnh đó, Kusama áp dụng hình thức quản trị mở nên mọi quyết định của người dùng đều được mạng lưới tôn trọng và thực hiện hoạt động phát triển hệ thống.
  • Tận dụng sự nổi tiếng về thương hiệu toàn cầu Polkadot để thu hút sự chú ý công chúng và tương tác với cộng đồng.
  • Nhờ có sự thử nghiệm trên mạng lưới Kusama mang đến cho nhà phát triển những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng dự án mới.

Kusama tích hợp nhiều công nghệ trên mạng lưới để phát triển các tính năng mới

2.2 Nhược điểm của Kusama

  • Giá token luôn chịu sự ảnh hưởng của giá Bitcoin.
  • Các dự án thử nghiệm trên Blockchain Kusama nhưng lại chuyển sang Polkadot để phát triển nền tảng chính thức.
  • Mức độ an toàn và bảo mật thông tin thấp.
  • Chịu sự cạnh tranh của Polkadot và một số dự án khác trên Blockchain.

Giá của token Kusama chịu sự ảnh hưởng của giá Bitcoin

3. Thành phần tham gia vào mạng lưới Kusama

Chắc hẳn các bạn cũng biết, để Kusama hoạt động hiệu quả và an toàn thì cần phải có sự hỗ trợ của các thành phần tham gia bên trong mạng lưới. Bật mí cho bạn những thành phần cấu tạo nên mạng lưới Kusama dưới đây:

3.1 Builders (Người xây dựng)

Builders là thành phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Parachains, Parathreads, Bridges. Thành phần này được xem là một yếu tố cần thiết để triển khai Dapp trên mạng lưới. Hơn nữa, đây là thành phần giúp các dự án mới tiết kiệm chi phí nhờ xây dựng và triển khai Parachains.

Xây dựng Parachains trên Kusama

3.2 Chú thích

Chú thích là một thành phần giúp bạn giải nghĩa một số thuật ngữ trên nền tảng này. Dưới đây là một vài chú thích về các thuật ngữ trên nền tảng.

  • Parachains được hiểu như dạng Blockchain và cũng là giải pháp mở rộng cho nền tảng.
  • Parathreads cũng được xem như một dạng Parachains và 2 nền tảng này có thể thay đổi qua lại nhưng tùy thuộc vào thời điểm.
  • Bridges là một cầu nối giữa Parachains và Parathreads, cho phép tương tác với một số Blockchain bên ngoài mạng lưới.

3.3 Network Maintainers (người bảo trì mạng lưới)

Đây là thành phần giúp duy trì sự ổn định của mạng lưới, bao gồm: Nominators, Collators, Validators, Governance actors.

  • Nominators là tổng hợp nhóm người đề cử thực hiện nhiệm vụ validators tốt và uy tín.
  • Collators là nhóm người đối chiếu và duy trì nền tảng Parachains thông qua việc thu thập các giao dịch từ người dùng qua Validators.
  • Validators là nhóm người thực hiện nhiệm vụ xác nhận giao dịch và tạo ra block mới.
  • Governance actors đóng vai trò quyết định sự phát triển của dự án tổ chức bỏ phiếu từ người dùng để tham gia đánh giá các thành phần trên nền tảng.

Nominator tổng hợp nhóm người đề cử để thực hiện nhiệm vụ Validator

Xem thêm: Sipher là gì? Thông tin chi tiết về Sipher & Sipher token

4. Cơ chế hoạt động của Kusama

Cơ chế hoạt động của Kusama được hoạt động dựa trên 2 loại Blockchain đó là Relay Chain và Parachain. Nếu bạn muốn tìm hiểu hay khám phá 2 nền tảng này thì bạn có thể tham khảo chi tiết sau:

4.1 Relay Chain

Relay Chain là một dạng Blockchain trên mạng lưới Kusama để tạo điều kiện cho người dùng thực hiện các giao dịch. Ngoài ra, Rela Chain còn phân chia việc bổ sung các giao dịch mới khỏi quá trình xác thực để đạt được tốc độ xử lý cao hơn.

Ngoài ra, Kusama Relay Chain còn sử dụng các biến thể thuộc giao thức đồng thuận để chỉ định Validators cho hệ thống.

Relay Chain là một dạng Blockchain trên mạng lưới Kusama

4.2 Parachain

Parachain là một nền tảng tùy chỉnh và sử dụng tài nguyên tính toán của nền tảng Relay Chian để xác nhận giao dịch.

Cơ chế hoạt động của Kusama dựa vào 2 nền tảng Relaychain và Parachain

5. Sự khác nhau giữa Kusama (KSM) và Polkadot (DOT)

Như các bạn cũng biết, Kusama là một nền tảng hỗ trợ nhà phát triển thực hiện chạy thử nghiệm dự án trước khi đưa vào hệ thống chính thức của Polkadot. Ngoài ra, Kusama và Polkdot còn có những đặc điểm khác nhau để phân biệt 2 nền tảng này.

  • Tốc độ xử lý của hệ thống quản trị: Khi Kusama chỉ mất một tuần để bỏ phiếu thông qua đề xuất và 8 ngày để thực hiện những dự án đã đề xuất. Còn đối với Polkadot lại mất một tháng để thực hiện nhiệm vụ tương tự.
  • Yêu cầu trở thành Validator trên nền tảng Kusama dễ dàng hơn nhiều so với Polkadot.

Phân biệt giữa Polkadot và Kusama

6. Thông tin cơ bản về token KSM

Với định nghĩa trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu được token Kusama là gì? trên thị trường DeFi. Phần thông tin dưới đây sẽ giúp bạn khám phá rõ hơn về Kusama token.

6.1 Kusama (KSM) token là gì?

Kusama (KSM) token được xem là một loại tiền mã hóa chính thức hoạt động trên nền tảng Kusama. Người chơi được nhận token thông qua stake và nhận thưởng trên hệ sinh thái của Kusama. Bên cạnh đó, KSM được sử dụng với chức năng để quản trị, giao dịch hay vận hành các hoạt động trên hệ sinh thái này.

Những thay đổi của KSM token trên thị trường

6.2 Phân bổ token KSM

  • Tên token: Kusama token.
  • Ký hiệu: KSM.
  • Nền tảng Blockchain: Kusama.
  • Loại token: Utility.
  • Cơ chế đồng thuận: NPoS.
  • Tổng cung: 10 000 000 KSM.
  • Cung lưu thông: 8 980 000 KSM.

Biểu đồ phân bổ token

6.3 Bán token KSM

Hiện nay, Kusama token tổ chức bán trên các sàn giao dịch như các loại token khác.

6.4 Lịch mở khóa token KSM

Số lượng token trên thị trường hiện nay còn khoảng hơn 1 triệu KSM và được phân bổ nhờ quá trình stake.

7. Kusama (KSM) token được dùng để làm gì?

Trên thị trường, Kusama token được dùng với 4 mục đích như sau:

7.1 Staking Reward

Thông qua các Validator tham gia xác nhận giao dịch trên mạng lưới Kusama phải dùng đến một lượng KSM token nhất định để stake. Tất nhiên sau quá trình stake thì bạn cũng sẽ nhận được phần thưởng token tương tự trong hệ sinh thái này.

7.2 Voting

Người dùng sẽ sử dụng KSM token để thực hiện biểu quyết trong các cuộc bầu cử hay trưng cầu ý kiến cho sự phát triển của dự án.

Staking Kusama

7.3 Fee

KSM token được sử dụng trả phí cho các giao dịch trong mạng lưới Kusama.

7.4 Implemented parachains

KSM token sẽ được các nhà phát triển sử dụng trong việc thanh toán khi thực hiện hoạt động Parachains trên hệ sinh thái Kusama.

KMS token được sử dụng với mục đích trả phí cho người dùng

8. Cách kiếm Kusama token

Hiện nay, bạn có thể kiếm và sở hữu Kusama token với 4 cách như sau:

8.1 DOT indicator token holder

Kusama sẽ phân phối token đến cho cộng đồng và người sở hữu DOT và bạn sẽ nhận được KSM token nếu như tham gia đợt bán công khai của DOT.

8.2 Faucet

Bất kỳ ai thực hiện tương tác trên GitHub đều có thể nhận được KSM token. Tuy nhiên bạn cần phải đăng ký tài khoản GitHub trước tháng 6 năm 2019.

KSM token được mở bán công khai trên sàn giao dịch

8.3 Grants from web3 foundation

Với nền tảng này, các nhà phát triển có thể đăng ký để nhận tài trợ từ web3.

8.4 Bug bounty program

Đây là hình thức người dùng có thể được nhận KSM token thông qua việc phát hiện lỗ hổng của mạng lưới Kusama.

Người dùng có thể được nhận KSM token

9. Ví lưu trữ Kusama (KSM) token

Kusama token đang được lưu trữ trên một số ví như: Polkawallet, ví lạnh của ledger và các ví trên sàn giao dịch có hỗ trợ.

Các ví lưu trữ KSM token trên sàn giao dịch

10. Đội ngũ phát triển và đối tác của Kusama

Dưới đây là đội ngũ phát triển và đối tác của Kusama:

10.1 Đội ngũ phát triển của Kusama

Mạng lưới Kusama được thành lập từ một tiến sĩ có tên là Gavin Wood. Với mục đích hỗ trợ mạng Polkadot, Gavin đã xây dựng một Blockchain cho phép thử nghiệm và phát triển dự án trên điều kiện thực tế. Ngoài ra, Gavin Wood còn thiết kế một chức năng đảm nhiệm việc cảnh báo và phát hiện điểm yếu của Polkadot.

Tiến sĩ Gavin Wood trên Kusama đấu giá Parachain

10.2 Đối tác

Hiện nay, mạng lưới Kusama được nhiều đối tác lớn quan tâm như: Polkadot, Chainlink, ChainX, Web3Foundation, Edgeware,...

Một số dự án mà Kusama hợp tác hiện nay

Xem thêm: Shibaswap là gì? Tổng quan về sàn giao dịch Shibaswap (SHIB)

11. Có nên đầu tư vào KSM không?

Bên cạnh những thông tin trên, có thể nói Kusama là một nền tảng mà nhiều dự án trong tương lai sẽ lựa chọn để thử nghiệm. Hơn nữa, Kusama còn mang đến cho nhà phát triển phương pháp tiết kiệm chi phí giao dịch trên hệ thống.

Ngoài ra, mạng lưới Kusama là một trong những nền tảng để bạn phát triển dự án qua Dapp. Vì vậy, bạn có thể nhìn thấy tiềm năng của Kusama trong tương lai để ra quyết định đầu tư vào dự án.

Kusama được nhiều dự án thử nghiệm và đánh giá

12. FAQs về Kusama

Chắc hẳn bạn vẫn còn một số thắc mắc về mạng lưới Kusama chưa được giải đáp. Đừng lo! Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây về Kusama.

Đối tượng nào có thể tham gia vào Kusama?

  • Mạng lưới Kusama không giới hạn người dùng tham gia vào giao dịch, miễn bạn là người có nhu cầu thì có thể tham gia vào Kusama.

Kusama token khác với Kusama token Test như thế nào?

  • Kusama token là một loại tiền mã hóa có giá trị và được niêm yết trên sàn giao dịch. Còn Kusama token test là một bản testnet mà bạn có thể nhận token miễn phí nhưng loại token này không có giá trị trên sàn giao dịch.

Những bài viết liên quan:

Bài viết trên đã cập nhập đầy đủ thông tin cũng như làm rõ định nghĩa về Kusama là gì? Hy vọng những phân tích và đánh giá về Kusama và tiềm năng của dự án mà BHO Network tổng hợp sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về KSM token. Hãy theo dõi BHO Network để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tiền mã hóa nhé.

Xuất bản ngày 02 tháng 9 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare