- Blog
- Tin tức Crypto
- Mempool là gì? Tổng quan kiến thức cần biết về Mempool
Mempool là gì? Tổng quan kiến thức cần biết về Mempool
- 1. Mempool là gì?
- 2. Mối quan hệ giữa Mempool, Full Node và Miner Node trong mạng Bitcoin
- 3. Cách thức hoạt động của Mempool
- 3.1 Mối quan hệ giữa Mempool và phí giao dịch
- 3.2 Mối quan hệ giữa bộ nhớ Mempool với số lượng giao dịch
- 4. Các thợ đào sử dụng Mempool như thế nào?
- 5. Tầm quan trọng và hạn chế của kiến trúc Mempool
- 5.1 Tầm quan trọng
- 5.2. Hạn chế
- 6. Hiện trạng của các Mempool gần đây
- 6.1 Xảy ra hiện tượng thường xuyên trống
- 6.2 Tại sao các Mempool lại thường xuyên trống
- 6.3 Điều gì sẽ xảy ra nếu Mempool không tồn tại?
Mempool là gì? Đâu là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư khi mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực Bitcoin. Toàn bộ quá trình vận hành của tiền mã hóa đều rất phụ thuộc vào “người bạn đồng hành’’ này. Hãy cùng BHO Network tìm hiểu về cách thức hoạt động và tầm quan trọng với thị trường tiền mã hóa ngay tại đây nhé!
1. Mempool là gì?
Mempool hay Memory Pool là một phòng chờ ảo cho các giao dịch chưa được đưa vào Block. Các Miner Node sẽ vào đây để sắp xếp các giao dịch chờ vào Block tiếp theo. Mỗi Node duy trì Mempool của riêng mình và có dung lượng riêng để lưu trữ các giao dịch chưa được xác nhận. Một khi giao dịch đã được xử lý thì sẽ bị xóa khỏi Mempool.
2. Mối quan hệ giữa Mempool, Full Node và Miner Node trong mạng Bitcoin
Với mọi Full Node của mạng Bitcoin đều được cấp quyền truy cập vào Mempool, có thể lưu trữ tất cả các giao dịch cũng như các khối Block của Blockchain Bitcoin. Các Full Node có mục tiêu chính là xác thực tất cả các giao dịch theo các quy tắc của giao thức Bitcoin.
Các giao dịch đều sẽ được Full Node chạy một loạt kiểm tra để xác minh chữ ký và đảm bảo tất cả đều hợp lệ. Nếu điều kiện ‘đầu ra không vượt quá đầu’ vào và ‘tiền chưa được chi tiêu’ không được đáp ứng, giao dịch ấy sẽ bị từ chối.
Khi giao dịch đã được xác minh là hợp lệ thì sẽ được thêm vào Bitcoin Mempool ngay lập tức. Các Miner Node sẽ là người chọn các giao dịch chưa được xử lý ở Mempool để sắp xếp vào Block tiếp theo của Bitcoin. Miner sẽ lựa chọn theo các tiêu chí là phí giao dịch, bên nào được trả cao nhất sẽ được ưu tiên xử lý.
Tham khảo: STO (Security Token Offering) là gì? Tổng hợp chi tiết về STO
3. Cách thức hoạt động của Mempool
Các Node chia sẻ dữ liệu Mempool chuyển các giao dịch cho đến khi tiếp cận toàn bộ mạng. Khi các Mempool được chia sẻ đạt đến công suất có khối lượng giao dịch cao, Node sẽ ưu tiên cho các giao dịch có phí cao hơn ngưỡng.
Khi tất cả giao dịch và chi phí dưới ngưỡng bị xóa khỏi nhóm thì các giao dịch mới sẽ được thêm vào nhóm là cho chi phí đáp ứng ở mức tối thiểu. Tóm lại, các giao dịch có phí cao hơn ngưỡng sẽ được xử lý đầu tiên và xoá khỏi các Mempool.
3.1 Mối quan hệ giữa Mempool và phí giao dịch
Mempool đôi lúc sẽ quá tải khi một lượng lớn giao dịch được tiến hành cùng một lúc khiến cho số băm giảm. Trong khoảng thời gian Mempool trở nên tắc nghẽn sự chậm sẽ xảy ra dẫn đến tăng phí giao dịch.
Một khi Pool đầy, các nhà đầu tư sẽ có tùy chọn trả phí cao hơn, điều giúp đẩy giao dịch của họ lên hàng đầu để có thể xác nhận nhanh hơn. Đối với các giao dịch có chi phí thấp thì vẫn sẽ nằm trong Mempool nhưng sẽ chưa được xác nhận cho đến khi tắc nghẽn giảm vì vậy chi phí tương ứng thấp.
Mỗi một giao dịch của Bitcoin sẽ nằm trong một Mempool cho đến khi sẵn sàng được xác nhận. Cứ mỗi Node thì sẽ có bộ nhớ riêng với mặc định thường nhỏ hơn 300MB. Giao dịch sẽ bị xóa khỏi Mempool sau khi được thêm vào khối đã cam kết.
Khi cung thấp hơn cầu, các Miner Node sẽ có quyền lựa chọn xử lý các giao dịch mà họ muốn. Nên nhưng giao dịch có phí cao thường sẽ được các Miner ưu tiên xử lý trước.
3.2 Mối quan hệ giữa bộ nhớ Mempool với số lượng giao dịch
Mempool có kích thước được tính bằng Byte dùng làm số liệu để ước tính thời gian tắc nghẽn mạng. Mempool càng lớn, mạng sẽ càng dễ tắc nghẽn, dẫn đến thời gian để xác nhận sẽ lâu hơn và mức độ ưu tiên cao hơn.
Tuy nhiên nếu Mempool có kích thước giảm dần thì điều này có nghĩa là Node đã nhận được một khối hợp lệ mới và sẽ loại bỏ các giao dịch đang chờ xử lý có trong khối khỏi Mempool.
Thông thường, kích thước của các Mempool có thể dao động phụ thuộc vào số lượng giao dịch đang được thực hiện. Vì mỗi Node cũng có các quan điểm riêng về các khoản giao dịch hoãn lại tùy thuộc vào khả năng lưu trữ chưa được xác nhận cũng là lý do tại sao mỗi Mempool có kích thước khác nhau.
4. Các thợ đào sử dụng Mempool như thế nào?
Các Miner sẽ sử dụng những công cụ Mining có khả năng duy trì nhiều kết nối mạng ngang hàng. Đối với những giao dịch có chi phí cao hơn ngưỡng sẽ được các Miners chọn ra khỏi Mempool và thêm vào Block nhanh hơn.
Một Block mới được tạo ra sẽ tốn khoảng 10 phút. Trong thời gian này, các Nodes có thể truyền tải các giao dịch lên trên mạng và cập nhập vào Mempool trước khi có một giao dịch hợp lệ khác được thêm vào Block.
5. Tầm quan trọng và hạn chế của kiến trúc Mempool
Mempool có ảnh hưởng rất lớn tới đến quyền lợi người và đóng vai trò rất quan trọng của tiền mã hoá nói chung.
5.1 Tầm quan trọng
Mempool là một “mảnh ghép” cực kỳ quan trọng của BIP 35 (đề xuất cải tiến Bitcoin số 35). Vì thế các Nodes bên ngoài có thể truy cập vào các Nodes Mempool khác. Tính năng này cực hữu ích trong một số trường hợp như:
- SPV Clients muốn theo dõi các giao dịch trước khi được xác nhận và nhập vào một Block.
- Miners kiểm tra các khoản phí sinh lời hoặc Download “Transaction Waiting List” để bắt đầu xác nhận giao dịch.
- Miners muốn tìm hiểu mạng lưới từ xa.
5.2. Hạn chế
Các Miner Node không cần phải xử lý các giao dịch theo thời gian người dùng đưa lệnh On-Chain mà có thể ưu tiên những giao dịch trả mức phí cao hơn hoặc các lệnh có lợi cho bản thân. Hai tác hại phổ biến của MEV là:
- Bot giao dịch chênh lệch giá với những bên thứ ba.
- Exchange Front-Running Bot, các Bot này có thể giám sát những giao dịch lớn đang chờ xử lý trên Mempool và dùng chúng để kiếm lời.
Tham khảo: Bitcoin Halving là gì? Tìm hiểu về tầm quan trọng của BTC
6. Hiện trạng của các Mempool gần đây
Ở trên BHO đã tổng quát toàn bộ kiến thức về Mempool, dưới đây BHO gửi cho các bạn hiện trạng Mempool để có góc nhìn khái quát hơn.
6.1 Xảy ra hiện tượng thường xuyên trống
Các Mempool Bitcoin đang thường xuyên trống rỗng trong những tháng gần đây. So với mức tương đối cao ở tháng 4 và tháng 5 năm 2021. Thì trọng lượng của Mempool tính bằng vMB và giao dịch đã giảm hoặc không thay đổi kể từ đầu tháng 7 năm 2021.
6.2 Tại sao các Mempool lại thường xuyên trống
Vào tháng 7 năm 2021, mức Mempool thấp bởi vì tác động từ việc tỷ lệ băm và giá giảm sau lệnh cấm khai thác đến từ Trung Quốc. Thông thường, khi tỷ lệ băm giảm xuống thường khiến Mempool đầy vì ít người khai thác hơn.
Nhưng lần này, Mempool trống hơn vì cùng thời điểm các Miner buộc phải ngoại tuyến ở Trung Quốc dẫn đến khối lượng giao dịch trên Bitcoin giảm xuống.
6.3 Điều gì sẽ xảy ra nếu Mempool không tồn tại?
Nếu không có Mempool, các Node sẽ không thể xem được các giao dịch đến và sẽ không biết các mạng lưới Blockchain tắc nghẽn như thế nào. Các Node sẽ không hiểu hoặc xác định chính xác nguồn gốc gây ra tắc nghẽn, phí cao và các vấn đề khác.
Những bài viết cùng chủ đề:
- Cloud Mining là gì? Tìm hiểu kiến thức cơ bản về Cloud Mining từ A-Z
- GameFi Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Dự Án GameFi
Hy vọng qua bài viết của BHO Network đã cho các bạn biết được “Mempool là gì?” Vai trò của nền tảng này đối với mạng lưới tiền mã hoá. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy theo dõi chúng tôi để xem các chủ đề về tiền mã hóa ngay trên Web nhé!
Xuất bản ngày 10 tháng 7 năm 2022
Chủ đề liên quan