logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Cloud Mining là gì? Kiến thức cơ bản về Cloud Mining từ A-Z

Cloud Mining là gì? Kiến thức cơ bản về Cloud Mining từ A-Z

  1. 1. Cloud Mining là gì?
  2. 2. Đặc điểm của Cloud Mining
  3. 3. Tìm hiểu bản chất của Cloud Mining
  4. 3.1 Dạng đầu tư
  5. 3.2 Dạng phần mềm
  6. 4. Ưu nhược điểm của Cloud Mining
  7. 5. Có nên đào Bitcoin bằng Cloud Mining không?
  8. 6. Các thợ đào thu được lợi nhuận từ Cloud Mining bằng cách nào?
  9. 6. 1 Chi phí hợp lý
  10. 6.2 Hỗ trợ về công nghệ
  11. 6.3 Không cần bảo trì
  12. 7. Rủi ro khi đào Cloud Mining
  13. 8. Những chú ý khi sử dụng Cloud Mining
  14. 9. Một số Cloud Mining uy tín nhất
  15. 9.1 StormGain
  16. 9.2 Genesis Mining
  17. 9.3 Nicehash

Cloud Mining là gì? Hoạt động khai thác này có tác dụng như thế nào đối với người dùng? "Đào Coin" được thực hiện bằng phương pháp ra sao? Các vấn đề bạn đang thắc mắc sẽ được BHO Network giải đáp chi tiết qua phần thông tin dưới đây. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết để hiểu hơn về thuật ngữ Crypto liên quan đến thị trường tiền mã hóa bạn nhé!

1. Cloud Mining là gì?

Cloud Mining hiểu đơn giản chính là đào Coin trên mây hoặc "khai thác đám mây". Hoạt động này cho phép người dùng đào Coin từ xa mà không phải sở hữu thiết bị máy móc hiện đại. là quá trình tạo ra coin nhờ sử dụng sức mạnh điện toán thuê từ bên trung gian (nhà cung cấp dịch vụ khai thác trên đám mây).

Mỗi người khai thác (miner) sẽ mua một lượng năng lực khai thác nhất định gọi là “Hash Power” (sức mạnh băm) từ nhà cung cấp dịch vụ để tham gia vào một “trang trại khai thác” (trung tâm dữ liệu từ xa dành riêng cho khai thác coin).

2. Đặc điểm của Cloud Mining

Thành phần của Cloud Mining bao gồm những gì? Mỗi yếu tố có vai trò như thế nào trong chuỗi vận hành của Bitcoin? Phần nội dung dưới đây của BHO Network sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn.

  • Nhà cung cấp dịch vụ Mining: Đây là đơn vị cung cấp máy đào hoặc bán hashrate từ xa. Các đơn vị cung cấp dịch vụ này hiện nay có thể kể đến như Minergate, Hashing 24, Hashflare, Genesis Mining.
  • Người sử dụng dịch vụ (nhà đầu tư): Những người dùng này bỏ tiền để thuê hoặc mua từ xa các máy đào về phần coin tương ứng theo hợp đồng.

Bên cạnh thành phần có trong hệ thống, Cloud Mining còn được hoạt động dựa trên 2 cách như sau:

  • Thuê máy đào từ xa.
  • Mua Hashrate.

Tham khảo: IEO là gì? Làm sao để đầu tư IEO đúng cách và hiệu quả

3. Tìm hiểu bản chất của Cloud Mining

Cloud Mining sử dụng một số liệu gọi là tốc độ đào (Hashpower) để tính giá dịch vụ của nó. Tiêu chí này được sử dụng để tính lãi trả cho người thuê, từ đó cho biết số tiền được đầu tư. Cloud Mining có thể được chia thành hai loại:

3.1 Dạng đầu tư

Có rất nhiều trung tâm đào coin lớn trên thế giới liên kết với các công ty quy mô khủng. Các công ty này có vốn rất lớn và sử dụng phần cứng chuyên dụng để đào coin. Mặc dù công ty lớn mạnh và ổn định nhưng thị trường luôn biến động và ngay cả những thay đổi nhỏ của thị trường cũng có thể tác động lớn đến các công ty này.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, họ cho phép mọi người đầu tư vào hệ thống của họ và các nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận mà công ty trả cho khoản đầu tư đó.

Nếu các nhà đầu tư muốn mở một trang trại đào coin, nhưng lại không có vốn, họ có thể mở một ICO hoặc đơn giản là mở một trang web Cloud Mining. Vì vậy, Cloud Mining truyền thống đã ra đời.

3.2 Dạng phần mềm

Ở dạng phần mềm, khai thác trên đám mây là một phần mềm nhẹ, thân thiện với người dùng và có thể được sử dụng trên nhiều thiết bị. Không giống như các máy đào coin chuyên dụng, những phần mềm này được xây dựng để những người không có nhiều hiểu biết về kỹ thuật có thể dễ dàng sử dụng nó để đào coin. Lợi nhuận khai thác sẽ được chia một phần cho các thợ đào. Thợ đào phải giữ thiết bị khai thác liên tục trực tuyến.

Phần mềm thỏa mãn các cơ chế trên là phần mềm khai thác trên đám mây thực. Tuy nhiên hiện tại, có một số trang Cloung Mining sử dụng tiêu chuẩn GH/s và tương tự để trả lãi cho nhà đầu tư, đây được cho là những trang Cloud Mining bị hỏng và việc đầu tư không an toàn.

Thông thường, loại HYIP thường là Cloud Mining ẩn danh. Hệ thống vận hành của Cloud Mining như dịch vụ đám mây lưu trữ, tuy nhiên hệ thống này tiến hành đào Coin khi được kết nối Internet.

4. Ưu nhược điểm của Cloud Mining

Hiện nay, người chơi tiền mã hóa có rất nhiều cách để kiếm Token, tuy nhiên, đa số người dùng chọn Cloud Mining để hoạt động. Hệ thống sở hữu nhiều ưu điểm mà bạn không thể bỏ qua khi nhắc đến như:

  • Bạn không cần bỏ tiền để đầu tư mua máy đào.
  • Không tốn thời gian để vận hành và bảo dưỡng máy đào.
  • Không cần thuê nhà xưởng, kho bãi để đặt máy đào.
  • Không tốn tiền điện hàng tháng.
  • Không cần nghĩ cách đào coin hiệu quả.

Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm mà Cloud Mining mang đến, hệ thống vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần phải chú ý đến như:

  • User sẽ không được biết chính xác về tình trạng của máy đào Coin.
  • Người dùng có thể nhận được lợi nhuận ít hơn những gì mình bỏ ra.
  • Phải đầu tư ban đầu thì mới nhận được lợi nhuận.
  • Bạn không được sở hữu riêng một máy đào Coin nào.
  • Khi máy đào Coin được thanh lý bạn sẽ không được nhận bất kỳ khoản tiền nào.

5. Có nên đào Bitcoin bằng Cloud Mining không?

Cloud Mining có một rủi ro lớn mà người chơi khi tham gia vào dự án cần đặc biệt chú ý đến chính là lừa đảo và scam tiền. Đơn vị cung cấp dịch vụ nhận tiền của nhà đầu tư chỉ vận hành một thời gian và sau đó "biến mất". Thậm chí trên hệ thống của dự án không có máy đào nào. Tại Việt Nam, hiện tại có hai Cloud bạn có thể tham gia vào chính là Sky Mining và Asama Mining.

6. Các thợ đào thu được lợi nhuận từ Cloud Mining bằng cách nào?

Bên cạnh những rủi ro khi đào coin bằng Cloud Mining, thì nhiều người cũng thắc mắc các thợ đào kiếm lợi nhuận từ Cloud Mining ra sao. BHO sẽ giải đáp ngay sau đây.

6. 1 Chi phí hợp lý

Cloud Mining có giá cả phải chăng đối với các thợ đào. Họ không cần phải trả tiền cho các thiết bị khai thác, họ không cần phải tiếp tục nâng cấp nó và họ loại bỏ chi phí cài đặt hoặc thiết lập. Phần cứng duy nhất họ cần là máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để kiểm tra phần thưởng khai thác của họ.

Điều này loại bỏ những lo lắng về việc liệu họ có thể bán bất kỳ thiết bị vật chất nào khi việc khai thác không còn mang lại lợi nhuận hay không.

Thợ đào cũng không cần phải lo lắng về hóa đơn tiền điện, tiếng ồn hoặc nhiệt do thợ đào tạo ra.

6.2 Hỗ trợ về công nghệ

Cloud Mining không yêu cầu bất kỳ kiến ​​thức cụ thể nào về giao thức, tiền mã hóa hoặc công cụ khai thác. Thợ đào chỉ cần mở tài khoản với nhà cung cấp dịch vụ và trả phí dựa trên số lượng băm mà họ muốn mua. Tất cả phần thưởng sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản này.

6.3 Không cần bảo trì

Thêm một lợi ích khác là thợ đào không cần phải lo lắng về việc bảo trì thiết bị (đảm bảo môi trường tốt nhất cho máy đào hoạt động) bởi vì các công ty Cloud Mining sẽ chăm sóc nó. Các công ty thường sử dụng tháp giải nhiệt và các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống thông gió tốt trong khu vực đào nhằm tránh sự cố phần cứng.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ khai thác trên đám mây có thể tính phí bảo trì thiết bị cho các thợ đào.

7. Rủi ro khi đào Cloud Mining

Thứ nhất, bởi vì các thợ đào không sở hữu bất kỳ thiết bị máy tính nào nên họ không thể kiểm soát nó. Điều đó có nghĩa là họ không thể bán nó.

Thứ hai, lợi nhuận của các hợp đồng Cloud Mining không giống nhau và không có gì đảm bảo. Ngay cả khi thợ đào tìm được nhà cung cấp uy tín và ký hợp đồng, điều đó chỉ có nghĩa là công ty đó sẽ cung cấp sức mạnh tính toán và dịch vụ chính xác trong thời gian đã thỏa thuận.

Không có gì đảm bảo rằng hợp đồng sẽ mang lại lợi nhuận cho các thợ đào. Hơn nữa, ngay cả khi người khai thác kiếm được lợi nhuận, nó sẽ được giảm bớt bởi các khoản phí trả cho nhà cung cấp trong thời gian hợp đồng - ngoài số tiền trả trước.

Thứ ba, có quá nhiều gian lận trong Cloud Mining. Thợ đào có thể trả trước cho nhà cung cấp nhưng không nhận được phần thưởng hoặc phần thưởng đã thỏa thuận không đáp ứng được kỳ vọng.

Ngoài ra, các nhà cung cấp có thể tiết lộ thêm thông tin chi tiết về mỏ của họ nhưng không có hình ảnh thực tế hoặc hình ảnh đã được xác minh nào khác, điều này cũng có thể là dấu hiệu của một trò lừa đảo. Các công ty Cloud Mining có uy tín sẽ luôn công bố thông tin và hình ảnh thực tế của các trung tâm dữ liệu, thậm chí cung cấp hóa đơn tiền điện.

Xem thêm: IDO là gì? Cách để đầu tư IDO đúng cách và hiệu quả

8. Những chú ý khi sử dụng Cloud Mining

Hoạt động nào trên thị trường tiền mã hóa đều có thể mang đến rủi ro. Do đó, người chơi khi ký hợp đồng cần phải tìm hiểu kỹ về các điều khoản và những vấn đề liên quan. Vậy người chơi "đào Coin trên mây" cần chú ý đến những vấn đề nào?

Hashrate của máy đào trong Cloud Mining

Hashrate của máy đào thể hiện khả năng tính toán Mining một đồng coin. Hàm băm hay Hashrate càng cao thì máy càng khoẻ, và đào được nhiều coin. Do đó, khi thuê máy đào bạn cần tìm hiểu các thông tin chi tiết như phân loại thiết bị, Hashrate là bao nhiêu để tối ưu. Đối với trường hợp đi thuê, User nên tìm hiểu lượng hashrate là bao nhiêu?

Giá thuê Cloud Mining

Giá thuê Cloud Mining bao gồm chi phí thuê máy, khoản phát sinh và chi phí vận hành. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đưa ra nhiều lựa chọn để người dùng tìm được gói cước phù hợp với nhu cầu.

Hợp đồng Cloud Mining

Chú ý đến các điều khoản trong hợp đồng như thanh khỏan, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi đào Coin.

Hashing 24

Hashing vận hành từ 2012 và tập trung sử dụng các máy đào ASIC mới nhất. Hashing 24 cũng có giao diện tiếng Việt. Trên hệ thống lại được phân chia thành hai loại nhỏ là:

  • Hashflare: Hệ thống tập trung vào việc cho thuê máy đào BTC từ xa và đang đứng top các Cloud Mining đào Bitcoin uy tín nhất.
  • Genesis Mining: Hệ thống hoạt động vào năm 2013 và đang có nhu cầu tập trung vào thị trường Việt để thu hút người dùng.

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm một số dự án Cloud Mining phát hành Token khác để tìm hiểu và đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn.

9. Một số Cloud Mining uy tín nhất

Ở phần cuối bài viết, BHO sẽ giới thiệu đến bạn một số website đào Bitcoin bằng công nghệ Cloud Mining uy tín nhất trên thế giới, cùng khám phá nhé!

9.1 StormGain

StormGain Cloud Mining có thể thực hiện tất cả các hoạt động của phần cứng khai thác BTC mà không cần sử dụng pin của thiết bị di động hoặc máy tính của bạn. Cứ sau 30 - 40 phút, (tùy thuộc vào thời gian sản xuất của khối Bitcoin), doanh thu khai thác sẽ được phân phối đều cho tất cả người dùng tham gia vào quá trình.

9.2 Genesis Mining

Đây là ví dụ về một công ty hợp pháp đã thực sự mua và thiết lập phần cứng khai thác để khai thác tiền mã hóa thay mặt cho người dùng của mình. Khai thác Genesis đã có từ năm 2013, kể từ khi việc khai thác bắt đầu trở nên khó khăn. Đây là một trong những công ty đầu tiên cung cấp giải pháp thay thế này tại các mỏ của mình ở Iceland.

9.3 Nicehash

Trong công ty này, bạn mua sức mạnh băm bằng BTC, trong khi người bán lấy BTC rồi cung cấp bất kỳ phần cứng nào bạn muốn, bao gồm cả CPU, GPU và khai thác ASIC. Đương nhiên, lợi nhuận và thành công sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của người mua về tiền mã hóa và phần cứng mà họ sử dụng.

Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là bản thân NiceHash không có bất kỳ phần cứng khai thác nào. Họ chỉ đơn giản là trung gian kết nối người mua và người bán và đảm bảo mọi thứ sẽ xảy ra giữa họ.

Những bài viết cùng chủ đề:

Hy vọng, qua phần thông tin BHO Network chia sẻ về vấn đề "Cloud Mining là gì?" đã giúp bạn giải quyết được vấn đề mình đang thắc mắc. Người dùng hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi “khai thác đám mây" để tránh tổn thất về tài chính. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của BHO để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tiền mã hóa.

Xuất bản ngày 02 tháng 2 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare