- Blog
- Tin tức Crypto
- Phishing là gì? Hướng dẫn phòng chống tấn công Phishing hiệu quả
Phishing là gì? Hướng dẫn phòng chống tấn công Phishing hiệu quả
- 1. Phishing là gì?
- 2. Cách thức hoạt động của Phishing
- 3. Phishing gây ra những nguy cơ nào?
- 4. Các phương thức tấn công Phishing
- 4.1 Phishing Email
- 4.2 Phishing Website
- 4.3 Voice Phishing
- 4.4 Spear Phishing
- 4.5 Pharming
- 4.6 Advertisements
- 5. Cách nhận biết và phòng chống bị tấn công Phishing
- 5.1 Đối với cá nhân
- 5.2 Đối với các tổ chức, doanh nghiệp
- 6. Các công cụ hỗ trợ phòng chống Phishing
- 7. Làm gì khi bị tấn công Phishing?
Phishing là gì? Hiện nay, Phishing là một trong những mối đe dọa phổ biến đối với an ninh mạng. Những cuộc tấn công này gây ra rất nhiều thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Vậy có những hình thức tấn công Phishing nào và làm thế nào để phòng chống Phishing? BHO Network sẽ giải đáp những vấn đề đó trong bài viết dưới đây.
1. Phishing là gì?
Phishing (tấn công giả mạo) là một dạng tấn công dưới hình thức lừa đảo, nó gửi những thông tin từ các nguồn có uy tín, chủ yếu sẽ được gửi qua email với mục đích đánh cắp dữ liệu nhạy cảm của người dùng như thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập hay cài đặt những phần mềm độc hại vào trong máy của nạn nhân.
Cuộc tấn công Phishing thường gửi những thông tin qua email để đánh cắp dữ liệu cá nhân
Các cuộc tấn công Phishing sẽ tạo điều kiện cho các hacker truy cập vào tài khoản hay dữ liệu cá nhân của người dùng, nắm được quyền chỉnh sửa và xâm nhập vào các hệ thống đã được kết nối - ví dụ như là các thiết bị đầu cuối của một điểm bán hàng và cả hệ thống xử lý đơn hàng của nó. Có một số trường hợp hacker có thể điều khiển cả hệ thống máy tính của bạn cho đến khi nhận được tiền chuộc.
Ngoài ra, email Phishing còn được gửi đi với mục đích để lấy thông tin đăng nhập của nhân viên hoặc một vài thông tin khác để phục vụ cho các cuộc tấn công lớn hơn nhắm thẳng vào một số cá nhân hay cả một doanh nghiệp. Để bảo vệ bản thân khỏi Phishing và đảm bảo an toàn cho cả tổ chức, mọi người cần phải tìm hiểu thật kỹ để có những biện pháp phòng tránh.
2. Cách thức hoạt động của Phishing
Thông thường tấn công Phishing sẽ bắt đầu bằng việc gửi một email lừa đảo hay một số thông tin nào khác đến để thu hút nạn nhân. Một email với nội dung có vẻ đến từ một người gửi đáng tin cậy nhưng thực sự không phải.
Khi người dùng bị đánh lừa, họ sẽ bắt đầu bị lợi dụng để cung cấp cho Phishing những thông tin nhạy cảm và thường sẽ được diễn ra trên các trang web lừa đảo. Ngoài ra, các phần mềm độc hại có thể sẽ được tải xuống máy tính của bạn.
Phishing thường bắt đầu bằng việc gửi một email lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân
Để bắt đầu quá trình trình lừa đảo, hacker sẽ xác định các đối tượng mà chúng muốn nhắm đến. Sau đó, chúng sẽ tạo email và tin nhắn với sự uy tín cao nhưng thứ được chứa bên trong đó là các liên kết, file đính kèm hay lợi dụng mục tiêu của họ thực hiện các hành động nguy hiểm, không xác định. Nói chung là:
- Hacker thông thường sẽ đánh vào tâm lý tò mò, hoang mang của nạn nhân để họ mở các nội dung hay liên kết độc hại.
- Các cuộc tấn công Phishing được hacker làm giả để các nạn nhân cảm thấy dường như các thông tin đều đến từ những công ty và cá nhân hợp pháp.
- Hacker luôn luôn thay đổi các hình thức mới và ngày càng tinh vi hơn.
- Nếu bị tấn công thành công sẽ khiến cho hệ thống bị xâm nhập và bị đánh cắp các dữ liệu quan trọng, đó là lý do vì sao hãy nên cân nhắc thật kỹ trước khi ấn vào.
Xem thêm: Slippage là gì? 8 cách giảm thiểu trượt giá trong giao dịch Crypto
3. Phishing gây ra những nguy cơ nào?
Sau khi bị Phishing, những nguy cơ sẽ xảy ra đối với cá nhân hay doanh nghiệp như sau:
Về cá nhân:
- Tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn sẽ bị đánh cắp.
- Bạn sẽ mất quyền truy cập vào ảnh, video hay tệp của mình.
- Xuất hiện các bài đăng giả trên mạng xã hội hay spam các tin nhắn giả từ tài khoản của bạn.
- Các hacker sẽ dùng danh tính của bạn để gây ảnh hưởng đến bạn bè, gia đình,...
Về doanh nghiệp:
- Công ty bị mất tiền.
- Các thông tin của khách hàng hay đồng nghiệp sẽ có nguy cơ bị lộ.
- Gây ảnh hưởng tới danh tiếng của công ty.
- Bị khóa dữ liệu và mất quyền truy cập.
Phishing có thể khiến người dùng bị đánh cắp thông tin
4. Các phương thức tấn công Phishing
Phishing là một hình thức tấn công mạng rất phổ biến với đa dạng về các phương thức tấn công khác nhau. Hãy cùng với BHO Network tìm hiểu về các dạng tấn công Phishing phổ biến trong thị trường crypto nhé!
4.1 Phishing Email
Phishing Email là một hình thức tấn công được hacker sử dụng các mánh khóe lừa đảo để làm cho mục tiêu tin rằng, họ đã nhận được một email hợp pháp được gửi đến từ các đối tượng uy tín và yêu cầu họ cung cấp thông tin của bản thân. Email có thể được gửi từ bất cứ ai có thể là từ một người hay một tổ chức nào đó mà nạn có thể biết.
Ví dụ về email bất hợp pháp
4.2 Phishing Website
Phishing Website là một dạng lừa đảo khá phổ biến được hacker sử dụng để làm cho mục tiêu tin rằng họ đã nhận được một URL để truy cập vào một trang web an toàn. Các trang web được làm giả thường sẽ được dùng để cướp thông tin của nạn nhân. Chúng thường sẽ có những đặc điểm như sau:
- Được thiết kế gần y hệt bản gốc.
- Đường link (URL) cũng được thiết kế gần giống như link gốc. Ví dụ: microsoft.com (real) - mircosoft.com (fake).
- Luôn có các thông tin khuyến khích nạn nhân đăng nhập thông tin cá nhân vào website, sau đó đánh cắp thông tin của họ (và có khi lấy cắp cả tài sản).
Một số trang web được làm giả để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng
4.3 Voice Phishing
Voice Phishing là một dạng lừa đảo với hình thức thông qua hộp thoại tự động. Hacker sẽ thông báo đến nạn nhân về các hoạt động bất thường của tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng,... Chúng sẽ bắt họ xác nhận lại thông tin để chiếm đoạt tài sản. Hình thức này còn được sử dụng thông qua SMS để yêu cầu xác nhận thông tin cá nhân.
Voice Phishing là hình thức lừa đảo qua hộp thoại tự động
4.4 Spear Phishing
Spear Phishing là một hình thức tấn công thường nhắm vào các tổ chức hay các cá nhân có danh tiếng và sức ảnh hưởng lớn. Hình thức này rất tinh vi bởi vì hacker sẽ nghiên cứu từng cử chỉ, hoạt động của nạn nhân. Sau đó tạo một email giả mạo các cá nhân hay tổ chức mà bạn thường hay tiếp xúc rồi lừa cung cấp thông tin của họ cho chúng.
4.5 Pharming
Hình thức tấn công này cực kỳ nguy hiểm bởi vì nạn nhân sẽ không thể đề phòng được. Quá trình tấn công của Pharming sẽ diễn ra bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn nhiễm độc bộ nhớ đệm DNS và giai đoạn Phishing. Hacker sẽ điều chỉnh DNS của mục tiêu và chuyển hướng họ truy cập vào website giả mạo được chuẩn bị sẵn. Sau đó thông tin của họ sẽ bị đánh cắp sau khi vô tình đăng nhập thông tin vào website giả mạo.
4.6 Advertisements
Advertisements là hình thức mua quảng cáo để đẩy các website giả mạo của những kẻ tấn công lên hàng đầu nhằm tăng sự thu hút và khả năng truy cập vào của mục tiêu.
5. Cách nhận biết và phòng chống bị tấn công Phishing
Các cách nhận biết và phòng chống bị tấn công Phishing đối với cá nhân hay các tổ chức, doanh nghiệp:
5.1 Đối với cá nhân
- Cảnh giác với các email rác chứa những nội dung thúc giục bạn đăng nhập thông tin. Phải kiểm tra thật kỹ càng trước khi đăng nhập.
- Không ấn vào các đường link bất thường được gửi qua email nếu bạn không nắm rõ nó.
- Không dùng email để trao đổi thông tin mật.
- Không trả lời các email lừa đảo. Các hacker thường gửi cho bạn số điện thoại để bạn gọi cho chúng với mục đích kinh doanh, buôn bán. Chúng sử dụng công nghệ Voice over Internet Protocol để các cuộc gọi đó không thể truy tìm điểm phát sóng.
- Luôn sử dụng các phần mềm diệt virus hoặc tường lửa.
- Dùng [email protected] để kiểm tra các email rác. Ngoài ra, còn có [email protected] một tổ chức giúp chống lại *ấn công Phishing.
Ví dụ về email có đường link bất thường
5.2 Đối với các tổ chức, doanh nghiệp
- Tổ chức các buổi training cho nhân viên về các kiến thức sử dụng Internet một cách an toàn.
- Nên sử dụng G-suite một dịch vụ dành cho doanh nghiệp, không nên sử dụng dịch vụ gmail free vì có thể bị giả mạo.
- Triển khai ứng dụng lọc SPAM để tránh các email rác, lừa đảo.
- Luôn luôn update các phần mềm định kỳ để tránh xuất hiện các lỗ hổng bảo mật có thể bị hacker lợi dụng.
- Luôn chủ động bảo mật các thông tin quan trọng.
Xem thêm: HODL là gì? Những điều bạn cần biết trong chiến lược HODL
6. Các công cụ hỗ trợ phòng chống Phishing
- SpoofGuard: Là một plugin trình duyệt tương thích với Microsoft Internet Explorer. Nó sẽ đặt một “cảnh báo” ở trên thanh công cụ và đổi màu từ xanh sang đỏ khi thấy người dùng có hành động đăng nhập vào các website giả mạo Phishing. Nếu họ cố đăng nhập thông tin nhạy cảm vào web giả mạo, SpoofGuard sẽ lưu trữ lại dữ liệu và cảnh báo họ.
- Anti-Phishing Domain Advisor: Là một thanh công cụ giúp cảnh báo khi có các website giả mạo, hoạt động dựa trên dữ liệu của công ty Panda Security.
- Netcraft Anti-Phishing Extension: Là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ về bảo mật. Trong đó tiện ích được đánh giá cao với các tính năng cảnh báo thông minh của mình.
Netcraft là một trong những công cụ hỗ trợ phòng chống Phishing uy tín
7. Làm gì khi bị tấn công Phishing?
Khi bị Phishing cũng giống như việc bạn chuyển tiền đi nhầm nơi vậy, khả năng được hoàn tiền là tương đối thấp. Vì thế điều quan trọng là bạn phải nắm rõ được nội dung và nhận ra điểm bất thường để tránh trở thành nạn nhân.
Sẽ có những trò lừa đảo với độ tinh vi rất cao, nên bạn hãy cẩn thận với những cú nhấp chuột hay thao tác gõ phím của mình bởi lẽ điều đó sẽ khiến mình phải chịu hậu quả rất lớn. Dù bạn có sở hữu một bộ lọc email hoạt động tốt đi chăng nữa, nhưng bạn vẫn phải luôn đề cao cảnh giác. Hãy luôn cảnh giác với những nỗ lực nhằm lấy thông tin của bản thân.
Bạn cần phải nắm rõ nội dung và nhận biết những điểm bất thường để nhận ra Phishing
Đặc biệt là khi bạn có hoạt động trong DeFi, bạn phải cực kỳ cẩn thận và cần tránh nhấp chuột vào các liên kết hay website không đáng tin cậy để tránh gây ảnh hưởng cho bản thân mình.
Những bài viết liên quan:
- Farm coin là gì? Kinh nghiệm và cách Farm coin hiệu quả
- Shitcoin là gì? Có nên đầu tư vào Shitcoin không?
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn biết thêm một số thông tin về tấn công Phishing. Các bạn nên tự bảo vệ tài khoản của mình bằng cách tìm hiểu và nâng cao kiến thức về an ninh mạng để tránh khỏi các rủi ro, nguy cơ mất tài sản. Hãy theo dõi BHO Netwwork để cập nhật ngay những thuật ngữ trong crypto nhé.
Xuất bản ngày 02 tháng 9 năm 2022
Chủ đề liên quan