logo
  1. Blog
  2. Tin tức
  3. Multisig Wallet là gì? Những lí do nên sử dụng ví Multisig

Multisig Wallet là gì? Những lí do nên sử dụng ví Multisig

  1. 1. ​​Tìm hiểu ví Multisig là gì?
  2. 2. Cách thức hoạt động của ví đa chữ ký
  3. 3. Đặc điểm của Multisig Wallet
  4. 3.1 Ưu điểm
  5. 3.2 Nhược điểm
  6. 4. Chức năng của ví Multisig
  7. 5. Tính năng bảo mật của ví đa chữ ký
  8. 6. Top 5 Multisig Wallet cho Bitcoin đáng tin cậy nhất
  9. 6.1 Electrum (Mobile Wallet / Desktop Wallet)
  10. 6.2 Copay (Mobile Wallet / Desktop Wallet)
  11. 6.3 Armory (Desktop Wallet)
  12. 6.4 BitGo (Web / Mobile / Desktop Wallet)
  13. 6.5 ​​Coinbase (Web Wallet)
  14. 7. Hướng dẫn cài đặt ví Multisig
  15. 7.1 Cách tạo ví Multisig trên Gnosis
  16. 7.2 Những lưu ý khi sử dụng ví Multisig
  17. 8. Trường hợp sử dụng ví Multisig (ví đa chữ kí)
  18. 8.1 Xác thực 2 yếu tố
  19. 8.2 Dịch vụ ký quỹ
  20. 8.3 Cải thiện bảo mật
  21. 9. Ví Multisig bị đánh thuế không?

Multisig Wallet là gì? Một trong những hình thức bảo vệ tài sản của người dùng. Vậy sử dụng ví đa chữ ký có an toàn không là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, BHO Network sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin quan trọng về ví Multisig. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. ​​Tìm hiểu ví Multisig là gì?

Ví Multisig là từ viết tắt của multi - signature, đây là loại chữ ký điện tử yêu cầu 2 hoặc nhiều khóa riêng để ký và gửi giao dịch. Phương thức lưu trữ này cho phép tạo ra một đa chữ ký được tạo ra bằng sự kết hợp của nhiều chữ ký.

Hiện nay, công nghệ thuật ngữ crypto đa chữ ký đang được dùng nhiều trong thế giới tiền mã hóa. Ví Multisig có thể sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau, nhưng hầu hết các trường hợp sử dụng đều liên quan đến các vấn để bảo mật.

2. Cách thức hoạt động của ví đa chữ ký

Để đơn giản, chúng ta có thể hình dung nó như một hộp tiền gửi an toàn có 2 khóa và 2 chìa khóa. Một chìa được giữ bởi Alice và một chìa khác được giữ bởi Anna. Cách suy nhất để mở hộp là phải có 2 chìa khóa cùng một lúc. Vì vậy, một người không thể mở hộp mà không có sự đồng ý của người khác.

Về cơ bản, các quỹ được lưu trữ trên một địa chỉ chữ ký chỉ có thể được truy cập bằng cách sử dụng 2 hoặc nhiều chữ ký. Vì vậy, sử dụng một ví đa chữ ký cho phép người dùng tạo thêm một lớp bảo mật cho quỹ của mình.

Nhưng trước khi đi xa hơn, điều quan trọng phải hiểu những đặc điểm cơ bản của địa chỉ Bitcoin chuẩn, dựa trên đơn chìa khóa thay vì đa chìa khóa (đại chỉ một chìa khóa).

Mở rộng ra, người thiết lập ví Multisig có thể chọn số lượng chìa khóa được phép mở kho tiền, cũng như số chìa khóa tối thiểu cần thiết để mở khóa nó.

  • Ví đa chữ ký 4 - of - 4 có nghĩa là có tổng cộng 4 chữ ký và yêu cầu bốn chữ ký để mở khóa một giao dịch.
  • Tương tự nếu đó là 2 - of - 4 thì tổng cộng có 4 chữ ký và cần 2 người cùng ký để ký một giao dịch.

3. Đặc điểm của Multisig Wallet

Giống như các công nghệ tiền mã hóa khác, ví Multisig mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều điểm hạn chế. Cùng tìm hiểu qua phần dưới đây.

3.1 Ưu điểm

Điểm mạnh lớn nhất của ví Multisig chính là giúp tăng bảo mật nếu sử dụng chúng đúng cách. Bằng cách sử dụng một ví đa chữ ký, người dùng có thể ngăn chặn các vấn đề gây ra do bị mất hoặc bị trộm chìa khóa cá nhân. Vì vậy, ngay cả khi một trong các chìa khóa gặp vấn đề.

Ngoài ra, mộ ví đa chữ ký sẽ giúp một DAO quản lý quỹ hiệu quả, các DAO hiện nay thường sử dụng ví đa chữ ký để kiểm soát việc truy cập vào quỹ của dự án.

3.2 Nhược điểm

Mặc dù ví Multisig là một giải pháp tốt cho một loạt các vấn đề, nhưng vẫn có một số rủi ro và hạn chế. Việc thiết lập địa chỉ đa chữ ký của riêng bạn, phải đòi hỏi phải có một số kiến thức kỹ thuật, đặc biệt nếu bạn không muốn phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên thứ ba.

Ngoài ra, ví đa chữ ký cũng không linh hoạt trong một số trường hợp. Về cơ bản, cấu trúc truy cập trong giải pháp Multisig gắn liền với địa chỉ. Vậy điều gì xảy ra khi nào bạn muốn thay đổi chính sách truy cập ví đa chữ ký với một bên cũ và họ không hợp tác?

Hoặc như trong trường hợp người dùng của sàn OKEx đã xảy ra vào vài tháng trước. Khi sàn giao dịch bị tạm ngừng rút tiền, họ giải thích rằng một trong những chủ sở hữu chính của ví Multisig lưu giữ quỹ của người dùng đang hợp tác trong cuộc điều tra với chính phủ đã “mất liên lạc”. Vì vậy OKEx không thể cho người dùng rút tiền.

Xem thêm: Ví nóng và ví lạnh là gì? Nên chọn loại ví nào để lưu trữ Token

4. Chức năng của ví Multisig

Bạn được chọn số chữ ký sẽ được sử dụng hoặc ủy quyền và số lượng tối thiểu cần thiết để cho phép một giao dịch khi tạo ví đa chữ ký.

2 trong 3 ví là loại ví đa chữ cái phổ biến nhất được tạo. Do đó, chỉ cần 2 chữ ký là bạn được phép thực hiện 1 giao dịch. Tính năng này thường hoạt động giống với cách các ngân hàng cần ký tên.

Nhưng từ khi công nghệ Blockchain không hoạt động dựa trên sự tin tưởng, nó được xây dựng trên sự đồng thuận và mật mã, thứ khiến cho nó trở nên gần như “bất bại”. Vì vậy, một cá nhân hay một tổ chức sẽ không thể giữ tiền của bạn một cách tùy ý tại bất cứ thời điểm nào.

5. Tính năng bảo mật của ví đa chữ ký

Đối với ví Multisig, người dùng có thể ngăn chặn các sự cố do mất hoặc đánh cắp khóa riêng. Vì vậy, tiền vẫn sẽ an toàn ngay khi một trong các khóa bị xâm phạm. Khi bị xâm nhập hoặc bị đánh cắp thiết bị di động, tên trộm có thể tấn công hay xâm nhập vào khóa của bạn.

Nhưng trong trường hợp bạn vẫn còn 2 khóa còn lại, bạn vẫn có thể truy cập tiền của mình bằng 2 khóa ấy.

6. Top 5 Multisig Wallet cho Bitcoin đáng tin cậy nhất

Sau khi đã hiểu rõ về ví Multisig là gì thì hãy cùng BHO Network tìm hiểu về các ví đa chữ ký cho Bitcoin đáng tin cậy nhất.

6.1 Electrum (Mobile Wallet / Desktop Wallet)

Electrum là chiếc ví nhẹ với hỗ trợ đa chữ ký và kho lạnh. Loại ví này được đánh giá là lâu đời nhất trên thị trường. Electrum chạy theo giấy phép MIT, như một dự án nguồn mở. Vì lý do này nên không có điểm thất bại, và bất cứ ai cần để có thể thể chạy các nút Bitcoin trên nó.

Electrum có thể được tích hợp vào ví của bên thứ ba như Keepkey, LedgerTrezor. Với ví này, bạn có thể tạo các nhà ủy quyền lên đến 15 của 15 cho một giao dịch Bitcoin. Nó hiện có sẵn trên Android, Linux, Mac OSX và Windows.

6.2 Copay (Mobile Wallet / Desktop Wallet)

Ví HD sử dụng địa chỉ nhiều chữ ký để bảo vệ tiền. Không có bên thứ 3 hoặc máy chủ ẩn và người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm về khóa riêng tư của họ. Copay là lần đầu tiên của một loại ví đa chữ ký duy nhất cho phép thử nghiệm trên iOS và Android.

Bạn có thể kiểm tra cách ví thực hiện trước khi triển khai nó. Để ký giao dịch Bitcoin, người dùng Copay có thể tạo tối đa 2 trong số 3 người ủy quyền. Nó hiện có sẵn trên Android, iOS, Chrome Extension,...

6.3 Armory (Desktop Wallet)

Là một ví HD Bitcoin cho phép người dùng truy cập vào các khóa riêng của họ mà không phụ thuộc vào bất kỳ máy chủ của bên thứ 3. Armourory là một ví nguồn mở, với sự hỗ trợ của Multisig và các cơ sở kho lạnh. Người dùng có thể tạo nhiều địa chỉ sig khác nhau, hoàn chỉnh với tính năng lockbox.

6.4 BitGo (Web / Mobile / Desktop Wallet)

BitGo là một trong những trụ cột trong thế giới tiền mã hóa từ năm 2013. Nó hỗ trợ các chức năng Multisig và phần lớn là phổ biến với người người dùng. BitGo cũng được nhiều người biết đến nhờ sự thành công trong trao đổi năng lượng như Kraken, ShapeShift, UnoCoin thông qua dịch vụ API. ​​

6.5 ​​Coinbase (Web Wallet)

Coinbase là một ví Bitcoin đang phổ biến trên thị trường. Đây là 1 ví lưu trữ, vì vậy họ kiểm soát các khóa riêng cho bạn. Ngoài ra, Coinbase cũng cung cấp các ví đa năng không được lưu trữ. Trong trường hợp này, bạn kiểm soát các khóa riêng của mình.

Hệ thống Coinbase sử dụng hệ thống 3 phím: khóa người dùng, khóa Coinbase và khóa chia sẻ cho phép bạn kiểm soát tiền. Để ủy quyền cho bất kỳ giao dịch nào, 3 trong 3 khóa ủy quyền phải phê duyệt giao dịch.

7. Hướng dẫn cài đặt ví Multisig

Sau khi đã tìm hiểu rõ về ví Multisig thì người dùng chưa biết cách cài đặt ví đa chữ ký như thế nào. Trong phần này, BHO Network sẽ làm rõ các bước cài đặt ví Multisig. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

7.1 Cách tạo ví Multisig trên Gnosis

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Gnosis Safe

Bước 2: Kết nối tài khoản ví của bạn

Sau khi mở ứng dụng, góc bên phải chọn mạng Blockchain. Gnosis Safe hỗ trợ Ethereum mainnet, BSC, Polygon,... Bạn cũng có thể thử nghiệm nó trên Rinkeby Testnet để tìm cách sử dụng ví trước.

Bạn có thể sử dụng ví Metamask và add các Chain khác như Polygon, BSC,... vào ví Metamask cho dễ sử dụng.

Ở đây, chọn mạng BNB Smart Chain (không dùng ví chính), nên tạo một tài khoản phụ cho an toàn. Sau đó bấm “kết nối”.

Bước 3: Create new Safe

Chọn Create new Safe (Tạo két an toàn mới), sau đó bạn có thể thực hiện các bước tạo ví của mình: nhập tên, địa chỉ chủ sở hữu, số lượng xác nhận bắt buộc…

Bước 4: Sử dụng ví Multisig

Sau khi tạo ví Multisig, bạn có thể lấy địa chỉ của ví trên trang web bảng điều khiển. Đối với các chủ sở hữu khác, hãy yêu cầu họ thực hiện bước 1 và bước 2. Tiếp theo chọn “thêm két an toàn hiện có”, họ chỉ điền tên và địa chỉ ví Multisig mà bạn đã tạo.

Sau đó, bạn có thể bắt đầu gửi Token vào địa chỉ này để kiểm tra, Token sẽ hiển thị bên trong Menu Tài sản -> Tiền xu.

7.2 Những lưu ý khi sử dụng ví Multisig

Bạn nên lưu ý chọn mạng Blockchain phù hợp khi tạo ví của bạn và gửi tiền vào.

Ví Multisig hỗ trợ hầu hết tất cả các Token đã được xác minh, nếu bạn có một số Token đặc biệt muốn lưu trữ, bạn có thể yêu cầu họ hỗ trợ hiển thị nó bên trong bảng điều khiển.

Số lượng chủ sở hữu và các xác nhận bắt buộc là không thay đổi. Nếu muốn cập nhật, bạn nên tạo một ví mới và chuyển tất cả tài sản sang ví mới.

Chỉ người cuối cùng xác nhận giao dịch trước khi thực hiện mới cần trả phí gas.

8. Trường hợp sử dụng ví Multisig (ví đa chữ kí)

Trong trường hợp nào thì nên sử dụng ví đa chữ ký (Multisig). Hãy tham khảo ngay phần này do BHO Network chia sẻ.

8.1 Xác thực 2 yếu tố

Ví Bitcoin thường không sử dụng xác thực 2 yếu tố. Nhưng đây là một tính năng quan trọng của các tài khoản trực tuyến như lưu trữ đám mây,... Đối với ví đa chữ ký thì xác thực 2 yếu tố có thể rất hữu ích.

Cách thức hoạt động:

  • Khi bạn bắt đầu 1 giao dịch qua điện thoại hoặc máy tính thì phải được ký thông qua 1 dịch vụ trực tuyến. Để hoàn tất giao dịch, bạn phải nhập mã xác thực 2 yếu tố.

  • Bạn lấy mã ở thư, email hoặc thiết bị phần cứng tùy theo bạn chọn. Ngoài ra, bạn có thể tạo giới hạn giao dịch trên tài khoản hoặc đặt các mức nhận dạng duy nhất cho mỗi lần chuyển.

Thách thức:

  • Bạn sẽ không thể truy cập tiền của mình, nếu dịch vụ xác thực 2 yếu tố là ngoại tuyến hoặc bị tấn công. Trong trường hợp này, ai đó có quyền truy cập vào cả ví giấy của bạn và thiết bị nơi mã xác thực 2 yếu tố được gửi đi, họ sẽ có quyền truy cập vào cài đặt bảo mật của bạn.

Xem thêm: Ví ADA là gì? Khi chọn ví lưu trữ ADA cần lưu ý điều gì?

8.2 Dịch vụ ký quỹ

Cùng xem xét ví dụ này nhé: Peter bán cho Anna 1 số mặt hàng trực tuyến. Peter và Anna chưa bao giờ gặp nhau trước đây và bây giờ họ biết nhau. Do đó, không ai trong số họ tin tưởng lẫn nhau.

Cách giải quyết vấn đề này là cho cả 2 người họ tạo 1 ủy thác của bên thứ 3 bằng cách sử dụng ví đa chữ ký.

Cách thức hoạt động:

  • Emma có thể là một tổ chức hay cá nhân. Peter và Anna không nhất phải tin tưởng Emma với tài sản của họ. Nhưng họ có niềm tin rằng Emma sẽ không va chạm với các thực thể khác trong giao dịch.

  • Peter cũng có thể xác nhận khoản thanh toán của Anna. Đồng thời Anna chỉ có 1 trong 3 chữ ký cần thiết. Vì vậy, cô không thể rút tiền sau khi hàng hóa đã được gửi đi.

  • Khi Anna đã nhận được hàng của Peter, họ có thể ký hoặc chuyển tiền cho Peter. Nếu mọi thứ xảy ra tốt đẹp thì sẽ không cần chữ ký của Emma.

Thách thức

  • Dịch vụ ký quỹ thường được sử dụng trong trường hợp không ai trong số những người tham gia tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không dễ dàng chứng minh rằng Emma hoặc Anna không làm việc cùng nhau, hoặc họ là cùng một người. Bên cạnh đó, một trong các bên có thể cố hối lộ Emma.

8.3 Cải thiện bảo mật

Nếu như bạn lo lắng về việc bảo mật điện thoại hoặc máy tính có thể bị xâm phạm. Bạn có thể tăng cường bảo mật của mình bằng một trong 2 ví đa chữ ký.

Cách thức hoạt động

  • Trước khi thực hiện 1 giao dịch, bạn phải khởi tạo nó trên 1 thiết bị để nó được xem xét và xác nhận trên 1 thiết bị khác. Bạn có thể bắt đầu đơn giản như quét mã QR.

  • Bạn hầu như không thể sử dụng chỉ 1 thiết bị để thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Vì lý do này, nếu bạn bị hack trên điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng, bạn sẽ không bị mất Bitcoin.

Thách thức

  • Bạn sẽ mất tất cả Bitcoin của bạn trong trường hợp bạn mất hoặc phá vỡ cả điện thoại và máy tính cùng một lúc. Để ngăn chặn điều này, bạn nên tạo bản sao lưu ví điện tử.

  • Tuy nhiên, bạn vẫn phải cẩn thận về cách lưu trữ được thực hiện. Đừng giữ 2 hoặc nhiều bản dự phòng ở cùng 1 nơi trừ khi bạn chắc chắn rằng chúng được an toàn.

9. Ví Multisig bị đánh thuế không?

Bản thân ví Multisig không bị đánh thuế. Chính các giao dịch bạn thực hiện liên quan đến ví Multisig của mình có thể gây ra việc chịu thuế.

Việc đánh thuế tiền mã hóa khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn sống. Điều này cho thấy, nói chung các văn phòng thuế đã thực hiện một cách khá thống nhất đối với thuế tiền mã hóa. Tiền mã hóa phải chịu thuế thu nhập hoặc thuế lãi vốn.

Không phải tất cả các giao dịch tiền mã hóa đều bị đánh thuế ở hầu hết các quốc gia. Chỉ khi nào bạn thấy bạn đang tạo ra thu nhập hoặc bạn định đoạt 1 tài sản tiền mã hóa thì bạn mới phải trả thuế. Vì vậy, các giao dịch tiền mã hóa miễn thuế bao gồm:

  • Mua tiền mã hóa bằng tiền pháp định - như USD hoặc AUD.
  • Nắm giữ tiền mã hóa
  • Chuyển tiền mã hóa giữa các ví

Những bài viết liên quan:

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Multisig Wallet trong bài viết vừa rồi. Hy vọng với những kiến thức mà BHO Network chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về ví đa chữ ký. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Xuất bản ngày 15 tháng 2 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare