- Blog
- Tin tức Crypto
- Phí gas là gì? Những điều bạn cần biết về Gas Fee
Phí gas là gì? Những điều bạn cần biết về Gas Fee
- 1. Phí gas là gì?
- 2. Phân biệt các loại phí gas
- 2.1 Thế nào là Gas Limit?
- 2.2 Gas Price là gì?
- 2.3 Gas Gwei là gì?
- 2.4 Phân biệt Gas Limit, Gas Price và Gas Gwei
- 3. Giá trị của một đơn vị Gas (Gas price)
- 4. Cách tính phí Gas
- 4.1 Phí gas của BTC được tính như thế nào?
- 4.2 Phí giao dịch Binance Chain được tính như thế nào?
- 4.3 Phí giao dịch Ethereum được tính như thế nào?
- 4.4 Phí giao dịch Binance Smart Chain được tính như thế nào?
- 5. Gas dùng để làm gì?
- 6. Gas có đặc điểm gì?
- 7. Vì sao cần có phí Gas
- 8. Ai đặt ra phí Gas
- 9. Công thức tính phí giao dịch trên mạng lưới
- 10. Mối liên hệ giữa phí Gas và giá ETH
- 11. Gas Fee hoạt động như thế nào?
- 12. Phí Gas trên các Blockchain hiện nay
- 13. Các cách tiết kiệm phí Gas
- 14. Mẹo tiết kiệm chi phí Gas khi giao dịch trên Blockchain
- 14.1 Tối giản các bước giao dịch
- 14.2 Điều chỉnh phí Gas cho phù hợp và ước tính mức Gas Limit
- 14.3 Không nên giao dịch vào thời điểm Gas Price đang quá cao
- 14.4 Đừng nhầm lẫn Gas Price/Gas Limit với số Token
- 15. Tip tiết kiệm phí Gas khi swap trên các AMM
- 16. Các mẹo làm giảm Gas Fee
- 16.1 Kiểm tra gas fee trung bình tại thời điểm mà bạn giao dịch
- 16.2 Dừng giao dịch khi Gas Fee quá cao
- 16.3 Chỉnh sửa Gas Limit nếu cần thiết
- 16.4 Đừng nhầm lẫn Gas price với số ETH bạn muốn chuyển
- 17. Hướng dẫn tối ưu hóa sử dụng Gas trên Ethereum
- 17.1 Sự mô phỏng thông qua DeFi Saver
- 17.2 Tối ưu hóa thời gian giao dịch
- 17.3 Tổ chức các loại giao dịch
- 17.4 Sử dụng DApps cung cấp chiết khấu và giảm phí Gas
- 17.5 Sử dụng Token Gas
- 17.6 Đánh giá tắc nghẽn mạng để lập kế hoạch trước
- 17.7 Tính toán chính xác phí Gas ETH (Ethereum)
- 17.8 Khám phá Ethereum Layer-Two
Phí Gas là gì? Gas được ví như nhiên liệu của các nền tảng Blockchain. Gas Fee là khoản phí thực hiện giao dịch hoặc tương tác trên một nền tảng tiền mã hóa. Vậy Gas có những loại phí gì và cách tính các phí đó như thế nào? Mọi người hãy cùng BHO Network đi tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau!
1. Phí gas là gì?
Gas Fee là khoản phí cần trả để thực hiện giao dịch với Smart Contract trên nền tảng Blockchain. Trong đó, Gas là đơn vị đo lường mức độ “công việc” mà ở đây là tài nguyên tính toán mà một nhiệm vụ yêu cầu. Những nhiệm vụ công việc càng phức tạp sẽ cần nhiều phí Gas hơn.
Để dễ hiểu hơn mọi người có thể nghĩ hoạt động giao dịch trên Blockchain như khi bạn di chuyển bằng ô tô. Ô tô phải được đổ xăng thì xe mới có thể chạy. Gas trong trường hợp này chính là xăng. Phí Gas được sử dụng để mua bán, thực hiện hợp đồng thông minh, chạy DApp, thanh toán cho việc lưu trữ dữ liệu trong không gian Blockchain.
Xem thêm: 100+ Thuật ngữ trong Crypto dành cho các nhà đầu tư mới
2. Phân biệt các loại phí gas
Để giúp mọi người phân biệt được Gas Limit, Gas Price, Gas Gwei. Cùng BHO Network tìm hiểu cụ thể chi tiết qua nội dung dưới đây:
2.1 Thế nào là Gas Limit?
Gas Limit là lượng Gas tối đa mà người dùng sẵn lòng chi trả cho các giao dịch hoặc các chức năng Blockchain. Phần mềm hoạt động như một cơ chế bảo vệ nhằm ngăn các khoản phí do những lỗi không đáng làm lãng phí tiền của bạn.
Giá trị của Gas Limit và hình thức giao dịch sẽ thay đổi theo thời gian. Một số ví tiền mã hóa và sàn giao dịch cung cấp tính năng thiết lập Gas Limit tự động. Tuy nhiên người dùng cũng có thể lựa chọn điều chỉnh theo cách thủ công, tùy theo nhu cầu. Ví dụ, một giao dịch thực hiện trên Ethereum sẽ có Gas Limit là 21,000 đơn vị Gas.
Nếu đặt Gas Limit quá thấp thì lượng Gas sẽ không đủ cho các Validators/Miners xác nhận giao dịch. Ban đầu, giao dịch vẫn sẽ được trình xác thực xử lý. Tuy nhiên, đến khi không còn đủ Gas thì giao dịch sẽ dừng lại hẳn. Đó gọi là tình trạng “Hết Gas”, đồng thời giao dịch của bạn sẽ bị từ chối và lượng Gas không được hoàn lại.
2.2 Gas Price là gì?
Gas Price là khoản phí người dùng sẵn sàng chi trả cho mỗi đơn vị Gas. Giống với Gas Limit, Gas Price có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của người giao dịch. Đa số các Blockchain đều dùng cơ chế đấu giá để quản lý và ưu tiên xử lý giao dịch.
Cụ thể, các Miners sẽ ưu tiên xử lý giao dịch có mức phí Gas Price cao trước. Cơ chế này đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và tăng độ bảo mật cho Blockchain. Bởi dự án ban hành cơ chế thị trường công bằng và khuyến khích nhiều người tham gia vào việc cung cấp sức mạnh tính toán cho mạng.
Vì vậy, nếu muốn giao dịch được xác thực nhanh chóng, bạn nên trả Gas Price cao. Các Validators/Miners sẽ xác minh giao dịch này trước. Mặt khác, nếu Gas Price quá thấp mọi người sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành xác nhận. Ngoài ra, trong một số trường hợp, giao dịch sẽ thất bại.
2.3 Gas Gwei là gì?
Gas Gwei là thuật ngữ chỉ lượng ETH được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên Blockchain Ethereum. Mỗi Gwei tương đương với 0,000000001 ETH hay 1 ETH đại diện cho 1 tỷ Gwei.
2.4 Phân biệt Gas Limit, Gas Price và Gas Gwei
Mọi người có thể hiểu các hoạt động trên Blockchain giống như khi di chuyển một chiếc ô tô. Trong đó, Gas Limit là số lít/đơn vị xăng bạn muốn đổ tối đa cho ô tô và Gas Price là giá của mỗi lít/đơn vị xăng đó, được tính bằng Gwei:
- Giá của mỗi lít xăng để đổ cho ô tô là $2,50.
- Giá của mỗi Gas trên Ethereum là 20 Gwei.
Để đổ đầy "bình xăng" bạn cần:
- 10 lít xăng với giá $2,50 = $25.
- 21,000 đơn vị Gas có giá 20 Gwei/Gas = 420,000 Gwei.
3. Giá trị của một đơn vị Gas (Gas price)
Nội dung trên đã giới thiệu với mọi người khái niệm phí Gas là gì? Tiếp theo, hãy cùng BHO Network khai thác về giá trị của một đơn vị Gas. Để thực hiện công việc như mạng lưới Ethereum, bạn cần một lượng Gas (Gas cost). Trên thực tế Gas đã là một đơn vị đo lường và được gắn giá trị của mỗi đơn vị khí với đồng Ether (ETH).
Đồng ETH có sự biến động về giá rất lớn, sẽ không có giao dịch nào tốn lượng phí lớn như vậy. Bên cạnh đó, để mở rộng mạng lưới Ethereum thì mức phí này cần phải càng nhỏ càng tốt.Vì vậy, để thanh toán các khoản phí này, Gwei (hay nanoether) đã được tạo ra. 1 Gwei sẽ quy đổi ra 0,000000001 (10 ^ -9) ETH.
Xem thêm: Sidechain là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Sidechain
4. Cách tính phí Gas
Để mọi người có thể giao dịch trên nền tảng Ethereum Blockchain một cách thuận lợi. Bạn cần biết cách tính Gas Fee giao dịch với mức phí hợp lý tránh lãng phí tài nguyên. Vậy công thức tính phí Gas là gì? Hãy theo dõi hướng dẫn sau đây.
Gas Fee = Gas Limit x Gas Price
phi-gas-la-gi: Gas Limit là 24.000 đơn vị Gas và Gas Price có giá 20 Gwei/gas. Ta có: Gas Fee = 24.000 × 20 = 480.000 Gwei = 0.00048 ETH. Vậy, tổng phí Gas người dùng phải trả sẽ là 480.000 Gwei tương đương với 0.00042 ETH.
Sau khi giao dịch, lượng Gas chưa sử dụng sẽ được hoàn trả vào tài khoản của người dùng Với điều kiện: “Lượng Gas được hoàn trả lại không vượt quá ½ lượng Gas đã sử dụng hết trong quá trình giao dịch.”
Vậy công thức tính phí Gas: Gas Fee = Gas Limit x Gas Price
4.1 Phí gas của BTC được tính như thế nào?
Tại Blockchain Bitcoin, để 1 giao dịch được xác thực người dùng sẽ phải tốn một khoản phí. Các giao dịch chưa được xác thực còn được gọi là Mempool(memory pool). Các Miner sẽ ưu tiên xử lý xác nhận cho những người dùng trả phí hợp lý.
Trong một số trường hợp, các ví vẫn cho phép người dùng đặt phí giao dịch thủ công. Điều này có nghĩa người dùng có thể gửi BTC mà không mất phí. Tuy nhiên, thợ đào mỏ sẽ bỏ qua giao dịch này của bạn. Phí giao dịch Bitcoin sẽ phụ thuộc vào kích thước của giao dịch (đơn vị Byte).
4.2 Phí giao dịch Binance Chain được tính như thế nào?
Chi phí được tính bằng Binance Chain sẽ được áp dụng tùy vào tác vụ người dùng thực hiện. Phí gửi BNB và phí giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung Binance DEX không giống nhau. Ngoài ra, người dùng cần lưu ý, tổng chi phí giao dịch, tăng hoặc giảm phụ thuộc vào giá thị trường BNB.
Người dùng chỉ dùng BNB để trả phí chuyển tiền không liên quan đến giao dịch mua và bán. Ví dụ, rút hoặc là gửi BNB vào ví. Đối với các chi phí thực hiện giao dịch trên Binance DEX sẽ được tính bằng Token. Tuy nhiên, bạn sẽ được chiết khấu khi thanh toán phí giao dịch bằng BNB. Điều này, khuyến khích mọi người sử dụng Binance Chain.
4.3 Phí giao dịch Ethereum được tính như thế nào?
Phí Gas ETH được đo bằng công suất điện toán cần có để thực hiện một giao dịch. Gas Price thay đổi theo biến động của thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng mạng. Nếu người dùng trả Gas Fee cao hơn thì các Miner sẽ ưu tiên xử lý giao dịch đó.
Tổng phí Gas tức là các khoản thanh toán đổi lấy năng lượng điện toán cần thiết, cộng với chi phí xử lý giao dịch. Bạn hãy xác định lượng Gas Limit tối đa phải trả cho một giao dịch hoặc các tác vụ khác trên Ethereum.
4.4 Phí giao dịch Binance Smart Chain được tính như thế nào?
Binance Smart Chain là một Blockchain được xây dựng bởi Binance. Tuy nhiên, BSC và Binance Chain lại là hai mạng lưới này hoàn toàn riêng biệt. BNB chạy trên Binance Chain là Token BEP-2 còn BNB trên BSC là Token BEP-20.
Mạng lưới BSC sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Authority (bằng chứng ủy quyền). Validator của BSC cần Staking BNB để trở thành người xác thực giao dịch. Sau đó, ví cũng sẽ nhận được phí thực hiện trao đổi mua bán trong Block đó.
Binance Smart Chain cho phép người dùng tạo ra các hợp đồng thông minh tùy chỉnh. Hệ thống tính phí giao dịch của BSC được tính bằng sức mạnh điện toán cần thiết để thực hiện các giao dịch hoặc hợp đồng thông minh. Phí giao dịch được tính·bằng Gwei (một đơn vị của BNB) = 0,000000001 BNB. Người dùng có thể trả Gas Fee cao để giao dịch được ưu tiên xác thực.
Ví dụ: Gas Price là 10 Gwei. Người dùng chú ý giới hạn Gas đã được đặt thành 622.732 Gwei. Tuy nhiên trên thực tế thì số Gas được sử dụng chỉ là 352.755 (52,31%) so với Gwei đã được sử dụng. Trong giao dịch này, chi phí giao dịch thực tế là 0,00325755 BNB (khoảng 1 USD).
5. Gas dùng để làm gì?
Mạng lưới Ethereum sẽ không thể hoạt động nếu không có Gas. Bởi Gas là đơn vị đo lường để chi trả cho những đóng góp của Miner làm việc và phát triển mạng lưới. Bên cạnh đó, người dùng, phải trả một khoản phí cho hệ thống khi thực hiện giao dịch. Điều này, rất bình thường giống như những giao dịch trong các tổ chức tài chính truyền thống.
6. Gas có đặc điểm gì?
Phí Gas cao hay thấp phụ thuộc vào độ phức tạp của giao dịch yêu cầu thực hiện. Sau đây là một số đặc điểm của chi phí Gas:
- Gas Fee rẻ khi người dùng gửi ETH/ERC-20 từ ví này đến ví khác.
- Phí Gas cao khi bạn thực hiện những hoạt động phức tạp liên quan đến Smart Contract. Điều này sẽ lý giải được tại sao khi mọi người tham gia vào các giao thức như: Yield Farming, thường có phí Gas cao.
7. Vì sao cần có phí Gas
Tới đây, mọi người đã hiểu Gas là nguyên liệu giúp cho mạng lưới Ethereum vận hành. Tuy nhiên đây mới chỉ là một phần nhỏ trong nhiều mục đích của Gas. Vậy những vấn đề khác là gì, cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Mục đích Tài chính: Khi người dùng phải trả phí khi tham gia thực hiện một giao dịch. Khoản phí này sẽ được dùng để khuyến khích các Validators xử lý các giao dịch đó. Đây là một dạng hình thức thuê mướn trên mạng lưới Blockchain.
- Mục đích sứ mệnh: Gas giúp giảm thiểu các tác nhân gây hại mạng lưới Ethereum. Gas tạo ra một ràng buộc giữa những người hoạt động trên mạng lưới bao gồm cả Miner và User. Miner được khuyến khích làm việc để nhận phần thường bằng ETH. Đồng thời người dùng cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng đến mạng lưới.
- Mục đích Halting: Halting được hiểu là một vấn đề về trạng thái tạm dừng. Khi mạng lưới Ethereum xảy ra sự cố, hợp đồng thông minh sẽ có khả năng bị tấn công. Lúc này, giao dịch sẽ tự động tạm dừng, khi mọi thứ đã đạt đến giới hạn bạn đã cài đặt trước đó. Điều này, nhằm bảo vệ quyền lợi cho tất cả người dùng Blockchain.
8. Ai đặt ra phí Gas
Nhiều người vẫn nghĩ Gas Fee trong mạng lưới Ethereum do đội ngũ phát triển quyết định. Tuy nhiên, thực tế phí Gas được hình thành do cơ chế đấu giá giữa User và Miner. Người dùng trả chi phí cao sẽ thì thợ đào sẽ ưu tiên xác thực và không có mức phí cố định. Một số trường hợp, phí Gas cao do chịu ảnh hưởng từ hiệu năng hoạt động của Ethereum.
9. Công thức tính phí giao dịch trên mạng lưới
Chi phí giao dịch mạng lưới là sự kết hợp giữa giá Gas và Gas Limit. Cụ thể như sau: Phí giao dịch = Gas Price x Gas Limit
Trong đó:
- Gas Price: Giá Gas là do người dùng tự đặt ra để yêu cầu xử lý giao dịch. Ví dụ, User sẽ đặt 70 Gwei để yêu cầu thực hiện một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, việc này được thực hiện hay không và thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào cơ chế đấu giá.
- Gas Limit: Gas Limit là mức giới hạn tối đa mà người dùng chịu trả cho một giao dịch. Dựa vào độ phức tạp của giao dịch mà Gas Limit sẽ có những chỉ số khác nhau.
Lưu ý:
- Trên thực tế, một số nền tảng như MetaMask đã tự tối ưu để giảm mức độ phức tạp của giao dịch. Người dùng chỉ cần tuân theo để đảm bảo yêu cầu hoạt động của bạn sẽ được thực hiện. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể tùy chỉnh thủ công với những chỉ số này.
- Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ cách thức mạng lưới vận hành. Bởi việc này, có thể khiến bạn bị mất tiền và giao dịch không thực hiện vì Gas Fee đặt thấp hơn so với yêu cầu.
10. Mối liên hệ giữa phí Gas và giá ETH
Nhiều người vẫn thắc mắc nếu phí Gas tăng cao có tác động đến giá đồng ETH hoặc ngược lại không? Trên thực tế, hai chỉ số này hoàn toàn không giống nhau. Nội dung dưới đây sẽ giúp mọi người trả lời vấn đề này.
-
Phí Gas chịu ảnh hưởng Gas Price và Gas Limit:
- Gas Price cao hay thấp là dựa vào mức độ nghẽn mạng của mạng lưới Ethereum. Chỉ số Gas sẽ không cố định mà sẽ thay đổi theo gian. Điều này dẫn đến Gas Price trung bình khác nhau qua các khung giờ.
- Gas Limit sẽ dựa trên giao dịch mà người dùng thực hiện trên mạng lưới. Hành động càng phức tạp, chỉ số này càng lớn và ngược lại.
-
Giá ETH sẽ phụ thuộc vào mức độ quan tâm của người dùng: Không chỉ ETH, phần lớn giá các Token tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:.
- Mức độ quan tâm của nhà đầu tư lớn thì giá sẽ có xu hướng tăng và ngược lại.
- Tổng cung của Token đó trên thị trường. Ví dụ, lượng BTC và ETH ngày càng khan hiếm trên các sàn giao dịch. Điều này đã làm cho Kéo giá cả của ETH liên tục phá đỉnh trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, với lượng người dùng quan tâm tăng nhanh đã làm phí Gas ETH cũng tăng theo. Giả thuyết này sẽ khó xảy ra, bởi bơm giá ETH sẽ dựa trên nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, mạng lưới đang được mở rộng, nếu thành công vấn đề phí Gas sẽ dễ giải quyết hơn.
11. Gas Fee hoạt động như thế nào?
Gas là thành phần không thể thiếu của mạng lưới Ethereum. Đây là chất xúc tác giúp duy trì mối quan hệ giữa Miner và Người dùng. Mọi người có thể hiểu quy trình vận hành của Gas như sau:
- Khi thực hiện một hoạt động người dùng sẽ phải trả một lượng Gas để thực hiện giao dịch đó.
- Miner dựa trên những mức phí người dùng đưa ra để thực hiện giao dịch. Thợ đào sẽ thực hiện những hoạt động trả phí cao trước. Do đó, nếu muốn giao dich nhanh chóng được thực hiện hãy chú ý đến vấn đề này.
- Sau khi Miner thực hiện thành công, giao dịch đó sẽ được đưa vào mạng lưới Ethereum.
Tuy nhiên, trong quá trình này, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giao dịch có thể không hoàn thành nếu lượng Gas người dùng đặt ra quá thấp.
- Miner sẽ hoàn trả lại một phần phí Gas nếu người dùng đặt ra quá cao nhưng thực tế lại không dùng hết.
12. Phí Gas trên các Blockchain hiện nay
Bạn giao dịch trên nền tảng nào sẽ được trả Gas Fee bằng đơn vị tiền tệ của Blockchain đó. Điều này, có nghĩa là tùy vào nền tảng khác nhau mà đơn vị tính phí Gas cũng không giống nhau.
Gas Fee ở mỗi Blockchain là hoàn toàn không giống nhau. Người dùng muốn giao dịch trên nền tảng nào thì phải đảm bảo có Token gốc của Blockchain đó làm Gas. Cụ thể như sau:
- Bạn giao dịch trên Ethereum mua, bán, lưu trữ Token ERC20 như: ETH, USDT ERC20,.... ⇒ Hệ thống sẽ trả bạn phí Gas bằng đồng Ether (ETH).
- Người dùng giao dịch trên Solana sẽ sử dụng Token SPL như: SRM, RAY,… ⇒ Đơn vị phí Gas** bằng đồng Solana (SOL).
- Khi mọi người hoạt động trên Binance Smart Chain sẽ dùng Token BEP20,… ⇒ Gas Fee được trả bằng đồng Binance Coin (BNB).
13. Các cách tiết kiệm phí Gas
Người dùng muốn tiết kiệm phí Gas khi giao dịch trên mạng lưới Blockchain. Hãy tham khảo nội dung ngay sau đây:
- Bạn nên tối giản hóa các bước giao dịch, càng ít càng tốt.
- Người dùng nên tính toán trước số Gas tránh thiếu Gas khiến giao dịch thất bại và mất phí.
- Mọi người thường xuyên theo dõi mật độ giao dịch của mạng lưới để biết những lúc nghẽn mạng. Những thời điểm này, phí Gas khá cao và có nguy cơ thực hiện giao dịch thất bại.
Ví dụ: Trước khi giao dịch trên Blockchain Ethereum, NĐT nên Check mật độ giao dịch trên: https://ethereumprice.org/gas/. Mọi người nên chọn thời điểm giao dịch đông không để tính toán phí Gas cho hợp lý. Dùng các Website Scan để tham khảo phí giao dịch như: EtherScan cho Ethereum, BSCscan cho Binance Smart Chain,…..
14. Mẹo tiết kiệm chi phí Gas khi giao dịch trên Blockchain
Một nhà đầu tư luôn mong muốn tối thiểu hóa chi phí. Hiểu được điều này, BHO Network xin chia sẻ với mọi người một số Tips để tiết kiệm phí Gas.
14.1 Tối giản các bước giao dịch
Như mọi người đã biết, các giao dịch phức tạp đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán hơn. Điều này đồng nghĩa các Validators sẽ phải làm việc nhiều hơn để xác thực giao dịch cho bạn. Do đó mức phí Gas cho các hoạt động này cao và cần nhiều tài nguyên hơn. Vì vậy cách đơn giản nhất để tiết kiệm Gas Fee là tốt giản hóa các bước giao dịch.
14.2 Điều chỉnh phí Gas cho phù hợp và ước tính mức Gas Limit
Giao dịch có Gas Price cao sẽ giúp hoạt động của bạn được ưu tiên xác thực nhanh hơn. Còn Gas Limit được để cao hơn mức ước tính nhằm đảm bảo giao dịch không bị thất bại, Tuy nhiên việc để Gas Limit và Gas Price quá cao là hoàn toàn không cần thiết. Bởi điểu này chỉ khiến mức phí Gas bạn phải trả cao hơn so với bình thường rất nhiều.
Thay vào đó bạn nên dùng những Web Scan như EtherScan cho Ethereum, BSCscan cho Binance Smart Chain,....Các Website trên sẽ giúp bạn ước tính giá trị Gas Limit và Gas Price vào thời điểm giao dịch hợp lý nhất. Mức Gas Limit chỉ cần để cao hơn mức trung bình 1 chút là được.
14.3 Không nên giao dịch vào thời điểm Gas Price đang quá cao
Gas Price vốn không cố định mà sẽ thay đổi theo thời gian và nhu cầu giao dịch. Thông thường giá Gas sẽ cao hơn trong thời gian mạng lưới có mức độ hoạt động cao và ngược lại. Do đó, người dùng tránh giao dịch vào thời điểm mà Gas Price lên quá cao. Điều này, sẽ giúp bạn tiết kiệm phí giao dịch một cách hiệu quả.
14.4 Đừng nhầm lẫn Gas Price/Gas Limit với số Token
Gas Price và Gas Limit có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của người dùng. Mọi người sẽ tốn rất nhiều phí nếu nhầm lẫn giữa Gas Price/Gas Limit và lượng Token giao dịch. Do đó, bạn phải kiểm tra thật kỹ các chi tiết trước khi bấm nút thực hiện các hoạt động. Sau khi giao dịch được xác nhận thực hiện, bạn sẽ không thể chỉnh sửa được thông tin.
15. Tip tiết kiệm phí Gas khi swap trên các AMM
Hiện nay đang có rất nhiều AMM để người tham gia có thể sử dụng và giao dịch như:
- Pancakeswap trên BSC.
- SerumSwap, LunaDEX trên Solana.
- Uniswap, Sushiswap trên Ethereum.
- MDEX trên Heco Chain.
Để tiết kiệm phí Gas khi Swap trên các AMM, mọi người có thể chọn các nền tảng có cơ chế tối ưu chi phí giao dịch. Đây là một giải pháp giúp bạn trải nghiệm quá trình Trading tối ưu nhất.
16. Các mẹo làm giảm Gas Fee
Mặc dù Gas đem lại nhiều lợi ích nhưng vẫn là một sự đắn đo của các nhà đầu tư. Đặt biệt là những nhà giao dịch nhỏ lẻ. Nội dung tiếp theo đây sẽ giúp mọi người giải quyết vấn đề này.
16.1 Kiểm tra gas fee trung bình tại thời điểm mà bạn giao dịch
Các bạn có thể kiểm tra Gas Price trung bình của Blockchain Ethereum tại etherscan.io. Bạn nên đặt Gas Price hợp lý để tiết kiệm ngân sách. Đối với người dùng đặt Gas Fee mức cao nhằm mục đích giúp giao dịch được thực hiện nhanh hơn.
16.2 Dừng giao dịch khi Gas Fee quá cao
Mọi người có thể tạm hoãn giao dịch khi thời gian Gas Price lên cao để tiết kiệm ngân sách. Giá Gas sẽ dao động theo nhu cầu thanh toán giao dịch của mạng lưới. Do đó, bạn nên dừng các hoạt động trao đổi khi mức độ giao dịch đã lên quá cao.
16.3 Chỉnh sửa Gas Limit nếu cần thiết
Người dùng đặt Gas Limit cao có thể khiến chỉ số Gas Fee ước tính cao hơn. Điều này dẫn đến việc người dùng không thanh toán giao dịch. Ví dụ, bạn có 0,01 ETH trong tài khoản nhưng thanh toán giao dịch là 0,012 ETH vì Gas Limit tăng 500.000. Mọi người hãy chỉnh Gas Limit giảm xuống do thường giao dịch sẽ không tiêu thụ hết lượng Gas Limit đó.
16.4 Đừng nhầm lẫn Gas price với số ETH bạn muốn chuyển
Việc đặt Gas Price tùy thuộc vào bạn nên nếu nhầm lẫn có thể tốn một số ít tiền không nhỏ. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra kỹ những thanh toán giao dịch trước khi thực hiện giao dịch. Blockchain sẽ không chịu trách nhiệm hay hoàn trả bất kỳ thanh toán nhầm lẫn nào của User.
Xem thêm: Sharding là gì? Những thách thức và rủi ro tiềm ẩn của Sharding
17. Hướng dẫn tối ưu hóa sử dụng Gas trên Ethereum
Phí Gas ETH là gì? làm thế nào để tối ưu hóa sử dụng Gas trên Ethereum. Hãy cùng BHO Network tìm hiểu ngay sau đây:
17.1 Sự mô phỏng thông qua DeFi Saver
Mọi người có thể sử dụng ứng dụng DeFi Saver để mô phỏng các hoạt động. Đầu tiên, người dùng tạo công thức cho các hoạt động Ethereum và sau đó chạy ảo. Mô phỏng này sẽ cho biết Gas Fee ước tính và tối đa trong ETH. Bạn có thể tùy chỉnh công thức để giảm thiểu Phí Gas.
17.2 Tối ưu hóa thời gian giao dịch
Nguyên nhân chính khiến Phí Gas tăng cao là do tắc nghẽn giao dịch. Lưu lượng hoạt động trên Ethereum thay đổi trong ngày. Đôi khi, bạn sẽ thấy giá Gas thấp hơn cho cùng một giao dịch đã khiến người tham gia tốn nhiều ETH hơn vài giờ trước.
Tuy nhiên mọi người không có thời gian theo dõi giao dịch mọi lúc. Do đó, người dùng có thể truy cập trang web Ethereum Gas Charts để biết biểu đồ phức tạp về giá Gas trong suốt tuần.
17.3 Tổ chức các loại giao dịch
Phí Gas ETH thay đổi tùy thuộc vào loại giao dịch trên Blockchain. Vì vậy, người dùng có thể tổ chức và thực hiện các giao dịch tương tự cùng nhau nhằm tiết kiệm phí Gas.
Ví dụ: Bạn có hai địa chỉ ví Ethereum với 1.000 Token trên mỗi tài khoản. Người dùng muốn khóa tất cả tiền mã hóa vào một kho chứa dApp mới để có lợi nhuận tốt hơn. Người tham gia có thể chuyển tất tiền mã hóa đến một địa chỉ. Sau đó, bạn tiến hành khóa 2.000 Token trong một giao dịch để tiết kiệm phí Gas.
17.4 Sử dụng DApps cung cấp chiết khấu và giảm phí Gas
Một số dự án Ethereum và dApp cung cấp mức phí Gas thấp hơn so với thị trường. Nội dung cụ thể như sau:
- Balancer cung cấp một khoản hoàn lại phí Gas lên đến 90% dưới dạng Token BAL. Đối với những người giao dịch tần suất cao, Balancer hỗ trợ giảm thiểu đáng kể bằng cách thực hiện các hoạt động mà không cần rút tiền ra khỏi Ví.
- Một vài ứng dụng DeFi như KeeperDAO và Yearn ‘s V2 Vaults thực hiện nhiều giao dịch người dùng cá nhân với nhau. Mọi người dùng sẽ phải thanh toán phí Gas cùng một lúc thay vì thanh toán riêng lẻ. Chiến lược này giúp tiết kiệm một lượng đáng kể phí Gas.
17.5 Sử dụng Token Gas
Khi xóa các biến lưu trữ trên Ethereum, bạn có thể kiếm được ETH dưới dạng tiền hoàn lại. Đó là cơ sở của Token Gas, người dùng có thể kiếm được một lượng lớn Token Gas khi phí Gas thấp.
Khi bạn cần thực hiện giao dịch trên Blockchain Ethereum, hãy đổi Token Gas sang ETH. Người giao dịch có thể sử dụng ETH được thưởng để trả Phí Gas ETH. GasToken.io là một dự án phổ biến cho phép người dùng mint Token Gas.
17.6 Đánh giá tắc nghẽn mạng để lập kế hoạch trước
Nhiệm vụ của bạn có thể bị dừng do có quá nhiều giao dịch đang được thực hiện cùng lúc. Phí Gas mà người đã đặt trước đó cũng tăng lên trong thời gian này. Chính điều này đã làm cho giao dịch của bạn trở nên thất bại. Bởi giao dịch thiết lập giới hạn Gas thấp hơn tỷ giá hiện tại.
Do đó, việc lập kế hoạch trước là chìa khóa giúp bạn tiết kiệm Gas Fee và tránh bị phạt. Người tham gia nên lập kế hoạch giao dịch vào những giờ không cao điểm. Đối với các hoạt động nhạy cảm về thời gian, hãy theo dõi Gas Price trên Biểu đồ Gas Ethereum Việc này, sẽ giúp người giao dịch ước tính chính xác và đặt hạn mức Gas để tránh bị phạt.
17.7 Tính toán chính xác phí Gas ETH (Ethereum)
Ví Ethereum của bạn không cung cấp ước tính chính xác về phí Gas. Bởi ứng dụng không xem xét các tắc nghẽn giao dịch trong thời gian thực. Đối với các giao dịch nhạy cảm với thời gian, mọi người có thể tham khảo các công cụ như: Gas Tracker của Etherscan hoặc Gas Now.
Các phần mềm trên giúp người dùng phân tích các giao dịch đang chờ xử lý trên Mainnet Ethererum. Công cụ này sẽ ước tính phí Gas ETH nhạy cảm với thời gian. Sau đó, bạn sẽ không cần tốn phí vô ích hoặc trả tiền phạt vì không đặt đúng giới hạn Gas.
17.8 Khám phá Ethereum Layer-Two
Các giao dịch trên Ethereum Mainnet (lớp một) thường rất tốn kém do tắc nghẽn. Giải pháp Layer 2 đã giúp người dùng mở rộng quy mô giao dịch. Layer 2 sử dụng các công nghệ như Rollups hay di chuyển sang các Sidechain.
Quy trình mới này giúp giảm phí Gas và đẩy nhanh quá trình hoàn thành giao dịch. Optimism, Arbitrum và Polygon là một số giải pháp giúp mở rộng quy mô lớp hai bạn nên thử.
Những bài viết liên quan:
- Solidity là gì? Những thông tin cần biết về Solidity
- Lending là gì? Tìm hiểu về Lending trong Crypto từ A-Z
Trên đây là toàn bộ thông tin về nội dung phí Gas là gì. Gas là giá trị đo lường các giao dịch hoặc các hoạt động tương tác trên Blockchain. Hy vọng những chia sẻ đã giúp người dùng hiểu hơn về phí Gas. Hãy liên hệ ngay với BHO Network khi mọi người cần sự giúp đỡ nhé!
Xuất bản ngày 10 tháng 11 năm 2022
Chủ đề liên quan