logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Antimatter (MATTER) là gì? Tìm hiểu về tiền mã hóa MATTER

Antimatter (MATTER) là gì? Tìm hiểu về tiền mã hóa MATTER

  1. 1. Antimatter (MATTER) là gì?
  2. 2. Antimatter có điểm gì đặc biệt?
  3. 3. Phương thức hoạt động của Antimatter
  4. 4. Thông tin của MATTER Token
  5. 4.1 Những chỉ số quan trọng của Token MATTER
  6. 4.2 Phân bổ Token MATTER
  7. 4.3 Bán Token MATTER
  8. 4.4 Lịch mở Token MATTER
  9. 4.5 Mục đích sử dụng Token MATTER
  10. 5. Kiếm và sở hữu MATTER Token ở đâu?
  11. 6. Sàn giao dịch và ví lưu trữ MATTER Token
  12. 6.1 Sàn giao dịch của MATTER Token
  13. 6.2 Ví lưu trữ của MATTER Token
  14. 7. Lộ trình phát triển
  15. 8. Nhà đầu tư và đối tác của Antimatter
  16. 8.1 Nhà đầu tư
  17. 8.2 Đối tác
  18. 9. Đối thủ cạnh tranh
  19. 10. Kênh thông tin của dự án Antimatter

Antimatter là gì? Dự án này có gì đặc biệt so với các dự án khác trên thị trường Crypto mà lại được các nhà đầu tư quan tâm? Tiềm năng của nền tảng này trong tương lai sẽ như thế nào? Hãy cùng BHO Network tìm hiểu từ A-Z về quy trình hoạt động cũng như thông tin về MATTER Token thông qua bài viết hữu ích ngay dưới đây nhé!

1. Antimatter (MATTER) là gì?

Hệ sinh thái DeFi tìm cách tốt nhất để cung cấp toàn bộ công cụ mà mọi người đã và đang sử dụng trên thị trường truyền thống. Những công cụ như là Swap, hưởng phí, cho vay lãi và thậm chí là những giao dịch phái sinh.

Tại đây, nền tảng này sẽ mang lại cho người dùng thế khác biệt để kiếm được lợi nhuận từ khoản nắm giữ bằng những giao dịch phái sinh. Giao thức được xây dựng nhằm tạo ra quyền chọn mua và bán vĩnh viễn trong khi loại bỏ mọi rủi ro thanh lý hoặc phí Funding Fee (bằng cách Funding Rate nhân với khối lượng cho một lệnh giao dịch).

Nền tảng này đã cung cấp giao dịch quyền chọn toàn cầu tự động không Custody (hay còn gọi là lưu ký) có sẵn 24/7 cho người dùng. Đặc biệt, người dùng của Antimatter có thể tham gia với Role khác ngoài người mua quyền chọn.

User được phép tạo và mua lại quyền chọn mua hoặc bán tương tự với những nhà cung cấp thanh khoản trên mạng. Những gì hệ thống này thực hiện chính là đưa mô hình Uniswap vào giao dịch phái sinh.

Jack Lu và Robert Hu là hai Developer cốt lõi có nhiều kinh nghiệm trong không gian DeFi đã thành lập ra Antimatter vào năm 2021. Jack Lu cũng chính là người tạo ra Bounce.finance - nền tảng đấu giá phi tập trung cho NFT trên Fangible và các khoản vay từ Community cho Polkadot. Dự án nhằm mục đích là đơn giản hóa giao dịch phái sinh trong thị trường Crypto và phổ biến hơn là giao dịch quyền chọn cho những nhà đầu tư.

Jack Lu và Robert Hu là hai Developer đã thành lập ra Antimatter

2. Antimatter có điểm gì đặc biệt?

Antimatter phục vụ một bộ phận người sử dụng DeFi ngày càng đông đúc, những người muốn tiền mã hóa tiếp tục tăng trưởng trên nền tảng phi tập trung.

Thông qua nhiều công cụ khác nhau như Yield Farming (còn gọi là canh tác lợi nhuận) và giao dịch quyền chọn, Users đi đầu trong lĩnh vực này tìm cách tăng số lượng tài sản theo cấp số nhân vô cùng nhanh chóng.

Antimatter còn cung cấp các công cụ nâng cao chẳng hạn như tạo thị trường, kinh doanh chênh lệch giá và cơ hội tạo lợi nhuận thụ động để người dùng phát triển quỹ.

Tương tự như Bounce.finance của Jack Lu, giao thức cũng tương thích chuỗi chéo với các Blockchain như Polkadot, Huobi Eco Chain và Binance Smart Chain. Ngoài ra, Antimatter cung cấp các lợi ích mang lại một lựa chọn “có một không hai” cho người sử dụng DeFi:

Cơ chế Token phân cực:

Các nhiệm vụ lưu ký như cấp vốn, phân phối phí và tái cân bằng được tự động hóa. Điều này đã làm cho mạng trở nên hiệu quả hơn và giới thiệu các Token phân cực gồm hai mặt của một sản phẩm quyền chọn là mặt tích cực (mua) và mặt tiêu cực (bán). Bằng cách giao dịch này, người dùng có thể tiếp xúc với thị trường quyền chọn tiền mã hóa.

Cơ hội thị trường thứ cấp:

Antimatter giới thiệu cơ hội tạo thị trường, kinh doanh chênh lệch giá và lợi nhuận thụ động. Thị trường thứ cấp là tốt nhất cho User muốn có vị trí Long hoặc Short trong quyền chọn dựa trên nền tảng.

Theo White paper, thị trường thứ cấp sẽ được liên kết với Backend (máy chủ, cơ sở dữ liệu và ứng dụng) và đợt bán Token quyền lựa chọn được thực hiện thông qua Uniswap.

Tự bền vững và do cộng đồng quản lý:

Phí từ sản phẩm và việc sử dụng giao thức được sử dụng để mua lại Token MATTER trên mạng. Quản trị cộng đồng mang lại Benefit cho mạng và đảm bảo sự tham gia cần thiết để đưa ra những quyết định tốt nhất.

Antimatter cung cấp các lợi ích mang lại một lựa chọn “có một không hai”

3. Phương thức hoạt động của Antimatter

Antimatter là nền tảng cung cấp tính năng giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh viễn phi tập trung cho User.

Quyền chọn vĩnh viễn giúp người dùng stake vào Token cụ thể là tăng hay giảm giá bằng cách sử dụng công cụ phái sinh. Antimatter đạt được điều này bằng cách Token hóa các quyền chọn vĩnh viễn, để các nhà đầu tư có thể tạo và giao dịch những loại Token này.

Giá chỉ báo trên nền tảng để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tận dụng chênh lệch giữa giá thị trường và giá chỉ báo của một loại tiền mã hóa cụ thể.

Ngoài ra, nền tảng này đang trong giai đoạn phát triển ban đầu tính tới năm 2021. Tuy nhiên, lộ trình đầy tham vọng đã đưa ra các kế hoạch tương lai rõ ràng.

Lộ trình bao gồm toàn bộ các bước cần thiết để phát triển, ví dụ như niêm yết trên Uniswap và PancakeSwap, tạo và mua bán quyền chọn, đồng thời trở thành một nền tảng phi tập trung trực quan, được sử dụng phổ biến nhất cho giao dịch phái sinh tiền mã hóa.

Antimatter cung cấp tính năng giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh viễn phi tập trung

Tham khảo: Divergence (DIVER) là gì? Tổng hợp thông tin về Token DIVER

4. Thông tin của MATTER Token

Để hiểu rõ hơn về tiền mã hóa MATTER, người dùng nên cập nhập thêm thông tin chi tiết thông qua bài viết này.

4.1 Những chỉ số quan trọng của Token MATTER

Dưới đây là một số chỉ số quan trọng của Token MATTER mà các nhà đầu tư nên tham khảo

  • Token Name: MATTER Token.
  • Ticker: MATTER.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Contract: 0x1c9491865a1de77c5b6e19d2e6a5f1d7a6f2b25f.
  • Token Type: Utility, Governance.
  • Total Supply: 100,000,000.
  • Circulating Supply: 10,100,000.

Tổng nguồn cung của MATTER Token lên tới 100,000,000

4.2 Phân bổ Token MATTER

Tổng cung ban đầu của MATTER Token được phân bổ theo từng phần như bên dưới:

  • Protocol Reward: 50%.
  • Seed, Private, Public Sale: 25%.
  • Seed Sale: 8.15%.
  • Private Sale: 15.85%.
  • Public Sale: 1%.
  • Team: 10%.
  • Foundation: 10%.
  • Liquidity (Uniswap, Exchanges): 5%.

Chiếm nhiều nhất trong MATTER là Protocol Reward với 50%

4.3 Bán Token MATTER

Dưới đây là các vòng mở bán của MATTER Token:

Thống kê các vòng mở bán của MATTER Token

4.4 Lịch mở Token MATTER

Lịch mở Token được thống kê như sau:

  • Seed Sale: 25% mở khóa ở TGE, sau đó 0,25% mở khóa/ ngày trong vòng 3 tháng.
  • Private Sale: 25% mở khóa ở TGE, sau đó 0,5% mở khóa/ ngày trong vòng 3 tháng.
  • Public Sale: 100% mở Key.
  • Team: 1 năm Cliff và 1 năm Vesting.
  • Foundation: 1 năm Cliff và 1 năm Vesting.

Vòng Seed Sale: 25% Token mở khóa ở TGE, sau đó 0,25% mở khóa/ ngày trong vòng 3 tháng.

4.5 Mục đích sử dụng Token MATTER

Tiền mã hóa MATTER có thể được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Governance: Cho phép người dùng tham gia vào quản trị dự án.
  • Option Creation, Redeemption: MATTER sử dụng làm phí trong việc đổi Token.
  • Transaction Fee, Funding Fee: Nếu người dùng đã từng đánh Margin và Future sẽ biết đến Funding Fee, đây là phí người Long trả người Short nếu như tỉ lệ Long áp đảo và ngược lại.
  • OptionSwap Platform Token: AntiMatter sẽ xây dựng nền tảng Swap cho các Option được Tokenized, nói cách khác là Uniswap cho Token này. MATTER sẽ đóng vai trò là Token sàn cho OptionSwap.
  • Một phần phí từ dự án sẽ dùng để mua lại MATTER Token.

Một phần phí từ dự án sẽ dùng để mua lại MATTER Token

5. Kiếm và sở hữu MATTER Token ở đâu?

Sau khi đã hiểu được Antimatter là gì? Các nhà đầu tư nên tham khảo cách mua Token bằng những cách như sau:

  • Staking: Các nhà đầu tư có thể kiếm MATTER thông qua Staking.
  • Người dùng có thể mua trên các sàn hỗ trợ MATTER Token.

Người dùng có thể mua trên các sàn hỗ trợ MATTER Token

6. Sàn giao dịch và ví lưu trữ MATTER Token

Ở phần trên, người dùng đã được tìm hiểu về Token Antimatter. Tiếp theo, bạn đọc sẽ được cung cấp thông tin về sàn và ví lưu trữ của Token để quá trình trao đổi diễn ra thuận tiện hơn.

6.1 Sàn giao dịch của MATTER Token

MATTER Token hiện đang được giao dịch trên các nền tảng ví dụ như Uniswap, PancakeSwap.

6.2 Ví lưu trữ của MATTER Token

MATTER thuộc Token ERC-20, do đó người dùng có thể lưu trữ nó trên những ví hỗ trợ tiêu chuẩn này của Ethereum như là ví Coin98 Wallet: Đây là sản phẩm ví Multi-Chain của đội ngũ Coin98 Finance. Cho phép lưu trữ hầu hết các Token của Blockchain phổ biến hiện nay chẳng hạn như Bitcoin, Ethereum (ERC-20,..).

MATTER thuộc Token ERC-20

7. Lộ trình phát triển

Dưới đây là lộ trình phát triển của dự án kể từ 2021 được cập nhật như sau:

Quý 1 2021:

  • Cho ra mắt Concept Token phân cực.
  • Cho ra mắt Perpetual ETH Put Option.
  • Cho ra mắt ETH, -ETH.

Quý 2 2021:

  • Cho ra mắt Perpetual Put Option cho nhiều Token, trong đó có WBTC.
  • Cho ra mắt Perpetual Call Option cho các ETH, BTC,...
  • Cho ra mắt + ETH.

Quý 3 2021:

  • Token hóa cả Call và Put Otion Swap.
  • Ra mắt nền tảng Swap cho Call & Put Option.
  • Cho ra mắt tính năng quản trị.
  • Cho ra mắt nền tảng tùy chỉnh Perpetual Option.

Vào quý I năm 2021 AntiMatter đã cho ra mắt Concept Token phân cực

Xem ngay: Colony (CLY) là gì? Tìm hiểu về tiền mã hóa CLY từ A-Z

8. Nhà đầu tư và đối tác của Antimatter

Antimatter đã được xây dựng và phát triển bởi những người vô cùng giỏi và có nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau. Sau đây hãy cùng BHO Network tìm hiểu thêm nhé!

8.1 Nhà đầu tư

Dự án AntiMatter đã gọi vốn từ những cá nhân và các quỹ đầu tư lớn như Monday Capital, Huobi DeFi Labs,…

8.2 Đối tác

Bên cạnh đó, AntiMatter còn là đối tác chiến lược với các dự án lớn như Fantom, Near, Terra,…

Các đối tác chiến lược của AntiMatter

9. Đối thủ cạnh tranh

Dự án tương tự với Antimatter không thể không nhắc đến Hegic - là một giao thức giao dịch quyền chọn Peer-to-Pool, cho phép các nhà đầu tư mua bán quyền chọn một cách phi tập trung.

Dự án tương tự với Antimatter không thể không nhắc đến Hegic

10. Kênh thông tin của dự án Antimatter

Sau đây là một vài kênh thông tin để các nhà đầu tư có thể truy cập Antimatter một cách trực quan hơn:

Những bài viết cùng chủ đề:

Thông qua bài viết trên, hy vọng người dùng đã hiểu rõ hơn về Antimatter là gì? Từ đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn xem dự án nào phù hợp với nhu cầu. Nếu người dùng còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thị trường Crypto, hãy liên hệ ngay với BHO Network bằng cách truy cập vào Website. Đội ngũ Admin sẽ hỗ trợ tận tình và giải đáp mọi thắc mắc của mọi người.

Xuất bản ngày 29 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare