logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Yield Farming là gì? Cách kiếm lợi nhuận từ Yield Farm

Yield Farming là gì? Cách kiếm lợi nhuận từ Yield Farm

  1. 1. Yield Farming là gì?
  2. 2. Lịch sử về Yield Farming
  3. 3. Yield Farm hoạt động như thế nào?
  4. 3.1 Khai thác lợi suất là gì?
  5. 3.2 Tổng giá trị đã khóa TVL là gì?
  6. 3.3 Tài sản thế chấp là gì?
  7. 3.4 Lợi nhuận phát sinh như thế nào?
  8. 3.5 APY và APR là gì?
  9. 5. Các hình thức Yield Farming
  10. 5.1 Yield Farm LP
  11. 5.2 Staking Farm
  12. 6. Đặc điểm của Yield Farming
  13. 6.1 Ưu điểm
  14. 6.2 Nhược điểm
  15. 7. Cách tham gia Yield Farming
  16. 8. Một số rủi ro của Yield Farming
  17. 8.1 Rủi ro về thiết kế hệ thống
  18. 8.2 Rủi ro về thanh lý
  19. 8.3 Rủi ro về hợp đồng thông minh
  20. 8.4 Rủi ro Bong bóng
  21. 9. Các giao thức Yield Farming phổ biến
  22. 9.1 Aave
  23. 9.2 Compound
  24. 9.3 Curve Finance
  25. 9.4 Uniswap
  26. 9.5 Instadapp
  27. 9.6 SushiSwap
  28. 9.7 PancakeSwap
  29. 9.8 Balancer
  30. 9.9 Yearn finance
  31. 9.10 Venus Protocol
  32. 10. Đội ngũ dự án
  33. 11. Tương lai của Yield Farming
  34. 11.1 Tiềm năng
  35. 11.2 Khó khăn

Yield Farming là gì? Nền tảng Yield Farm có gì nổi bật? Cơ hội, thách thức và rủi ro của nền tảng có ảnh hưởng như thế nào đối với người chơi trong cộng đồng DeFi? BHO Network sẽ giúp bạn tìm câu trả lời qua phần nội dung bài đọc dưới đây nhé!

1. Yield Farming là gì?

Yield Farming là thuật ngữ trong Crypto dùng để chỉ người dùng cố gắng kiếm tiền thưởng hoặc tiền lãi bằng việc cung cấp thanh khoản cho trên nền tảng DeFi. Hoạt động Yield Farm này sẽ giúp bạn tạo ra thu nhập thụ động bằng tài sản mã hóa của mình - tiền đẻ ra tiền.

2. Lịch sử về Yield Farming

Synthetix là giao thức tài sản tổng hợp tiên phong trong Yield Farming (7/2019). Hệ thống đã thưởng token quản trị SNX cho nhà cung cấp thanh khoản bằng giá trị của sETH / ETH trên Uniswap V1.

Sau 1 năm, Compound Finance đã được tạo ra với mục đích khởi động Yield Farm để tập trung vào token quản trị COMP. Chương trình đang diễn ra và trao token cho hai nhóm đối tượng với mức độ hoạt động. Việc triển khai Yield Farm COMP đã tác động đến việc khai thác thanh khoản và tác động một phần đến việc xuất hiện của thu nhập thụ động.  

Xem thêm: Smart Contract - Hợp đồng thông minh là gì? Kiến thức về SC

3. Yield Farm hoạt động như thế nào?

Yield Farm có sự liên hệ mật thiết với mô hình AAM như Balancer, Uniswap, Mooniswap,... Các LP sẽ cung cấp thanh khoản vào Liquidity Pool cho phép user được vay, cho vay và trao đổi token. Doanh thu phát sinh là phí giao dịch của người dùng cuối cùng trong Pool. Cụ thể về cách thức hoạt động của Yield Farm như thế nào, phần nội dung dưới đây sẽ được đề cập chi tiết hơn.

3.1 Khai thác lợi suất là gì?

Khai thác lợi suất là việc khóa tiền mã hóa và được nhận thưởng sau khi hoạt động kết thúc. Xét ở góc độ khác, hoạt động này có nét tương đồng với gửi tiền. Một số trường hợp đặc biệt, việc khai thác lợi suất còn gắn liền với LP - người cung cấp tiền vào bể thanh khoán bằng các loại token.

Bạn có thể dùng phần thương token được gửi vào bể thanh khoản để kiếm thêm phần thưởng, gia tăng lợi nhuận. Người chơi có thể thực hiện khai thác trên nhiều nền tảng blockchain nếu sàn giao dịch có tính năng hỗ trợ hợp đồng.

3.2 Tổng giá trị đã khóa TVL là gì?

Giá trị đã khóa của Yield Farming là tổng thanh khoản trong bể thanh khoản. Đây là chỉ số đo lường "sức khỏe" của DeFi và thị trường lợi suất khai thác nói chung. Ngoài ra, bạn có thể dựa vào tổng TVL để nhận biết dấu hiệu và so sánh "thị phần" của các giao thức.

Bạn có thể theo dõi tổng giá trị đã khóa trên DeFi Pulse bằng cách kiểm trang số lượng ETH bị khóa cao nhất hoặc tiền mã hóa trong ứng dụng tài chính phi tập trung. Kết quả tổng hợp sẽ giúp người chơi có thông tin tổng quan về hoạt động khai thác ở thời điểm hiện tại.

3.3 Tài sản thế chấp là gì?

Tài sản thế chấp trong Yield Farming dùng để đảm bảo khoản vay của người chơi. Về bản chất, việc thế chấp trong Yield Farm giống với cách hoạt động của bảo hiểm, người chơi sẽ được đảm bảo độ an toàn khi giao dịch trên các nền tảng.

Nếu giá trị tài sản giảm xuống dưới mức yêu cầu thì nguy cơ cao bạn phải thanh lý tất cả. Để tránh trường hợp này xảy ra, người chơi cần có nhiều tài sản thế chấp hơn. Lưu ý, trước khi tham gia vào hoạt động này, user cần phải tìm hiểu quy tắc của sàn giao dịch để tránh những rủi ro không đáng có.

3.4 Lợi nhuận phát sinh như thế nào?

Lợi nhuận của Yield Farming được tính theo năm và bạn có thể nhận trong 1 lần khi có đợt thanh khoản. Chỉ số được sử dụng khi đánh giá lợi nhuận phát sinh là APR (không tính ảnh hưởng) và APY (có tính ảnh hưởng). Nếu có lãi gộp, trực tiếp tái đầu tư lợi nhuận thì người chơi sẽ có nhiều tài sản hơn.

Yield Farming có mức độ cạnh tranh cao nên bạn cần nhớ các chỉ số chỉ là ước tính và dự báo. Phần thưởng của người chơi có thể thay đổi nhanh chóng. Nếu user có chiến lược cụ thể thì sẽ tăng cơ hội nhận thưởng và tài sản. Bên cạnh đó, APR và APY đến từ thị trưởng khác do đó người dùng phải ước tính lợi nhuận của DeFi theo ngày, tuần khi cần.

3.5 APY và APR là gì?

Hệ sinh thái của DeFi có APY và APR. Hiện tại, cả hai thuật toán được dùng để thanh toán tỷ lệ phần trăm hàng năm cho người dùng khi ký gửi vào hệ thống. Tuy có cùng một mục đích sử dụng nhưng hai thuật toán lại có điểm khác biệt, cụ thể như sau:

  • APR dùng để theo dõi tiền lãi của người gửi kiếm được từ Coin trong thời gian 1 năm.
  • APY dùng để theo dõi số tiền ký quỹ trong 1 năm nếu thu nhập từ lãi tái đầu tư liên tục.

Tham khảo: ICO là gì? Tổng quan về quá trình đầu tư ICO từ A đến Z

5. Các hình thức Yield Farming

Yield Farming có hai hình thức hoạt động Yield Farm và Stake Farm với điểm chung là cần người dùng gửi tiền mã hóa vào hợp đồng thông minh. Điểm khác nhau chính là hợp đồng có liên quan. Cụ thể về từng hoạt động sẽ được đề cập tiếp trong phần nội dung dưới đây.

5.1 Yield Farm LP

Trong Yield Farm LP, bạn sẽ gửi tiền mã hóa vào một hợp đồng thông minh để tạo điều kiện thuận lợi cho Pool thanh khoản như một cặp giao dịch phi tập trung giữa hai hoặc nhiều tiền mã hóa. Giao dịch được thực hiện bằng tiền mã hóa do LPs cung cấp, lúc này người dùng sẽ được đổi thưởng LP để lấy token.

5.2 Staking Farm

Trong một Staking Farm, bạn gửi tiền mã hóa vào một hợp đồng thông minh đã được lập trình và nhận tiền gửi. Lúc này, trải nghiệm người dùng sẽ được tăng lên. Hệ thống yêu cầu người dùng ký gửi tài sản kiếm thu nhập thụ động, không phục vụ LP trên Dex.

6. Đặc điểm của Yield Farming

Nếu bạn muốn gia tăng cơ hội tìm kiếm tiền mã hóa thì hãy hiểu rõ về những đặc điểm của Yield Farm là gì. Khi nắm rõ ưu và nhược điểm của hoạt động khai thác thì mọi giao dịch diễn ra thuận tiện hơn, tránh những phát sinh không đáng có. BHO Network sẽ giúp người chơi tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của "canh tác lợi nhuận" ngay trong phần nội dung dưới đây.

6.1 Ưu điểm

Tương tự với những hoạt động khác trên sàn giao dịch, Yield Farm có những điểm mạnh riêng để thu hút người dùng tham gia. Cụ thể về các ưu điểm của hệ thống có thể kể đến như:

  • Yield Farm giúp người dùng có thể kiếm được lãi suất hai con số từ tiền mã hóa, cao hơn nhiều so với mức mà một người có thể nhận.

  • Giúp tăng lợi nhuận từ các khoản đầu tư thông thường. Đây có thể là cơ hội cho người dùng thắng lớn.

  • Các nhà cung cấp thanh khoản được biết đến trong không gian DeFi có thể kiếm được lợi nhuận lớn một cách nhanh chóng để bù đắp cho rủi ro.

6.2 Nhược điểm

Ngoài các ưu điểm, Yield Farm vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm mà người dùng cần phải chú ý. Những điểm yếu này có thể khiến bạn bị tổn thất tài sản nếu không có sự chuẩn bị từ trước. Các yếu điểm của hoạt động canh tác gia tăng lợi nhuận đó là:

  • Có thể dễ bị tấn công kinh tế hoặc trộm cắp, khai thác phần mềm.
  • Có thể dễ bị lừa đảo bằng cách rút hầu hết ETH khỏi pool.
  • Tuổi đời đồng tiền ngắn, tối đa vài năm và có thể mất giá trị.
  • Bạn sẽ mất quyền truy cập ngay lập tức vào tính thanh khoản đó cho đến khi được rút.
  • Tác động của nhà đầu tư ban đầu có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến giá token.
  • Bạn sẽ không thể truy cập vào phần thưởng token trong vài tuần, tháng hoặc cả năm ở một số dự án.

7. Cách tham gia Yield Farming

Bạn cần biết các dự án DeFi có Yield Farm để đăng ký tài khoản và tiền mã hóa trong ví là ETH, token ERC-20 hoặc gửi qua BTC. Tiếp đến, người chơi cần chọn loại tài sản và số lượng muốn gửi. Nền tảng sẽ hiển thị thông tin liên quan để bạn tham khảo và chính thức tham gia khi có nhu cầu.

Bạn có thể nên tham gia vào nhiều nền tảng và đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân. Lưu ý, khi chọn token, người dùng cần quan tâm đến các yếu tố khác như số tiền và thời gian Deposit.

8. Một số rủi ro của Yield Farming

Nếu không nắm được rủi ro tiềm ẩn trong cách hoạt động của Yield Farming thì bạn có khả năng cao mất rất nhiều tiền. Vậy những nguy cơ tiềm ẩn đó là gì? BHO Network sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay bây giờ.

8.1 Rủi ro về thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống còn nhiều lỗ hổng, do đó hacker có thể sẽ lợi dùng điều này để đào sâu vào hợp đồng. Lúc này, những người xâm nhập tìm cơ hội khai thác và khiến bạn mất đi một khoản tiền không hề nhỏ.

8.2 Rủi ro về thanh lý

Nếu giá trị tài sản thế chấp giảm mạnh, bạn có thể bị mất tiền khi giao dịch bằng hợp đồng thông minh. Lúc này, người chơi phải bán tài sản để trả nợ (rủi ro thanh lý tài sản).

8.3 Rủi ro về hợp đồng thông minh

Nhiều người bị mất tiền do rủi ro trong hợp đồng thông minh. Hiện tại, DeFi đã có cách giải quyết thông qua bảo hiểm như Nexus + Mutual, ETHERISC và CDx. Hướng giải quyết này sẽ làm gia tăng niềm tin của người chơi vào sản phẩm của dự án.

8.4 Rủi ro Bong bóng

Rủi ro bong bóng xuất hiện sau khi COMP cho ra mắt Liquidity mining. Khi cộng đồng DeFi bắt đầu FOMO nhiều hơn thì càng có nguy cơ vấn đề này. Người chơi muốn tham gia vào dự án Yield Farming nên chủ động tìm hiểu kỹ để tránh mất mát không đáng có.

9. Các giao thức Yield Farming phổ biến

Ngày càng có nhiều người chơi sử dụng nền tảng DeFi để tối ưu lợi nhuận dựa trên số tiền đặt cọc. Tùy theo nhu cầu cá nhân, mỗi người sẽ lựa chọn một giao thức Yield Farming riêng để giao dịch. Dưới đây là 10 Yield farm phổ biến BHO Network đã tổng hợp lại để bạn đọc tham khảo thêm.

9.1 Aave

Giao thức aave cung cấp quyền vay và cho vay phi tập trung mã bằng nguồn mở để tạo ra thị trường tiền tệ. Bạn có thể vay tài sản và kiếm lãi kép dạng token AAVE. Aave có TVL bị khóa cao nhất trong số tất cả giao thức. Tính đến tháng 8/2021 tổng token đạt hơn 21 tỷ USD. User có thể kiếm APR trên AAVE với giá trị lên đến 15%.

9.2 Compound

Thị trường tiền tệ Compound dùng để cho vay và đi vay tài sản. Đây cũng là nơi lãi suất kép được điều chỉnh theo thuật toán đồng thời token quản trị COMP có thể kiếm được. Giao thức sẽ kiểm tra và xem xét đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật ở mức cao nhất. Tính đến tháng 8/2021, tổng nguồn cung là 16 tỷ USD và APY dao động từ 0.21% đến 3%.

9.3 Curve Finance

Curve Finance là một DEX của Yield Farming token cho phép người dùng và giao thức phi tập trung trao đổi Stablecoin với phí thấp và trượt giá thấp. Đây là DEX lớn nhất về TVL, tính đến thời điểm hiện tại có hơn 9.7 tỷ USD bị khóa. APY có thể tăng tới 10%, phần thưởng có tỷ lệ tăng 40%. Lưu ý, đối với nhóm Stablecoin thường có độ an toàn cao vì không mất giá trị cố định.

9.4 Uniswap

Uniswap là một DEXAMM phổ biến trong Yield Farming. Giao thức cho phép bạn hoán đổi mọi cặp token ERC20 mà không cần khâu trung gian. Nhà cung cấp thanh khoản phải stake cả hai bên của pool tỷ lệ 50/50 và đổi lại kiếm được một tỷ lệ phí giao dịch và Token UNI.

Uniswap có hai phiên bản trực tiếp là V2 và V3. Uniswap V3 là một hệ sinh thái giao thức đang phát triển với hơn 200 tích hợp. Trong đó, TVL 5 tỷ USD cho V2 và hơn 2 tỷ USD cho V3 (8/2021).

9.5 Instadapp

Instadapp là nền tảng tiên tiến để tận dụng tiềm năng của DeFi. Bạn có thể quản lý và xây dựng danh mục đầu tư riêng. Nhà phát triển sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng nền tảng đó. Yield Farming tiền mã hóa đã có 9.4 tỷ USD bị khóa trên Instadapp (8/2021).

9.6 SushiSwap

SushiSwap là một nhánh của Uniswap có một tiếng vang lớn trong cộng đồng kể từ khi được ra mắt. Giao thức là một hệ sinh thái DeFi có AMM đa chuỗi. Thành phần của chi nhánh gồm có thị trường cho vay - đòn bẩy, Dapp Mini Onchain và bệ phóng. Tổng TVL trên nền tảng là 3.55 tỷ USD (8/2021).

9.7 PancakeSwap

PancakeSwap là một Defi Yield Farming được xây dựng trên mạng Binance Smart Chain để hoán đổi token BEP20. Giao thức sử dụng mô hình tạo thị trường tự động AMM để bạn giao dịch với pool. Tổng TVL chiếm 4,9 tỷ USD - cao nhất trong số các giao thức BSC (8/2021). Hệ thống tập trung nhiều vào tính năng đánh bạc, xổ số, đấu giá và sưu tầm NFT.  Dự đoán, APY có thể tăng cao tới hơn 400%.

9.8 Balancer

Balancer là nền tảng dùng để giao dịch và quản lý danh mục đầu tư tự động. Giao thức thanh khoản phân biệt thông qua việc Stake linh hoạt. Hệ thống không yêu cầu người cho vay phải bổ sung thanh khoản cho cả hai nhóm. Thay vào đó, nhà cung cấp thanh khoản có thể tạo pool tùy chỉnh với tỷ lệ token khác nhau. Tổng kết số lượng TVL bị khóa chiếm đến 1.8 tỷ USD (số liệu được thống kê vào tháng 8/2021).

9.9 Yearn finance

Yearn.finance là một giao thức tổng hợp phi tập trung tự động của Yield Farming cho phép bạn sử dụng các giao thức cho vay (Aave và Compound) để thu lợi suất cao nhất. Thuật toán giao thức sẽ tìm kiếm dịch vụ Yield Farming có lợi nhất và sử dụng phương pháp phục hồi để tối đa hóa lợi nhuận. DeFi đã tạo ra làn sóng vào 2020 khi token quản trị YFI  tăng lên hơn 40,000 USD. Bạn có thể kiếm được tới 80% APY và 3.4 tỷ USD bị khóa.

9.10 Venus Protocol

Venus Protocol là một hệ thống thị trường tiền tệ xây dựng dựa trên thuật toán. Mục đích của giao thức là phát triển hệ thống cho vay và tín dụng dựa trên BSC. Bạn cần cung cấp tài sản thế chấp cho mạng và kiếm APY để cho vay, và người đi vay phải trả lãi. Điểm đặc biệt của Venus chính là cho phép thị trường vay tài sản thế chấp và mint Stablecoin tổng hợp. Tổng TVL vào 8/2021 là 3.3 tỷ USD.

10. Đội ngũ dự án

Đội ngũ của Yield Farming gồm có: David, George, Sabby, James, Jonathan, Nick, Kristina, Bryan, Wes, Dean, Chris, Jonathan, Zack, Rebecca, Harsh, Holly và Gabriel.

11. Tương lai của Yield Farming

Sự đa dạng về nền tảng giao thức đã mở ra nhiều cơ hội cho Yield Farming phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, dự án vẫn còn nhiều khó khăn phía trước đòi hỏi các nhà lãnh đạo và người chơi phải sáng suốt trong từng quyết định. Tiềm năng của DeFi là gì? Thách thức phải đối mặt ra sao? Phần nội dung dưới đây sẽ đề cập chi tiết hơn.

11.1 Tiềm năng

Bạn sẽ có nhiều cơ hội giao dịch với mức chi phí tối ưu khi DeFi và Yield Farming phát triển. Hệ sinh thái Ethereum, có giải pháp mở rộng quy mô layer 2 (L2) như Arbitrum, Optimism và zkSync. Ưu điểm của giải pháp này là  cung cấp các giao dịch rẻ và cực. L2 sẽ được thừa hưởng bảo mật Ethereum và tính phí bằng ETH. Dự đoán trong tương lai, giao thức sẽ trở thành trung tâm nâng cao năng suất nhờ vào khả năng mở rộng quy mô.

Giải pháp mở rộng quy mô thay thế như Polygon sidechain sẽ được dùng phục vụ người dùng Ethereum. Giao thức vẫn nổi bật khi nhiều người dùng DeFi bắt đầu Yield Farm trên các chuỗi và L2.

11.2 Khó khăn

Khó khăn của Yield Farm chính là rào cản từ các cơ quan quản lý. Động thái từ SEC dành cho Coinbase vào tháng 10 về việc kiếm lãi từ tiền gửi tài sản kỹ thuật số đã khiến công ty trì hoãn hoạt động. Đối với các công ty về tiền mã hóa, đây chính là nỗi ám ảnh lớn cần phải có phương án xử lý phù hợp.

Những bài viết liên quan:

Kiếm tiền và gia tăng lợi nhuận từ Yield Farming là một cơ hội tốt mà bạn không nên bỏ qua. Thông qua các giao thức có trên nền tảng bạn sẽ có được chiến lược "make money" phù hợp. Hy vọng, với những thông tin BHO Network chia sẻ đã giúp người đọc phần nào hiểu hơn về thị trường tiền ảo.

Xuất bản ngày 19 tháng 5 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare