1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Beta Finance (BETA) là gì? Chi tiết về tiền mã hóa BETA

Beta Finance (BETA) là gì? Chi tiết về tiền mã hóa BETA

  1. 1. Beta Finance là gì?
  2. 2. Beta Finance có những chức năng gì?
  3. 3. Beta Finance có những tính năng gì?
  4. 4. Beta Finance có điểm gì nổi bật?
  5. 5. Thông tin của BETA Token
  6. 5.1 Các chỉ số quan trọng của BETA Token
  7. 5.2 Bán BETA Token
  8. 5.3 Cơ chế phân phối BETA ở IDO ngày 18/8/2021
  9. 5.4 Lịch mở BETA Token
  10. 6. Mua BETA Token ở đâu?
  11. 7. Sàn giao dịch và ví lưu trữ BETA Token
  12. 7.1 Sàn giao dịch
  13. 7.2 Ví lưu trữ
  14. 8. Lộ trình phát triển
  15. 9. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư, đối tác
  16. 9.1 Đội ngũ phát triển
  17. 9.2 Nhà đầu tư
  18. 10. Kênh thông tin của Beta Finance
  19. 11. Có nên đầu tư vào Beta Finance không?

Beta Finance là gì? Dù được công bố là dự án thứ 21 tham gia Binance Launchpad nhưng BETA vẫn chưa nhận được sự nổi tiếng tương xứng. “Dự án có gì nổi bật? BETA thuộc hệ sinh thái nào?” chắc hẳn là thắc mắc của nhiều nhà đầu tư hiện nay. Nếu bạn cũng mong muốn được giải đáp những vấn đề trên thì hãy cùng BHO Network tìm hiểu về nền tảng Money Market Beta trong bài này nhé!

1. Beta Finance là gì?

Beta Finance là một giao thức thị trường tiền tệ Cross-chain. Nền tảng cho phép người dùng DeFi dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận thị trường Crypto và có cơ hội mở rộng.

Người dùng có sẽ đóng vai trò là bên đi vay, cho vay, giao dịch và cung cấp thanh khoản để kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, Beta Finance cung cấp giao dịch bán khống (Short-selling) cho phép người dùng bán khống tài sản được nhận định sẽ giảm giá trong tương lai.

Giao diện website của Beta Finance - một giao thức thị trường tiền tệ Cross-chain

2. Beta Finance có những chức năng gì?

Vậy những chức năng độc đáo của Beta Finance là gì? Phần này sẽ đề cập đến 4 chức năng chính và nổi bật nhất của BETA là Lending, Borrowing, Shorting và Managing Positions.

Lending

  • Người dùng được phép cho vay tài sản tại tất cả thị trường tiền tệ tồn tại trên Beta Finance và kiếm lợi nhuận từ lãi suất cho vay. Người cho vay sẽ nhận lãi suất từ người đi vay và người bán khống phải trả lãi suất để vay tài sản làm đòn bẩy hoặc tài sản bán khống để giao dịch.
  • Mỗi Token sở hữu một Lending Pool duy nhất. Vì vậy, người cho vay được đảm bảo thu về lợi nhuận tối đa có thể trên Beta Finance cho Token đã ký gửi.
  • Beta Finance sẽ quản lý tài sản được gửi trên thị trường tiền tệ này dưới dạng số dư Token ERC-20. Khi gửi tiền, người cho vay sẽ nhậncổ phần đối với cổ phần tích lũy lãi suất của Token cơ bản, đại diện bởi bTokens.

Borrowing

  • Chức năng này cho phép người dùng bắt đầu vị trí vay trên Beta Finance bằng cách sử dụng tài sản thế chấp đã được hỗ trợ. Khi bắt đầu vị thế vay, tỷ lệ khoản vay trên giá trị (LTV) phải đảm bảo dưới ngưỡng an toàn do các thông số rủi ro cho cấp tài sản của Token đã vay xác định.

Để bắt đầu vị thế vay, người dùng phải đảm bảo LTV dưới ngưỡng an toàn

  • Vị trí này thấp hơn ngưỡng LTV an toàn để bảo vệ người dùng khỏi thanh lý ngay lập tức. Debt Share Value đại diện cho lượng Token chưa thanh toán của người vay. Đây cũng là tổng số tiền gốc đã vay và lãi tích lũy phải trả.
  • Số lượng tài sản thế chấp được đăng cho vị thế thể hiện kích thước tài sản thế chấp. Ví dụ, giả sử người dùng đã sử dụng 1000 USDC khi bắt đầu một vị thế vay cho tài sản cấp A. Cơ chế hiện tại sẽ cho phép bạn vay tối đa 0,9 * 0,65 * 1000 = 585 USD trị giá của tài sản đó khi bắt đầu vị trí.

Shorting

  • Tài sản thế chấp được hỗ trợ được người dùng sử dụng để bắt đầu vị thế bán khống trên Beta Finance. Bán khống trên Beta Finance là tận dụng khoản vay trên BETA và bán Token đã vay ngay lập tức. Do đó, bán khống sẽ tuân theo các yêu cầu về tài sản thế chấp và LTV giống với một khoản vay.
  • Người bán khống sẽ tương tác với “1-Click Short” của Beta Finance. Lệnh bán khống sẽ được thực hiện khi người dùng nhập số lượng Token. Điều này cho phép người dùng không cần quan tâm đến sự vận hành của cơ chế đằng sau.
  • Tuy nhiên, quá trình hoạt động lại diễn ra phức tạp hơn. Khi lệnh bán khống được thực hiện, Beta Finance vay Token cơ bản từ thị trường tương ứng cho người bán khống và kiểm tra tài sản thế chấp có đủ điều kiện không.
  • Sau đó, Token này được hoán đổi thông qua sàn DEX chỉ định (hiện đang hỗ trợ Sushiswap, Uniswap V2 và Uniswap V3), trở thành Token thế chấp được sử dụng. Token tài sản thế chấp này sẽ được Stake với tài sản thế chấp chính sử dụng trong vị thế bán.

Lending, Borrowing, Short-selling - ba chức năng của Beta Finance

Managing Positions

  • Các vị thế Lending, Borrow, Short được xem và quản lý bởi người dùng một cách dễ dàng trên giao diện Beta Finance. Các thông số bao gồm tổng quan các chỉ số quan trọng, APY, số tiền vị thế, lãi suất, nợ và tỷ lệ khoản vay trên giá trị (LTV).
  • Người dùng Short có thể hoàn trả bằng Token cơ bản hoặc bằng tài sản thế chấp được liên kết với vị thế một cách trực tiếp. Việc có một vị trí bằng một lần nhấp vào nút và không cần rời khỏi giao thức mang lại trải nghiệm tích hợp, liền mạch cho người dùng.

Với Managing Positions, người dùng có thể xem và quản lý các vị thế một cách dễ dàng

Xem thêm: OM coin là gì? Toàn tập về dự án Mantra DAO (OM)

3. Beta Finance có những tính năng gì?

Nội dung ngay sau đây sẽ giải đáp thắc mắc “Những tính năng được trang bị trong Beta Finance là gì?”.

Beta Finance đặt trọng tâm vào trải nghiệm người dùng. Do đó, người dùng DeFi có thể khởi tạo, quản lý và đóng vị thế Short chỉ với một Click dựa các số liệu và thông tin mà nền tảng cung cấp.

Người cho vay có thể cho vay mọi Token để thu về lợi nhuận, tạo ra thị trường mà không cần cấp quyền, chỉ cần thị trường chưa tồn tại. Để tiếp cận tất cả các Token, thực hiện các giao dịch Short và các chiến lược bảo hiểm rủi ro, nhà đầu tư có thể đăng ký gói Premium.

Một số tính năng chủ yếu trên Beta Finance là:

Công cụ Short “1 Click”

  • Beta Finance cung cấp công cụ tích hợp đơn giản. Từ đó, người dùng DeFi được phép thực hiện Short Crypto. Ngoài ra, người dùng cũng có thể xem các chỉ số liên quan như tác động giá, trượt giá trực tiếp trên giao dịch và dễ dàng quản lý, cập nhật vị thế trên Dashboard.

Thị trường tiền tệ không cần cấp quyền

  • Nền tảng cho phép người dùng tạo thị trường tiền tệ cho mọi Token ERC-20 một cách tự động.

Mô hình tài sản thế chấp độc lập

  • Beta Finance giới thiệu mô hình tài sản thế chấp độc lập nhằm hỗ trợ các tài sản dễ biến động. Điều này cho phép người dùng chỉ cần chịu trách nhiệm với tài sản thế chấp đã liên kết với một vị thế.

Tạo sự ổn định cho thị trường

  • Beta Finance hướng tới thị trường ổn định. Do đó, với thị trường giá cả tăng nhanh chóng, mức lợi nhuận lên tới hàng trăm lần thì Beta Finance sẽ chỉ cho ra đời thị trường bán khống giúp người tham gia kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường đi xuống.

Lãi suất động

  • Người tham gia có thể cho vay tài sản cho bất cứ thị trường tiền mã hoá nào trên Beta Finance để nhận lãi suất. Mức lãi trả cho người cho vay được lấy từ người đi bay hoặc người bán khống tài sản.

4. Beta Finance có điểm gì nổi bật?

Beta Finance có một đặc điểm giống như các Money Market khác là Aave hay Compound. Đó là trở thành nơi người dùng lưu trữ tài sản, gửi vào kiếm lãi suất, hoặc cho người khác vay mượn tài sản.

Tuy nhiên, Beta Finance có một điểm độc đáo khác biệt. Nền tảng cho phép người dùng trở thành Trader, Short (bán khống như Short ở Margin, Future) tài sản được nhận định sẽ giảm giá.

Lý do Beta chỉ cho short mà không cho long?

  • Theo Beta Finance, DeFi đang trải qua một sự bùng nổ cực lớn, tăng khủng khiếp giá cả, lợi nhuận đôi khi cũng lên đến hàng nghìn phần trăm.
  • Chưa dừng lại ở đó, người dùng còn được hỗ trợ về mặt đòn bẩy khi tham gia Yield Farming , đem về nhiều lợi nhuận hơn. Nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến Panic Sell (tình trạng bán tháo ồ ạt), hoặc gặp BTC điều chỉnh người dùng sẽ bị thanh lý rất nặng. Từ đó dẫn đến sự phát triển không bền vững của DeFi.
  • Beta Finance cung cấp cho người dùng công cụ cân bằng thị trường DeFi bằng việc cho phép người dùng Short chỉ với 1 Click chuột. Từ đó, nhiệm vụ của Beta Finance cũng được làm rõ hơn. Nền tảng có trách nhiệm bù đắp biến động DeFi bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, cung cấp công cụ tạo nên một thị trường tốt hơn.

Beta Finance chỉ cho phép người dùng Short

Tại Beta Finance người dùng có thể làm được gì?

Những việc dùng dùng có thể làm được tại nền tảng này là:

  • Lending: Người dùng có thể gửi vào tài sản và nhận về lãi suất.
  • Shorting: Tài sản được Short để kiếm lợi nhuận giống cách chơi Future bình thường.
  • Bảo vệ giá trị tài sản khi Farm: Rủi ro giảm giá lớn, dẫn đến lợi nhuận Farm không bù lại được xảy ra khi người dùng mua tài sản biến động cao để Farm. Lúc này, người dùng có thể bảo toàn lợi nhuận bằng cách Short một lượng tài sản tương đương.
  • Giao dịch chênh lệch giá: Khi có tài sản chênh lệch giá giữa sàn CEX và sàn DEX, người dùng có thể mua trên sàn CEX và chuyển sang sàn DEX để bán hoặc ngược lại. Để phòng trường hợp giá trở về như cũ do thời gian chuyển lâu, người dùng nên thực hiện một lệnh Short trên Beta Finance. Sau đó, bạn trả nợ bằng cách chuyển tài sản từ CEX sang Beta Finance.
  • Mua tài sản, sau đó bán ở phái sinh: Người dùng nhận thấy do sự kiện thanh lý, Perpetual Future cho SUSHI tại một sàn đang giao dịch ở $7.80, thấp hơn $0.2 so với SUSHI On-chain là $8. Lúc này, người dùng có thể kiếm được lợi nhuận $0.2/SUSHI bằng cách mua SUSHI Perpetual Futures và bán SUSHI On-chain trên Beta Finance. Sau đó, người dùng sẽ đóng vị thế để kiếm lợi nhuận $0.2/SUSHI khi giá hội tụ.

Xem thêm: Summoners Arena (SAE) là gì? Thông tin chi tiết về Token SAE

5. Thông tin của BETA Token

BETA Token được sử dụng trong Beta Finance. Khi tìm hiểu về Token này, người dùng cần chú ý đến những thông tin sau:

5.1 Các chỉ số quan trọng của BETA Token

Đầu tiên, người dùng cần đặc biệt lưu ý những thông số sau:

  • Token Name: Beta Finance.
  • Ticker: BETA.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Contract: Đang cập nhật...
  • Token Type: Đang cập nhật...
  • Total Supply: 1,000,000,000 BETA.
  • Circulating Supply: 468,500,000 token BETA

Token được sử dụng trong dự án Beta Finance có tên là BETA

5.2 Bán BETA Token

BETA được phân phối cho người dùng Stake ALPHA trong 30 ngày Unlock.

5.3 Cơ chế phân phối BETA ở IDO ngày 18/8/2021

Số lượng BETA mà người dùng nhận được chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố, đó là:

  • Số lượng ALPHA Staked: Số lượng ALPHA phải Stake không bị quy định về số lượng tối thiểu. Khi hai người dùng Stake trong cùng một khoảng thời gian thì người dùng Stake nhiều hơn sẽ nhận về nhiều BETA hơn.
  • Thời gian Staked: Có 3 mốc thời gian như sau: Tính từ 18/8, ứng với sau 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Weight sẽ tăng dần tương ứng 1x, 1.44x, 3x với các mốc trên. Ví dụ: Stake 100 ALPHA từ 18/8 trong 90 ngày tương đương với 300 ALPHA.

5.4 Lịch mở BETA Token

Hiện tại vẫn chưa có lịch phân phối BETA. Tuy nhiên, vào ngày 18/8, thời gian trả BETA cho người dùng Stake ALPHA sẽ bắt đầu. Trong đó:

  • Một nửa đầu bị khóa lại và trả sau 3 tháng, tính từ ngày Stake ALPHA, hoặc sẽ tính từ 18/8.
  • 3 tháng sau đó, nửa còn lại được phân phối dần mỗi tháng.

Tổng cộng, trong vòng 6 tháng tính từ ngày Stake ALPHA, người dùng sẽ nhận đủ lượng BETA.

6. Mua BETA Token ở đâu?

BETA Token có thể được kiếm thông qua:

  • IEO BETA trên Binance LaunchPad (đã kết thúc 08/10/2021).
  • Staking ALPHA.
  • Nhận được Retroactive khi tham gia trải nghiệm Beta Finance.

Ngày 08/10/2021 kết thúc đợt mua BETA Token qua IEO BETA trên Binance LaunchPad

Xem thêm: WIN Token là gì? Thông tin chi tiết về WINkLink

7. Sàn giao dịch và ví lưu trữ BETA Token

Người dùng có thể dễ dàng giao dịch và lưu trữ BETA Token không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

7.1 Sàn giao dịch

Beta Fiannce hiện nay đã có mặt trên nhiều sàn giao dịch lớn nhỏ, trong đó có thể kể tới: Sàn uniswap, Sàn T-rex, Gate.io, Dodo exchange, Sàn Coinex, Sàn Kraken, Bithumb Global, Sàn Bilaxy,...

Người dùng có thể giao dịch BETA Token trên CoinEx

7.2 Ví lưu trữ

Cũng vì là Token thuộc ERC-20 nên BETA được lưu trữ trên đa dạng các ví sau: Ví Mew, ví Coinbase, Sollet wallet, Metamask, Ví Blockchain, Ví Binance,...

8. Lộ trình phát triển

Quý 3 - 2021

  • Beta Finance ra mắt giai đoạn 1.
  • Beta Finance tích hợp với Uniswap V3 để được niêm yết mà không cần cấp phép ở tương lai.
  • Ra mắt thị trường đầu tiên cho một NFT phân đoạn.

Quý 4 - 2021

  • Beta Finance giai đoạn hai bắt đầu khởi chạy.
  • Kích hoạt niêm yết vào thị trường tiền tệ mà không cần cấp phép cho token.
  • Kết hợp đa dạng market và các tài sản thế chấp được hỗ trợ.
  • Token BETA khởi chạy.
  • Các chương trình khai thác thanh khoản được khởi động để sử dụng Beta Finance.
  • Bắt đầu khởi chạy skating BETA.
  • Beta Finance được khởi chạy trên nhiều chuỗi tương thích với EVm như BSC hay AVAX.
  • Cải tiến cơ sở hạ tầng truyền thông xã hội với moderator hay bot,...
  • Hoàn thành phát hành báo cáo kiểm định Trail of Bits.

Quý 1 - 2022

  • Beta Finance được tích hợp với dự án DeFi hiện hành.
  • dApp Beta Finance được nâng cấp đa dạng hoá tính năng như giám sát thanh lý, theo dõi lợi nhuận tổng hợp,...
  • Tìm hiểu tích hợp DEX aggregator và Uniswap AutoRouter để cải thiện hiệu quả hoán đổi khi bắt đầu short.
  • Phát triển và thực thi chương trình hỗ trợ nhằm giúp cộng đồng đóng vai trò tích cực trong quá trình tăng cường và phát triển của hệ sinh thái Beta Finance.

Quý 2 - 2022

  • Beta Finance mở rộng khả năng tương tác DeFi cho nhiều chuỗi.
  • Thực hiện hợp đồng quản trị on-chain; tích hợp Commonwealth cho forum của Client Facing.
  • Quản trị on-chain bằng cách tạo các giao diện trên dApp.
  • Bắt đầu tiến hành phát triển sản phẩm phái sinh bổ sung trên Beta Finance.
  • Cải tiến UI đáp ứng xử lý số lượng money market ngày càng tăng đã có sẵn trên Beta Finance như pagination hay tabbing,...

Quý 3 - 2022

  • Mở rộng dịch vụ tổ chức với Beta Finance.
  • Bắt đầu quá trình chuyển đổi quản trị cộng đồng đầy đủ.
  • Tổng hợp, phân tích phản hồi của người dùng trong 3 quý và chuẩn bị cho ra mắt Beta Finance V2.

Xem thêm: Badger DAO (BADGER) là gì? Tìm hiểu về tiền mã hóa BADGER

9. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư, đối tác

Một trong những thông tin mà người dùng không thể bỏ qua khi tìm hiểu về một dự án đó là đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác.

9.1 Đội ngũ phát triển

Chưa có nhiều thông tin về Team, nhưng các thành viên đều đến từ Mỹ.

9.2 Nhà đầu tư

Beta Finance được đầu tư bởi những cái tên nổi tiếng như DeFiant, Spartan Group, Parafi, Multicoin Capital, Dephi Ventures.

Delphi Ventures, DeFiance Capital,... là các nhà đầu tư của dự án Beta Finance

10. Kênh thông tin của Beta Finance

Để cập nhật những tin tức “nóng hổi” nhất về dự án Beta FinanceBETA Token, người dùng có thể theo dõi các kênh thông tin sau:

Tài khoản Twitter của Beta Finance với 55,2 nghìn người theo dõi

11. Có nên đầu tư vào Beta Finance không?

“Tiềm năng phát triển của Beta Finance là gì?” hay “Có nên đầu tư vào dự án không?” chắc chắn là điều mà nhiều nhà đầu tư đang quan tâm.

Beta Finance được xem là một mảnh ghép tài chính quan trọng bù đắp vào lỗ hổng trong DeFi. Nền tảng này lấp đầy sự biến động của DeFi thông qua phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và cung cấp công cụ Short Token cho người dùng.

Không những thế, dự án còn được tận dụng tài sản thế chấp giao thức cho vay để tối ưu lợi nhuận. Điều này góp phần tạo nên một thị trường tốt hơn cho nhà đầu đầu tư với cơ chế bảo vệ tài sản tốt hơn.

Những bài viết liên quan:

Nhìn chung, bài viết “Beta Finance là gì?” đã cung cấp cho bạn đặc điểm chi tiết nhất của dự án và BETA Token. Đây là những thông tin BHO Network tổng hợp được và không nhằm khuyến khích đầu tư nếu người dùng chưa hiểu về sản phẩm và những rủi ro có thể gặp phải. Các tin tức liên quan đến thị trường tiền mã hóa sẽ liên tục được cập nhật, bạn nhớ ghé thăm BHO Network thường xuyên nhé!

Xuất bản ngày 14 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare