1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Cross-Chain là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Cross-Chain

Cross-Chain là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Cross-Chain

  1. 1. Cross-Chain là gì?
  2. 2. Cross-Chain ra đời với mục đích nào?
  3. 3. Tại sao Cross-Chain quan trọng với Defi?
  4. 4. Đánh giá về ưu và nhược điểm của Cross-Chain
  5. 5. Phương thức hoạt động của Cross-Chain
  6. 6. Những loại Cross-Chain
  7. 6.1 Chuỗi chéo đẳng hình (Isomorphic Cross-Chain)
  8. 6.2 Chuỗi chéo không đồng nhất (Heterogeneous Cross-Chain)
  9. 7. Những dạng tương tác của Blockchain
  10. 7.1 Giao tiếp tập trung
  11. 7.2 Atomic Swap
  12. 7.3 Token đại diện
  13. 7.4 pTokens
  14. 8. Những nền tảng Cross-Chain nổi bật nhất hiện nay
  15. 8.1 Cosmos
  16. 8.2 Fusion
  17. 8.3 Polkadot

Cross-Chain là gì? Đây là công nghệ giúp gia tăng khả năng tương tác giữa những Blockchain với nhau. Trong thời gian qua, thuật ngữ crypto này còn nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới tiền mã hóa. Vậy nền tảng này có gì nổi bật mà thu hút được sự chú ý của nhiều người như thế? Cơ chế hoạt động ra sao? Hãy để BHO Network giúp bạn hiểu rõ hơn về Cross-Chain trong bài này nhé!

1. Cross-Chain là gì?

Cross-Chain (chuỗi chéo) chính là giải pháp giúp chuyển tài sản tiền mã hóa, dữ liệu hay Tokens từ Blockchain này sang Blockchain khác. Điều này, giúp tối ưu khả năng kết hợp giữa những Blockchain với nhau.

Nền tảng Cross-chain ra đời là vì mỗi mạng lưới Blockchain sẽ có một cấu trúc khác nhau nên các giao thức giúp chuyển tài sản qua lại với nhau còn gặp nhiều hạn chế. Chẳng hạn như người Việt rất khó sử dụng Nhân dân tệ của Trung Quốc để trả chi phí tại Việt Nam, và người Trung Quốc cũng rất khó sử dụng VND để chi trả ở đất nước này.

2. Cross-Chain ra đời với mục đích nào?

Khi ngành công nghiệp Blockchain ngày một mở rộng và phát triển thì hàng loạt các giao thức Blockchain mới cũng được ra mắt. Tuy nhiên, hầu hết đều đang vận hành song song và ít liên quan tới nhau. Do đó, người dùng không thể thực hiện giao dịch trực tiếp Token này với Token khác khi không có sự tham gia của sàn giao dịch tập trung (CEX).

Ví dụ: Binance Smart Chainnền tảng Ethereum đều hỗ trợ USDT. Tuy nhiên, người dùng không thể gửi trực tiếp USDT từ Blockchain Binance Smart Chain sang Ethereum hoặc sang bất kỳ Blockchain nào khác.

Điều đó, đã tạo ra những hệ sinh thái tách biệt không thể tương tác với nhau. Chính vì vậy, đã làm cho nền tảng DeFi nói riêng và công nghệ Blockchain nói chung bị kìm hãm sự phát triển.

Do đó, khả năng tương tác giữa những Blockchain với nhau là cần thiết để có thể khắc phục hạn chế của những giao thức Blockchain hiện nay. Điều này, còn giúp bảo mật cao hơn, đạt được khả năng mở rộng cao hơn và xác thực khối với thời gian nhanh hơn. Chính vì thế, sự ra đời của Cross-Chain nhằm giúp chúng ta giải quyết được vấn đề trên.

3. Tại sao Cross-Chain quan trọng với Defi?

Công nghệ Blockchain và DeFi đang làm thay đổi sự vận hành của cuộc sống ngày nay. Tất cả những mô hình vận hành tập trung như ngân hàng, ứng dụng,...đều được đưa lên giao thức Blockchain. Từ đó, có thể giải quyết những điểm yếu của các mô hình tập trung (thời gian giao dịch lâu, sự tập trung hoá, chi phí cao,...).

Nếu như không có sự ra đời của Cross-Chain thì DeFi có thể sẽ ở mãi trong giai đoạn sơ khai. Hãy xem mọi Blockchain riêng lẻ như là một nền kinh tế riêng biệt. Nếu những nền kinh tế này không thể làm việc và tương tác với nhau thì hệ sinh thái không thể phát triển cũng như tiếp quản thế giới tài chính.

Nền tảng DeFi đang dần nóng lên từng thông qua lượng tiền đổ vào những giao thức DeFi ngày một tăng cao. Khi WBTC được ra mắt, cho đến bây giờ đã có hơn 1 tỷ USD giá trị BTC bị khóa trong những giao thức DeFi.

Nếu như giao thức Cross-Chain phát triển, tương tác giữa những Blockchain được đơn giản hóa thì con số này chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn nữa.

Những dự án theo đuổi về giao thức Cross-Chain đã thực sự hình thành dựa trên điều đó. Có thể nói rằng giải pháp Cross-Chain sẽ giúp cách mạng hóa cho thế giới DeFi. Bên cạnh đó, Cross-Chain DEX sẽ đẩy nhanh quá trình áp dụng cũng như phát triển, mở đường cho hệ thống tài chính mới bằng sự giao tiếp dễ dàng giữa những Blockchain.

Xem thêm: Metaverse là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về Metaverse

4. Đánh giá về ưu và nhược điểm của Cross-Chain

Vậy nền tảng Cross-Chain có những lợi thế cũng như một số mặt hạn chế nào? Đây có phải là nền tảng tiềm năng trong tương lai? Hãy xem thông tin chi tiết ở nội dung bên dưới nhé!

Ưu điểm

Giao thức Cross-Chain được dự kiến ​​sẽ đặt nền tảng cho việc áp dụng hàng loạt và dùng rộng rãi công nghệ Blockchain. Sự kết hợp giữa những Blockchain phi tập trung và khả năng tương tác của nền tảng Cross-Chain hứa hẹn sẽ mở ra đợt áp dụng và sử dụng những Blockchain.

Khả năng tương thích giữa những Cross-Blockchain giúp cho việc giao tiếp giữa các chuỗi diễn ra dễ dàng mà không cần bất cứ nền tảng trung gian nào. Nền tảng Cross-Chain cho phép chuyển thông tin cũng như giá trị giữa những Blockchain với nhau.

Nhược điểm

Xây dựng các ứng dụng Cross-Chain nổi tiếng là khó để thực hiện vì một số vấn đề với cơ sở hạ tầng Cross-Chain hiện có. Trước tiên là các cầu nối Token có sự phân mảnh lớn. Đồng thời, những giao thức tin nhắn đa phần là các dịch vụ dành riêng cho ứng dụng ở hai chuỗi tách biệt.

Mặt khác, nhiều cầu nối tập trung vào việc đảm bảo an ninh yếu, thiếu những nhà khai thác nút uy tín và làm gia tăng chi phí cũng như thời gian xử lý cho người dùng cuối. Một số lỗ hổng và hạn chế này đã làm cho việc khai thác hàng chục triệu USD tiền quỹ bị thất thoát cản trở sự đổi mới Cross-Chain.

Hơn nữa, khi mà công nghệ đã hình thành thì cần phải trải qua quá trình áp dụng, kiểm nghiệm thực tế. Do đó, sẽ tốn rất nhiều thời gian trong tương lai.

5. Phương thức hoạt động của Cross-Chain

Không thể có cách tiếp cận duy nhất nào về phương thức hoạt động của giao thức Cross-Chain. Những Blockchain khác nhau sẽ áp dụng những phương thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào khả năng tương tác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho những giao dịch trên nhiều Blockchain mà không cần giải pháp tập trung hay bên thứ ba.

Dưới đây là một vài phương thức hoạt động phổ biến của nền tảng Cross-Chain.

Validator

Validator có khả năng tương tác với nhiều chuỗi đích và tiến hành giao dịch cũng như lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, mặt hạn chế của Validator là bảo mật kém.

Stateless SPV

Stateless SPV sử dụng hợp đồng thông minh để xác thực một vài bản ghi bằng chứng của công việc (PoW). Bên cạnh đó, Stateless SPV còn có giá thành khá rẻ và có thể tùy chỉnh cho nhiều trường hợp sử dụng.

Relay

Relay cho phép một hợp đồng thông minh xuất hiện trên một Chain cụ thể để xác minh những giao dịch, tiêu đề khối và sự kiện diễn ra trên một Chain khác. Cơ chế này, có thể xác minh những tiêu đề cụ thể theo yêu cầu và tất cả lịch sử của một chuỗi. Điểm yếu của Relay là việc vận hành thường khá tốn kém chi phí.

Merged Consensus

Merged Consensus dùng Relay Chain (chuỗi chuyển tiếp) giúp khả năng tương tác hai chiều giữa những chuỗi tăng lên. Để thực thi phương thức này thì cần phải xây dựng thành chuỗi ngay từ đầu. Một số dự án như ETH 2.0 hay Cosmos đều áp dụng Merged Consensus.

Federation

Từng nhóm của những bên uy tín được chọn để xác nhận hầu hết các sự kiện của chuỗi này trong chuỗi khác. Federation là một phương thức hoạt động khá hiệu quả thế nhưng cơ chế này đòi hỏi phải tin tưởng vào một bên thứ ba. Đây chính là hạn chế lớn nhất của Federation vì phá vỡ toàn bộ bản chất phân quyền của nền tảng Blockchain.

6. Những loại Cross-Chain

Dựa trên nhân tố công nghệ thì giao thức Cross-Chain được chia thành hai loại: Chuỗi chéo đẳng hình và Chuỗi chéo không đồng nhất. Cùng theo dõi nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về hai dạng này nhé!

6.1 Chuỗi chéo đẳng hình (Isomorphic Cross-Chain)

Đối với chuỗi chéo này, Logic xác minh tạo khối, cơ chế bảo mật, cấu trúc liên kết mạng và thuật toán đồng thuận là nhất quán và tương tác Cross-Chain tương đối đơn giản. Các chuỗi phát triển dựa trên Tendermint như Cosmos thì có thể sử dụng chuỗi chéo đẳng hình. Các bạn có thể hiểu cơ chế hoạt động đơn giản như thế này.

Chẳng hạn khi các bạn có 2 chuỗi X và Y. Cách để chuyển giao tài sản qua lại giữa 2 chuỗi này là cả 2 phải được đăng ký với nhau trước đã. Thực hiện điều này bằng cách gửi ChainID và Genesis Block cho nhau để xác nhận.

Tiếp đến, các bạn phải gửi một giao dịch Cross-Chain PackageTx tới X để yêu cầu gửi qua cho Y. Chuỗi X sẽ tiếp nhận yêu cầu đồng thời thông báo với chuỗi Y về sự kiện này.

6.2 Chuỗi chéo không đồng nhất (Heterogeneous Cross-Chain)

Chuỗi chéo không đồng nhất sẽ phức tạp hơn so với Chuỗi chéo đẳng hình. Bởi vì Heterogeneous Cross-Chain không có sự đồng nhất về thuật toán đồng thuận và cơ chế an ninh giữa những chuỗi với nhau.

Về khía cạnh cơ chuyển giao Heterogeneous cũng diễn ra khá giống với Isomorphic Cross-Chain. Mặt khác, để giải quyết sự không đồng nhất này thì giải pháp sử dụng là nền tảng dịch vụ của bên thứ ba được áp dụng nhằm lưu trữ giao dịch.

Ví dụ ở trường hợp của Cosmos có những chuỗi không đồng nhất thì Peggy hay PegZone sẽ là dịch vụ thứ của bên ba. Mỗi PegZone sẽ gồm có năm phần: Smart Contract, Witness, PegZone, Relayer và Signer. Heterogeneous Cross-Chain sẽ thực hiện sự chuyển đổi giữa những chuỗi tại đây.

Có thể nói rằng chính sự khác biệt giữa những chuỗi đã tạo ra các Cross-Chain khác nhau. Đây là lý do tại sao Cross-chain DEX trở nên khó phát triển hơn. Mỗi dự án sẽ phải xử lý cùng lúc cả hai trường hợp này.

Hầu hết vấn đề nằm ở sự không đồng nhất giữa những chuỗi với nhau. Do đó, nền tảng Cross-Chain cần phải tiến hành xử lý để có thể thích ứng với tất cả.

7. Những dạng tương tác của Blockchain

Vậy Cross-Chain Bridge có những dạng tương tác Blockchain nào? Hiện tại thì nền tảng đang có 4 dạng tương tác. Để hiểu rõ hơn thì các bạn hãy tiếp tục theo dõi phần bên dưới nha!

7.1 Giao tiếp tập trung

Giao tiếp tập trung là cách nguyên bản nhất mà người dùng vẫn làm từ khi Blockchain ra đời. Đó chính là sự hình thành ngày càng nhiều của các sàn giao dịch tiền mã hóa. Người dùng sẽ bỏ tiền ra để mua một loại tiền mã hóa nhất định. Tiếp đến, sẽ giao dịch mua hoặc bán để đổi lấy loại tiền khác.

Cách thức này phức tạp và giống như giao dịch truyền thống. Khi nền tảng Blockchain ngày càng được đón nhận thì bạn còn có thể sở hữu tiền mã hóa ngay trên Account Paypal của mình mà không cần phải dùng những sàn giao dịch truyền thống. Vì vậy, giao tiếp tập trung cũng chưa chắc là giải pháp tối ưu hoàn toàn cho vấn đề đó.

7.2 Atomic Swap

Hoán đổi nguyên tử (Atomic Swaps) trên cơ bản thì đây là một loại phương thức trao đổi giá trị Cross-Chain, giúp cho người dùng trao đổi các loại tiền mã hóa của mình. Nguyên lý của Atomic Swaps dựa trên một dạng Contract có khoá thời gian được gọi là Hashed Time Lock Contract (HTLC).

Hãy tưởng tượng HTLC là người trung gian đưa thư. Khi các bạn muốn hoán đổi 1 Token X sang 1 Token Y thì phải đặt cả 2 Token đó vào HTLC cùng lúc. Tiếp đến, HTLC sẽ tiến hành một giao dịch để di chuyển giá trị trên Internet. Vì vậy, trên thực tế sẽ không có bất kỳ phương thức giao tiếp Cross-Chain nào xảy ra tại đây cả.

Tuy nhiên, giải pháp này cũng có cho mình những điểm yếu riêng. Để có thể tiến hành một giao dịch di chuyển giá trị thì Atomic Swaps bắt buộc phải thoả mãn cả hai điều kiện sau:

  • Thứ nhất: Cả 2 Blockchain phải cùng 1 thuật toán băm. Có nghĩa là nếu như các bạn áp dụng Atomic Swaps cho Ethereum cùng với Bitcoin thì sẽ không được.
  • Thứ hai: Cả 2 Blockchain phải cùng hỗ trợ thực thi Hashed Time Lock Contract.

Chúng ta vẫn sẽ có những Blockchain chia sẻ cùng với mỗi thuật toán băm thế nhưng trên thực tế thì con số này khá ít. Và hiển nhiên điều này sẽ không đại diện cho toàn bộ. Chính vì thế, khó có thể mở rộng với giải pháp đó được.

Xem thêm: Game NFT là gì? Top 20 Game NFT kiếm tiền hàng đầu 2022

7.3 Token đại diện

Token đại diện là một ý tưởng Swap đồng BTC thành dạng Token ERC-20. Điều này, giúp đồng BTC có khả năng dùng được trong những giao thức DeFi của nền tảng Ethereum, thứ mà từ trước đến giờ vẫn luôn là vùng cấm của BTC. Thông qua việc hoán đổi theo tỷ lệ 1:1 mà BTC có thể dùng được trên Ethereum.

Nhìn chung, Token đại diện cũng đã giúp các Blockchain tương tác qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, theo khía cạnh khác thì đây có vẻ như là một giải pháp tạm thời mà thôi. Ngoài BTC thì TRON hay EOS cũng không thể dùng trên nền tảng Ethereum.

Người dùng vẫn phải trải qua bước trung gian là giao dịch thông qua một Token khác. Do vậy, Token đại diện cũng tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Sự tập trung hoá: Bản chất của Token đại diện là cần phải có một bên trung gian đứng ra để kiểm tra việc phát hành cũng như thu hồi WBTC. Vì thế, giải pháp này vẫn có nguy cơ bị tấn công qua Internet. Hơn thế nữa, WBTC không đúng với tiêu chí ban đầu mà hiện tại thì Blockchain hướng đến tính phi tập trung.
  • Giới hạn: Token đại diện hiện chỉ được hỗ trợ trên nền tảng Ethereum và Bitcoin thôi. Vì vậy, về cơ bản mục tiêu chính mà WBTC nhắm đến là đem BTC tới thế giới của Ethereum. Có thể những nền tảng khác cũng có những giải pháp như thế. Tuy nhiên, chỉ mang tính cục bộ mà vẫn chưa giải quyết được những vấn đề bên trên.

7.4 pTokens

Đây là một dự án do công ty Provable Things phát triển. Toàn bộ những pTokens đều được gắn một cách công khai, minh bạch vào một tài sản cơ bản. Bất cứ ai cũng có thể gửi vào Smart Contract pTokens liên quan đến một số tiền nhất định của tài sản cơ bản như EOS hay BTC và yêu cầu đại diện pTokens có thể chốt tỷ lệ 1:1 như pEOS hay pBTC.

Nhìn chung, về cơ bản thì pTokens cũng tương tự như WBTC chỉ khác ở điểm pTokens có sự đa dạng hơn. Về mấu chốt vấn đề thì pTokens vẫn được quản lý tập trung từ một công ty. Các bạn sẽ không thể phát triển cả một mô hình Blockchain hoàn chỉnh dựa trên một hoặc một vài công ty tương tự như thế.

Trên thực tế thì toàn bộ những giải pháp trên vẫn phát triển khá rời rạc. Dường như những giải pháp đó đều thiên về việc giải quyết các nhu cầu ở thực tại nhiều hơn so với việc đưa ra một giải pháp tổng thể có khả năng triển khai diện rộng.

8. Những nền tảng Cross-Chain nổi bật nhất hiện nay

Vậy những nền tảng Cross-Chain nổi bật nhất hiện nay là gì? Cách thức hoạt động diễn ra như thế nào? Đừng lo, BHO Network sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn ngay đây!

8.1 Cosmos

Cosmos chính là nền tảng đầu tiên mà mình muốn nhắc đến trong danh sách những nền tảng Cross . Dưới đây là một số thông tin cụ thể về Cosmos:

Khái niệm và cách thức hoạt động

Cosmos có nguyên lý vận hành khá đơn giản là một trong những dạng của mô hình Plug And Play. Cosmos bao gồm 3 thành phần chính với cách thức hoạt động như sau:

  • Lõi Cosmos (Tendermint): Đây được xem là bộ não của nền tảng Cosmos. Tất cả các cơ chế đều được xử lý và phát sinh từ đây. Phần lõi này có chứa thuật toán đồng thuận Proof Of Stake dựa vào Byzantine và một giao thức giao tiếp ngang hàng tương tự như Bitcoin.
  • Hub: Được hình thành dựa trên phần lõi Tendermint. Hub sẽ giúp xử lý và chuyển đổi giao dịch từ những Blockchain khác khi Plug vào nền tảng Cosmos. Tại đây quá trình Swap Token sẽ diễn ra.
  • Zone:
    • Đây là phần kết nối một cách trực tiếp với những nền tảng Blockchain khác. Từng Blockchain khác nhau sẽ có một Zone khác nhau. Nguyên do là mỗi Blockchain khác nhau sẽ đến từ một chuẩn khác nhau.
    • Vì vậy, sẽ không có chuẩn mực nào có thể kết nối với tất cả Blockchain đang có. Giao thức IBC dùng để kết nối những Blockchain khác với Cosmos.

Đánh giá ưu, nhược điểm

Ưu điểm nổi bật nhất của Cosmos đó là khả năng tối ưu. Cosmos gần như đứng ra xử lý những tác vụ cần thiết cho quy trình Cross-Chain. Một điều mà những Blockchain khác sẽ phải làm là Plug vào Cosmos bằng những Zone khác nhau. Để phù hợp với từng Blockchain thì Cosmos sẽ phải tự tùy biến.

Nhược điểm của Cosmos là về sự tương thích. Nền tảng Cosmos đang phải phụ thuộc vào những Blockchain khác mới có thể thiết kế Zone tương ứng. Vậy nếu như Blockchain đó thay đổi thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Ví dụ như hiện nay Ethereum đang áp dụng thuật toán PoW. Tuy nhiên, lúc ra mắt ETH 2.0, thuật toán PoS được áp dụng thì mạng lưới của Ethereum sẽ thay đổi. Khi đó, việc điều chỉnh Zone để phù hợp với Ethereum sẽ phải cập nhật một cách thủ công.

Vì vậy, nhiệm vụ của Cosmos là luôn lắng nghe những cập nhật từ các Blockchain để có thể điều chỉnh kết nối nếu bị ảnh hưởng.

8.2 Fusion

Giải pháp Cross-Chain tiếp đến mà BHO Network muốn đề cập đến đó là Fusion. Cùng nhau tìm hiểu cơ chế hoạt động cũng như ưu nhược điểm của giải pháp này nhé!

Khái niệm và cách thức hoạt động

Fusion là một dự án mà Andre Croje - CEO của YFI, tham gia với tư cách sáng tạo, công nghệ và trưởng nhóm. Với tham vọng đặt ra, thì Fusion không chỉ dừng lại ở khái niệm chuỗi chéo đơn giản. Vì vậy, Fusion đã xây dựng một bộ sản phẩm khác nhau để có thể cung cấp khả năng tương tác đa chuỗi và đa chiều.

Fusion đã xây dựng API liên quan tới tài chính. Nền tảng cho phép những nhà phát triển xây dựng những ứng dụng tài chính của riêng mình để giao tiếp theo cách thức Cross-Chain với các Blockchain được hỗ trợ.

Điều đó, giúp tạo điều kiện cho thế hệ đổi mới tài chính kế tiếp. Để thực hiện được điều này, Fusion dùng công nghệ DCRM (Distributed Control Right Managemen). Đây chính là một dạng lưu trữ phân tán những Private Key trên hệ thống sử dụng Sharding.

Đánh giá ưu, nhược điểm

Dự án Fusion không đơn giản chỉ là Cross-Chain mà còn là đa nguồn dữ liệu và đa nền tảng. Đây chính là điểm nổi bật của Fusion so với những giải pháp khác cho đến thời điểm hiện tại. Để đạt điều đó thì Fusion được hỗ trợ bởi đội ngũ là các giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực khoa học máy tính ở những trường đại học danh tiếng.

Tuy nhiên, chính những điểm mạnh đó cũng là một vấn đề mà Fusion cần giải quyết. Với lượng công việc lớn như thế thì chắc hẳn sẽ mất rất nhiều thời gian để đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh.

8.3 Polkadot

Nền tảng nổi bật cuối cùng mà mình muốn giới thiệu đến các bạn là Polkadot. Giải pháp này có cách thức hoạt động như thế nào? Đọc ngay nội dung bên dưới để hiểu rõ nhé! Khái niệm và cách thức hoạt động

Về cơ bản thì Polkadot tuân theo kiến trúc của mạng lưới Cosmos, chuỗi chính là The Relay Chain, kết nối với các Blockchain khác nhau thông qua cầu nối The Bridge Chain.

Mô hình của Polkadot gồm có năm thành phần như sau:

  • The Relay Chain: Chính là chuỗi chuyển tiếp (chuỗi Polkadot chính). Cách hoạt động của The Relay Chain tương tự như Hub trong mô hình của Cosmos. Đây là nơi mà toàn bộ những Blockchain độc lập kết nối.
  • Parachain: Được hiểu là những chuỗi song song. Parachain được xây dựng dựa vào lớp Polkadot chạy song song với nhau, tương tự như Zone trong hệ thống Cosmos.
  • The Bridge Chain: Đây chính là những chuỗi đơn lẻ có vai trò kết nối những giao thức Blockchain bên ngoài như nền tảng Ethereum với chuỗi Polkadot chính. Toàn bộ những liên lạc xuyên chuỗi giữa chuỗi Polkadot chính và chuỗi bên ngoài đều đi qua những chuỗi này.
  • Validator: Đây là các nút dùng để xác nhận tất cả mọi thứ trên nền tảng Polkadot và thêm những khối vào chuỗi Polkadot chính.
  • Collators: Đây là các Nope giữ nhiệm vụ thu thập toàn bộ các giao dịch xảy ra trên nền tảng Parachains và gửi tới những Validator để bổ sung các giao dịch đó vào các khối, sau này thì được thêm vào chuỗi Polkadot chính.

Đánh giá ưu, nhược điểm

Nhìn chung, kiến ​​trúc của Polkadot cũng tương tự như mạng lưới Cosmos. Tuy nhiên, Polkadot có cơ chế về quản trị khác, cung cấp giao tiếp xuyên chuỗi và nhiều khả năng tương tác hơn. Quá trình xác thực giao dịch và tích lũy cũng được làm riêng biệt, dẫn đến tốc độ nhanh và hiệu quả hơn.

Giống như Cosmos, Polkadot cũng có những điểm yếu liên quan đến khả năng mở rộng. Bên cạnh đó, Polkadot đang chỉ mới dừng lại ở giao thức Cross-Chain. Nếu so sánh với Fusion thì Polkadot sẽ cần phải bổ sung thêm những cơ chế về đa nguồn cung dữ liệu và đa nền tảng để đem đến một giải pháp tổng thể.

Những bài viết liên quan:

Bài viết trên chính là những thông tin chi tiết về “Cross-Chain là gì?” Nền tảng Cross-Chain đã mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho DeFi. Đồng thời, giúp đẩy nhanh quá trình áp dụng và phát triển, mở đường cho một hệ thống tài chính mới nhằm tối đa lợi ích mang lại cho người dùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về dự án Cross-Chain, các bạn hãy liên hệ ngay BHO Network để được hỗ trợ nhé!

Xuất bản ngày 25 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare