- Blog
- Tin tức Crypto
- Sàn CEX là gì? Tìm hiểu chi tiết về sàn giao dịch tập trung CEX
Sàn CEX là gì? Tìm hiểu chi tiết về sàn giao dịch tập trung CEX
- 1. CEX là gì?
- 2. Sàn giao dịch tập trung (CEX) hoạt động như thế nào?
- 3. Tổng quan về Token sàn CEX
- 3.1 Token sàn CEX là gì?
- 3.2 Sử dụng Token của sàn CEX với mục đích gì?
- 3.3 Đầu tư vào Token sàn CEX như thế nào?
- 4. Ưu điểm, nhược điểm của sàn giao dịch tập trung (CEX)
- 4.1 Ưu điểm
- 4.2 Nhược điểm
- 5. Một số sàn CEX phổ biến tại Việt Nam
- 5.1 Sàn Binance
- 5.2 Sàn Huobi
- 5.3 Sàn Gate
- 5.4 Sàn MEXC
Sàn CEX là gì? Để thực hiện mua và bán tiền mã hóa, các nhà đầu tư sẽ thực hiện giao dịch thông qua các sàn giao dịch. Trong thị trường crypto có hai loại sàn giao dịch là sàn giao dịch tập trung (CEX) và sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Trong bài viết này, BHO Network sẽ giới thiệu chi tiết về sàn giao dịch tập trung (CEX), cùng theo dõi thật kỹ nhé!
1. CEX là gì?
CEX (Centralized Cryptocurrency Exchanges) là sàn giao dịch tập trung, có thể hiểu đơn giản được tạo ra bởi các cá nhân hoặc tổ chức nhất định, nhằm cung cấp một nơi để người giao dịch mua và bán tiền mã hoá. Người/tổ chức tạo ra sàn này có thể kiểm soát danh tính, giao dịch hay thông tin của người dùng trong hệ thống vì người dùng được yêu cầu tạo tài khoản và xác minh danh tính (KYC).
Sàn CEX hoạt động trung gian giữa người mua và người bán
2. Sàn giao dịch tập trung (CEX) hoạt động như thế nào?
- Hoạt động giao dịch:
Tại các sàn giao dịch tập trung (CEX) sẽ cho phép các nhà đầu tư mua bán tiền mã hóa bằng tiền tệ Fiat. Ví dụ sàn giao dịch tập trung ở Việt Nam sẽ sử dụng tiền VNĐ để mua tiền điện tử (USDT, USDC…), sau đó có thể chọn mua các cặp giao dịch tiền điện tử (BTC/USDT, ETH/USDT…) mong muốn.
Ngoài ra, hầu hết các sàn giao dịch cũng cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung bao gồm lưu ký tài sản, đặt giới hạn giao dịch, giao dịch đòn bẩy, vay cho vay…
- Phí giao dịch:
Giống như các sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch tập trung (CEX) sẽ tính phí giao dịch từ người dùng thông qua mỗi lần mua bán tiền mã hóa. Tuy nhiên, phí giao dịch cũng khá thấp khoảng từ 0.1% đến 1.5%
- Quy định giao dịch:
Các sàn giao dịch tập trung (CEX) được quản lý bởi các tổ chức do đó các tổ chức này cũng phải tuân thủ các quy định hoạt động của các quốc gia được cấp phép hoạt động. Do đó, sàn giao dịch phải tuân thủ các quy định luật pháp về xác minh danh tính (KYC - Know Your Customer) và chống rửa tiền (AML - Anti Money Laundering) và đảm bảo quyền lợi và an toàn cho các nhà đầu tư
- Kiểm soát tài sản:
Mọi tài sản tiền mã hóa khi nạp hoặc mua trên sàn giao dịch tập trung (CEX) đều sẽ được quản lý và kiểm soát bởi sàn giao dịch đó. Ngoài ra, còn có trường hợp sàn giao dịch khóa nạp rút bất thường sẽ khiến cho việc giao dịch không thể diễn ra như mong muốn của các nhà đầu tư. Do đó, việc lựa chọn sàn giao dịch điện tử uy tín, bảo mật là rất cần thiết.
Sàn CEX có toàn quyền kiểm soát tiền mã hóa của khách hàng
- Coin sàn (CEX): hầu hết các sàn giao dịch đều phát hành coin sàn để phục vụ hệ sinh thái của mình. Do đó, nhu cầu và mục đích sử dụng của coin sàn cũng khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại, Coin sàn sẽ thường có những trường hợp sử dụng và đặc điểm như sau:
- Giảm phí giao dịch, dễ dàng quy đổi: Khi các nhà đầu tư giao dịch trên sàn thì sẽ giảm phí giao dịch nếu sử dụng coin sàn ví dụ như Binance coin (BNB), Gate token (GT), Huobi token (HT)... Ngoài ra, sau khi giao dịch sẽ còn dư lại số lượng rất nhỏ của tiền mã hóa không thể được đổi hay bán sang stablecoin nhưng có thể quy đổi về coin sàn để sử dụng hoặc gom lại để thanh khoản sau này.
- Nâng cấp tài khoản: Khi tài khoản giao dịch nâng lên tài khoản VIP thì tùy vào khối lượng giao dịch các nhà đầu tư sẽ được nhận thưởng coin sàn tùy vào các chiến dịch marketing của sàn. Một số sàn thường hay áp dụng hình thức này như Binance, Okex, Gate…
- Tham gia Launchpad: Việc nắm giữ nhiều số lượng coin sàn cũng giúp các nhà đầu tư được tham gia mua sớm token của các dự án mới list sàn. Điển hình sàn Binance các token được sàn này mở Launchpad đã có lợi nhuận (ROI) rất cao.
- Chia sẻ lợi nhuận từ doanh thu của sàn: Cũng giống như hình thức chia cổ tức trong thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư mua và nắm giữ các đồng coin sàn sẽ có thể được trả một phần lợi nhuận từ sàn. Một số sàn đã áp dụng hình thức này như BitMax, Kucoin…
- Ngoài ra, một số coin sàn được xây dựng thành blockchain riêng phục vụ cho cả hệ sinh thái. Đồng coin sàn đó sẽ được sử dụng làm phí giao dịch cho các dApp trong hệ sinh thái đó ví dụ như BNB của hệ sinh thái BNB chain (trước là Binance Smart Chain)
Xem thêm: GameFi-Fun là gì? Xu hướng mới cho dòng Game Blockchain
3. Tổng quan về Token sàn CEX
Token sàn CEX là gì? Mục đích của việc sử dụng token của sàn giao dịch CEX là gì? Và cách để đầu tư vào token sàn CEX như thế nào để đem lại nhiều lợi nhuận cho người dùng? Hãy tìm hiểu chi tiết ở mục dưới đây.
3.1 Token sàn CEX là gì?
Token sàn CEX (hay còn gọi là CEX token) là các token được chính các sàn CEX phát hành, nhằm mục đích phục vụ trong hệ sinh thái của sàn đó. Token sàn CEX chỉ có thể sử dụng trong sàn giao dịch và hệ sinh thái của sàn đó.
Ví dụ BNB là token sàn Binance, KSC là token sàn Kucoin,.. Bạn chỉ có thể tìm được token BNB trên sàn Binance và hệ sinh thái của Binance mà không thể tìm được bất kỳ loại token khác. Tương tự với các loại token sàn khác cũng vậy.
Token sàn CEX chỉ phục vụ trong hệ sinh thái của sàn đó
3.2 Sử dụng Token của sàn CEX với mục đích gì?
Mỗi sàn có một hệ sinh thái khác nhau vì vậy nhu cầu và mục đích sử dụng token sàn khác nhau. Tuy vậy nhưng chúng vẫn có một số đặc điểm chung sau:
- Giảm phí giao dịch: Người dùng sẽ được sàn CEX giảm phí giao dịch khi thực hiện giao dịch nếu người dùng sở hữu token sàn CEX. Những sàn khác nhau sẽ có các chính sách giảm phí khác nhau.
- Nâng cấp lên tài khoản VIP: Bạn sẽ nhận được một số quyền ưu đãi đặc biệt từ sàn giao dịch đó khi nâng cấp lên tài khoản VIP. Các sàn phổ biến với hình thức này là Binance, Okex.
- Được chia 1 phần lợi nhuận từ sàn: Hình thức này tương tự như việc chia cổ tức ở thị trường truyền thống. Người dùng mua và nắm giữ token sàn sẽ nhận được một phần lợi nhuận từ sàn.
- Tham gia IEO: Hình thức đầu tư IEO bắt đầu từ năm 2019 sau 2 dự án rất thành công trên Binance, đó là Bittorrent (BTT) và Fetch (FET). Các token sàn được dùng trực tiếp để mua token trong dự án IEO.
- Token sàn được dùng ở chính blockchain riêng của sàn: Một số sàn đang phát triển blockchain riêng của mình. Với những sàn này, các token sàn còn được sử dụng với chức năng là một token trong blockchain đó.
Mỗi sàn CEX có những token sàn khác nhau
3.3 Đầu tư vào Token sàn CEX như thế nào?
Tùy vào cách thiết kế token trong mỗi sàn giao dịch mà có những cách đầu tư kiếm lợi nhuận từ token khác nhau, dưới đây là một số cách đầu tư mà bạn nên sử dụng nếu muốn kiếm lợi nhuận:
- Tham gia IEO trên các sàn, dùng token sàn để mua đầu tư IEO.
- Đầu tư token sàn trước đến khi giá tăng trong IEO thì chốt lời.
- Đầu tư theo hướng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
4. Ưu điểm, nhược điểm của sàn giao dịch tập trung (CEX)
Sàn CEX là một sàn giao dịch tập trung rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn sẽ còn có những ưu điểm và nhược điểm riêng như: tốc độ xử lý cao, tính thanh khoản cao hay được quản lý bởi một bên thứ 3… Dưới đây, sẽ là những nội dung giúp cho người dùng, các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về những thế mạnh và hạn chế còn tồn tại của sàn CEX.
4.1 Ưu điểm
- Trải nghiệm người dùng: Các sàn giao dịch tập trung (CEX) thường có giao diện thân thiện với người dùng phù hợp với người mới giao dịch. Ngoài ra các sàn luôn có đội ngũ hỗ trợ 24/7 để trợ giúp các nhà đầu tư tránh mất mát tài sản trong quá trình mua bán, nạp rút tiền mã hóa…
- Tốc độ xử lý: giao dịch trên sàn CEX nhanh chóng hơn các sàn DEX.
- Tính thanh khoản cao: Dễ dàng tìm người mua bán tiền mã hóa trên sàn giao dịch tập trung. Không bị giới hạn thanh khoản như một số dự án tại các sản DEX.
- Bảo mật 2FA và email-authentication: Sàn giao dịch tập trung (CEX) cũng tích hợp khóa riêng thông qua các giao thức bảo mật nâng cao 2FA và email-authentication để bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn.
Sàn CEX có tốc độ xử lý và tính thanh khoản cao
4.2 Nhược điểm
- Quyền kiểm soát: Tất cả tài sản tiền mã hóa trên sàn giao dịch do sàn kiểm soát 100%. Sàn giao dịch hoạt động dựa trên lòng tin của các nhà đầu tư.
- Thuế, phí phát sinh chống rửa tiền: Sàn giao dịch tập trung phải báo cáo với cơ quan thuế tại các quốc gia để tránh rửa tiền thông qua thị trường crypto.
- Tiềm ẩn rủi ro khi bị hacker tấn công: Các nhà đầu tư vẫn có khả năng mất tài sản khi sàn bị hacker tấn công. Thực tế cho thấy đã có một số sàn giao dịch tập trung bị hacker tấn công như sàn Kucoin bị hack hơn 200 triệu đô vào năm 2020, sàn AscendEx cũng bị hack hơn 77 triệu đô vào tháng 12 năm 2021.
5. Một số sàn CEX phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều cách để sử dụng các loại tiền mã hóa để đầu tư sinh lợi nhuận. Chính vì vậy, nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc đầu tư thì dưới đây là top 5 sàn giao dịch tập trung (CEX) uy tín nhất trên thị trường hiện nay.
5.1 Sàn Binance
Binance là sàn giao dịch tập trung (CEX) lớn nhất trên thị trường crypto về khối lượng giao dịch. Sàn được thành lập vào năm 2017 tại Hồng Kông do Changpeng Zhao (được biết đến với cái tên CZ) sáng lập.
Giao diện của sàn Binance
Tại sàn Binance, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán giao dịch nạp rút tiền mã hóa. Một vài con số ấn tượng:
- Mua, bán giao dịch hơn 600 loại coin và token
- Kỷ lục về khối lượng giao dịch 24h trên sàn Binance lên đến 76 tỷ đô (thời điểm cao nhất - hiện tại thời điểm viết bài là khoảng hơn 15 tỷ đô)
- Có 90 triệu người dùng tin tưởng đăng ký sử dụng Binance
- Phí giao dịch thấp nhất nhỏ hơn 0.1%
Vào tháng 6 năm 2021, sàn Binance đã bắt đầu cho phép mua bán NFT và trở thành sàn CEX đầu tiên có NFT Marketplace.
5.2 Sàn Huobi
Huobi là sàn giao dịch tập trung (CEX) được thành lập tại Trung Quốc và có văn phòng đại diện ở hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Được đánh giá là một trong những sàn giao dịch hàng đầu của Trung Quốc, Houbi có khối lượng giao dịch nằm trong top 10 của thị trường crypto. Bên cạnh đó, sàn giao dịch cũng tương đối uy tín và chưa gặp phải cuộc tấn công nghiêm trọng nào.
Giao diện của sàn giao dịch tập trung Huobi
Tại sàn Houbi:
- Có thể giao dịch hơn 500 coin và token khác nhau
- Khối lượng giao dịch trong vòng 24h là hơn 1 tỷ đô la (tại thời điểm viết bài)
- Có khoảng hơn 10 triệu người đăng ký sử dụng sàn Houbi
Xem thêm: TradingView là gì? Cách sử dụng TradingView chi tiết từ A-Z
5.3 Sàn Gate
Gate được thành lập vào năm 2013- đây là sàn giao dịch lâu năm nhất có trụ sở chính tại Trung Quốc. Trước đây sàn có tên miền là Bter.com, tuy nhiên vào năm 2015 sàn Bter.com đã bị hacker tấn công chịu tổn thất lên đến 7000 BTC trong ví lạnh của sàn. Sau đó, đến năm 2017 khi chính quyền quản lý chặt chẽ hơn đối với các sàn giao dịch tiền mã hóa nên sàn đã đổi tên miền thành Gate.io.
Giao diện của sàn Gate.io
Sàn Gate hiện cũng đang đứng top 10 sàn giao dịch tập trung (CEX) về khối lượng giao dịch.
- Cho phép giao dịch hơn 1.400 đồng tiền mã hóa khác nhau
- Khối lượng giao dịch 24h khoảng hơn 1 tỷ đô (tại thời điểm viết bài)
- Hơn 10 triệu người đăng ký sử dụng Gate
5.4 Sàn MEXC
MEXC được thành lập vào năm 2018 (trước đây có tên là MXC). Sàn đặt trụ sở giao dịch tại Singapore. Ngoài việc cung cấp dịch vụ giao dịch tiền mã hóa, MEXC còn cung cấp các dịch vụ lưu hành tài sản blockchain giúp đảm bảo an toàn và bảo mật tài sản cho các nhà đầu tư. Qua đó, giúp cho việc giao dịch và đầu tư trở nên thuận tiện và thông minh hơn.
Giao diện của sàn MEXC
Tại sàn MEXC:
- Cho phép giao dịch 1524 tiền mã hóa các loại
- Khối lượng giao dịch 24h khoảng hơn 1.9 tỷ đô
- Hơn 6 triệu người đăng ký sử dụng MEXC
Những bài viết liên quan:
- Ethereum 2.0 là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Ethereum 2.0
- NPoS là gì? Cách NPoS hoạt động như thế nào?
Bài viết trên là những thông tin và kiến thức cơ bản về sàn CEX. Mỗi sàn giao dịch CEX sẽ có những token của riêng họ. Các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư vào bất kỳ sàn nào. Hãy theo dõi BHO Network để cập nhật những tin tức mới nhất về sàn giao dịch tập trung này nhé.
Xuất bản ngày 18 tháng 8 năm 2022
Chủ đề liên quan