logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Stablecoin là gì? Top 6 các đồng Stablecoin phổ biến nhất 2023

Stablecoin là gì? Top 6 các đồng Stablecoin phổ biến nhất 2023

  1. 1. Stablecoin là gì?
  2. 2. Tại sao Stablecoin lại quan trọng đối với Crypto
  3. 3. Có những loại Stablecoin nào?
  4. 3.1 Fiat-backed Stablecoin
  5. 3.2 Commodity-backed Stablecoin
  6. 3.3 Crypto-backed Stablecoin
  7. 3.4 Algorithmic Stablecoin
  8. 4. Ưu và nhược điểm của Stablecoin
  9. 4.1 Ưu điểm của Stablecoin
  10. 4.2 Nhược điểm của Stablecoin
  11. 5. Cơ chế ổn định giá của Stablecoins
  12. 5.1 Redeem và expand
  13. 5.2 Algorithmic
  14. 5.3 Leveraged Loans
  15. 6. Liệu đầu tư vào Stablecoins có trở thành xu hướng
  16. 7. Top 6 đồng Stable lớn nhất hiện nay
  17. 7.1 Tether Stablecoin – USDT
  18. 7.2 Binance Stablecoin – BUSD
  19. 7.3 Coinbase Stablecoin – USDC
  20. 7.4 MakerDAO – DAI
  21. 7.5 Gemini Stablecoin – GUSD
  22. 7.6 TrueUSD Stablecoin – TUSD

Stablecoin là gì? Đây cũng một là mảnh ghép tiềm năng để kết nối Crypto space với thị trường tài chính truyền thống. Vậy tại sao Stablecoin lại quan trọng trong Crypto? Có bao nhiêu loại Stablecoin và đâu là loại chất lượng nhất? Hãy cùng BHO Network khám phá chi tiết về loại tiền này thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Stablecoin là gì?

Stablecoin là loại tiền mã hóa được thiết kế để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của biến động giá cả. Stablecoin hoạt động bằng cách cố định vào một tài sản ổn định như hàng hoá, tiền thật hoặc 1 tiền mã hóa khác. Stablecoin được thừa hưởng những đặc điểm của Blockchain và chuyển giao giá trị ngang hàng. Ngoài ra, Giao thức này còn đảm bảo tính ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi những biến động trong thị trường.

2. Tại sao Stablecoin lại quan trọng đối với Crypto

Vấn đề lớn nhất trong thị trường Crypto hiện nay đó là sự biến động (Volatility) và Stablecoin có thể giải quyết được điều đó. Stablecoin được ví như một cầu nối giữa thị trường điện tử và thị trường tài chính, giúp việc chuyển đổi Fiat sang tiền mã hóa trở nên dễ dàng.

  • Đối với những nhà đầu tư hay nhà giao dịch, họ có thể chuyển tài sản sang Stablecoin để tránh sự biến động (Volatility) của tiền mã hóa.
  • Đối với những cửa hàng, công ty khó mà chấp nhận thanh toán bằng 1 loại Crypto với sự biến động đến 20 - 30% giá trị chỉ trong một thời gian ngắn. Bởi vì điều này mà việc chấp nhận rộng rãi tiền mã hóa trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Phần lớn mọi người đều cảm thấy khó mà chấp nhận được với việc Crypto có biến động lớn và mang tính đầu cơ cao. Hơn nữa, giá token cũng có thể giảm mấy chục phần trăm chỉ trong vòng một tuần. Stablecoin có khả năng tách biệt đặc tính high risk/high return của Crypto khỏi sự biến động của các Crypto assets. Bởi vì sở hữu đặc tính “ổn định” đã khiến Stablecoin là loại Cryptocurrency thích hợp để lưu trữ và là phương tiện trao đổi giá trị.

Xem thêm: Liquidity là gì? Những kiến thức về Liquidity mà nhà đầu tư nên biết

3. Có những loại Stablecoin nào?

Stablecoin được phân loại dựa vào tiêu chí “Collateral ratio” (hay còn gọi là “Backed”). Bởi vì tài sản thế chấp có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giá Stablecoin ổn định ở Peg. Mức ổn định này được phân thành 4 loại chính với những khả năng tối ưu vốn khác nhau.

3.1 Fiat-backed Stablecoin

Một loại stablecoin phổ biến nhất trong Defi vì được hỗ trợ theo tỷ lệ 1:1 (tương ứng một stablecoin có thể được trao đổi với một đơn vị tiền tệ). Các tiền tệ mà Fiat hỗ trợ là EUR, USD hoặc GBP được hỗ trợ bởi dự trữ đô la Mỹ và có mệnh giá tương đương với đồng đô la.

Tính đến cuối tháng 8 năm 2022, Tether ( USDT ) là loại tiền điện tử lớn thứ ba tính theo vốn hóa thị trường, trị giá hơn 67 tỷ USD.

3.2 Commodity-backed Stablecoin

Cách hoạt động giống với Fiat-backed Stablecoin nhưng hỗ trợ bằng hàng hóa được thế chấp bằng các tài sản có thể hoán đổi cho nhau, chẳng hạn kim loại quý, vàng hoặc bạc cũng như các mặt hàng dầu thô. Một số tổ chức phát hành như Daxos Gold và Kitco Gold, họ thiết kế stablecoin để hoạt động bằng cách rút tiền mặt bằng các thanh vàng.

3.3 Crypto-backed Stablecoin

Các stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử và hỗ trợ bởi các loại tiền điện tử khác. Bởi vì tiền điện tử dự trữ cũng có thể dễ bị biến động cao, nên các loại tiền ổn định như vậy được thế chấp quá mức — nghĩa là giá trị của tiền điện tử được giữ trong các khoản dự trữ vượt quá giá trị của các loại tiền ổn định đã phát hành.

Mã thông báo được sử dụng để hỗ trợ stablecoin sử dụng " cam kết bảo mật" để bù đắp cho biến động giá. Vì mã thông báo không thể giữ giá cố định nên nó không có tỷ lệ 1:1 cho tài sản thế chấp tiền điện tử cơ bản. Chẳng hạn, một mã thông báo được hỗ trợ bằng tiền điện tử được chốt bằng đô la Mỹ sẽ có khoảng 2 đô la được chốt cho mỗi stablecoin được phát hành.

3.4 Algorithmic Stablecoin

Algorithmic Stablecoin là stablecoin có sự ổn định dựa trên cơ chế co giãn cung cầu (elastic supply) nhờ sử dụng thuật toán (ví dụ: Basis Cash). Stablecoin của hệ thống là BAC được phát hành mà không có dự trữ các tài sản thế chấp. Mô hình này giả định các bên tham gia tích cực vào duy trì giá của BAC để kiếm các incentive liên quan.

Ví dụ về cách hoạt động của Basis Cash: Basis cash có 3 Token là BAC, BAS, BAB. BAC là Stablecoin - nó được Peg vào 1$ và có cơ chế ổn định hàng ngày.

Trường hợp:

  • Khi BAC giao dịch trên 1$:
    • BAS Holder có thể Stake BAS ⇒ Earn Inflation (Earn BAC) theo công thức: (Your BAS/Circulating Supply BAS) * Total Supply BAC * (TWAP BAC Price - 1).
    • BAS Holder kiếm được BAC Free nên theo lý thuyết mô hình thì họ sẽ bán ra thị trường để kiếm lợi nhuận ⇒ Áp lực bán đẩy giá BAC giảm về 1$.
  • Khi BAC giao dịch dưới 1$:
    • Holder BAC có thể dùng BAC để mua BAB theo tỷ giá BAB = (BAC Price)^2.
    • BAB không hết hạn sử dụng và có thể đổi lấy khi giá BAC lớn hơn 1$. Theo mô hình này, áp lực mua đẩy giá BAC lên 1$.

Ngoài Basic Cash trên thị trường còn nhiều Stablecoin thuật toán khác với nhiều mô hình hoạt động mới lạ. Có 3 mô hình giữ giá chính là:

  • Rebase: Giữ giá token bằng cách điều sẽ chỉnh số lượng token lưu hành. Nếu giá token tăng trên 1$, số lượng token trong ví của các holder sẽ tự động tăng và ngược lại. Những token điển hình như: AMPL, BASE.
  • Seigniorage: Sử dụng nhiều token để giữ giá cho đồng Stablecoingốc. Dựa vào sự chênh lệch giá giữa chúng, trader sẽ giao dịch arbitrage để đưa giá Stablecoin về peg. Những token điển hình: UST, BAS, FEI.
  • Fractional: Kết hợp giữa Fiat-backed Stablecoin và Seigniorage Stablecoin. Token điển hình: FXS.

4. Ưu và nhược điểm của Stablecoin

Trong thị trường tiền điện tử muốn giữ tài sản là một điều vô cùng quan trọng và Stablecoin đang làm rất tốt điều đó. Bên cạnh đó thì cũng có những hạn chế riêng. Cùng BHO khám phá dưới đây nhé.

4.1 Ưu điểm của Stablecoin

Stablecoin là công cụ linh hoạt và mạnh mẽ dành cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch và người dùng tiền mã hóa. Ưu điểm chính của chúng gồm:

  • Sử dụng để thanh toán hàng ngày: Các cửa hàng, doanh nghiệp và cá nhân luôn coi trọng sự ổn định. Do tính biến động cao nên tiền mã hóa không được sử dụng rộng rãi để xử lý thanh toán. Do thành tích giữ ổn định giá cả nên khiến chúng khá đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng hàng ngày.
  • Stablecoin có những lợi ích đến từ blockchain: Có thể gửi stablecoin cho bất cứ ai trên thế giới với điều kiện ví tiền mã hóa phải tương thích với nhau. Khi bạn chi tiêu gấp đôi và giao dịch sai sẽ không thực hiện được. Những điều này đã khiến stablecoin trở thành một phương tiện thanh toán linh hoạt.
  • Bảo vệ danh mục đầu tư: Các nhà đầu tư phân bổ vào từng danh mục cụ thể để giảm thiểu rủi ro tổng thể. Toàn bộ danh mục đầu tư sẽ có khả năng chống lại sự biến động giá của thị trường. Stablecoin cho phép bạn nhập và thoát các vị thế một cách thuận tiện mà không cần phải rút tiền ra ngoài block.

4.2 Nhược điểm của Stablecoin

Mặc dù có tiềm năng hỗ trợ việc sử dụng tiền mã hoá rộng rãi, nhưng stablecoin vẫn có những nhược điểm:

  • Không phải lúc nào cũng giữ được giá cả ổn định: Một số dự án lớn nhiều người dùng thì cũng có nhiều dự án thất bại. Khi một stablecoin liên tục gặp các vấn đề trong việc duy trì mức giá ổn định thì nó cũng có thể nhanh chóng mất tất cả giá trị.
  • Thiếu minh bạch: Cả Tether (USDT) và USD Coin (USDC) vẫn chưa phát hành kết quả kiểm toán công khai. Hầu hết các stablecoin lớn chỉ cung cấp các chứng từ thường kỳ.
  • Các loại stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định thường có tính tập trung hơn so với các loại tiền điện tử khác.
  • Cả stablecoin được thế chấp, không được thế chấp dựa rất nhiều vào cộng đồng để hoạt động.

5. Cơ chế ổn định giá của Stablecoins

Mọi Stablecoin đều yêu cầu một hoặc một số cơ chế để điều chỉnh giá khi đi chệch hướng với Peg. Dựa vào tính hợp lý của cơ chế này, bạn có thể xem xét ý tưởng của dự án có khả thi hay không. Dưới đây là một vài cơ chế ổn định giá đồng Stablecoin đáng chú ý nhất.

5.1 Redeem và expand

Với những loại Stablecoin như USDT hay USDC khi giá rời Peg thì hệ thống sẽ có cơ chế cân bằng như sau:

  • Nếu USDC giao dịch ở mức giá dưới $1, chủ sở hữu USDC nên đổi USDC để lấy tài sản thế chấp cơ bản. Do đó, bạn nên mua với giá một đô la hoặc ít hơn một đô la.
  • Nếu USDC được giao dịch ở mức trên $1, chủ sở hữu nên thế chấp đồng đô la để minted ra USDC. Sau đó, bạn hãy bán trên thị trường để kiếm chênh lệch.

5.2 Algorithmic

Để nắm rõ bản chất của Stablecoin thì bạn cần hiểu về các cơ chế ổn định giá của loại tiền mã hóa này. Với Algorithmic thì có 4 Model cân bằng giá nổi bật nhất hiện nay. 

  • Model Seigniorage (3 Token) của Basis cash.
  • Model Rebate (2 Token) của Ampleforth.
  • Model fractional (2 Token) của Frax Finance.
  • Model của Terra (2 Token).

Trong khi đó, mô hình của Terra đang được xem là thành công nhất. Mô hình này dựa trên ứng dụng và quy mô của đồng Stablecoin của Terra. UST được minted bằng cách burn LUNA (native token của Terra). Mô hình này cũng là sự biến động của UST được hấp thu bởi LUNA. Khi giá UST < Peg, bạn hãy bán LUNA để mua lại Stablecoin. Ngược lại khi giá UST > Peg bạn nên Mint thêm USDT.

5.3 Leveraged Loans

Đây là một hệ thống cân bằng giá khá phức tạp, Stablecoin sử dụng model này là MakerDAO (DAI). Người dùng khoá tài sản thế chấp như Ethereum và các loại token khác trong các vị thế nợ có thế chấp (CDP). Sau đó, họ sẽ vay DAI từ hệ thống. Người dùng có thể mở khóa tài sản thế chấp của họ khi trả lại DAI đã vay, kèm một khoản Stability fee tích lũy theo thời gian.

Khi giá trị của tài sản thế chấp trong CDP giảm xuống dưới 1,5 lần giá trị của khoản DAI đã vay thì vị thế nợ được thanh lý tự động. Bên cạnh đó, tài sản thế chấp cũng được sử dụng để mua lại DAI. Khi tài sản thế chấp mất giá trị nhanh chóng và giảm xuống dưới giá trị của khoản DAI bị vay thì MKR token được minted ra để bù đắp thâm hụt.

Xem thêm: Bitcoin Halving là gì? Toàn bộ kiến thức từ A đến Z về Bitcoin Halving mà nhà đầu tư cần biết

6. Liệu đầu tư vào Stablecoins có trở thành xu hướng

Nhiều người vẫn còn phân vân không biết rằng đầu tư vào đây có thành xu hướng không. Hãy cùng nhìn lại lịch sử phát triển của hệ sinh thái Stablecoin từ những năm 2013 cho đến nay. Nhìn vào biểu đồ dưới, có thể nhận ra rằng năm 2018 là một năm bùng nổ của Stablecoin. Với hơn 36 dự án liên tục được tung ra thị trường, chiếm hơn 54% tổng số Stablecoin hiện tại. Ngoài ra, Token ổn định này vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh với sự hậu thuẫn từ những ông lớn như JPM Coin,...

7. Top 6 đồng Stable lớn nhất hiện nay

Stablecoin có đến 6 đồng Stable lớn nhất hiện nay. Danh sách những Token này sẽ không theo một thứ tự giá cả, vì giá của chúng luôn ổn định.

7.1 Tether Stablecoin – USDT

Đây là Token mã hóa ổn định nổi tiếng được hỗ trợ bằng Fiat. Đặc biệt, Tether còn được hỗ trợ bởi loại tiền tệ phổ biến nhất là USD theo tỷ lệ 1:1. Token Tether xếp ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng Coins trên CoinGecko. Hiện nay, bạn có thể mua bán Tether trên các sàn giao dịch niêm yết Token này như Binance, HitBTC,..

Ưu điểm:

  • Thuận lợi, dễ dàng thiết lập và hỗ trợ đầy đủ cho người tham gia
  • Có tính thanh khoản cao trên thị trường Stablecoin

Nhược điểm:

  • Tổ chức chưa có cuộc kiểm toán công khai chính thức dẫn đến thiếu tính minh bạch.
  • Các sàn giao dịch tính phí rút tiền khá cao. Có thể kể đến như Remitano là 10 USDT, Huobi là 5 USDT với mỗi lần rút.

7.2 Binance Stablecoin – BUSD

BUSD là Token ổn định được phát hành bởi Binance. BUSD xếp thứ 13 với vốn hóa thị trường khoảng $ $13,664,799,133 tại thời điểm ngày 29/09/2021. Đây là loại tiền tệ Fiat kỹ thuật số dưới dạng chuẩn ERC20, BEP-2, BEP-20 và hỗ trợ tỷ lệ 1:1 USD. Bạn có thể mua bán BUSD trên các sàn như Binance, Coinsbit,...

Ưu điểm

  • BUSD có tính công khai, minh bạch với sự công nhận từ Sở Quản Lý Tài Chính New York
  • Giúp người dùng thuận tiện và tiết kiệm chi phí. BUSD còn là phương án lý tưởng để tiếp cận với nền kinh tế phi tập trung mà không có sự biến động.
  • Đây là Stablecoin đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch, thanh toán và tài chính phi tập trung

7.3 Coinbase Stablecoin – USDC

Khi nói đến Stablecoin chắc hẳn mọi người sẽ nhắc đến USDC. Đây là Stablecoin được phát hành bởi Circle và do ngân hàng Goldman Sachs bảo trợ. Hiện nay, USDC được bảo chứng hoàn toàn bởi USD với tỷ giá là  1:1. USDC xếp vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng của CoinGecko, nguồn vốn thị trường khoảng 31.307.526.264 USD. Bạn có thể mua bán Token này trên một số sàn như: Kraken, Binance, LBank,...

Ưu điểm

  • Được phát hành bởi công ty nổi tiếng, kiểm toán bởi Grant Thorton LLP – 10 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
  • USDC có tính minh bạch với mã nguồn mở. Điều này cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra mọi hoạt động phát hành và số lượng USDC đang lưu thông.
  • Người dùng có thể quy đổi USD sang USDC, với điều kiện thông qua quy trình KYC/AML của nhà phát hành.
  • Giao dịch nhanh chóng và rẻ hơn so với giao dịch tiền Fiat truyền thống.

Nhược điểm

  • Circle chỉ hỗ trợ chuyển đổi Fiat thành USDC và ngược lại 1 cách trực tiếp cho công dân Mỹ. Những người chơi khác chỉ có thể chuyển đổi trên những sàn giao dịch.
  • Có ít cặp giao dịch hơn USDT

7.4 MakerDAO – DAI

Đây là loại tiền mã hóa phi tập trung ổn định được thiết lập qua hệ thống DAI Stablecoin của Makers. DAI được hỗ trợ bởi những tài sản đảm bảo tiền mã hóa, có thể được xem công khai trên Blockchain Ethereum. DAI còn sử dụng giao dịch ký quỹ nhằm đáp ứng sự biến đổi bất thường của thị trường và bảo toàn giá trị của Token.

Ưu điểm

  • Được vay dựa trên Ethereum, ai cũng có thể tạo DAI bằng ETH và kỹ thuật sử dụng dApp.
  • Không có chính phủ hay cơ quan tập trung nào khác có thể hủy bỏ DAI.
  • DAI bỏ qua những đơn vị trung gian nên luôn cho phép trao đổi trực tiếp.
  • Có sự ổn định, đáng tin cậy trong hệ sinh thái tiền mã hóa dễ biến động.

7.5 Gemini Stablecoin – GUSD

Đây là tiền mã hóa ổn định về giá do sàn giao dịch Crypto uy tín tại Hoa Kỳ- Gemini phát hành. GUSD được bảo chứng bởi đồng đô la Mỹ với tỷ lệ 1:1. Ngoài ra, GUSD còn được phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum với tiêu chuẩn ERC20. GUSD xếp hạng thứ 220 trên CoinGecko tính đến thời điểm ngày 29/09/2021. Bạn có thể mua bán Token này trên Hotbit, BitMart,...

Ưu điểm

  • GUSD được phát hành bởi sàn giao dịch chất lượng, có cấp phép hoạt động tại Hoa Kỳ.
  • Những GUSD phát hành và lưu hành trên thị trường được kiểm soát bởi ngân hàng State Street và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên Bang Hoa Kỳ.
  • Số tiền gửi USD trong ngân hàng sẽ được kiểm toán thường xuyên bởi công ty kiểm toán hàng đầu BPM.
  • Sở hữu cơ chế phê duyệt ngoại tuyến, trực tuyến để phát hành Token nhằm đảm bảo tính bảo mật linh hoạt.

7.6 TrueUSD Stablecoin – TUSD

Đồng Stable cuối cùng mà bạn cần biết đó là TUSD. Đây là loại tiền mã hóa được bảo trợ bởi đồng USD trên nền tảng TrustToken. Ngoài ra,TUSD còn được những người đã làm việc với các tổ chức lớn như Google, UC Berkley và PwC quản lý. Để mua bán TUSD, người dùng có thể tham khảo một số như: Binance, Bitrue,...

Ưu điểm

  • Hoạt động và lưu trữ trên hợp đồng thông minh (Smart Contract) nên có khả năng bảo mật tài sản cho người đầu tư
  • Có tính ổn định, được quy định bởi luật pháp. Do đó, TUSD đảm bảo công nhận quyền sở hữu với những tổ chức tài chính và pháp lý
  • Có tỷ giá ngang bằng với đồng USD
  • Người dùng có thể rút tiền trực tiếp tại ngân hàng. Bên cạnh đó, người dùng cũng không cần tương tác với hệ thống khi muốn đổi tiền.

Những bài viết cùng chủ đề:

Trên đây là những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn hiểu Stablecoin là gì do BHO Network tổng hợp và cập nhật đến độc giả. Hy vọng rằng với bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về các loại tiền mã hóa và tìm cho bản thân phương án đầu tư phù hợp nhất. Nếu cần tư vấn chi tiết và muốn đọc thêm nhiều bài viết bổ ích hơn thì hãy ghé ngay website nhé!

Xuất bản ngày 30 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare