logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Duet Protocol (DUET) là gì? Tổng hợp thông tin về Token DUET

Duet Protocol (DUET) là gì? Tổng hợp thông tin về Token DUET

  1. 1. Duet Protocol (DUET) là gì?
  2. 2. Những đặc điểm nổi bật của Duet Protocol
  3. 3. Các tính năng chính của Duet Protocol
  4. 4. Thông tin chi tiết về DUET Token
  5. 4.1 Những chỉ số quan trọng của Token DUET
  6. 4.2 Phân bổ Token DUET
  7. 4.3 Bán Token DUET
  8. 4.4 Mục đích sử dụng Token DUET
  9. 5. Lợi ích khi nắm giữ DUET Token
  10. 6. Lộ trình phát triển của Duet Protocol
  11. 7. Đội ngũ phát triển và nhà đầu tư Duet Protocol
  12. 7.1 Đội ngũ phát triển dự án
  13. 7.2 Nhà đầu tư
  14. 8. Các kênh thông tin của Duet Protocol

Duet Protocol là gì? Tại sao các nhà đầu tư tiền mã hóa đều cần biết đến giao thức này? Nếu bạn cũng đam mê tìm hiểu về lĩnh vực tài chính số thì đừng bỏ qua bài viết này. Hãy cùng BHO Network khám phá những đặc điểm nổi bật của dự án và Token của Duet Protocol ngay tại bài viết này nhé!

1. Duet Protocol (DUET) là gì?

Duet Protocol là một giao thức tài sản tổng hợp đa chuỗi (Multi-chain Sythetic Asset Protocol). Giống như ý nghĩa của tên dự án, Duet Protocol cho phép nhà giao dịch sao chép tài sản có thể giao dịch ở thế giới thực vào DeFi. Đồng thời, các tài sản truyền thống cũng được cho phép chuyển sang tài sản trong thị trường tiền mã hóa.

Website Duet Protocol - một giao thức tài sản tổng hợp đa chuỗi

2. Những đặc điểm nổi bật của Duet Protocol

Những đặc điểm khác biệt có khả năng hấp dẫn người dùng của Duet Protocol là gì?

Duet Protocol được xây dựng dựa trên hệ thống dự trữ vốn. Điều này giúp nền tảng giúp giải phóng tính thanh khoản cho các giao thức DeFi. Đồng thời, Duet cũng cho phép các tài sản như USDT, BTC, DAI và các LP Token như WBNB-BUSD LP làm tài sản thế chấp. Các tài sản này có thể được dùng để Mint ra Synthetic Stablecoin dUSD và tài sản tổng hợp khác.

Duet được xây dựng trên Yield Aggregator. Đây là công cụ khai thác tài sản tổng hợp để tự động hóa quy trình Yield Farming. Bên cạnh đó, nền tảng cũng giúp tối đa hóa lợi nhuận và giải phóng nhiều tính thanh khoản hơn cho người dùng.

Trong ngắn hạn: Receipt Token Hodler có thể nâng cao lợi nhuận bằng việc sử dụng các Stablecoin được Mint bằng Duet Protocol.

Trong dài hạn: Duet Protocol có khả năng trở thành điểm khởi đầu cung cấp thanh khoản. Đồng thời, nền tảng sẽ được coi là hệ thống vốn dự trữ cung cấp tính thanh khoản cho hầu như tất cả các giao thức DeFi. Điều này xảy ra khi Duet tạo ra một thế giới tài sản tổng hợp có giá trị ,được hỗ trợ 100% bằng nguồn dự trữ.

Khi Receipt Token được cung cấp thì Duet Yield Enhancer sẽ trở thành công cụ tái đầu tư

Khi Receipt Token được cung cấp, Duet Yield Enhancer trở thành công cụ tái đầu tư mọi thu nhập được liên kết với Receipt Token một cách tự động. Điều này xảy ra nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

3. Các tính năng chính của Duet Protocol

Các tính năng được trang bị cho Duet Protocol là gì?

Tính năng của Duet Protocol gồm các thành phần chính như sau:

  • Stablecoin & dAsset Minting Contract: Sau khi các Assets được Deposit, Decentralized Oracle được dùng để Mint Duet Stablecoin, hay “dAsset” (Synthetic Asset). Quá trình này diễn ra tương ứng theo tỷ lệ khoản vay trên giá trị (Loan-to-value Ratio) của những tài sản khác nhau.
  • Interest Yield Module: Một phần tài sản thế chấp của các User được đưa vào các giao thức chịu lãi của bên thứ ba như PancakeSwap, Curve và AAVE. Tiền lãi tích lũy được sẽ dùng để mua DUET từ thị trường mở. Đồng thời, số lãi này cũng được gửi đến nền tảng để phân phối cho người dùng tương lai.
  • Collateral Liquidation Agreement: Khi vị thế giao dịch thấp hơn mức thanh lý, tài sản CDP (Collateralized Debt Position) được bán đấu giá thông qua các DEX của bên thứ ba. Trước khi hành động này xảy ra, người dùng có 30 phút thời gian đệm bổ sung tài sản thế chấp.

Khi tỷ lệ thế chấp thấp hơn dòng thanh lý cứng, tài sản được thu giữ và gửi trực tiếp để thanh lý. Ban đầu, phí thanh lý của các tài sản thế chấp ổn định là 5% và của các loại tiền không ổn định là 15%.

Duet Protocol được trang bị các tính năng chính như: Interest Yield Module, AMMs,...

  • AMMs: Hiện tại, các Pool được thiết lập trên một vài AMM phổ biến như PancakeSwap, Uniswap hay Sushiswap. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Duet Protocol đã có kế hoạch xây dựng nên một AMM riêng.
  • Staking and Governance Voting Pool: Tính năng này yêu cầu người dùng chuẩn bị hơn 10,000 DUET Token để bắt đầu bỏ phiếu quản trị. Mọi đối tượng đều có thể đưa ra một đề xuất để thảo luận trong các Form hoặc cộng đồng dự án.

Tham khảo: CryptoBlades (SKILL) là gì? Tất tần tật về tiền mã hóa SKILL

4. Thông tin chi tiết về DUET Token

Token của Duet Protocol gọi là DUET Token. Vậy những thông tin người dùng cần nắm được về Token DUET là gì?

4.1 Những chỉ số quan trọng của Token DUET

Đầu tiên, người dùng cần nắm vững những chỉ số quan trọng sau:

  • Token Name: Duet Token
  • Ticker: DUET
  • Blockchain: Đang cập nhật…
  • Token Standard: Đang cập nhật…
  • Contract: Đang cập nhật…
  • Token Type: Governance
  • Total Supply: 420,000,000
  • Circulating Supply: Đang cập nhật…

4.2 Phân bổ Token DUET

Nội dung dưới đây sẽ cho biết chi tiết về dòng phân bổ Token DUET:

  • Locked Liquidity Incentives: 30% - 126M DUET
  • Stabilization Reverse: 30% - 126M DUET
  • Private Sale: 10% - 42M DUET
  • Governance Rewards: 10% - 42M DUET
  • Team & Advisors: 9.17% - 38.51M DUET
  • Research and Development: 4% - 16.80M DUET
  • Operations and Ecosystem: 3.57% - 14,.99M DUET
  • PancakeSwap IFO: 1.43% - 6M DUET
  • Secondary Public Sale: 1% - 4.2M DUET
  • Early Users Airdrop: 0.83% - 3.49M DUET

30% DUET được phân bổ cho Locked Liquidity Incentives

4.3 Bán Token DUET

IFO Sales được mở bán theo hình thức Overflow tại nền tảng của PancakeSwap ngày 6/3/2022. Như vậy, Token đã được trả vào ngày 11/3/2022 theo đúng kế hoạch.

Trong 5 ngày mở bán, 6,000,000 DUET Token (chiếm 1.43% tổng cung) được chia ra thành 4,800,000 Token dành cho Public Sale và 1,200,000 Token dành cho Private Sale. Cụ thể:

  • Public Sale: 4,800,000 DUET được phân bổ đến các User tham gia bằng cách thực hiện Stake CAKE.
  • Private Sale: 1,200,000 DUET được phân bổ cho các User có PancakeSquad NFTs hình đại diện trên profile.

IFO Sales mở bán DUET theo hình thức Overflow tại nền tảng của PancakeSwap ngày 6/3/2022

4.4 Mục đích sử dụng Token DUET

Lúc này, câu hỏi đặt ra là “Các Token này được sử dụng để làm gì?” Thực tế, Token DUET được sử dụng với các mục đích sau:

  • Làm tài sản thế chấp cho việc mint “Neutral Assets” (Stablecoin) và “Sharp Assets” (tài sản tài chính truyền thống).
  • Làm phần thưởng khai thác thanh khoản cho dAssets trong Swap hoặc Lending.
  • Voting Governance do Snapshot cung cấp, bao gồm cả tài sản mới và các thông số hệ thống.
  • Staking và tham gia Governance Incentives.
  • Thanh toán fee Minting.
  • Fee khai thác ngược tài sản (trả tài sản thế chấp từ dAssets).
  • Yield Sharing thông qua Re-staking tài sản thế chấp của người dùng.
  • Xử lý các khoản phí phát sinh của các hoạt động tài chính Swap và Lending.
  • Có vai trò là một phần lợi nhuận từ chênh lệch Asset Liquidation (thanh lý tài sản).

5. Lợi ích khi nắm giữ DUET Token

Những lợi ích người dùng sẽ nhận được khi nắm giữ DUET Token là gì?

Một số lợi ích mà người dùng nắm giữ DUET Token sẽ nhận được là System Fee, Yield Sharing,...

Khi nắm giữ Duet Token (DUET), người dùng có cơ hội được hưởng những đặc quyền sau đây:

  • Được sử dụng làm tài sản thế chấp phục vụ quá trình mint “Neutral Assets” (stablecoin) và “Sharp Assets” (tài sản tài chính truyền thống).
  • Cung cấp phần thưởng khai thác thanh khoản cho dAssets Swap hoặc Lending.
  • Voting Governance được Snapshot cung cấp, bao gồm tài sản mới và thông số hệ thống.
  • Staking và tham gia Governance Incentives.
  • Thanh toán Fee trong Minting.
  • Phí khai thác ngược tài sản (trả lại tài sản thế chấp từ dAssets).
  • Yield Sharing có được từ Re-staking tài sản thế chấp của người dùng.
  • Xử lý các khoản phí phát sinh trong hoạt động tài chính Swap và Lending.
  • Hưởng một phần lợi nhuận do chênh lệch Asset Liquidation (thanh lý tài sản).

6. Lộ trình phát triển của Duet Protocol

Hình dưới đây sẽ cho biết kế hoạch phát triển trong tương lai của Duet Protocol:

Kế hoạch phát triển của Duet Protocol giai đoạn 5/2021 - Q4/2022 do Team dự án công bố

Tham khảo: dYdX (DYDX) là gì? Thông tin chi tiết về Token DYDX

7. Đội ngũ phát triển và nhà đầu tư Duet Protocol

Đội ngũ và nhà đầu tư của một dự án có lẽ là nhân tố nhận được sự quan tâm hàng đầu của người dùng. Bởi vì yếu tố này sẽ cho biết phần nào mức độ uy tín và đường hướng phát triển của nền tảng. Vậy đội ngũ phát triển và nhà đầu tư Duet Protocol là gì?

7.1 Đội ngũ phát triển dự án

Nhóm phát triển Duet bao gồm các cựu chiến binh từ OmniLayer, các sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu và cộng đồng DAO nổi tiếng. Các thành viên cốt lõi của dự án lại là các chuyên gia, KOLs trong nhiều lĩnh vực như Lightning Network, cung cấp Token bảo mật, kinh tế vĩ mô, thiết kế sản phẩm.

Nitesk K, Peter C và Anupam K là những thành viên chủ chốt trong đội ngũ phát triển Duet Protocol

7.2 Nhà đầu tư

Nhà đầu tư của Duet Protocol là những cái tên thân thuộc với giới đầu tư tiền mã hóa. Chi tiết cụ thể được trình bày trong hình bên dưới:

Danh sách nhà đầu tư Duet Protocol bao gồm Omni, GSR, 42DAO, ARKN,...

8. Các kênh thông tin của Duet Protocol

Bạn vẫn còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp và không biết nên tìm kiếm câu trả lời ở đâu? Đừng lo lắng bởi bạn hoàn toàn có thể giao tiếp trực tiếp với đội ngũ Duet Protocol qua các kênh sau:

  • Twitter: twitter.com/duetprotocol - 99.6K followers
  • Discord: discord.com/invite/duetprotocol - 28.4K members
  • Telegram: t.me/duetprotocol - 49.6K members
  • Facebook: facebook.com/duetprotocol - 3.2k followers

Tài khoản Twitter của Duet Protocol hiện đang có 114,3N người theo dõi

Những bài viết cùng chủ đề:

Nhìn chung, bài viết “Duet Protocol là gì” đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về dự án và giải thích được “Token DUET là gì”. Nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về nền tảng thì hãy theo dõi dự án, tìm kiếm câu trả lời từ các kênh thông tin phía trên. Website của BHO Network sẽ liên tục cập nhật các nội dung liên quan đến chủ đề này, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Xuất bản ngày 04 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare