- Blog
- Tin tức Crypto
- AMM là gì? Tổng hợp kiến thức về Automated Market Maker
AMM là gì? Tổng hợp kiến thức về Automated Market Maker
- 1. AMM là gì?
- 2. AMM tồn tại với mục đích gì?
- 3. Phương thức hoạt động của AMM
- 3.1. Ứng dụng công thức toán học
- 3.2. Liquidity Pool
- 4. Các mô hình tạo lập thị trường tự động
- 5. Đánh giá về lợi ích và hạn chế của AMM
- 5.1. Lợi ích của AMM
- 5.2. Hạn chế
- 6. Quá trình phát triển của AMM
- 7. Các loại Liquidity Pool trong AMM
- 8. Cách sử dụng giao thức AMM
- 9. Có nên đầu tư vào AMM không? Một số lưu ý dành cho Liquidity Provider
AMM là gì? Cơ chế này vận hành ra sao? Đây là thuật ngữ trong crypto mà bất cứ người nào tham gia DeFi cũng cần phải nắm rõ. Nhằm giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, BHO Network sẽ cung cấp những thông tin quan trọng nhất về AMM, cũng như cách hoạt động của công cụ này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây!
1. AMM là gì?
AMM (viết tắt của Automated Market Maker - công cụ tạo lập thị trường tự động) là giao thức trao đổi phi tập trung (DEX) dựa trên một công thức toán học để định giá tài khoảng. Cơ chế AMM cho phép giao dịch tài sản kỹ thuật số thông qua bể thanh khoản. Cụ thể, bạn bỏ tài sản muốn bán vào bể thanh khoản, người mua sẽ hoán đổi với tài sản họ đang có qua Smart Contract.
Automated Market Maker là công cụ tài chính rất quan trọng trong DeFi. Thông qua AMM, người dùng hiểu được ý tưởng chính của Blockchain, Ethereum và tiền mã hóa. Đó là sự tự do, không bị kiểm soát bởi hệ thống nào.
Chính vì thế sàn giao dịch phi tập trung AMM thường được dựa trên công thức toán học để định giá về giá trị của mỗi Token.
2. AMM tồn tại với mục đích gì?
Trước AMM, các nền tảng sàn giao dịch thường sử dụng trên Ethereum, ứng dụng các cơ sở chế sổ lệnh truyền thống như EtherDelta hay 0x. Tuy nhiên, cơ chế này tồn tại khá nhiều nhược điểm về thanh khoản.
Ví dụ: tốn nhiên liệu, cần nhiều thời gian xác định khối lệnh. Sự thiếu linh hoạt đó có thể khiến cho người dùng bị lỗ nhiều hơn mức chênh lệch giá mua bán.
Sự ra đời của AMM là giải pháp cho các vấn đề trên. Các thuật toán của AMM giúp cung cấp tính thanh khoản rẻ và đơn giản hơn thông qua quy trình đơn giản và tự động. Điều này giúp những người mới tham gia vào thị trường Crypto vẫn có thể tham gia với tính thanh khoản của họ. Ngược lại các sàn giao dịch truyền thống cần đòi hỏi kiến thức kỹ thuật nâng cao.
Xem ngay: DAO là gì? Toàn bộ kiến thức về DAO trong thực tế
3. Phương thức hoạt động của AMM
Để hiểu AMM là gì, người dùng cần có kiến thức về Liquidity Pool và công thức toán học. Dưới đây, BHO Network sẽ trình bày cho bạn những nội dung quan trọng nhất về cách hoạt động của công cụ tạo lập thị trường tự động này.
3.1. Ứng dụng công thức toán học
Thay vì dựa vào số lệnh giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung (nơi bị kiểm soát bởi các chủ tài sản thì AMM đã dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học để định giá cho một tài sản.
Trong sàn giao dịch tập trung lệnh giao dịch được thiết lập sẵn và quy định một mức giá khi mua bán - đúng hạn mức cho phép thì mới được tham gia. Ngược lại ở AMM lệnh giao dịch được khớp ngay lập tức nhờ thuật toán đặc biệt sẽ tính ra mức giá cơ sở và điều chỉnh giá theo thực tế.
Ví dụ: Trong 1 Pool có 1000 USDT và 1000 DAI. Bạn gửi vào 100 DAI và lấy ra là USDT thì tỷ lệ giữa 2 loại tiền trong pool là gần 900 USDT (USDT tăng giá). Tuy nhiên việc điều chỉnh này sẽ diễn ra theo thuật toán nên giá cả có thể tăng lên vô hạn nếu bạn cố ý muốn rút sạch tiền của một trong hai loại tiền mã hóa trong pool ra.
3.2. Liquidity Pool
Để AMM (hoặc DEX) hoạt động ổn định thì phải có một nơi thanh khoản đủ lớn và ổn định và Liquidity Pool (bể thanh khoản) hỗ trợ rất tốt phần này.
Hoạt động của pool là cung Token của họ cho giao thức để đổi lấy phần thưởng, Sau đó ai cũng có thể sử dụng các loại tiền mã hóa nhưng phải phụ thuộc vào cơ chế của giao thức.
4. Các mô hình tạo lập thị trường tự động
Các trao đổi AMM này dựa trên chức năng không đổi yêu cầu dự trữ tài sản kết hợp của các cặp giao dịch không thay đổi. Trong các AMM không giam giữ, tiền gửi của người dùng cho các cặp giao dịch được gộp chung trong một hợp đồng thông minh mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng có thể sử dụng để thanh khoản hoán đổi mã thông báo. Dưới đây sẽ là các mô hình AMM hiện nay.
- Constant product market maker (CPMM)
- Constant sum market maker (CSMM)
- Hybrid CFMMs
- Dynamic automated market maker (DAMM)
- Proactive market maker (PMM)
- Virtual automated market maker (vAMM)
Để tham khảo các hoạt động của các mô hình này bạn có thể xem tại: https://golden.com/wiki/Automated_market_maker-GZY3YNJ
5. Đánh giá về lợi ích và hạn chế của AMM
Những người tìm hiểu xem AMM là gì chắc chắn quan tâm đến ưu và nhược điểm của công nghệ này. Dưới đây, BHO Network sẽ đánh giá lợi ích, cũng như hạn chế của AMM, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
5.1. Lợi ích của AMM
Automated Market Maker có rất nhiều ưu điểm nổi trội, được người dùng ưa thích như sau:
- Mang tính ẩn danh: không yêu cầu người dùng lập tài khoản, xác minh danh tính, cung cấp thông tin cá nhân. Mọi thông tin đều được ẩn hoàn toàn. Bạn chỉ cần sở hữu ví điện từ là đã có thể kết nối với AMM.
- Giao dịch tự động: Như đã trình bày phía trên, AMM sử dụng công thức toán học để tính giá một cách tự động. Do đó, bạn không cần chờ khớp lệnh. Người dùng chỉ cần chọn Token muốn trao đổi, giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức.
- Có tính bảo mật cao: không giữ Token của người dùng. Token sẽ được chuyển trực tiếp vào địa chỉ ví sau khi thực hiện giao dịch. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm không lo Hacker tấn công tài sản lưu trữ trên sàn.
- Thông tin minh bạch: Giao dịch trên AMM được lưu thẳng vào Blockchain. Các thông tin này mang tính vĩnh viễn, khó bị thao túng, bởi mọi sự thay đổi cần sự đồng ý của toàn bộ hệ thống nút xác thực.
5.2. Hạn chế
Bên cạnh đó, công cụ này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Hạn chế về thanh khoản: Các sàn giao dịch tập trung cũng phụ thuộc vào tính thanh khoản được cung cấp bởi người dùng của họ, nhưng không đến mức độ tin cậy mà các sàn giao dịch phi tập trung.
- Đối mặt với tổn thất vô thường (Impermanent Loss): Việc sử dụng công thức cân bằng tỉ lệ cũng có nhược điểm. Đó là tình trạng giá trị của một loại tiền mã hóa trong bể thanh khoản này có thể sai lệch với giá trị của cùng loại tiền đó trong bể khác. Điều đó có nghĩa, bạn có thể bị thua lỗ nếu giao dịch Token ngoài bể.
- Khối lượng và độ trượt: Các DEX đã tăng về khối lượng, nhưng không có sổ lệnh và nhà tạo lập thị trường, người dùng phải chịu tỷ lệ trượt giá cực cao - đặc biệt là với các lệnh lớn.
- Phí giao dịch cao: Mức phí trên AMM có thể lên đến hàng chục USD mỗi giao dịch. Bởi lý do, AMM hoạt động dựa vào Ethereum, mà phí Gas trên nền tảng này ngày một tăng cao.
6. Quá trình phát triển của AMM
Những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đầu tiên áp dụng AMM là Kyber Network và Bancor. Tuy nhiên, Kyber Network sử dụng mô hình AMM tập trung. Điều đó có nghĩa, chỉ một nhóm các nhà cung cấp thanh khoản nhất định mới được đóng góp vào bể.
Công cụ tạo lập thị trường tự động này trở nên phổ biến thông qua UniSwap. Tháng 11 năm 2019, UniSwap công bố triển khai AMM, cho phép mọi người đóng góp vào Liquidity Pool. Đồng thời, sàn giao dịch phi tập trung (DEX) này cũng cho phép các nhà cung cấp thanh khoản hưởng một phần phí giao dịch.
Balancer có sự cải tiến hơn so với UniSwap. Ở UniSwap, người dùng chỉ có thể thêm hai loại tiền vào một bể: ETH và một Token khác. Trong khi đó, Balancer cho phép các thành viên thêm tám loại Token khác nhau và có thể điều chỉnh tỉ lệ đưa vào.
Tham khảo: Low Cap Coin là gì? Tổng quan kiến thức về Low Cap Coin
7. Các loại Liquidity Pool trong AMM
Bạn sẽ thường gặp ba loại Liquidity Pool trong AMM:
- Fed Price Reservers: Khi Token trong bể không được tham chiếu với giá bên ngoài hoặc có sự mất cân bằng xảy ra, các giao dịch sẽ tự động dừng.
- Automated Price Reservers: Loại bể này sử dụng công thức toán học để định giá mà không cần sự tham chiếu bên ngoài.
- Bridge Reservers: Thanh khoản của các nguồn On-chain khác sẽ được tập hợp lại. Giao dịch đến từ các nguồn này thường không mất phí.
8. Cách sử dụng giao thức AMM
Sử dụng giao thức AMM cơ bản qua bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web của giao thức (hoặc giao diện người dùng).
- Bước 2: Kết nối với ví Defi với giao thức => Chọn tài sản bạn muốn bán.
- Bước 3: Nhấn Swap và xác nhận giao dịch trên ví bạn.
Cung cấp thanh khoản:
- Bước 1: Sau khi connect với ví => chuyển sang phần Liquidity Provider.
- Bước 2: Chọn số tiền bạn muốn cam kết cho pool (ETH có giá 450 DAI, bạn cung cấp đồng thời 1 ETH và 450 DAI).
- Bước 3: Xác nhận giao dịch.
9. Có nên đầu tư vào AMM không? Một số lưu ý dành cho Liquidity Provider
Các Liquidity Provider cần quan tâm đến lợi nhuận và Impermanent Loss. Impermanent Loss tức là chênh lệch lợi nhuận giữa việc chỉ giữ Token và trao đổi để thu các loại Token khác. Để hạn chế tổn thất vô thường, bạn nên lựa chọn các cặp tài sản có độ ổn định cao. Tuy nhiên, rủi ro thấp sẽ đi kèm với lợi nhuận thấp.
Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ tính toán lợi nhuận, nhằm ra quyết định tối ưu nhất. Một trong số đó là Impermanent Lost Calculator, Upoint.info, DecentYields.
Để lựa chọn đầu tư vào một AMM bạn cần quan tâm đến tiến độ, tiềm năng của dự án. Bởi lý do, Token của các AMM chưa qua nhiều giao dịch nhưng liên tục được đưa ra thị trường có thể gây lạm phát lớn. Nếu bạn đầu tư vào các AMM này, rủi ro rất dễ xảy ra.
Những bài viết viết quan:
- Dapp là gì? Tổng hợp chi tiết kiến thức về ứng dụng phi tập trung
- Cloud Mining là gì? Kiến thức cơ bản về Cloud Mining từ A-Z
Trên đây, BHO đã giải thích cho bạn thuật ngữ AMM là gì. Đây là công nghệ có rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên, người dùng cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Để biết thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về DeFi, bạn hãy theo dõi các bài viết trên trang web của chúng tôi.
Xuất bản ngày 10 tháng 9 năm 2022
Chủ đề liên quan