logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. FOMO & FUD là gì? Cách để vượt qua khi đầu tư Crypto

FOMO & FUD là gì? Cách để vượt qua khi đầu tư Crypto

  1. 1. FOMO trong Crypto là gì?
  2. 2. FUD là gì?
  3. 3. Tại sao nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi FOMO
  4. 4. Ai là người gây FOMO và FUD?
  5. 5. Các biểu hiện khi mắc hội chứng FOMO trong crypto là gì?
  6. 6. Hậu quả của FOMO và FUD
  7. 7. Vượt qua tâm lý FOMO và FUD khi đầu tư như thế nào?
  8. 8. Lừa đảo bằng cách tạo FOMO và FUD

FOMO là gì? Biểu hiện của hội chứng FOMO, FUD như thế nào? Hậu quả, cách nhận biết và cách tránh như thế nào để bảo vệ tài sản của bạn trong giao dịch tiền mã hóa? Trong bài viết dưới đây, BHO Network sẽ giải thích theo cách đơn giản nhất để bạn có thể hiểu rõ hơn về các thuật ngữ trong Crypto. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. FOMO trong Crypto là gì?

FOMO (Fear Of Missing Out) là hội chứng sợ bỏ lỡ thể hiện nỗi sợ bỏ lỡ lợi nhuận có thể kiếm được nếu bạn không mua một đồng tiền mã hóa nào đó càng sớm càng tốt. Họ dễ đưa ra các quyết định mua bán nóng vội, thiếu bình tĩnh mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Trong thị trường tiền mã hóa, cảm xúc được sử dụng để thúc đẩy giao dịch xảy ra nhiều hơn là tính hợp lý. Vì vậy, FOMO là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn lên quá trình ra quyết định giao dịch tiền mã hóa.

2. FUD là gì?

Đây là viết tắt của các từ Fear, Uncertainty và Doubt. FUD ám chỉ sự nghi ngờ, sợ hãi và không chắc chắn của nhà đầu tư. Những thông tin xấu được phát tán từ các nguồn không xác định của một đồng tiền mã hóa nào đó (thường là Bitcoin). Các Trader có xu hướng bán tháo Coin bị FUD bất chấp giá hiện tại là bao nhiêu. Do đó, sẽ gây ra hiệu ứng Panic Sell, bán tháo ồ ạt. Điều này khiến cho giá trị Coin đó bị giảm nhiều trong một thời gian ngắn.

3. Tại sao nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi FOMO

Những lý do khiến các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi FOMO là gì? Sau đây là một số lý do mà bạn nên tìm hiểu để biết và cập nhật kịp thời để tránh bị FOMO:

  • Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và chỉ biết làm theo số đông.
  • Tâm lý sợ bỏ lỡ.
  • Đặt quá nhiều niềm tin vào thị trường crypto.
  • Quá tự ti hoặc tự tin, thiếu kiên nhẫn về bản thân.
  • Mong muốn có chiến thắng lớn.
  • Nhiều lần gặp thất bại đã khiến nhà đầu tư càng khao khát có chiến thắng.

Ví dụ về FOMO trong crypto:

Một ví dụ quen thuộc về FOMO tiền điện tử đối với nhiều người là các biến động không ổn định của Dogecoin vào năm 2021. Các dòng tweet của Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk về Dogecoin đã gây ra FOMO cho những người không sở hữu Doge vào thời điểm đó.

Meme coin trong một số trường hợp đã trải qua một đợt tăng giá hoặc giảm mạnh tùy thuộc vào cách thị trường nhìn nhận những lời của Musk. Vào tháng 5 năm 2021, Dogecoin đã tăng vọt trước sự xuất hiện của Musk trên chương trình truyền hình “Saturday Night Live” và sau đó giảm gần 30%, trong 24 giờ sau khi Dogecoin được gọi là “kẻ hối hả” trong chương trình khi anh ấy xuất hiện.

Hiệu ứng do FOMO gây ra trong cộng đồng tiền điện tử đã thúc đẩy đầu tư vào nhiều shitcoin . Crypto FOMO được thúc đẩy chủ yếu bởi mong muốn nắm bắt người kế thừa kiếm tiền tiếp theo cho Bitcoin bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, việc thực hiện một động thái có khả năng sinh lời trên thị trường là kết quả của việc đưa ra các quyết định hợp lý sau khi tiến hành nghiên cứu chuyên sâu trước khi nhảy vào đầu tư vào bất kỳ mã thông báo nào.

Xem thêm: Margin Trading là gì? Những hướng dẫn cơ bản để Margin Trading hiệu quả

4. Ai là người gây FOMO và FUD?

Cả FOMO và FUD đều là các công cụ rất lợi hại được cá nhân, các tổ chức có tầm ảnh hưởng trong thị trường tiền mã hóa áp dụng để phục vụ những lợi ích riêng. Thông thường, các tổ chức tạo FOMO hay FUD sẽ nắm quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng lên nhiều kênh truyền thông lớn. Nhờ đó, các tổ chức có thể tạo ảnh hưởng đến nhiều trader nhất có thể.

FOMO được dùng như một công cụ làm đẩy giá của đồng tiền mã hóa lên cao. Mục đích là tạo thanh khoản để chốt lời. Còn FUD lại là công cụ dùng để dìm giá đồng tiền mã hóa. Mục đích là gom vào càng nhiều đồng tiền mã hóa đó nhất có thể trước khi kích hoạt FOMO để chốt lời.

5. Các biểu hiện khi mắc hội chứng FOMO trong crypto là gì?

Trước khi đi vào vấn đề chính thì bạn cùng tham khảo xem bản thân có nằm trong diện hay bị FOMO hoặc FUD tác động lên quyết định giao dịch hay không. Thông thường, những nhà đầu tư hay bị mắc hội chứng FOMO, FUD sẽ là những Trader ít kinh nghiệm trên thị trường. Các biểu hiện thường gặp khi mắc hội chứng FOMO:

  • Nôn nóng khi giao dịch.
  • Không có kế hoạch giao dịch đầy đủ trước khi vào lệnh.
  • Giao dịch theo tin tức, sự kiện nhưng không cập nhật thị trường đủ nhanh.
  • Kỹ thuật phân tích còn chưa cứng dẫn đến việc dễ bị lung lay nhận định.

6. Hậu quả của FOMO và FUD

Những Trader ít kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán sẽ dễ mắc phải 2 hiệu ứng này. Hậu quả dễ dàng nhận thấy nhất đó là tài sản giảm dần sau mỗi lần bị FOMO hoặc FUD. Hậu quả lớn hơn đó là khiến các Trader không còn tin vào nhận định, quyết định của bản thân khi vào lệnh. Bởi vì, Trader đã bị thua lỗ rất nhiều do FOMO và FUD. Khi một Trader không còn tin nhận định của chính bản thân nữa thì khả năng cao là tài sản của Trader đó sẽ về 0.

Xem thêm: Stablecoin là gì? Tìm hiểu và phân loại các đồng Stablecoin

7. Vượt qua tâm lý FOMO và FUD khi đầu tư như thế nào?

Vậy những điều cần làm để vượt qua tâm lý và FUD và FOMO. Nếu bạn sợ có các biểu hiện mắc hội chứng FOMO và FUD thì có thể tham khảo một số cách tránh ở bên dưới đây:

  • Tích lũy đủ kiến thức về thị trường tiền mã hóa: Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về thị trường Việc này sẽ giúp nhà đầu tư làm chủ các quyết định mua hoặc bán.
  • Hiểu rõ về doanh nghiệp: Đây là chiến lược của nhiều nhà đầu tư thành công trên thế giới như Warren Buffett, Filip Fisher, Peter Lynch,…
  • Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng: Bạn hãy xây dựng cho bản thân một chiến lược đầu tư và tuân thủ các nguyên tắc đề ra như đầu tư giá hay đầu tư tăng trưởng.
  • Xác định đúng thời gian cắt lỗ: Hãy mạnh dạn đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu có xu hướng tiêu cực. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp bạn bảo toàn một phần vốn. Sau đó, bạn sẽ tìm kiếm được các cơ hội mới tích cực hơn.
  • Học cách kiềm chế cảm xúc: Trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy dành thêm thời gian để xem xét liệu những quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không.

Cả FUD và FOMO đều là những cảm xúc dựa trên sự sợ hãi ảnh hưởng đến các nhà giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử và các nơi khác. Các nhà đầu tư nên bám vào các nguyên tắc cơ bản và biểu đồ để đối phó với hai sai lầm này.

8. Lừa đảo bằng cách tạo FOMO và FUD

Lừa đảo bằng cách tạo FOMO và FUD là trường hợp tệ hơn của những hậu quả trên. Người dùng bị những nhà đầu tư cao tay hơn tung tin FUD hoặc FOMO một cách có chủ đích. Việc làm này khiến nạn nhân ở trong giai đoạn không ổn định về mặt tinh thần và sẽ có những hành động sai lầm như mua hoặc bán vô tội vạ.

Sau đó, những người lừa đảo tạo FOMO và FUD sẽ thực hiện ngược lại. Đó là mua vào hoặc bán mạnh số Coin của Trader, khiến người mới thua lỗ một cách oan ức. Trường hợp này thường gặp ở những dự án ít tên tuổi, hoặc đội ngũ dự án đã có tiền lệ làm những việc này ở các dự án trước.

Những bài viết cùng chủ đề:

BHO Network hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về hội chứng FOMO là gì? Bản chất tiền mã hóa là một Zero Game, nghĩa là khi một người mất tiền sẽ có một người khác kiếm được lợi nhuận trên thị trường này. Vậy nên, nếu nhìn vào mặt tích cực thì FOMO và FUD vẫn có thể giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy truy cập website của BHO để được giải đáp và hỗ trợ chi tiết hơn nhé!

Xuất bản ngày 16 tháng 2 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare