logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. ICP là gì? Cách hoạt động của Internet Computer Protocol

ICP là gì? Cách hoạt động của Internet Computer Protocol

  1. 1. Dfinity Foundation & Internet Computer Protocol (ICP) là gì?
  2. 1.1 Dfinity Foundation là gì?
  3. 1.2 Internet Computer Protocol (ICP) là gì?
  4. 2. Quá trình phát triển ICP
  5. 3. Sự khác biệt giữa Internet Computer và Ethereum
  6. 4. Điểm nổi bật của ICP
  7. 5. ICP Token là gì?
  8. 6. Thông tin chi tiết về token ICP
  9. 6.1 Những chỉ số quan trọng của Token ICP
  10. 6.2 Phân bổ Token ICP
  11. 6.3 Bán Token ICP
  12. 6.4 Mục đích sử dụng token ICP
  13. 7. Sàn giao dịch và ví lưu trữ của Token ICP
  14. 7.1 Sàn giao dịch của Token ICP
  15. 7.2 Ví lưu trữ của Token ICP
  16. 8. Cách thức hoạt động của ICP
  17. 8.1 Hệ thống thần kinh mạng - Network Nervous System
  18. 8.2 Mạng con - Subnets
  19. 8.3 Hộp đựng - Canisters
  20. 8.4 Tính bền trực giao - Orthogonal persistence
  21. 8.5 Khả năng mở rộng - Scalability
  22. 8.6 Mở dịch vụ Internet - Open internet services
  23. 9. Đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư và đối tác
  24. 9.1 Đội ngũ phát triển dự án
  25. 9.2 Nhà đầu tư

ICP là gì? Đây là một dự án có thể phát triển bùng nổ trong tương lai nhưng hiện tại vẫn chưa nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy cách thức hoạt động của nền tảng ICP diễn ra như thế nào? Tại bài viết dưới đây, BHO Network sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dự án này nhé!

1. Dfinity Foundation & Internet Computer Protocol (ICP) là gì?

Đầu tiên, người dùng cần phải hiểu được khái niệm về Dfinity Foundation & Internet Computer Protocol là gì?

1.1 Dfinity Foundation là gì?

Dfinity Foundation chính là một tổ chức phi lợi nhuận và được thành lập vào năm 2016. Tổ chức gồm có 3 cơ sở nghiên cứu trên khắp các quốc gia, hiện tại tổ chức đang có 188 thành viên.

Dfinity Foundation được lập ra với mục tiêu phát triển giao thức Internet Computer (ICP) để cải tiến một số khiếm khuyết của hệ thống Internet hiện tại thông qua việc thay thế sự tồn tại của Cloud Server bằng một Server phi tập trung, được vận hành bởi những Validators.

Dfinity Foundation chính là một tổ chức phi lợi nhuận

1.2 Internet Computer Protocol (ICP) là gì?

Internet Computer Protocol (ICP) là giao thức Blockchain có thể quản lý, vận hành một mạng lưới Data bằng các Node chạy trên những máy chủ trên toàn thế giới. Đó là một Blockchain có khả năng mở rộng không giới hạn, đồng thời có thể lưu trữ và chạy các Smart Contract với hiệu quả tương đương với cơ sở hạ tầng CNTT tập trung truyền thống.

Internet Computer Protocol là một trung tâm Data có tính phi tập trung và không phụ thuộc vào bất cứ một hệ thống máy tính nhỏ lẻ nào. ICP hoạt động bằng sự đóng góp của tất cả những máy tính cá nhân trong hệ thống.

Chính vì thế mà bảo mật mạng lưới được bảo đảm khiến cho quá trình phát triển Front-end Website dễ dàng hơn khi người dùng có thể truy cập ứng dụng qua cả điện thoại và trình duyệt Web.

Giao thức Blockchain là Internet Computer Protocol

2. Quá trình phát triển ICP

Vào cuối năm 2016 thì Dfinity bắt đầu phát triển ICP thông qua rất nhiều giai đoạn.

Sau đây là quá trình phát triển Internet Computer Protocol:

  • Copper: Phiên bản đầu tiên của ICP được Dfinity cho ra mắt với tên gọi là The DFINITY Canister SDK (V0.3.0). Sau đó, một ngôn ngữ lập trình mới cũng được ra mắt nhằm đặc chuẩn cho việc phát triển dự án trên nền tảng mới này. Dfinity sử dụng WebAssembly cho dự án Internet Computer Protocol.
  • Bronze: World Economic Forum được ra mắt. Đây là nền tảng mạng xã hội đầu tiên được phát triển trên ICP với tên là LinkedUp (một phiên bản trên Web mở của LinkedIn). Bên cạnh đó, một số ứng dụng demo khác cũng được khởi chạy thử trên ICP.
  • Tungsten: Trong giai đoạn này cho phép các nhà phát triển tham gia vào việc xây dựng DApp trên nền tảng ICP. Nhờ vậy mà hệ sinh thái các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhà phát triển trên nền tảng được mở rộng một cách nhanh chóng. Tungsten Hackathon 48 giờ chính là một hoạt động tiêu biểu.
  • Sodium: Hệ thống quản trị thuật toán NNS được ra mắt, phục vụ cho quá trình quản trị nền tảng. Những Validators muốn đóng góp vào bảo mật của ICP cần phải được hệ thống xác nhận và cấp phép. Đồng thời, NNS cũng xử lý việc trao thưởng cho những Delegators (người ủy quyền) và Validators (nhà xác thực), từ đó sẽ đưa Token ICP vào vận hành.
  • Mercury: Ra mắt Mainnet của nền tảng ICP. Thời gian ra mắt được Dfinity thông báo lần đầu là vào năm 2018, nhưng bị lùi lại vào cuối năm 2020. Cuối cùng, dự án được thông báo sẽ cho ra mắt Public Mainnet vào ngày 07/05/2021.

5 giai đoạn phát triển của Internet Computer Protocol

Xem thêm: Concordium (GTU) là gì? Tổng quan về tiền mã hóa GTU

3. Sự khác biệt giữa Internet Computer và Ethereum

Không như Ethereum, cung cấp nền tảng công nghệ cho những ứng dụng phi tập trung chủ yếu là về việc di chuyển và sử dụng tài sản kỹ thuật số (ERC-20 Token & ETH), Internet Computer thay thế Internet truyền thống bằng cách phân bổ danh tính đặc biệt cho Data trung tâm và sử dụng chuyển giao quyền quản trị ICP cho người dùng cuối cùng.

Ethereum sử dụng các Smart Contract để tự động thực thi những thỏa thuận cũng như hành động. Mặt khác, Internet Computer dùng Canister (tương tự như Smart Contract) nhưng được xây dựng để có thể mở rộng cực cao.

Internet Computer khác Ethereum ở chỗ tập trung vào ERC-20 Token & ETH

Ngoài ra, hai nền tảng khác nhau đáng kể về hiệu quả và tốc độ. Mặc dù Ethereum hiện đang phải chịu phí giao dịch khá cao và thời gian xác nhận giao dịch chậm (hầu hết là do bị tắc nghẽn), lưu lượng lớn của Internet Computer bảo đảm có thể đạt được giao dịch cuối cùng tuyệt đối chỉ từ 5-10 giây cùng với khả năng mở rộng thực tế không giới hạn.

Với ý tưởng này, các lợi thế về hiệu suất được nhìn thấy khi so sánh giữa Internet Computer với trạng thái hiện giờ của Ethereum. Sự triển khai Ethereum 2.0 làm cho những khác biệt này có thể thay đổi trong tương lai nếu Ethereum 2.0 hoàn thiện.

4. Điểm nổi bật của ICP

Với cấu trúc của ICP hình thành từ 4 tầng, thông qua những Smart Contract gọi là Canisters, các nhà phát triển và người dùng có thể triển khai Code, lưu trữ dữ liệu ở tầng trên cùng - Internet Computer Protocol dễ dàng hơn.

Sau khi tương tác với phần Protocol, Data sẽ đi xuống những tầng còn lại bao gồm IP/Internet, ICP Protocol và tới Trung tâm Data người dùng. Internet Computer Protocol cho phép người dùng phát triển DApps, tạo các Website, hệ thống bằng cách đưa thẳng các Data phát triển lên trên mạng lưới Internet mở.

Điểm nổi bật của Internet Computer Protocol là cấu trúc 4 tầng

Với sự tích hợp Network Nervous System (NNS) được phát triển bởi Dfinity Foundation, người dùng và các nhà phát triển sẽ được quyền quyết định Data của mình cho ai truy cập, trao lại quyền quản lý. Nhờ vậy, thông tin của người dùng DApp sẽ không rơi vào tay những chủ Server, nhà phát triển Server như Facebook, Google,...

Ngoài ra, để được chạy Node trên nền tảng ICP thì các Validator phải được cấp chứng nhận DCID (Data Center Identity) thông qua cơ chế quản trị bằng thuật toán của hệ thống thần kinh mạng NNS. Theo như Dfinity Foundation thì khả năng thực hiện giao dịch trên nền tảng này sẽ chỉ tốn từ 3 đến 5 giây - một con số vượt trội so với nền tảng Ethereum hiện tại.

5. ICP Token là gì?

ICP token được sử dụng để quản trị cho phép các nhà phát triển trả tiền cho việc tính toán và cho phép người dùng tham gia và quản lý, để thưởng cho những người tham gia mạng có hành vi tốt và được sử dụng để thanh toán phí thực hiện giao dịch trên nền tảng Internet Computer.

ICP Token được sử dụng để quản trị

6. Thông tin chi tiết về token ICP

Vậy token ICP là gì? Người dùng sử dụng Token ICP với mục đích gì? Theo dõi nội dung bên dưới để nắm được thông tin chi tiết về Token ICP nhé!

6.1 Những chỉ số quan trọng của Token ICP

Những chỉ số quan trọng mà người dùng cần quan tâm khi tìm hiểu về Token ICP là gì? Cụ thể như sau:

  • Token Name: Internet Computer Protocol Token
  • Ticker: ICP
  • Blockchain: Dfinity.
  • Token Standard: Updating…
  • Contract: Updating…
  • Token type: Utility, Governance.
  • Total Supply: 469,213,710 ICP.
  • Circulating Supply: 136,899,213 ICP.

Thị trường giao dịch ICP là Internet Computer Protocol Token

6.2 Phân bổ Token ICP

ICP là token gì? Được phân bổ ra sao? Dưới đây là sự phân bổ chi tiết của ICP:

  • Team: 75,000,000 JUE
  • Presales: 100,000,000 JUE
  • Marketing, Rewards and Airdrop: 50,000,000 JUE
  • Operations AND Reserve: 25,000,000 JUE
  • Juego Cavern (COMMUNITY STAKING POOL): 250,000,000 JUE

52.93% tương đương với 248,354,816 ICP được phân bổ tại Foundation Grants, Team và Partners

6.3 Bán Token ICP

Dự án ICP không có Presale, nhưng sẽ có một phần Token được Airdrop cho cộng đồng những người đăng ký mua vào năm 2018 trên nền tảng Coinlist. Token ICP sẽ được Unlock sau khi dự án chạy Mainnet ngày 07/05.

6.4 Mục đích sử dụng token ICP

ICP là một token nền tảng vừa là Token quản trị vừa là token Utility của dự án. Token ICP gồm có 2 công dụng chính như sau:

  • Khóa token ICP để bỏ phiếu cho những đề xuất và nhận thưởng dựa vào hoạt động tham gia vào quá trình quản trị.
  • ICP dùng để trả phí giao dịch trên nền tảng. Những nhà phát triển cũng như người dùng đều cần phải trả khoản phí này nếu tạo ra, tương tác hay dùng DApp.

Dùng ICP để trả phí giao dịch trên nền tảng thông qua DApp

Xem thêm: CryptoBlades (SKILL) là gì? Tất tần tật về tiền mã hóa SKILL

7. Sàn giao dịch và ví lưu trữ của Token ICP

Vậy người dùng sẽ giao dịch Token ICP trên nền tảng nào? Lưu trữ vào ví nào vừa uy tín vừa an toàn? BHO Network sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ngay đây!

7.1 Sàn giao dịch của Token ICP

ICP hiện đang được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày rơi vào khoảng 2.9 tỷ USD. Những sàn giao dịch niêm yết token này gồm có:

Các bạn có thể giao dịch mua bán trực tiếp ICP tại các sàn giao dịch uy tín như Huobi, Binance, KuCoin,..

Giao dịch mua bán trực tiếp ICP trên sàn DODO

7.2 Ví lưu trữ của Token ICP

Để lưu trữ ICP Token, bạn cần phải sử dụng ví phi tập trung của mạng lưới Internet Computer hoặc lưu trữ ngay trên:

Ví lưu trữ của Token ICP trên Metamask

Xem thêm: CRU Token? Chi tiết kiến thức về Crust Network

8. Cách thức hoạt động của ICP

Vậy Internet Computer Protocol bao gồm những gì? Nền tảng hoạt động ra sao? Tiếp theo, BHO Network sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về cách thức hoạt động của nền tảng ICP.

8.1 Hệ thống thần kinh mạng - Network Nervous System

Internet Computer dựa vào một giao thức máy tính Blockchain gọi là Internet Computer Protocol. Bản thân mạng được xây dựng từ hệ thống phân cấp của khối xây dựng. Dưới cùng là các trung tâm Data độc lập lưu trữ các nút phần cứng riêng biệt.

Những máy nút này kết hợp lại tạo ra các mạng con. Một trong những nhân tố làm ICP trở nên độc đáo là hệ thống thần kinh mạng (NNS), cấu hình và quản lý mạng, chịu trách nhiệm kiểm tra.

Network Nervous System là nơi thực hiện quản lý mạng

Các trung tâm Data tham gia vào mạng thông qua việc áp dụng cho NNS, tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm tạo ra các trung tâm Data. NNS thực hiện hầu hết những vai trò quản lý mạng, bao gồm việc giám sát những máy nút để tìm sự sai lệch thống kê trên mạng Internet Computer. Điều này có thể chỉ ra hành vi hoạt động bị lỗi hoặc chưa hiệu quả.

Cuối cùng, chủ sở hữu Nơ-ron và chủ sở hữu trung tâm Data có thể lấy Token của mình và trao đổi chúng với chủ sở hữu cũng như người quản lý hộp. Sau đó, sẽ chuyển đổi Token thành các chu kỳ và dùng các chu kỳ đó để sạc hộp của mình.

8.2 Mạng con - Subnets

Để hiểu về Internet Computer, các bạn phải hiểu khái niệm Mạng con - Subnets là gì? Đây là một khối cơ bản của mạng tổng thể. Mỗi mạng con sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ một tập hợp con riêng biệt của những hộp phần mềm được lưu trữ từ mạng Internet Computer.

Subnets - một khối cơ bản của mạng tổng thể

Mạng con được thành lập thông qua việc tập hợp những máy nút được lấy từ các trung tâm Data khác và được NNS kiểm soát. Những máy nút này cộng tác thông qua nền tảng ICP để sao chép đối xứng Data và tính toán liên quan đến các hộp phần mềm lưu trữ.

8.3 Hộp đựng - Canisters

Các hộp sẽ được chứa trong mạng con. Những thùng rác tương tác với nhau và chạy trong trình giám sát chuyên dụng thông qua API được chỉ định công khai. Bên trong hộp chứa mã Bytecode của WebAssembly có khả năng chạy trên máy ảo WebAssembly cũng như các trang bộ nhớ.

Thông thường thì mã này sẽ được tạo ra bằng cách biên dịch ngôn ngữ lập trình như Motoko hoặc Rust. Bytecode sẽ kết hợp thời gian chạy để nhà phát triển tương tác với API dễ dàng hơn.

Canisters (hộp đựng) được chứa trong mạng con

Trên Internet Computer, những chức năng được chia sẻ từ các hộp phải được gọi theo một trong hai cách là gọi dưới dạng lệnh gọi cập nhật hay lệnh gọi truy vấn.

Khi bạn gọi một hàm dưới dạng lệnh gọi cập nhật thì bất kỳ thay đổi nào thực hiện đối với Data trong bộ nhớ của hộp vẫn sẽ tồn tại. Nếu một hàm được gọi dưới dạng lệnh gọi truy vấn thì bất kỳ thay đổi nào thực hiện đối với bộ nhớ sẽ bị hủy bỏ sau khi chạy.

Những cuộc gọi cập nhật thực hiện các thay đổi liên tục và giúp chống giả mạo vì các giao thức máy tính Blockchain của ICP chạy trên mọi nút trong mạng con. Những cuộc gọi chạy trong một trật tự toàn cầu nhất quán sử dụng cơ chế cho phép thực hiện trong mỗi môi trường thực thi hoàn toàn xác định. Cuộc gọi sẽ được cập nhật hoàn tất chỉ sau hai giây.

8.4 Tính bền trực giao - Orthogonal persistence

Cách mà các nhà phát triển lưu giữ dữ liệu là một trong những điểm thú vị nhất về Internet Computer. Những nhà phát triển không cần phải suy nghĩ về sự bền bỉ mà chỉ cần viết mã của mình thì sự kiên trì sẽ tự động xảy ra. Điều đó được gọi là độ bền trực giao bởi vì máy tính Internet duy trì những trang bộ nhớ mà mã chạy trong đó.

Orthogonal persistence - sự kiên trì xảy ra tự động khi người dùng viết mã

Mặc dù bên trong hộp chỉ có một luồng thực thi duy nhất nhưng các lệnh gọi cập nhật xuyên hộp có khả năng được xen kẽ theo mặc định. Điều này xảy ra khi các lệnh gọi cập nhật thực hiện những lệnh gọi cập nhật xuyên hộp, khối này sẽ chặn và cho phép chuỗi thực thi chuyển sang một lệnh gọi cập nhật mới.

Ngược lại, những cuộc gọi truy vấn sẽ không thực hiện các thay đổi liên tục đối với bộ nhớ. Điều đó cho phép có bất kỳ số lượng chuỗi đồng thời xử lý những lệnh gọi truy vấn bên trong mỗi hộp tại bất kỳ thời điểm nào. Lệnh gọi truy vấn này chạy dựa trên ảnh chụp nhanh của bộ nhớ được ghi trong gốc trạng thái sau cùng và được hoàn thiện cuối cùng.

8.5 Khả năng mở rộng - Scalability

Internet Computer cung cấp các tính năng thú vị nhằm kết nối người dùng cuối với những thùng chứa đầu cuối. Một trong số đó cho phép những tên miền được ánh xạ đến nhiều thùng chứa Front-end thông qua NNS.

Khả năng mở rộng kết nối người dùng cuối với thùng chứa đầu cuối

Khi người dùng cuối muốn phân giải một tên miền, Internet Computer sẽ xem xét tổng thể các nút sao trong các mạng con lưu trữ những hộp giao diện người dùng và trả về địa chỉ IP của những nút sao ở gần nhất.

Vì vậy sẽ dẫn đến việc người dùng cuối thực hiện lệnh gọi truy vấn trên các bản sao gần đó, cải thiện trải nghiệm người dùng, giảm độ trễ mạng vốn có và đem lại lợi ích của tính toán biên mà không cần mạng phân phối nội dung.

8.6 Mở dịch vụ Internet - Open internet services

BigMap có khả năng lưu trữ Exabyte Data và bạn có thể ghi các đối tượng vào chỉ bằng một dòng mã. Điều này sẽ mở rộng quy mô một cách minh bạch, năng động thông qua các hộp giao diện người dùng và hộp chứa thùng Data, phân chia trách nhiệm cho những đối tượng được giao một hộp giữa hai hộp.

Open Internet Services có khả năng lưu trữ Exabyte Data

9. Đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư và đối tác

Đừng bỏ lỡ nội dung này nếu bạn muốn hiểu chi tiết về dự án ICP nhé! Mình sẽ đưa ra những thông tin cụ thể về đội ngũ phát triển dự án, nhà đầu tư cũng như đối tác ngay bên dưới.

9.1 Đội ngũ phát triển dự án

Đội ngũ phát triển dự án gồm có Founder là Dominic Williams - một người có Background về các quỹ đầu tư trong lĩnh vực MMO, vận hành những doanh nghiệp công nghệ, có thời gian hoạt động lâu dài ở thị trường tiền mã hóa và có nhiều công trình học thuật đối với lĩnh vực Blockchain.

Những thành viên chủ chốt khác đều là những người có kinh nghiệm hoạt động ở lĩnh vực công nghệ, tiền mã hóa và các mảng liên quan khác.

Một số thành viên trong đội ngũ phát triển dự án

9.2 Nhà đầu tư

Dfinity Foundation đã có một số vòng gọi vốn với giá trị vô cùng lớn ở quá khứ. Vào đầu năm 2018 đã thành công gọi vốn lên đến 61 triệu USD từ nhiều quỹ đầu tư.

Không chỉ dừng lại ở đó, cuối năm 2018 lại tiếp tục gọi vốn thành công 102 triệu USD (một số tiền khổng lồ trong thị trường gọi vốn tiền mã hóa tính tới thời điểm hiện tại), được dẫn đầu bởi hai quỹ là Polychain và A16z.

Một số quỹ đầu tư khác như SV Angel, Village Global, Aspect Ventures, MultiTokenCapital, Amino Capital, Scalar Capital và KR1.Tổng số tiền được đầu tư từ khi được thành lập là 195 triệu USD (từ năm 2015 đến cuối năm 2018). Cho đến hiện tại thì chưa công bố thêm thông tin nào về việc gọi vốn.

Scalar Capital - một trong những nhà đầu tư ICP

Những bài viết liên quan:

Đến đây, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ ICP là gì Hãy tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn về dự án và ra quyết định đầu tư nhé! Đồng thời, đừng quên cập nhật thông tin và các bài viết mới nhất của BHO Network để không bỏ lỡ những nội dung thú vị về tiền mã hóa!

Xuất bản ngày 17 tháng 7 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare