logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Mango Markets là gì? Tổng quan thông tin về Token MNGO

Mango Markets là gì? Tổng quan thông tin về Token MNGO

  1. 1. Mango Markets là gì?
  2. 2. Cơ chế hoạt động của Mango Markets
  3. 2.1 Rủi ro
  4. 2.2 Lãi suất cho vay
  5. 2.3 Tỷ lệ tài sản thế chấp
  6. 2.4 Quy trình thanh lý
  7. 3. Điểm nổi bật của Mango Markets
  8. 4. Tại sao Mango Markets lại lựa chọn Solana?
  9. 5. Token MNGO là gì?
  10. 6. Thông tin về token MNGO
  11. 6.1 Chỉ số chính của token MNGO
  12. 6.2 Mục đích sử dụng của token MNGO
  13. 6.3 Bán token
  14. 7. Lưu trữ token MNGO ở đâu?
  15. 8. Tiềm năng của Mango Markets
  16. 9. Lộ trình phát triển
  17. 10. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác
  18. 11. Các câu hỏi thường gặp về token MNGO
  19. 12. Các kênh thông tin cộng đồng của dự án Mango Markets
  20. 13. Một vài dự án tương tự

Mango Markets là gì? Dự án được hoạt động trên nền tảng Solana. Vậy dự án này có gì thú vị? Làm thế nào để sở hữu và giao dịch loại tiền này. Sau đây, BHO Network sẽ cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến Mango Markets trong bài viết sau đây nhé!

1. Mango Markets là gì?

Mango Market (MNGO) là nền tảng phi tập trung cho phép Cross-Margin Trading với đòn bẩy lên đến 5x. Ngoài ra, Mango Markets còn tích hợp thêm hệ thống order-book của Serum DEX cho phép maker có thể kiếm lãi từ tiền gửi và Margin Position.

Mango Markets cho phép người dùng có thể nạp token để vay và giao dịch với tốc độ cực nhanh và mức phí bằng 0. Đặc biệt, người dùng cũng có thể đóng góp SRM vào Shared Pool để giảm phí cho các nhà giao dịch trên nền tảng.

Mango Markets cho phép người dùng nạp token để vay và giao dịch với tốc độ cực cao

2. Cơ chế hoạt động của Mango Markets

Cơ chế hoạt động của Mango Markets là gì? Hãy cùng với BHO Network tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

2.1 Rủi ro

Mango Markets không tính phí đối với lãi suất và token MNGO sẽ không có quỹ bảo hiểm. Do đó, khi các trader sử dụng đòn bẩy quá lớn trong thời điểm thị trường xảy ra biến động thì tỷ lệ tài sản thế chấp có thể xuống mức thấp hơn 110% tức là nợ lớn hơn tài khoản của người dùng. Khi đó các lender sẽ phải chia khoản lỗ này với các Trader.

Mango Markets không tính phí lãi suất nên không có phí bảo hiểm

2.2 Lãi suất cho vay

Khi mức đòn bẩy càng cao, những người cho vay ở Mango Markets sẽ nhận được lãi suất càng cao. Lãi suất cho vay là một hàm về tỷ lệ utilization nghĩa là số lượng token được vay chia cho số lượng deposit trên nền tảng.

Mức đòn bẩy càng cao thì lãi suất cho vay càng cao

2.3 Tỷ lệ tài sản thế chấp

Tỷ lệ thế chấp ban đầu là 120% và tỷ lệ tài sản thế chấp duy trì là 110% đối với những người dùng mới trên Mango Markets. Nếu tỷ lệ này thấp hơn 110%, tài khoản sẽ bị thanh lý toàn bộ, người dùng không còn sở hữu tài khoản đó nữa. Giá trị của tài khoản được tính bằng cách sử dụng Moving Average của nguồn cấp dữ liệu được cung cấp bởi Oracle phi tập trung.

Sử dụng Moving Average để tính giá trị của tài khoản

2.4 Quy trình thanh lý

Tỷ lệ thế chấp tối thiểu của các tài khoản phải đảm bảo là 110%. Nếu tỷ lệ này thấp hơn 110%, người thanh lý sẽ lấy vị thế của người dùng và trở thành chủ sở hữu tài khoản mới. Cơ chế này giúp tạo ra mô hình kinh doanh mà bất kỳ ai cũng có thể kiếm được lợi nhuận trên Mango Markets.

3. Điểm nổi bật của Mango Markets

Điểm nổi bật của Mango Markets là:

  • Đòn bẩy cao: Mức đòn bẩy tối đa trên Mango Markets là 5x.

  • Cặp giao dịch: Mango Markets hỗ trợ nhiều cặp giao dịch hơn các dự án khác cùng mảng Margin Trading phi tập trung. Token MNGO cũng sẽ bổ sung thêm nhiều cặp giao dịch mới trong thời gian đến.

  • Vay/cho vay: Mango Markets cho phép người dùng thế chấp tài sản của mình để vay các tài sản khác và thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể cho vay để nhận lãi suất cho mình.

Mango Markets thực hiện cho vay để nhận lãi suất

  • Tốc độ nhanh và phí giao dịch thấp: Mango Markets thuộc blockchain solana nên có tốc độ giao dịch nhanh và phí gas rẻ.

  • Giao thức phi tập trung: token MNGO cho rằng thị trường tài chính phải hoàn toàn phi tập trung, trên chuỗi và có nguồn mở.

4. Tại sao Mango Markets lại lựa chọn Solana?

Mục tiêu của dự án là tạo ra nền tảng giao dịch phi tập trung thân thiện với nhà giao dịch và nhà sản xuất. Các tính năng ban đầu sẽ là giao dịch ký quỹ trực tuyến trên sổ lệnh giới hạn cũng như hợp đồng tương lai vĩnh cửu và trở thành những động lực chính của doanh thu trao đổi tập trung.

Mango Markets lựa chọn xây dựng trên nền tảng Solana thay vì Ethereum là để triển khai trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất. Mục tiêu của Mango Markets đã khảo sát những nhu cầu của nhiều người dùng có tầm ảnh hưởng để đưa ra lựa chọn trở thành dự án thuộc mảng Margin Trading.

Mango Market là dự án thuộc hệ sinh thái của Solana

Xem thêm: Ubeswap là gì? Thông tin chi tiết về dự án Ubeswap (UBE)

5. Token MNGO là gì?

MNGO là token của dự án Mango Markets, giao thức được xây dựng trên blockchain Solana theo tiêu chuẩn SPL.

Token MNGO có quyền tham gia vào quản trị nền tảng Mango Markets

6. Thông tin về token MNGO

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin về token MNGO. Trong phần này, BHO Network sẽ chia sẻ mục đích sử dụng và việc bán của token MNGO. Hãy cùng tiếp tục theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

6.1 Chỉ số chính của token MNGO

  • Token Name: Mango Market

  • Ticker: MNGO

  • Blockchain: Solana

  • Token Standard: SPL

  • Token Type: Utility

  • Total Supply: 10 tỷ MNGO

  • Circulating Supply: 1 triệu MNGO

6.2 Mục đích sử dụng của token MNGO

Token MNGO sẽ được dùng để:

  • Quản trị

  • Đền bù cho Lenders nếu có tổn thất( quỹ này được lấy từ Insurance Fund)

  • Boostrap thanh khoản

6.3 Bán token

Token MNGO không tổ chức Private Sale. Ngày 10/8/2021, Mango Markets đã tổ chức bán token MNGO cho cộng đồng. Người dùng truy cập vào Mango Markets, gửi USDC vào với thời hạn là 48h.

  • Trong 24h đầu, bạn có thể tuỳ ý nạp rút. Giá token MNGO sẽ dao động

  • Trong 24h sau, chỉ có thể rút, không thể nạp. Giá token MNGO trong thời gian này sẽ chỉ giảm dần. Sau khi kết thúc 48h, bạn có thể nhận về token MNGO tuỳ theo tính toán của hệ thống.

7. Lưu trữ token MNGO ở đâu?

Hiện nay, token MNGO có thể được lưu trữ qua ví 3S.

3S Wallet được thiết kế và xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng với tính năng bảo mật cao và luôn được cải thiện dựa trên tiêu chuẩn của ba giá trị cốt lõi “Đơn Giản - An Toàn - Bảo Mật”.

Hướng dẫn lưu trữ token MNGO trên 3S Wallet

  • Bước 1: Tại giao diện chính của 3S Wallet, chọn Receive (Nhận).

  • Bước 2: Nhập token MNGO vào ô tìm kiếm.

  • Bước 3: Sao chép địa chỉ ví MNGO và gửi token MNGO vào địa chỉ đó để lưu trữ.

Để hiểu rõ hơn về cách lưu trữ token MNGO trên 3S Wallet, bạn có thể xem video hướng dẫn tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=7x6m2a6bBEg

8. Tiềm năng của Mango Markets

Tất cả các nền tảng DEX có khối lượng giao dịch 24h khoảng 6.7 tỷ USD. Con số này so sánh với sàn Binance CEX là quá nhỏ khi giao dịch Spot của Binance có vol 24h đã đạt 22.3 tỷ USD. Như vậy, trong tương lai Margin Trading là mảng có rất nhiều tiềm năng.

Margin Trading là mảng có rất nhiều tiềm năng trong tương lai

Có 2 vấn đề đã được cải thiện ở nền tảng Margin Trading đó là tính pool và tốc độ giao dịch. Tốc độ giao dịch được cải thiện nhờ các giải pháp Layer 2 hoặc phát triển nền tảng sang chuỗi khác.

Còn về tính pool, nền tảng thuộc blockchain Solana nên phối hợp với nhau rất chặt chẽ và tận dụng được lượng pool để hỗ trợ cho nhau.

9. Lộ trình phát triển

Mango không đưa ra một lộ trình phát triển cụ thể trong dài hạn, mà dự án phát triển đến đâu sẽ công bố lộ trình phát triển đến đó. Dưới đây là kế hoạch phát triển của dự án trong tương lai.

  • Mango Margin “closed alpha”: dự án bắt đầu khởi chạy vào tuần đầu tiên của tháng 3, áp dụng các giới hạn vay nghiêm ngặt áp dụng cho mọi tài khoản.

  • Mango Margin “bản beta công khai”: bắt đầu khởi chạy vào giữa tháng 3 năm 2021 và kéo dài trong nhiều tháng. Hạn mức cho vay được thay thế bằng việc áp dụng thanh lý từng phần, giao diện giao dịch ký quỹ được cải thiện dựa trên phản hồi trong giai đoạn alpha.

  • Mango DAO ra mắt: Cơ chế này thực hiện bỏ phiếu trên chuỗi dựa vào quản trị mạng, Mango DAO sẽ bán token MNGO để tạo quỹ quản trị USDC.

  • Mango Perp “closed alpha”: chương trình sẽ bắt đầu vào giữa tháng 8 năm 2021 và khởi chạy trong vài tuần. Các Market Makers có thể tích hợp và thử nghiệm.

  • Mango Perp “bản beta công khai”: hoán đổi chéo vĩnh viễn biên giới và giao dịch ký quỹ. Giao dịch hoán đổi vĩnh viễn sẽ có phí thấp hơn so với thị trường giao dịch ngay tức thì.

10. Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác

Mango Market được thành lập bởi Daffy Durairaj khi Daffy đăng video về cơ chế giao dịch ký quỹ dòng lệnh trên Solana. Maximilian Schneider đã phát hiện ra video, sau đó liên kết với Daffy trên Discord và cả hai tiếp tục phát triển và thành lập Mango Markets. Dự án Mango Market có 2 nhà đầu tư được công bố là CMS Holding và Multicoin Capital

Daffy Durairaj là người phát triển nên Mango Markets

Xem thêm: Origin Protocol là gì? Tổng hợp thông tin về Origin Protocol

11. Các câu hỏi thường gặp về token MNGO

  • Đòn bẩy là gì?

Đòn bẩy là công cụ tài chính giúp người dùng giao dịch hợp đồng có giá trị lớn với số vốn nhỏ hơn mức cần. Nếu thị trường có bất kỳ sự biến động nào, token MNGO đều có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn so với các hình thức đầu tư không sử dụng đòn bẩy.

  • Tại sao Mango Market lựa chọn xây dựng dự án trên Solana?

Blockchain Ethereum không có khả năng mở rộng tốt nên Mango Market đã lựa chọn một blockchain khác. Mango Markets lựa chọn xây dựng dự án trên Solana để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

  • Các dự án nào tương đồng với Mango?

Một số dự án đang tương tự và đang cạnh tranh với Mango Market như Peanut Trade, FutureSwap, dYdX…

  • Giá token MNGO là bao nhiêu?

Giá hiện tại của token MNGO là 0,236694 USD, có vốn hóa thị trường theo cung lưu thông là 240.030.983 USD.

12. Các kênh thông tin cộng đồng của dự án Mango Markets

Dưới đây là các kênh thông tin cộng đồng giúp bạn cập nhật thông tin và theo dõi dự án mà bạn có thể tham khảo:

13. Một vài dự án tương tự

Trên thị trường có rất nhiều dự án khác nhau cạnh tranh với Mango markets để thu hút nhà đầu tư và tìm kiếm chỗ đứng. Một số dự án đang cạnh tranh với Mango Market phải kể đến như Peanut Trade, FutureSwap, dYdX…

Những bài viết liên quan:

Như vậy, BHO Network đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về Mango Markets là gì? Mango Markets là dự án nổi bật nhất trong hệ sinh thái Solana nhưng cũng chứa một số rủi ro nhất định. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Xuất bản ngày 30 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare