logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Mint NFT là gì? Cách phân biệt Minting & Mining trong crypto

Mint NFT là gì? Cách phân biệt Minting & Mining trong crypto

  1. 1. Hiểu đúng về Mint trong Blockchain
  2. 1.1 Mint token là gì?
  3. 1.2 Mint trong NFT là gì?
  4. 2. Phân biệt Minting và Mining
  5. 3. Quy trình Mint NFT OpenSea
  6. 3.1 Cách kết nối MetaMask với OpenSea
  7. 3.2 Cách tạo một bộ sưu tập NFT của riêng mình
  8. 3.3 Cách Mint NFT trên OpenSea
  9. 4. FAQs về Mint NFT

Mint NFT là gì? Làm thế nào để Mint NFT Opensea? Đây là thuật ngữ thường gặp dành cho những người mới gia nhập thị trường crypto. Trong bài viết dưới đây, BHO Network sẽ giải đáp các thắc mắc phổ biến liên quan đến Mint trong NFT là gì. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm!

1. Hiểu đúng về Mint trong Blockchain

Trước khi tìm hiểu sâu vào thuật ngữ này, chúng ta cần giải đáp một số khái niệm cơ bản có liên quan đến Mint trong Blockchain. Cụ thể hơn là về Mint token và Mint NFT. Hãy cùng phân tích hai khái niệm này!

1.1 Mint token là gì?

Mint token là quá trình chuyển dữ liệu vào Blockchain và biến chúng thành các token có thể giao dịch. Người mint token sẽ đưa dữ liệu được mã hoá vào Blockchain. Lúc này, dữ liệu sẽ không thể bị gỡ bỏ. Thêm vào đó, bất cứ ai cũng có thể xác minh nguồn gốc, kiểm tra dữ liệu, theo dõi thông tin token, v.v…

Đây là chuỗi các công đoạn kỹ thuật nhằm tạo ra token mới mà không chịu sự kiểm soát của các cơ quan tài chính như Ngân hàng Trung ương, ít nhất là ở thời điểm đang thực hiện bài viết. Đây có thể coi là một ứng dụng điển hình của công nghệ tài chính phi tập trung DeFi, khác hoàn toàn việc phát hành tiền pháp định.

Mint token thường được dùng trong giai đoạn ICO

Trong dự án Blockchain, việc thêm mint token vào smart contract (hợp đồng thông minh) cũng đồng nghĩa rằng chủ sở hữu mint token có thể tạo nguồn cung tiền mã hóa bất kể khi nào với số lượng tùy ý. Tuy nhiên thông thường mỗi dự án sẽ giới hạn tổng cung token và công khai con số này trong tài liệu Whitepaper.

Hình thức minting token thường được áp dụng trong một số giai đoạn của đợt gọi vốn ICO (Initial Coin Offering) hay để xây dựng các hợp đồng, ứng dụng thông minh và phát hành token tiện ích.

1.2 Mint trong NFT là gì?

Mint NFT là quá trình đưa dữ liệu vào blockchain để mã hóa và chuyển đổi thành một loại tài sản kỹ thuật số mới. Đây có thể là một dạng một tác phẩm nghệ thuật hay là tài sản thông thường. Khi Mint NFT, nhà đầu tư sẽ thực hiện quy trình biến một tài sản thông thường thành một token kỹ thuật số có thể được gửi, nhận, lưu trữ.

NFT là viết tắt của cụm từ Non-fungible token, mang nghĩa là các token không thể thay thế. NFT sở hữu tiêu chuẩn token ERC721 để tạo nên sự nhận dạng độc đáo. Token NFT rất đặc biệt, chúng có thể đại diện cho một loại tài sản hữu hình duy nhất.

Phương thức Mint NFT tạo ra các tác phẩm kỹ thuật số độc nhất

Mint NFT giúp mã hóa những tài sản hữu hình như tác phẩm nghệ thuật hay tài liệu giá trị để đảm bảo chúng là duy nhất, không thể bị làm giả. Ngoài ra, phương thức này cho phép dạng tài sản NFT này có thể dễ dàng trao đổi và giao dịch trong không gian số của Blockchain.

Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều các nền tảng cho phép người dùng Mint NFT, ví dụ phổ biến như OpenSea, Foundation hoặc Super Rare. Người dùng có thể tạo ra những NFT của riêng mình và thực hiện giao dịch trên các nền tảng này. Mỗi nền tảng Blockchain sẽ yêu cầu người dùng trả một khoản phí nhất định để hoàn thành Minting.

Xem thêm: Node là gì? Hiểu về Node (nút) trong Blockchain

2. Phân biệt Minting và Mining

Nhắc đến NFT, khá nhiều người nhầm lẫn thuật ngữ “Mining” với “Minting”. Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa Mining và Minting NFT là gì? Mặc dù cả hai phương thức đều giúp phát hành tài sản mã hóa. Nhưng chúng lại có cơ chế hoạt động khác nhau, cụ thể:

  • Mining sử dụng cơ chế đồng thuận POW (Proof-of-Work) để khởi tạo một token hay NFT mới. Quá trình này bao gồm việc ghi lại và xác minh các giao dịch trên bản ghi kỹ thuật số công khai. POW trong Mining phụ thuộc vào sức mạnh cấu hình phần cứng đòi hỏi người khai thác phải có thiết bị chuyên dụng đặc biệt.
  • Minting dùng cơ chế đồng thuận POS (Proof-of-Stake), token không được đúc thông qua khai thác mà là thông qua việc Stake. Khác với POW, Proof of Stake không yêu cầu các công cụ khai thác đặc biệt nên giảm được đáng kể áp lực về phần cứng và năng lượng tiêu hao.

Cơ chế POS được cho là cải tiến hơn POW

3. Quy trình Mint NFT OpenSea

Như vậy là bạn đã biết Mint NFT là gì, cùng với đó là sự khác biệt giữa minting và mining. Sau đây BHO Network sẽ hướng dẫn quy trình cụ thể về các bước để giúp bạn tạo ra được tài sản độc nhất của riêng mình.

3.1 Cách kết nối MetaMask với OpenSea

Bước 1: Truy cập vào trang OpenSea, chọn biểu tượng chiếc ví ở góc bên phải để kết nối với ví lưu trữ.

Giao diện trang chủ OpenSea

Bước 2: Chọn vào biểu tượng ví MetaMask và nhập mật khẩu. Sau đó thực hiện kết nối bằng cách nhấn NextConnect.

Chọn ví Metamask

Bước 3: Click vào Sign để hoàn thành quy trình kết nối, sau đó bên phải sẽ hiện ra giao diện số dư của ví. Như nói ở trên việc Mint NFT yêu cầu một khoản phí, chính vì vậy bạn phải thực hiện nạp tiền vào tài khoản ví trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

Hiển thị số dư trong ví

3.2 Cách tạo một bộ sưu tập NFT của riêng mình

Bước 1: Di chuột vào biểu tượng hình tròn profile, chọn “My Collections” và nhấn “Create a collection” để tạo bộ sưu tập mới.

Chọn My Collections

Bước 2: Ở đây bạn đăng tải các thông tin liên quan đến bộ sưu tập, bao gồm

  • Hình Logo (Logo image)

  • Ảnh nổi bật (Featured image)

  • Ảnh banner (Banner image)

  • Tên (Name)

  • Đường dẫn của bộ sưu tập (URL)

  • Mô tả (Description)

Giao diện tạo bộ sưu tập

Bước 3: Kéo xuống bên dưới sẽ tiếp tục hiện ra các form điền thông tin khác:

  • Thể loại của bộ sưu tập (Category)

  • Link đến trang mạng xã hội của nhà sáng tạo (Links)

  • Phí hoa hồng (Creator earnings): đây là khoản phí nhà sáng tạo nhận được khi có người mua NFT và đem đi bán cho người khác

  • Nền tảng Blockchain: ở đây nhà sáng tạo có thể chọn nền tảng phù hợp với bộ sưu tập

  • Tiền mã hóa thanh toán (Payment tokens): sau khi chọn Blockchain, hệ thống sẽ gợi ý các loại tiền mã hóa phù hợp để thanh toán NFT.

  • Chủ đề hiển thị (Display theme): nhà sáng tạo có thể tùy chọn giao diện hiển thị bộ sưu tập NFT trên trang OpenSea.

  • Nội dung nhạy cảm (Explicit & sensitive content): đây là bộ lọc nội dung nhạy cảm, nếu bộ sưu tập của nhà sáng tạo có những nội dung như vậy, chế độ này nên được kích hoạt.

Các thông tin liên quan đến bộ sưu tập

Khi hoàn thành tất cả thông tin trên, nhấn Create để tạo bộ sưu tập. Sau đó hãy quay lại trang profile cá nhân để xem bộ sưu tập vừa mới tạo.

3.3 Cách Mint NFT trên OpenSea

Bước 1: Tại thanh công cụ ở trên cùng, chọn vào mục “Create” để tiến hành Mint NFT.

Nhấn chọn Create ở cạnh biểu tượng Profile

Bước 2: NFT bạn muốn mint có thể là các file ảnh, nhạc, v.v… với các đuôi kết thúc như sau: JPG, PNG, GIF, SVG, MP4, WEBM, MP3, WAV, OGG, GLB, GLTF. Kích cỡ tối đa của file là 100MB.

Bước 3: Tương tự như quy trình ở trên, bạn phải cung cấp các thông tin liên quan đến vật phẩm bao gồm: tên, đường dẫn, mô tả

Bước 4: Tiếp đến, chọn vào bộ sưu tập (Collection) mà NFT thuộc vào. Tiếp đến phía dưới là một loạt các chi tiết khác bạn cần hoàn thành.

  • Properties: thuộc tính của NFT như loại, biểu tượng, màu sắc, v.v… Các thuộc tính này có thể tùy biến.

  • Levels: đây là cấp độ của NFT sẽ xuất hiện phía dưới vật phẩm. Tương tự như thuộc tính, cấp độ này có thể dao động tùy ý.

  • Stats: các thông số thống kê dành cho NFT mint.

  • Unlockable Content: kích hoạt tính năng này nếu NFT bạn mint có bao gồm nội dung riêng tư mà chỉ có thể mở khóa được bởi chính bản thân và những người bạn muốn.

  • Explicit & sensitive content: bật chế độ này lên nếu NFT có các nội dung nhạy cảm.

Cung cấp các thông tin về vật phẩm

Bước 5: Kéo xuống dưới, chọn nền tảng Blockchain mong muốn và số lượng vật phẩm có thể mint (Supply).

Sau khi hoàn thành tất cả các thông tin trên, chọn “Create” để Mint NFT. Bạn có thể chào bán NFT với giá đã định sẵn hoặc bán cho ai trả giá cao nhất.

Cần lưu ý: trang OpenSea sẽ lấy phí 2,5% giá trị của mỗi giao dịch diễn ra trên nền tảng.

Sau khi điền xong thông tin, nhấn Create để hoàn thành quá trình Mint NFT

Xem thêm: Retroactive là gì? Cách kiếm tiền từ hình thức Retroactive

4. FAQs về Mint NFT

Mint NFT đang được những nền tảng nào hỗ trợ?

Các nền tảng đang hỗ trợ Mint NFT là:

  • OpenSea.

  • Rarible.

  • bePAY NFT Marketplace.

  • Proton Mint.

  • Foundation

  • Super Rare

Phí khi thực hiện Mint NFT

Tùy thuộc vào mỗi nền tảng sẽ có các mức phí minting NFT khác nhau. Phổ biến chung nhất là hai loại phí chính bao gồm:

  • Phí nền tảng.

  • Phí để mint từ Blockchain.

Những bài viết liên quan:

Như vậy là trong bài viết trên, BHO Network đã giải đáp các thắc mắc phổ biến về Mint NFT là gì. Có thể thấy phương thức đặc biệt này mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sáng tạo. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu sâu về thuật ngữ này và các bước quy trình cụ thể để Mint NFT trên OpenSea!

Xuất bản ngày 25 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare