logo
  1. Blog
  2. Tin tức Crypto
  3. Rug Pull là gì? Cách nhận biết và phòng tránh Rug Pull

Rug Pull là gì? Cách nhận biết và phòng tránh Rug Pull

  1. 1. Rug Pull là gì?
  2. 2. Cách hoạt động của Rug Pull?
  3. 3. Các cách thức Rug Pull phổ biến hiện nay
  4. 4. Dấu hiệu nhận biết dự án Rug Pull?
  5. 4.1. Thanh khoản không được lock
  6. 4.2. Website sơ sài và lượt tương tác ảo trên các kênh Social Media
  7. 4.3. Dự án có contract chưa được audit bởi đơn vị uy tín
  8. 4.4. Dự án xuất hiện trong một đêm
  9. 4.5 Thanh khoản thấp
  10. 4.6. Tổng giá trị bị khóa thấp (TVL)
  11. 4.7. Không có kiểm toán
  12. 4.8. Phân phối Token không cân xứng
  13. 5. Dự án Rug Pull tiêu biểu
  14. 5.1 Soul Game
  15. 5.2 ShushiSwap
  16. 5.3 Luna Yield
  17. 5.4 TurtleDEX
  18. 6. Cách phòng tránh Rug Pull trong thị trường Crypto
  19. 6.1 Đội ngũ phát triển ẩn danh
  20. 6.2 Không có kiểm toán
  21. 6.3 Phân phối token không cân xứng
  22. 6.4 Mở khóa thanh khoản
  23. 6.5 Xác nhận sự tín nhiệm của nhà phát triển

Rug Pull là gì? Rug Pull là một hình thức lừa đảo trong thị trường crypto. Vậy cách hoạt động của Rug Pull ra sao? Hãy cùng BHO tìm hiểu đặc điểm nhận dạng và cách phòng tránh Rug Pull trong bài viết dưới đây nhé!

1. Rug Pull là gì?

Rug Pull xuất phát từ cụm từ "Pull the rug out from under" - rút một cách bất ngờ. Trong thị trường crypto là hình thức lừa đảo mà dự án đã lên kế hoạch bài bản nhằm rút sạch tiền từ các nhà đầu tư.

Đa số các sự án lừa đảo nhằm mục đích Rug Pull sẽ niêm yết token lên sàn Dex như PancakeSwap, Uniswap sau đó dự án sẽ cùng market maker tiến hành chạy marketing, làm giá để nhằm lôi kéo nhà đầu tư mua token khiến giá tăng liên tục. Khi giá token tăng lên một mức độ nào đó đội Dex sẽ rút hết toàn bộ Pull xả hết các token để lấy lợi nhuận rồi biến mất.

Mua token khiến giá tăng liên tục

2. Cách hoạt động của Rug Pull?

Cùng BHO tìm hiểu kỹ hơn về cách thức hoạt động của Rug Pull trong phần này nhé!

Việc tạo ra một Token trong thời điểm hiện nay đã không còn quá khó khăn trên một số hệ sinh thái phi tập trung như Ethereum (ETH)Binance Smart Chain (BSC). Tuy nhiên, để Token đó có giá trị thì nó phải có pool thanh khoản dành cho người sử dụng. Do đó, việc stake để tăng thanh khoản và giá trị cho Token cũng là một yếu tố quan trọng.

Hiểu theo cách đơn giản hơn thì "pool Token + pool thanh khoản = Tổng giá trị của Token" (khi pool thanh khoản tăng thêm từ việc stake thì giá trị của pool Token cũng sẽ tăng lên theo).

Trên thị trường tiền mã hóa, Rug Pull hoạt động như sau: khi các nhà đầu tư lớn rút vốn từ pool thanh khoản sẽ làm giảm giá trị của Token. Sau đó những nhà đầu tư khác với tâm lý lo sợ sẽ tiếp tục rút vốn của họ làm cho giá trị của Token tiếp tục giảm sâu hơn nữa và mất dần đi tính thanh khoản. Điều xấu nhất có thể xảy ra đó là pool thanh khoản không thể thanh khoản cho người dùng và giá trị Token bằng 0.

Ví dụ: vụ Rug Pull trên SushiSwap, Token SUSHI của SushiSwap đã tăng giá trị một cách nhanh chóng và ai đó đã rút một lượng lớn thanh khoản trị giá 14 triệu USD, khiến giá trị của SUSHI bị giảm sâu. Từ đó, làm Token này có giá khoản 9 USD cho một Token giảm xuống còn khoản 1 USD trong thời gian chưa đầy một tuần.

Rug Pull hoạt động khi nhà đầu tư rút vốn và làm giá trị Token giảm sâu

Xem thêm: Node là gì? Hiểu về Node (nút) trong Blockchain

3. Các cách thức Rug Pull phổ biến hiện nay

Sau khi đã biết về khái niệm của Rug Pull, cách hoạt động cũng như phân loại của nó. Một điều quan trọng không kém mà bạn cần phải biết nữa đó là các hình thức Rug Pull đang phổ biến tại thời điểm hiện tại. Rug Pull hiện nay tồn tại chủ yếu dưới 3 hình thức sau đây:

Đánh cắp thanh khoản:

  • Cung cấp các mức APY cao chóng mặt mục đích để thu hút nhà đầu tư thực hiện bỏ thanh khoản vào trong Pool.
  • Đặc trưng của Pool đó là chưa được khóa nên giá trị cứ thế mà tăng lên một cách bất thường, cho đến khi đã đạt đủ mục tiêu tiền của Rug Pull. Vào lúc đó, những kẻ lừa đảo sẽ rút tất cả tài sản hiện có trong Pool và biến mất “biệt vô âm tính”.

Vô hiệu hóa khả năng bán Token: Sử dụng đoạn mã lừa đảo để nhà đầu tư chỉ có thể mua chứ không thể bán ra. Nghĩa là những Rug Pull mới có quyền được bán Token cho người dùng. Và khi giá của Token được bơm lên cao thì nhiều trader sẽ cố gắng bán tiền ra nhưng lại bị vô hiệu hóa.

Đơn vị phát triển rút tiền mặt:

  • Ở hình thức này, những đơn vị phát triển độc hại sẽ tạo ra những dự án “ma”. Điều này có nghĩa là họ tự tạo cho mình một phần lớn Token hoặc mua chúng trên thị trường với mức giá cực kỳ rẻ.
  • Tiếp đó, họ sẽ đưa ra những lời hứa hẹn có cánh cho các nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của dự án. Cuối cùng, kết quả là nhiều trader đổ xô vào mua những Token vô giá trị. Còn đối với phía của đơn vị phát triển thì họ sẽ rút tiền mặt từ cổ phiếu của mình.

Rug Pull hiện nay có 3 hình thức phổ biến

4. Dấu hiệu nhận biết dự án Rug Pull?

Vậy thì dựa vào những dấu hiệu nào để có thể nhận biết được một dự án có phải là Rug Pull hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé!

4.1. Thanh khoản không được lock

Giả sử như khi thanh khoản của một dự án mà không được lock thì “money game” đó đã gần như bị đội ngũ dự án kiểm soát hoàn toàn. Vì chỉ cần một thao tác Remove Liquidity trên chính Pool thanh khoản mà người dùng đang giao dịch thì toàn bộ thanh khoản trên Pool này đều sẽ chuyển về ví của Devs - người tạo ra Pool.

Điều đáng chú ý là để qua mặt một số nhà đầu tư, các dự án còn tinh vi hơn khi thực hiện lock thanh khoản trên danh nghĩa. Thay vì dùng lock thanh khoản thông qua một đơn vị thứ ba thì những dự án đó lại dùng số LP token để đi farm.

Ngoài ra, số LP đem đi farm sẽ được contract hiển thị dưới dạng đang lock. Tuy nhiên, việc lock qua cơ chế này là hoàn toàn không hề có ý nghĩa gì. Cũng giống như việc chúng ta farm LP Token trên những nền tảng khác như Quarry, Pancakeswap,... Đồng thời, các LP token này cũng hoàn toàn có thể unstake vào bất kỳ lúc nào.

Khi thanh khoản mà không được lock thì đó có thể là dự án Rug Pull

4.2. Website sơ sài và lượt tương tác ảo trên các kênh Social Media

Một số dự án vì kỳ vọng muốn tăng sự uy tín trên phương tiện truyền thông nên đã âm thầm mua các lượt tương tác ảo. Thực tế rằng, những dịch vụ tương tác ảo này thường được rao với mức giá rất rẻ.

Vì vậy, khi nhìn vào một dự án có đội ngũ ẩn danh và Telegram hoặc Twitter của dự án lại có những tài khoản bot follow chiếm phần lớn, vậy thì rõ ràng dự án này chỉ đang muốn tạo ra một sự phong bạt.

Những lượt tương tác ảo của dự án là dấu hiệu của Rug Pull

4.3. Dự án có contract chưa được audit bởi đơn vị uy tín

Đáng chú ý hơn là khi một dự án muốn tăng độ uy tín của mình với người dùng thì họ sẽ phải trả một khoản phí để cho bên thứ ba có thể đứng ra chứng thực Contract của họ không có dấu hiệu Scam. Nhưng khoản chi phí cho việc Audit này lại là khá cao đối với những dự án Startup.

Bởi vậy, đây là một điều kiện cần nhưng lại không hẳn là một điều kiện đủ để có thể kết luận ngay rằng dự án đó có Scam hay không.

Có thể kể đến tên của một số đơn vị Audit nổi tiếng trong thị trường như:

  • Certik.org
  • Cryptomaniac
  • Trailofbits.com
  • Quantstamp.com
  • Github.com/crytic/slither
  • Github.com/crytic/building-secure-contracts

Vẫn tồn tại các dự án có contract nhưng chưa được audit bởi một đơn vị uy tín

4.4. Dự án xuất hiện trong một đêm

Dấu hiệu tiếp theo đó là Rug Pull sẽ thường xuất hiện từ hư không, còn tiền mã hoá hợp pháp hoặc các dự án DeFi thì sẽ mất rất nhiều thời gian để phát triển. Những dự án giả mạo này thông thường sẽ đi kèm với cường điệu và lợi dụng các meme văn hóa gần đây đang phổ biến.

Có khả năng cao rằng khi bạn gặp phải một dự án tuyên bố sẽ cách mạng hóa thế giới tiền mã hoá xuất hiện chỉ sau một đêm và nó có vẻ quá tốt để trở thành sự thật. Vậy thì có lẽ đây chính là Rug Pull.

Khi một dự án quá bất ngờ xuất hiện, cũng có thể là Rug Pull

4.5 Thanh khoản thấp

Khi nói đến các dự án DeFi, không phải lúc nào người dùng cũng có thể xác minh tính thanh khoản. Nhưng với tiền mã hoá, người dùng luôn có thể làm như vậy.

Tính thanh khoản thấp có nghĩa là rất khó để chuyển đổi Token sang tiền mặt, có thể là do nhà phát triển có một số tiền hạn chế để tạo Token. Tính thanh khoản càng thấp nghĩa là nhà phát triển càng dễ dàng thao túng giá của Token.

Có một cách tốt nhất để kiểm tra tính thanh khoản của tiền mã hoá đó là xem xét khối lượng giao dịch trong 24 giờ của nó. Các Token lừa đảo đã xuất hiện với khối lượng giao dịch thấp tới 10.000 USD, so với một nền tảng phi tập trung hợp pháp như là PancakeSwap có khối lượng giao dịch 301 triệu USD, tại thời điểm viết bài.

Ngoài ra, một nguyên tắc chung được các nhà đầu tư tiền mã hoá có kinh nghiệm áp dụng là khối lượng giao dịch ít nhất phải bằng 10% cho đến 40% tổng vốn hóa thị trường của đồng xu.

Thanh khoản thấp có thể tạo ra dự án Rug Pull

4.6. Tổng giá trị bị khóa thấp (TVL)

TVL là một số liệu vô cùng đáng tin cậy để kiểm tra tính hợp pháp của dự án tiền mã hoá hoặc DeFi. Ở đây đề cập đến tổng số tiền đầu tư vào một dự án cụ thể nào đó.

Ví dụ: PancakeSwap có TVL 14 tỷ USD, trong khi các dự án lừa đảo có thể có TVL là vài nghìn USD. Dự án càng mới và TVL càng thấp thì tức là nguy cơ kéo thảm tiềm ẩn càng lớn.

TVL là số liệu kiểm tra tính hợp pháp của dự án tiền mã hoá hoặc của DeFi

4.7. Không có kiểm toán

Các dự án tiền mã hoá điển hình nhất sẽ đều có kiểm toán bảo mật độc lập hoặc báo cáo minh bạch về tài chính để đảm bảo tính xác thực của chúng.

Ví dụ như dự án Cardano đã trải qua nhiều cuộc kiểm tra và kiểm tra mã nguồn độc lập để có thể củng cố thêm tính bảo mật của nó. Nếu một dự án mà không có kiểm toán của bên thứ ba thì đó không nhất thiết phải lừa đảo, nhưng điều đó có nghĩa là bạn nên nghiên cứu dự án thật kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào nó.

Dự án không có kiểm toán cũng có một số khả năng là Rug Pull

4.8. Phân phối Token không cân xứng

Kiểm tra việc phân phối Token của một dự án trên các trang web như Etherscan sẽ cho người dùng biết ai là người nắm giữ số lượng Token lớn nhất và cách chúng được phân phối.

Nếu chỉ có một hoặc hai ví duy nhất nắm giữ một lượng lớn nguồn cung cấp Token - 5% trở lên thì việc bán tất cả cùng một lúc là rất dễ dàng và có thể làm cho rủi ro thao túng giá hoặc kéo thảm cao hơn. Vì vậy, nguồn cung cấp Token càng được phân phối nhiều thì càng an toàn khi đầu tư vào thị trường tiền mã hoá.

Token càng được phân phối nhiều thì tức là càng an toàn khi đầu tư vào tiền mã hoá

Xem thêm: Mint NFT là gì? Những điều cần biết về Mint NFT

5. Dự án Rug Pull tiêu biểu

Khi nắm bắt được những sự kiện đã xảy ra về Rug Pull, bạn sẽ nhận thức thêm được mức độ thiệt hại đáng kể của người dùng nếu không biết cách phòng tránh nó. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều sự kiện Pull Pull xảy ra, có thể kể đến 4 sự kiện tiêu biểu sau:

5.1 Soul Game

Dự án được lấy ý tưởng bộ phim Hàn Quốc cùng tên đình đám hứa hẹn sẽ mang đến 1 trò chơi Play to earn có nội dung game gần sát với game được liên kết trên DODO BSC và sàn PancakeSwap (10/2021). Sau 1 tháng niêm yết giá của SOUL đã tăng 38.32 USD lên 2856.54 USD sau đó giảm xuống còn 0 USD chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

Giảm chóng mắt trong 1 tiếng

5.2 ShushiSwap

Sau khi dự án phát triển giá SHUSHI đạt đỉnh một người trong đội ngũ phát triển dự án tên Chef Nomi đã bất ngờ rút lượng vốn thanh khoản trị giá lên 14 triệu USD làm cho giá Token SHUSHI bị giảm sâu từ 9 USD xuống 1 USD chưa đầy 1 tuần.

5.3 Luna Yield

Được xây dựng trên blockchain Solana, Luna Yield là một dự án đảm nhận nhiệm vụ tổng hợp lợi nhuận. Các nhà phát triển của giao thức này đã rút thanh khoản và lấy đi một lượng lớn Token trị giá gần 10 triệu USD. Và chỉ ngay sau đó, tất cả các kênh truyền thông mạng xã hội và trang web chính thức của dự án đều đã bị vô hiệu hóa.

5.4 TurtleDEX

Được xây dựng trên mạng BSC, TurtleDEX là một sàn giao dịch phi tập trung. Dự án này đã thu về khoảng 9.000 BNB từ một vòng pre-sale, tương đương với khoảng 2,5 triệu USD vào thời điểm đó. Thế nhưng sau đó, đội ngũ phát triển đã rút hết thanh khoản và hoán đổi Token TTDX thành ETH và bán ETH trên sàn giao dịch Binance.

TurtleDEX là một sự kiện Rug Pull nổi bật

6. Cách phòng tránh Rug Pull trong thị trường Crypto

Dưới đây là 5 cách giúp người dùng có thể phòng tránh Rug Pull trên thị trường Crypto. Cùng tìm hiểu nhé!

6.1 Đội ngũ phát triển ẩn danh

Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng khi tìm hiểu bất kỳ một dự án nào đó thì bạn cần kiểm tra về đội ngũ đứng sau thông qua trang web của dự án. Và hãy thật cẩn thận với các dự án mà không hiển thị thông tin đội ngũ founder và dev.

6.2 Không có kiểm toán

Các dự án tiền mã hóa đáng chú ý nhất sẽ phải kiểm toán bảo mật độc lập về code. Tuy nhiên, một dự án không có audit của bên thứ ba thì cũng không nhất thiết phải là dự án lừa đảo. Nhưng bạn vẫn nên nghiên cứu dự án thật kỹ hơn trước khi có quyết định đầu tư vào nó.

6.3 Phân phối token không cân xứng

Kiểm tra việc phân phối của một dự án trên các trang (ví dụ như Etherscan) sẽ cho bạn biết ai là người nắm giữ số lượng lớn nhất và cách chúng được phân phối. Nếu chỉ có một hoặc là hai ví nắm giữ lượng lớn nguồn cung thì việc bán tất cả cùng một lúc là điều rất dễ dàng. Điều này sẽ làm cho rủi ro thao túng giá cao hơn.

Theo dõi sự phân phối Token là một cách để phòng tránh Rug Pull

6.4 Mở khóa thanh khoản

Nhằm đem lại sự tin cậy cho các nhà đầu tư, trên các AMM lớn đều có phần lock thanh khoản khi tạo, để dự án không thể rút pool trong 1 khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, bạn phải thật cẩn thận với các dự án có pool thanh khoản mà không được lock.

6.5 Xác nhận sự tín nhiệm của nhà phát triển

Bất kỳ một dự án Rug Pull nào cũng đều do người sáng lập và chủ sở hữu khơi nguồn. Do đó, các nhà giao dịch cần phải tham chiếu một số thông tin quan trọng, có thể kể đến như hồ sơ theo dõi, truyền thông xã hội và lịch sử từng cá nhân trong nhóm phát triển.

Và nếu trên cộng đồng Crypto càng có nhiều bài viết thắc mắc về thông tin của nhà phát triển mà bạn đang tìm kiếm thì dự án đó có nguy cơ lừa đảo rất cao.

Biết về độ uy tín của nhà phát triển để phòng tránh Rug Pull

Những bài viết liên quan:

Trên đây, bài viết đã tổng hợp lại những thông tin hữu ích về Rug Pull là gì. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ biết được cách nhận diện ra Rug Pull cũng như cách để phòng tránh nó một cách hiệu quả nhất. Hãy theo dõi BHO Network ngay để có thể cập nhật thêm những tin tức mới nhất về thị trường crypto nhé!

Xuất bản ngày 25 tháng 8 năm 2022

Chủ đề liên quan

share iconShare